Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng sinh năm 1935
tại Thanh Hóa trong
một gia đình có truyền thống Thiên Chúa giáo. Gia
đình ông đã từng sống qua thời Cải cách ruộng đất tại
miền Bắc. Ông là con trai của Chánh Phi - một
nhân vật nổi tiếng của Nga Sơn.
Hiện nay ngôi nhà gốc của ông là Trụ sở của Ủy ban
nhân dân xã Nga Điền.
Năm
1957, ông qua Hoa Kỳ và theo
học ngành kinh tế tại Đại Học
Virginia từ
năm 1958 và tốt nghiệp tiến sĩ năm
1965 [1].
Sau đó ông làm phụ giảng tại vài trường đại học tại
Hoa Kỳ. Từ 1966 đến 1970, ông là chuyên gia kinh tế
của Quỹ tiền tệ quốc tế.
Sau khi
về nước, ông nắm giữ những chức vụ quản lý kinh tế
quan trọng thuộc chế độ Ðệ nhị Cộng hòa: Phụ
tá Tổng thống về Tái thiết (1971-1973); Tổng trưởng
Kế hoạch và phát triển (1973-1975).
Năm
1972, ông đề nghị sáng kiến hòa bình "Nam-Bắc Hiệp
Thương" với một mô hình thương mại giống như giữa
Đông và Tây Đức lúc đó,
giúp hai miền Việt Nam hòa giải bằng cách hiệp
thương với nhau để dần dần tiến tới thống nhất trong
hòa bình và được báo Washington Post dành cả
một trang để đăng lại đề nghị này vào ngày 29 tháng
9 năm 1972 [2][3].
Ngày 14
tháng 4 năm 1975, Tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu phái
ông cùng Ngoại trưởng Vương
Văn Bắc và
Ðại sứ Trần Kim
Phượng đi
Mỹ cầu viện lần cuối cùng. Nhưng do tình hình quân
sự biến chuyển, suy sụp quá mau chóng, cuộc vận động
không thành nên sau khi chính quyền Việt Nam Cộng
hòa tan rã, ông đã ở lại Mỹ và góp phần vận động để
giúp người Việt tị nạn được nhận định cư vào Mỹ.
Trong
thập niên 1990, ông làm cố vấn cho Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
và Ngân
hàng Thế giới (WB) về
nhiều dự án chuyển đổi kinh tế và xóa đói giảm
nghèo, trong đó có dự án Ngân
hàng Lưu động - Bank on Wheels giúp đỡ
nông dân nghèo trên các miền đồi núi tại Việt
Nam sau Đổi mới [2].
Hiện
nay, ông là Giáo sư bộ môn kinh tế
học tại Đại
học Howard tại
thủ đô Washington D.C. của Hoa
Kỳ.