Trang Mạng Việt Nam Văn Hiến

Duy Giáp Lệnh



 Duy Giáp Lệnh cuả Việt Vương Câu Tiễn và Mân Ngữ

 Cùng với Việt nhân ca, Duy giáp lệnh cũng là hiện tượng đặc biệt của văn hóa Trung Hoa, thu hút nhiều tâm lực của giới nghiên cứu. Nhà đại nho thế kỷ XX Quách Mạt Nhược đã bàn về chuyện này. Ở thời hiện đại, chuyên gia ngôn ngữ Trịnh Trương Thượng Phương thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội Trung Quốc được coi là học giả hàng đầu. Tuy nhiên, những diễn giảng của các vị này chưa thỏa mãn người đọc, vì thế câu chuyện chưa kết thúc! Tôi cảm nhận rằng, khi nghiên cứu Duy giáp lệnh, các học giả trên đã theo một phương pháp luận sai lầm. Dù biết rằng Duy giáp lệnh là mệnh lệnh của Câu Tiễn, vị vua người Việt, nhưng trong khi nghiên cứu, các vị này không trở về ngôn ngữ gốc của Câu Tiễn với tiếng Việt, chữ Việt mà cứ giảng giải biện luận bằng chữ Thái và Hán phát âm quan thoại. Làm như vậy có khác nào leo cây tìm cá? Tôi vốn sống trong dân gian, học được ít nhiều chữ Hán nhưng thấm đẫm ngôn ngữ, văn hóa Mân Việt, Bách Việt nên khi nhìn vào bản văn của Việt nhân ca, Việt tuyệt thư, Duy giáp lệnh… tôi dễ dàng nhận ra cái hồn cái vía Việt trong những dòng chữ cổ. Không thể để chúng khô chồi héo rễ trong sách vở và bị hiểu sai, bị xuyên tạc, tôi mạo muội thưa lại đôi điều.

I. Duy giáp lệnh theo sự hiểu hiện thời.

    Duy giáp lệnh” được trích từ quyển thứ ba trong Việt tuyệt thư, Ngô nội truyện. Việt tuyệt t do một số người đã ghi chép lại chuyện xảy ra ở Ngô và Việt thời Xuân Thu - Chiến Quốc, trong đó phần nhiều là do Ngũ Tử Tư viết, khoảng năm 484 TCN, trước Sử ký của Tư Mã Thiên nửa thiên niên kỷ. Đoạn văn như sau:

越絕書·吳内傳 維甲令
越王句踐反國六年,皆得士民之眾,而欲伐吳,於是乃使之維甲。維甲者,治甲系斷。修內矛,赤雞 稽繇者也,越人謂入铩也。方舟航買儀塵者,越人往如江也。治須慮者, 越人謂船為須慮。亟怒紛紛者,怒貌也,怒至。击高文者,躍勇士也。習之于夷,夷、海也;宿之于 萊,萊,野也;致之于單,單者堵也。

Phiên âm: Việt vương Câu Tiễn phản quốc lục niên, giai đắc sĩ dân chi chúng, nhi dục phạt Ngô, vu thị nãi sử chi duy giáp. Duy giáp giả, trị giáp hệ đoạn. Tu nội mao, xích kê kê chựu giả dã, Việt nhân vị nhập sát dã. Phương châu hàng mãi nghi trần giả, Việt nhân vãn như giang dã. Trị tu lự gi, Việt nhân vị thuyền vi tu lự. Cực nộ phân phân giả, nộ mạo dã, nộ chí. Sĩ kích cao văn gi, diệu dũng sĩ dã. Tập chi vu di. Di, hải dã; túc chi vu lai, lai, dã dã; chí chi ư đan, đan gi đồ dã.

       Cho đến ngày nay, “Duy giáp lệnh” được hiểu như sau:

        維 甲  Duy giáp tu nội mao

方舟航 治須慮 phương châu hàng tu lự

*亟怒紛紛者,    cực nộ phân phân gi *

*击高文者    sĩ kích cao văn gi**

習之于夷.  Tập chi vu di

宿之于萊. Túc chi vu lai

致之于單. Chí chi vu đan

*và **: lời của sử quan bị người đời sau đưa lẫn vào Lệnh.

Ông Trịnh Trương Thượng Phương giải nghĩa như sau: (xin:phiên dịch)

维甲,修内矛(赤鸡稽繇

(Duy giáp, Tu nội mao)’Xích kê kê chựu’

方舟航(买仪尘),治须虑

(Phương châu hàng’mại nghi trần’, trị tu lự)

   亟怒纷纷,士击高文

  (Cực nộ phân phân, sĩ kích cao Văn)

   习之于夷

  (Tập chi vu di)

       宿之于莱

   (Túc chi vu lai)

     致之于

  (Chí chi Vu Đan)

 

连结好犀牛甲,快整修好枪矛刀剑

(Liên kết cho xong ngưu giáp, mau chuẩn bị đao kiếm giáo mác)

要想抬起头来航行,快整治战船

(Phải ngẩn đầu lên mà phóng thuyền, chuẩn bị chiến thuyền)

激起冲天怒火,勇士们坚定地迈步向前!

(Kích khỡi nộ hoả xung thiên,các dũng sĩ hảy kiên định cất bước thẵng tiến)

让 勇士们在海上苦练,

(Hảy đễ dũng sĩ khổ luyện trên biễn)

让 勇士们在野地宿营

(Hãy đễ dũng sĩ ngũ ở dã ngoại)

让 勇士们到前线胜攻关

(Hãy đễ các dũng sĩ đến tiền trận đến thắng-công quan)

 

  Nhận xét:

Đoạn trên là văn kể chuyện, tường thuật sự việc kèm theo trình bày nội dung Duy giáp lệnh. Trong văn bản, xưa, tác giả không như chúng ta ngày nay dùng dấu ngoặc kép để phân biệt mệnh lệnh của Việt vương với lời trần thuật của mình khiến cho người đọc dễ lầm. Khi ông Trịnh Trương Thượng Phương đưa hai câu “ Cực nộ phân phân và Sĩ kích cao văn” vào Duy giáp lệnh, tôi thấy là không thỏa đáng! Thực ra đây chỉ là lời ghi chú của sử gia viết lại quang cảnh “bừng bừng khí thế” của quân lính tập trận khi nghe lời nói của Việt vương Câu Tiễn mà tập trung lại thôi. Bởi vì, trong một lệnh “tổng động viên” mà có hai câu “ Tức giận bừng bừng, sĩ khí cao dâng” thì có vẻ kỳ lạ? Vô lý!  Thật ra lịch sử đã cho thấy là sau khi có “Duy giáp lệnh” 10 năm nước Việt mới chinh phạt nước Ngô. Trước khi phục quốc thành công thì nước Vu Việt đã bị nước Ngô xâm chiếm. Dưới sự cai trị, giám sát của người Ngô thì làm sao có một lệnh tổng động viên công khai kèm theo lời nói “tức giận bừng bừng, sĩ khí cao dâng”?

        - Lời gii nghĩa của ông Trịnh Trương Thưng Phương hoàn toàn vô lý và tối nghĩa ngay trong bản thân câu văn. Do biết được bối cảnh chuẩn bị chiến tranh của “Duy giáp lệnh” ông suy diễn “giáp” là áo giáp! Trong khi đó, tiếng Mân Việt của Câu Tiễn còn đọc “giáp” là “cả”, “nội” là “lại” ... Ông cũng quên rằng ngôn ngữ thời Ngô Việt là đa âm và đa âm xưa vẫn tồn tại đến ngày nay: trị tu lự gồm hai từ: trị”tu + lự” = trị tự là “trật tự”!

        - Bài giảng nghĩa của ông Trịnh quá công phu và quá dài với quá nhiều dẫn chứng bằng cổ thư như “Quốc ngữ-Việt ngữ hạ”, “Thuyết văn giải tự” của Hứa Thận, “Sử ký” của Tư Mã Thiên,  “Thủy kinh chú” và các từ điển diễn giãi “Quảng âm” , “Tập âm” v v... đã có dùng hay có giải thích những chữ tương tự trong “Duy giáp lệnh”, đồng thời so sánh các từ đồng âm bên tiếng Thái và tiếng Choang... Do cách giải thích hoàn toàn sai cho nên tôi không phiên dịch phần đó trong bài nầy. Nếu như người nào muốn nghiên cứu toàn bài giải thích “Duy giáp lệnh” của tác giả Trịnh Trương Thượng Phương thì có thể xem ở : www.eastling.org/paper/zhengzhang/zhengzhang_Weijialing.doc

       - Cho dù bài gii nghĩa “Duy giáp lệnh” nầy theo tôi và một số bloger Trung Văn cho là sai nhưng hiện tại nó đang được xem là “mu mực” , “chính thức” , “giá trị” , “tài liệu đ giảng dạy trong trường Đại học”... Cho nên, bất cứ ai có tinh thần yêu chuộng sự thật thì cũng nên góp phần thảo luận để chỉ rõ ra cái sai và tìm ra cái đúng...

  II.  Phục nguyên Duy giáp lệnh

 - Theo truyền thống thì người ta dùng hai ch đầu tiên của mệnh lệnh để đặt tên cho lệnh  vua, nên cái lệnh chúng ta bàn có tên là “Duy giáp lệnh”! Nguyên văn “Duy giáp lệnh” trong một đoạn ngắn được các sử quan nhiều đời sau cố tình giữ nguyên cổ ngữ Việt để giữ đặc tính nguyên thủy và tính trung thực của “lệnh”. Đó là một việc làm thật quý giá, nhưng họ đã kèm theo những lời giải thích mà vô tình làm cho tối nghĩa thêm! Khi thì thêm bằng chữ Nôm-Việt, khi thì thêm bằng Hán ngữ-Nhã ngữ, sử quan đã gây thêm ngộ nhận cho đời sau. Có người vịn vào đó mà nói rằng “Lệnh của vua Việt mà lại dùng khi thì chữ “Hoa”, khi thì chữ “Việt”! Như vậy có nghĩa là dân thì dùng tiếng Việt còn vua và quý tộc thì đã bị “Hoa” đồng hóa cho nên quen dùng tiếng Hoa và sợ rằng dân Việt không hiểu nên kèm theo tiếng Việt! Lại có người nói rằng “Dân Việt thời đó đã bị đồng hóa bởi tiếng Hoa, cho nên lệnh vua phải kèm tiếng Hoa cho dân hiểu!” Cho tới bây giờ người ta vẫn căn cứ theo những cái sai của tinh thần chủ quan, không thực tế, không hiu tiếng Việt mà lại đi gii nghĩa tiếng Việt để rồi gii nghĩa “Duy giáp lệnh” hoàn toàn sai bét! Trong khi, những cái đúng của sử quan ngày xưa thì không ai hiểu, bị bỏ qua để hiểu theo nghĩa khác !

Tôi xin ghi lại nguyên văn Duy giáp lệnh như sau:

        維 甲 修 內矛  Duy giáp tu nội mao 

方 舟航 治 須慮 phương châu hàng trị tu lự 

      習 之于夷.  Tập chi vu di  

宿 之于萊. Túc chi vu lai  

       致 之于單. Chí chi vu đan   

Như vậy, cái lệnh của vua Việt Câu Tiễn thật ngắn gọn, vẻn vẹn có 23 chữ. Nhưng đó là sự thách đố suốt 25 thế kỷ. Muốn giải nghĩa được, cần tìm nghĩa những từ sau:

- Ch Tuyệt (), ngày nay chúng ta đọc là Tuyệt trong khi cổ xưa lại đọc là Chép. “Việt chép” (越 絕) bây giờ trở thành “Việt tuyệt thư” (越 絕書).

 - Ch Đôi nghĩa là đống (ví dụ đống đất), tiếng Mân Việt-Triều Châu lại đọc là “Túi” và cũng có nghĩa là “tất cả”. Nguyên một đoàn người thì có thể nói là nguyên một “túi”-(“đống) người.                                                                                      - Chữ Duy ngày nay chúng ta đọc là Duy nhưng trong Duy giáp lệnh thì có thể ngày xưa đọc là “Tất” hoặc là ch “Túi” và “túi cả bị chép nhầm là “Duy Giápnhư trường hợp ch chép bây giờ đọc là “Tuyệt, quá khác nhau! Suy ra: 1, Ngày xưa ghi là “堆 甲-Túi cả =Tất cả” ; 2, Ngày xưa dùng ch “Duy” chính là đọc thành “Tất” , cho nên “duy giáp維 甲” cũng là “Tất cả維 甲

Nếu quý vị nào quen biết người Triều Châu biết đọc chvuông” theo tiếng Triều châu thì sẽ thấy là tiếng Mân Việt có khác:

- “giáp : đọc là “Cả” .

- Nội-: đọc là “lại” .

- lai-: đọc là “lái”.

- Châu: đọc là “chuấn”

Chỉ có người nào vừa biết tiếng Triều Châu và tiếng Việt Nam mới dễ thấy được sự tương đồng và rõ nghĩa. Ví dụ “Nội-” có nơi đọc là “Lội” và Quảng Đông đọc là “nồi” hay “lồi” thì không xa âm “Lại” của Mân Việt-Triều Châu bao nhiêu, và cũng từ đó sẽ dễ hiểu chữ “Tu lại mau” tức là “Tụ lại mau” chứ không phải là “Sa xoạn-bên trong-giáo mác” như chuyên gia ngôn ngữ bên Trung Quốc đã gii thích!

 _Xin giải thích từng chữ của “Duy giáp lệnh” theo tiếng Việt và “Mân-Việt” (Triều Châu):

: Duy hiện giờ đọc là “Uy” ngày xưa có thể đọc là “Tất”! Giáp đọc là “Ca, Cà , Cả”. Tu. Nội đọc là “lai, lài, lại”. Mao đọc là “Mao”,Mau”. Phương. Châu đọc là “Chuấn”. Hàng. Trị đọc là “Tia”. Tu. Lự. Tập. Chi đọc là “Chua” phát âm tương tự như “Cho”. Vu. Di. Chữ nầy là Di của “Đông Di”, nhưng mà ghi chú của các sử quan ngày xưa ngay trong “Duy giáp lệnh” đã giải thích “Di” nầy đọc  là “Hổi ”, Hải theo phát âm Triều Châu bây giờ là “Hái”, và người Quảng Đông ngày nay vẫn đọc Hải là “Hổi”. “Di” trong thời của “Duy giáp lệnh” là “Hổi”. 宿 Túc đọc là “Sok”. Vu. Lai đọc là “láy”. Chí nầy là “chímạng” là “Chết”, trong “Việt tuyệt thư” khi dùng “chí” nghĩa là “đến” thì viết khác và viết là “Chí”. Vu. Đan  (hay đơn).  

Ghi chú: theo tiếng Mân Việt-Triều Châu thì những chữ sau đây sẽ là:

Duy trong bài nầy phải là ch “Đôi” đọc theo Mân Việt là “Túi”, là “tất” (tất cả).

PhươngChuấn là đa âm, ngày nay là  ch “Phuấn” = Phóng.

TuLự là chữ đa âm, ngày nay là  chtự”.

Vuhổi là chữ đa âm, ngày nay là  ch “vổi” = giỏi .

Vulái là chữ đa âm, ngày nay là  ch “vái”, “Vãi” = vẻ.

VuĐan là chữ đa âm, ngày nay là ch “van” = vang.

Sau khi đối chiếu Hán Việt Ch Vuông/ cổ văn - Việt/ Mân Việt/ Triều Châu- tiếng Việt ngày nay, tôi xin trình bày phục nguyên “Duy giáp lệnh” của Việt Vương Câu Tiễn như sau:

Duy giáp tu nội mao

Phương châu hàngTrị tu lự

Tập chi vu di

Túc chi vu lai

Chí chi vu đan

       

方 舟  須 慮

     于 夷

 宿    于 萊

     于 單

 

Tất(Túi) cả tu lại mau

Phuấn hàng Trị Tự

Tập cho Vu-hỏi

Sóc cho Vu-láy

Chí cho Vu-đan

 

 Tất cả tụ lại mau

 Phóng Hàng trật tự

 Tập cho Giỏi

 Sống cho Vẽ

 Chết cho Vang

 

 

-          Ngày xưa Việt Vương Câu-Tiễn đã nói “Tất cả tụ lại mau. Phóng hàng trật tự. Tập cho giỏi, sống cho vẽ, chết cho vang!”  Bây giờ nhờ vào tiếng Việt và tiếng Triều Châu là tiếng Mân Việt (Tiếng Mân Việt ngày xưa khác với bây giờ,  giống tiếng Việt Nam hiện nay nhiều hơn, ngày nay dù đã biến âm vì ảnh hưởng của Hoa ngữ-Quan thoại nhiều nhưng không xa “nguồn gốc” lắm), cho nên tôi đã phục nguyên được “Duy giáp lệnh” .

Đối chiếu với các lời ghi chú – giải thích của các sử quan thời xưa ghi trong “Duy giáp lệnh” thì càng thấy bản phục nguyên của tôi là đúng.  Dưới đây là lời gii thích của sử quan ngày xưa đã ghi trong “Duy giáp lệnh” mà chưa có ai giải nghĩa chính xác cũng bi vì người ta không ngờ nhiều ch chính là ch “Nôm” cổ đại của tiếng Việt:

- 赤 雞稽繇者 也: “Xích Côi kê chựu” giả dã=Người “Xét côi tề tựu” vậy. (: chữ Nôm cổ đại đọc là “Côi”). Câu chú thích nầy dùng “ch Nôm cổ đại” chứng tỏ được ý nghĩa “Tụ lại mau”; Người ra lệnh “Tụ lại mau” là người “Xét coi tề tựu” .

- 越 人謂入 铩: Việt nhân vị “Nhập Sát” dã = Người Việt gọi “Nhanh” vậy. Ch Nôm cổ đại: Nhập sát入 铩 là đa âm, nghĩa là “nhát” hay “nhat” (cổ ng không có cố định các thanh “sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng”) âm “nhat” là nói về ch “nhanh入 铩” .

- 買 儀塵: “Mại Nghi Trần” giả= người “bày nghi trận”. Ch Nôm cổ đại “Nghi trần” hoàn toàn trùng âm với “Nghi trận”. Ch Mại còn có âm đọc là “Bồi” bên tiếng Triều Châu. Tiếng Triều châu “mại mải” đọc là “bồi bôi” trong khi tiếng Việt Nam hiện giờ vẫn dùng “Buôn bán-買 賣” cho Mại và Mãi là mua vào và bán ra. “Mại nghi Trần” là “bày nghi trận” trong “chữ Nôm cổ đại”. Điều này càng thấy “Tụ lại mau, phóng hàng cho thẳng” đúng là đang “bày nghi trận”.

- 越 人往如江也: Việt nhân vãng như giang dã. Câu chú thích nầy dùng từ Hán Việt, ý nói người Việt đến tụ hợp rất đông, hàng hàng lớp lớp ...(“vãng” là “vãng lai” “vãng” là đến; “Như giang” là “như nước sông” ý nói hàng hàng lớp lớp...)

- 越 人謂船為須 慮”: Việt nhân vị thuyền vi “tu lự” - người Việt gọi thuyền là “tu-lự”. Sở dĩ có câu nầy là vì vùng Giang Tô tiếng Việt (Ngô Việt) gọi thuyền là “xuy-lùy” phát âm tương đương tiếng “xuyềnh” của Quảng Đông và ch “Thuyền” bên tiếng Việt ngày nay. Câu nầy chỉ là phần gii nghĩa thêm ch “Thuyền” của một sử quan nào đó. Nó làm rõ nghiã là “phóng hàng trật tự...” chứ không thể nào “phóng châu mà “trị” thuyền, sửa thuyền!

- 亟 怒紛紛者怒貌也怒至: Cực nộ phân phân gi nộ mạo dã nộ chí - Câu chú thích bằng Hán Việt nói về những người lính đang tập hợp phng hàng là “Cực nộ bừng bừng”... rõ ràng có dùng chgiả” là “người”, vậy nó không thể nằm trong bản mệnh lệnh!

- 士 击高文者 躍勇士也:  “Sĩ kích cao văn gi diệu dũng sĩ d - Câu chú thích bằng tiếng Hán Việt nói về “sĩ khí dâng cao” của những người đã “phóng hàng trật tự”, cũng có chữ “giả” là “người”, nên không thể nằm trong mệnh lệnh!

- : “Di” , “Hỏi” (Hi) dã - chú thích nầy lại nói rõ “Di” nầy là “hải” là “hỏi” bên Hán Việt nhã ngữ. Chú thích nầy quá lạ. Không ngờ thời xưa “Di” lại đọc là “Hỏi”. Nhờ vậy mà biết được “vu-hỏi” là “vỏi” tức là “giỏi” của ngày nay!

- 者 堵也: “Đan” giả đồ dã - chú thích nầy khó hiểu nhất ! “Đan giả là “Đồ! “Đồ” là đồ sát, là giết chết... Có lẽ sử quan ngày xưa hiểu được ý câu “Sống cho vẻ, chết cho vang”  nên giải thích “đan” là “bị giết chết khi đánh giặc là vẻ vang”. Ngày nay người Trung Hoa không hiểu nên diễn giải là “tấn công thành lũy, công quang, đến khi chiến thắng !

   3. Kết luận:

 Phục nguyên “Duy giáp lệnh” không khó nếu như nắm vững qui luật đa âm thời cổ và đơn âm thời nay, cùng với các phương ng Việt. Nhưng trình bày cho rõ lại là chuyện không dễ! Việt nhân ca với Duy giáp lệnh là hai văn bản xa xưa cho thấy rằng khoảng 2500 năm đến 3000 năm về trước, người Việt đã có chữ “Nôm” rồi! Điều nầy phù hợp với “suy luận theo lý lẽ” của tôi là chữ “Nôm” có trước và chữ “Hán-Việt” hay chữ “Hoa” là có sau! Bởi vì, chữ “Hoa” hay “Hán-Việt” toàn là đơn âm! Chẳng lẽ người xưa phải “chờ” đến khi ngôn ngữ biến thành đơn âm hết rồi mới có chuyện sáng chế ra chữ viết? Theo suy luận của tôi thì người xưa không chờ mà đã sáng chế ra chữ viết ngay khi còn dùng tiếng nói đa âm. Đó là chữ “Nôm”! Chắc chắn là không phải chỉ có riêng một người sáng tạo ra chử của ngôn ngữ, vì không ai đủ sức và sống lâu ngàn năm để làm được như vậy! Chính bá tánh toàn dân đã sáng chế ra chữ viết “Nôm”. Bởi vậy nên chữ Nôm không có tính thống nhất. Sau nầy các văn bản của triều đình được gọi là “nhã ngữ” đã thay thế dần rồi làm thất truyền đi “chữ Nôm”. Do vậy sau nầy người ta mới không hiểu và giải nghĩa sai “Việt nhân ca” và “Duy giáp lệnh”! Có rất nhiều vết tích để lại là chữ “Nôm” có trước. Hy vọng thế kỷ 21 sẽ chứng minh được điều nầy.

( kỷ niệm đón xuân Canh dần 2010) - Đỗ N. Thành/ Nhạn Nam Phi .

*Tài liệu và bài liên quang:

-Việt Tuyệt Thư bản online: quyễn 3.Việt Tuyệt Ngô Nội Truyện: 卷 第三·越 绝吴内传第四: http://www.zsku.net/jiaoyu/sort01084/sort01086/sort01147/1503616802479.html

- Phát Hiện lại Việt Nhân Ca: http://newvietart.com/index4.606.html

-Nước Việt của Việt Vương Câu-Tiễn và Mân Ngữ: http://www.anviettoancau.net/anviettc/index.php?option=com_content&task=view&id=1590&Itemid=99999999




Sở Là Việt ...Là Văn Lang
Đỗ Thành

Sở có phải là Việt Không ?


Phải. Sử Ký Tư Mã Thiên ghi rỏ Sở và Việt đồng tông đồng tộc, ngày xưa là ngôn ngữ giống nhau, sau nầy thì còn giống nhau 1/2, ngày nay tiếng Quan-thoại đã chiếm lỉnh vùng đất Sở, nhưng vẫn còn nhiều từ cổ Việt được dùng, và đối chiếu với tiếng Việt bên Ngô-Việt và Mân Việt là giống nhau, và dĩ nhiên có từ cũng giống như tiếng Việt -Nam.

Văn Hóa Sở có thời xưng mình là Shan -Thương, Ân Thương殷商 Âu-Nhân ( Âu-Nhân chỉ là phiên âm , Âu-Nhân = Ân, tức là Ân Thương ) rồi xưng là Sở . Sở là 1 quốc gia rộng lớn, văn hóa và ngôn ngữ đa dạng, ngôn ngữ và văn minh Sở tiến bộ rất sớm, đã tồn tại và ảnh hưởng bao trùm nhiều nơi, "Sử Ký" chép rằng Vua Sở Chúc Hùng 楚鬻熊 là Thầy dạy học cho Châu Văn Vương cuả NHà CHU.

Sở Còn có nhiều tên gọi của Đất Sở, nước Sở, Người Sở, do Cách phiên âm khác nhau cuả từ "Sở" thành ra nhiều chử sở. Phiên âm là 1 hình thức dùng chử đã có rồi đễ diễn đạt chử chưa có cuả tiếng nói, ví dụ cụ thể là cho đến ngày nay thì rất nhiều tiếng Việt vùng Quảng-Đông và 20% tiếng Mân Việt / Triều châu còn chưa có chử viết !

Sở Còn Gọi là Kinh, Kinh Sơ, Cửu Khuẩn, Kinh Man, và 1 số tên khác cũng trong phạm vi SỞ.

_Còn Gọi là Si-Vưu, là Triều -Ca, Thương Ngô, Cứ Âu .

_Còn gọi là Phù Dung Quốc, Dương Việt .

_Còn Goị là Cộng Nhân, Quỉ Phương, Cổ Muội .

_Gọi là Việt-Khu.

Phạm Vi của Sở gồm phần đất ngày nay thuộc: Các tỉnh 湖 南Hồ Nam湖 北Hồ Bắc重 庆Trùng Khánh河 南Hà Nam安 徽An Huy江 苏Giang Tô江 西Giang Tây v v...và các bộ tộc "Cữu-Lê九黎".

Giải mả Bí mật cổ sử Sở bằng tiếng Việt

Sở : Chử xưa là tượng hình, chử Sở gồm 2 cây ( Chử Lâm phía trên gồm 2 chử mộc ) và phía dưới là dây leo quấn hai chân cây = Sơ( chử Sơ bộ tẩu ) phát âm theo Tiếng Madarin là CHsùa, tiếng Mân Việt là chsó, tiếng Việt-Quảng-Châu, Phiên Ngung là chsỏ, Đúng ra thì phải đọc phát âm là "Sở " theo chiếc tự của Sơ -Lâm, nhưng lại có 1 cách đọc phát âm là: " Trầu ", và dấu tích của âm đọc là Trầu còn lưu lại qúa nhiều ...Chử Si- vưu chính là phiên âm của chử Trầu: Si-Vưu=蚩尤, Bỡi vì Si-Vưu vô nghiã, Si-Vưu chỉ là phiên âm, và đánh vần phiên âm là ra chử Trầu mới là "có nghiã" và "Đúng nghiã " với chử tượng hình đã thể hiện, nếu như phiên âm đánh vần là "Sưu " hoặc "Sừu" thì lại vô nghiã, nhưng, dân vùng Phiên Ngung ở Quảng Châu ngày nay vẫn đọc 蚩尤 là Chsia-Dầu, Chsia -ầu-Chsầu, tức là thật ra là " Trầu " ( Đọc theo tiếng Việt Chuẩn là giọng nói của Miền Bắc thì TR phát âm như là CH, "Trầu" là "Chầu" ) và đã có 1 âm Sơ-Lâm là Sở thì mới đúng Chử đã vẽ hình dây Trầu quấn trên cây, bỡi vì xét về thực vật: dây trầu quấn cây Cau là Đúng nhất cho chử Sở, và khi cổ sử nói về Si-Vưu / Chsia-Dầu là luôn nói về Si-Vưu ở vùng đất Sở.CHƯA CÓ AI PHÂN TÍCH THEO KIỂU NẦY ! VÌ: theo tài liệu Sử thì Sở là Việt, cho nên tôi thử dùng các "phương ngôn:"Việt" đễ giải mã những điều khó hiểu, và đây là 1 lối suy luận hửu lý, chứ không có tài liệu sử sách đễ dẫn chứng, đúng hay sai ? thời gian và sự tiến bộ trong việc tập trung tài liệu của nhiều người nghiên cứu sẽ kiểm chứng lập luận của tôi và có câu trả lời ...

Vậy Si-vưu theo cổ Việt -nhả ngữ là Chsén-Dầu, đó là phiên âm Chs-ầu.

chsầu=Trầu; Si-Vưu=蚩尤=Trầu. tương tợ Chsầu, chsỏ , chsó ,chsùa , tsù ..viết là :

...Sở là Việt, mà lại dính líu với chử "Trầu" ? đúng vậy! Người Việt Nam và người Đài Loan ngày nay vẫn còn rất nhiều người ăn Trầu, và là 1 đặc điểm hiếm hoi của nhân loại.

( Ngoài ra: Người Mèo tôn Si-Vưu là thần "Thái tổ", và gọi là " txiv -yawg "...đọc nhanh cũng đúng là 1 dạng của âm chử TRẦU ...Đây là 1 đặc tính Bách Việt mà ngày nay người ta còn chưa hiểu hết; Nghiã là ngày xưa Sở hay Việt-Trầu đã thống lãnh hàng trăm bộ tộc "Bách -Việt ).

Theo Khảo cứu của tôi thì Si-Vưu Ở nước Sở và chính là Sở, vì bản thân chử Si-Vưu đã là "Trầu" là "Sở" như phân tích...nhưng có qúa nhiều thuyết, ...nhiều đến mức kinh-hoàng cho những người khảo cứu đầy đủ, có thuyết tôn Si-Vưu và Viêm Đế là 1, có thuyết: Si-Vưu và Viêm Đế là 2 đế khác nhau, có thuyết Si-Vưu là Quan dưới quyền Viêm Đế v v...

Xin Trích 1 đoạn chử Cổ -Việt / Hoa nói về Si-Vưu có liên quang đến Cữu Lê: ....蚩尤為首的九黎族=Si vưu vi thủ đích Cữu Lê tộc..., có qúa nhiều truyền thuyết nói về Si-Vưu, có thuyết nói Si-Vưu ở tây, có thuyết nói ở đông, có thuyết nói ở nam với người Mèo / Hmong, có thyết nói ở Bắc như người Korea có quyển sách Hằng Đàn Cổ ký桓檀古記 -(환단고기)nói rằng Si-Vưu là Vua ở Bán Đảo TRiều Tiên; nhưng, chú ý: Si-Vưu được tôn làm " Chiến Thần " nên nhiều người tranh dành ...cũng phải !!! và qúi vị thích nghiên cứu sử cần chú ý điều nầy: phiên -âm chử "Cữu- lê" sẽ ra chử "kỳ ", phiên âm chử "Giao-Chỉ " hay "cao-Chỳ "sẽ ra chử "kỳ",và đặc biệt là Cửu-Lê lại rất giống ...gần như 100 phần trăm với "Cao-Lệ -高麗-Korea", và cũng có tài liệu Korea liên quan đến Bách Việt, ngày nay các bạn trẻ người Việt khi học tiếng Hàn Quốc - Korea sẽ không lạ gì các từ "Han kok" là Hàn Quốc, "huynhdai" là Hiện Đại , "yu Hạc senh" là Du học sinh, tên gọi "Kim Yang" là Kim - Anh, "Dong kun" là Đông Quân v v...

Vì theo những khảo cứu vừa được nêu trên thì chử viết trong sữ "Si-Vưu": chẵng qua chỉ là phiên âm chử "Trầu ", mà người ta đã lầm, không dùng tiếng Việt, phủ nhận gốc Việt, không biết hay không đọc là Trầu mà lại đi đọc là Si-Vưu cho nên vô nghĩa, và từ cái vô nghĩa, cái không hiểu nghĩa đã sinh ra ngộ nhận và cho là "HánTự- chử Tàu", rồi thêu dệt truyền thuyết ! truyền thuyết đã thêu dệt "Ông" Si-Vưu là lảnh tụ rất thiện chiến, khi ra trận biết phun lữa, chặt đầu nầy lại có đầu khác..., rỏ ràng đó là sự diễn tả Si-Vưu là 1 tập thể thiện chiến, giỏi trận pháp, dương đông kích tây, du kíck chiến, mai phục v v.., và biết dùng hỏa công chứ không phải là 1 người ! chẳng qua vì sự ngộ nhận của các đời sau phủ nhận gốc Việt hay không hiểu tiếng Việt mà người ta dựng ra 1 nhân vật như thần tiên vậy! Ở Trung -Quốc Từ xưa và cho đến nay vì ...người ta đã tôn thờ "ông" Si-Vưu là "chiến -Thần ", nên trước khi ra trận đánh giặc là làm lễ cúng bái "Chiến thần " là ông Si-Vưu !!! thật ra ..."Chiến Thần" đó phải là nước Trầu và lại là lảnh đạo, là "Vua" của các bộ tộc Cửu -Lê 九黎-Cửu lê lại vô nghiã !!! theo truyền thuyết thì liên quang đến Cửu lê có đến hàng 100 bộ tộc, thuyết nói 9 bộ tộc là căn cứ theo chử "CỮU ", thuyết chánh yếu mà nhiều người tin và trích dẫn nói là có đến 81 bộ tộc-81 lại là cách dùng 9 x 9 .., 81 hay hàng 100 bộ tộc thì không thể là " CỮU" ! "Cửu -Lê 九黎" chỉ là phiên âm đễ chỉ hàng trăm bộ tộc ở phía nam có tên gọi là "Kỳ ", Sở trong Hoa sử có đất KINH, mà lại có "Trầu" lảnh đạo 九 黎Cửu-Lê là Kỳ! Sử Việt thì gọi đất Việt là Đất Kinh và Đất Kỳ! nghiên cứu mới cho thấy rỏ đường thiên di của nhân loại là từ Đông nam Á tiến lên phía bắc v v.., nếu đánh vần theo giọng Việt Quảng Đông, thì Cửu-lê là "Cao-chìa" sẽ ra chử "kỳ"...còn đọc theo "Cữu-lê" sẽ ra âm "kê" hay "kề", đọc CỮU-LI sẽ ra âm "KY" hay "KỲ", tiếng Phổ thông cũng đọc "li" chứ không đọc "lê", về sau thì xuất hiện chử "giao Chỉ " mà nếu đánh vần phiên âm cũng là "kỳ", dân thành phố PHiên Ngung ngày nay ở tỉnh Quảng Đông vẫn đọc Giao Chỉ là "Cao-Chĩa/ cao chìa ", đối chiếu lại thì thấy rỏ ràng "cửu Lê " và "giao Chỉ " chỉ là 1 tên có phát âm là "kỳ", và GIAO-CHỈ hay CỮU-LÊ là vô nghiã, cho đến thế kỷ 21 mà khi tra cứu tự điễn Bách Khoa và cổ thư v v...thì thấy giải thích sở dĩ gọi là "Giao Chỉ" vì dân vùng đó có 2 ngón cái của 2 bàn chân chià ra, khi đứng thì giao nhau, nên gọi là Giao Chỉ !!! và lại có cách giải thích khác là dân vùng đó ...khi ngủ thì 2 chân đễ chéo chử thập, 2 chân giao nhau nên gọi là giao chỉ !!! Cách giải thích như viết truyện thần thoại hay ...làm phim "khoa học tưỡng tượng" như vậy mà đã tồn tại trong lịch sử mấy ngàn năm...thì rỏ ràng là những người có tâm huyết ở thế kỷ 21 nầy nên phải bỏ công ra đễ viết lại lịch sử là 1 điều bắt buột phải nên làm !!! âm Quảng Đông của "CỮU-Lê" lại có 1 phát âm là "Cẩu -lỳ", Có lẽ chính vì âm "Cẩu" không tốt khi ĐỌC và NGHE, cho nên mới được người ta tránh mà sau nầy không còn dùng "Cữu-Lê" nữa, chỉ còn có âm Cao-Chỳ, Giao-Chỉ xuất hiện mà thôi, những tên xưa thường hay được dính líu và kéo dài đễ dùng đến tận ngày nay, Vùng Lạng-sơn có sông Kỳ-Cùng và Phố Kỳ-Lừa là 1 thí dụ thú vị; chữ viết ngày xưa khác nhau từng vùng vì giao thông đâu có thuận tiện và tính thống nhất đâu có mạnh như bây giờ, cho nên sau nầy Tần Thủy Hoàng mới ra lịnh thống nhất chử viết ;_ Hàng 100 bộ tộc Cữu-lê/ kỳ có lảnh đạo là si-Vưu /Trầu nhập lại... tính ra hẵn là bờ cỏi phải mêng mông lắm và cổ thư còn ghi lại gọi là "Liệt -San thị": thật ra "Liệt-San" đó chính là phiên âm chử "Lang-sang" tức là Lang ! "Lang" là khi ngôn ngữ đó đã được đơn âm hóa, và "Lang-sang" hay "Van" "Lang-Sang" hay người Hoa Viết Sử gọi vắng tắt là Shan "có nghiã là "Vạn Tượng" chính là nước "VĂN-LANG"...; qúi vị nào hiểu nghĩa tiếng Thái, Lào, Choang ngày nay sẽ hiểu nghĩa nầy, "Van" là "Vạn" của 1 vạn, "Lang" là "lang-sang" là "Liệt -San" hay Shan, hay "VănLang", Văn-Lang của người Việt cũng chỉ là 1 quốc gia duy nhất mà người ta đã viết và đọc theo nhiều cách, qúi vị chú ý chử Shan dịch theo từ Hán-Việt là "Thương" hoàn toàn trùng hợp với tiếng Việt là "Tượng" tức là "Voi","Tượng" ngày xưa đọc là "Tương" là lẽ thường tình! Bỡi vì cổ Việt ngử đâu có A B C và dấu Nặng! vùng "Sở", "Trầu" "Vănlang" phải là rất rộng như truyền thuyết nước Văn-Lang bắc giáp Động -Đình Hồ, Đông Giáp biễn và Nam giáp nước Hồ-Tôn, Hồ-Tôn là giọng Mân Việt Ô-sinh >Ying, giọng Quảng-Đông là Wùa hay Huà-siń >wiǹg, âm Wìng, hay Ying̃ / yin đều là chữ Vin / Vân của Vân-Nam là tỉnh Vân Nam bây gìờ; còn âm của chử viết là Liệt-San, yue-Lang, Văn Lang đều phát âm giống nhau, nghiã là nước "VanLangshan" cuả người Việt, "Văn-Lang" qúa rộng thì các bộ tộc qúa nhiều và có "đánh nhau" cũng là chuyện thường, đều đó càng làm cho Bách Việt Sử rối mù bỡi "Tinh thần địa phương", truyền thuyết Phù-Đổng thiên vương chống giặc "Ân THương" nếu xét cho kỹ lưỡng biết đâu là chuyện nội bộ ??? truyện Trụ -Vương mê Đắc-kỹ , sa đọa và phung phí ở Cung Đình nên phải thu thuế tô địa nhiều, bắt lao công v v...nên nhiều dân địa phương phải chống lại và tự lập lảnh địa "quốc" riêng là đúng thôi ! ...Ai chứng Minh được Trụ Vương là Du Mục hay là Hung-Nô ??? Chử viết lưu lại là Trụ Vương tên Đế Tân, chử Trụ chẵng qua là Chử "Trư" là "Con heo" cuả tiếng Việt, "Đắc-Kỳ", "Na-tra", "Khương Tử-Nha" "Cơ Phát" "Cơ Xương" đều là tiếng Việt, 1 số những tên tiếng Việt Đa âm còn sót lại trong câu truyện tự nó sẽ làm rỏ nguồn gốc Việt! những ai hiểu Hoa văn 100 phần trăm ngày nay có thể nào giãi thích cho tôi nghe "Trụ" vương và "Đắc-Kỷ" nghiã là gì ??? nỗi oán hận của người dân thời đó theo tiếng Việt đã chữi "Đế Tân" là "Heo" vì dâm dục mê gái cho nên gọi là vua Heo -"Trư", "Đắc-Kỷ" là dấu tích tiếng Việt Đa âm, đa âm "Đắc-Kỷ" là "Đĩ" , khi biến thành đơn âm, chỉ có tiếng Việt và người Việt mới hiểu nổi chứ còn ai vào đây được? theo tôi thì khi "Trụ" Vương tỏ tình với "Đắc-Kỷ" thì nói là "Anh yêu em" chứ không phải là giọng "Wò ái nìa" của Hung-Nô! Ngày nay chúng ta vẩn còn dùng từ đa âm nhiều qúa nhiều, ví dụ như: lang-thang, lôi-thôi, thẩn-thờ, lác-đác, ngoe-ngoẩy, kẻo-kẹt, lệch-lạc, lung-tung, liếng-thoắn, bạc-bẻo, tiu-ngỉu, mênh-mông, lung-linh, dịu-dàng, v v...nhiều kinh khủng lắm -Xin qúi vị đọc bài khảo cứu trước của tôi -là tiếng Việt sinh ra Hoa ngữ và Hoa Ngữ chỉ là những tộc khác học được 1 phần của tiếng Việt mà thôi! và cũng chính vì vậy mà Hoa ngữ không thể phiên dịch được hết Việt ngữ, còn Việt ngữ có thể phiên dịch được hết Hoa ngữ 1 cách dễ dàng, có những sách và những người lập luận rằng Từ ngữ Hán-Việt được du Nhập từ Trung Hoa sang Việt Nam vào thời nhà Đường! Xin Chân thành cảm ơn những sách và những người đó! ...Lập luận đó tự thân nó đã khẵng định là từ xưa cho đến đời nhà Đường là bên Trung Hoa vẫn còn dùng tiếng Việt; Có 1 bài "Việt nhân Ca" cổ đại đã hơn hai ngàn mấy trăm năm và nổi tiếng toàn thế giới, tiếng Hoa, tiếng Anh và tiếng Pháp v v...đều đã "phiên dịch" bài nầy 1 cách ...sai bét !!! tiếng Việt phiên dịch lại từ bản "hoa_Văn" nên cũng sai luôn !!! Vì người ta không hiểu tiếng Việt ...và người "Hoa" đã dùng bài nầy đễ chứng minh cổ sử của Trung quốc là "Hoa" chứ không phải Việt! Với lập luận vì là "hoa" nên không hiểu được tiếng Việt của "Việt nhân Ca", và chuyện bài hát "Việt nhân ca" nầy xảy ra ở nước Sở, xin qúi đọc giả đón đọc những bài khảo cứu sau thì tôi sẽ trình bài rỏ ràng chung quanh bài "Việt Nhân Ca" ở nước Sở ngày xưa chính là 1 bằng chứng Sở là Việt ! Điều nầy là rất quang Trọng: CÓ thể nói rằng đây là Tâm điểm cuả sự nhập nhằn Việt và Hoa, Bới vì ông Lưu Bang và Ông Hạn Vỏ đều là Người Sở, và Lưu Bang đã lập nên nhà Hán, Có thể nói rằng Chứng minh được Sở là Hoa thì nghiã là Hoa đồng hóa Việt !!! và chứng minh được rằng Sỡ là Việt thì nghiã là Việt đồng Hóa Hung-Nô thành Việt mà đổi tên là Hoa. Bài nầy đã chứng minh rỏ ràng Sở là Việt đễ làm mất đi lớp bụi mờ của lịch sử; Tuy nhiên, đễ cho rỏ ràng và chi tiết thêm thì tôi sẽ viết thêm bài "Tự điển Thuyết Văn của Hứa Thận thời nhà Hán" và "Việt nhân Ca".

 Xin trở lại chủ đề:

_đánh vần cổ ngử "Liệt-San" > tức là Li(ệt)- (S)an =>Lan = Lang .

_Viêm Đế / Si-Vưu / Trầu / Kỳ / Văn Lang là thị tộc Việt " Hùng ", chử viết trong sử là " Hửu hùng Thị ": đọc là "Dồ Hùng'' , đó là một âm của Diệt Hùng , tức là Việt Hùng ( xin xem bài khảo cứu Bách Việt Sử khác sấp đưa ra online ) và Con Cháu các đời vua sau luôn xưng là Hùng Vương như Hùng Tao 熊蚤, Hùng LỆ 熊麗 , HÙNG CUỒNG 熊狂, HÙNG Dịch 熊繹, HÙNG NGẢI熊艾 , HÙNG ĐẢN , HÙNG THẮNG 熊勝, Hủng Dương 熊楊, Hùng cừ 熊渠, Hùng Chí 熊摯, Hùng Diên 熊延, Hùng Dũng 熊勇, Hùng Nghiêm 熊嚴, Hùng Tương 熊霜, Hùng Tuân 熊徇, Hùng Ngạc 熊咢, Hùng Nghi 熊儀, Hùng Khảm 熊坎, Hùng Thông 熊通, Hùng Chất 熊貲, Hùng Giang 熊艱, Hùng Uẩn 熊惲, Hùng Thương -Thần 熊商臣, Hùng Lử 熊侶 , Hùng Thẩm 熊審, Hùng Chiêu 熊招, Hùng Viên 熊員Hùng Vi, v v...

Theo Truyền Thuyết: Hoàng Đế 黄帝Có 1 người con là Xương Ý昌意...-Xương Ý昌意 là 1 trong 25 người con cuả Hoàng đế黄帝, Xương-Ý cưới vợ là người của Thuc̣ sơn thị 蜀山氏tên là Xương Bộc 昌僕 có được 1 người con là Đoan -Hạn 颛顼. Hậu duệ cuả Đoan Hạn sinh ra Cổn , Cổn Sinh Ra Vủ (...Con Cuả Vủ Là Khải lập ra triều Hạ).

-Đế Đoan-Hạn颛顼 là Con Cuả Xương-Ý.

-Ngô Hồi 吳回 là Cháu đời thứ 5 cuả đế Đoan Hạn颛顼.

_Lục-Tung 陸終 , hay Lộc-Tục do cách đọc khác nhau, là con cuả NGô Hồi 吳回.

_Qúi Liên 季連, về Sau gọi là Chúc Hùng lả con của cuả "Lộc Tung" hay Lộc Tục: có 6 người con, con út là Qúi-Liên.

_Chúc Hùng là Cha cuả Hùng Tao, Hùng Tao là Cha cuả Hùng lệ, Hùng lệ là cha cuả Hùng Cuồng.

-Sở Hùng Dịch楚熊繹 là con của Hùng Cuồng, là cháu chít của Qúi Liên/Chúc Hùng và là Thầy cuả Châu Văn Vương Cuả nhà Chu ...và Sau đây là phần tên Vua được đưa vào Sách Sử...viết bằng cổ văn .

Bảng tên hiệu Sở: Hùng Vương / Tên Họ / năm lên ngôi / năm thoái vị ...bằng Cổ Việt Văn: gồm Tên Các vua ...

君主

國君名称

上任時間

退位時間

在位年数






楚熊蚤

熊蚤(芈 蚤)芈=Mi




楚熊麗

熊麗(芈 麗)




楚熊狂

熊狂(芈 狂)




楚熊繹

熊繹(芈 繹)




楚熊艾

熊艾(芈 艾)




楚熊

(芈




楚熊勝

熊勝(芈 勝)




楚熊楊

熊楊(芈 楊)


(Tiền: trước công nguyên)


楚熊渠

熊渠(芈 渠)


:Năm


楚熊摯

熊摯(芈 摯)




楚熊延

熊延(芈 延)


848


楚熊勇

熊勇(芈 勇)

847

838

10

楚熊嚴

熊嚴(芈 嚴)

837

828

10

楚熊霜

熊霜(芈 霜)

827

822

6

楚熊徇

熊徇(芈 徇)

821

800

22

楚熊咢

熊咢(芈 咢)

799

791

9

楚若敖

熊儀(芈 儀)

790

764

27

楚霄敖

熊坎(芈 坎)

763

758

6

楚蚡冒

熊眴(芈 眴)

757

741

17

楚武王

熊通(芈 通)

740

690三 月

51

楚文王

熊貲(芈 貲)

689

675六月庚 申

15

楚堵敖

熊艱(芈 艱)

674

672

3

楚成王

熊惲(芈 惲)

671

626冬季十 月

46

楚穆王

熊商臣 (芈商臣)

625

614

12

楚莊王

熊侶(芈 侶)

613

591秋季

23

楚共王

熊審(芈 審)

590

560

31

楚康王

熊招(芈 招)

559

545九月以後

15

楚郏敖

熊員(芈 員)

544

541冬季

4

楚靈王

熊圍(芈 圍)

540

529五月

12

楚王比

熊比(芈 比)

529春 季

529五月

未改元

楚平王

熊居(芈 居)

528

516九月

13

楚昭王

熊珍(芈 珍)

515

489秋季七 月以後

27

楚惠王

熊章(芈 章)

488

432

57

楚簡王

熊中(芈 中)

431

408

24

楚声王

熊当(芈 当)

407

402

6

楚悼王

熊疑(芈 疑)

401

381

21

楚肅王

熊臧(芈 臧)

380

370

11

楚宣王

熊良夫 (芈良夫)

369

340

30

楚威王

熊商(芈 商)

339

329

11

楚懷王

熊槐(芈 槐)

328

299

30

楚頃襄王

熊横(芈 横)

298

263秋季

36

楚考烈王

熊元(芈 元)

262

238

25

楚幽王

熊悍(芈 悍)

237

228正 月

10

楚哀王

熊猶(芈 猶)

228正 月

228三 月

未改元

楚王負芻

熊負芻 (芈負芻)

227

223

5

昌平君

 

223

223


楚隠王 (張楚隱王)

陳 勝

210

209


楚假王

景 駒

209

209


楚義帝

熊 心(芈心)

209

207


楚霸王 (西楚霸王)

項 羽 Hạn Vỏ

206

202


Sở Bá Vương 楚霸王_Hạng Vỏ 項 羽 là con cháu đích tôn của Hùng Triều họ Mi ( Mi hay Mị ,Mì , Mễ ) vì tổ tiên được phong đất cho ở Đất Hạn, cho nên lập Tổ dòng họ Hạn; ( cũng như Khuất Nguyên vậy, thời phong kiến thì dòng họ vua thường hay được phong cho Đất đễ lập ấp, lập quốc nhỏ làm chúa nơi địa phương nhỏ và thường hay đổi họ theo đất mình được làm chúa nơi đó ) ...Sở Bá vương Hạn Vỏ và Lưu Bang lảnh đạo dân Quân Sở-Việt lật đổ nhà Tần...

Khảo cứu Một số phong tục vùng Sở -(Trầu / Kỳ / Liệt San-yue Lang -Văn Lang- Việt Lang mà ngày xưa goị là "Sở " )và ngay nay qúi vị cọ thể tìm hiểu và tham khảo dễ dàng trên các web của các bloger hay trên trang web của tỉnh Hồ Nam hay Hồ Bắc của Tân Hoa Xã:

_Khách đến nhà khi đả mời ngồi rồi thì kỵ lau bàn hay quét nhà, vì như vậy là có ý đuổi khách.

_Khi mời khách ăn trứng gà thì không được đải ăn số trứng lẽ 1 hay 3, nhưng kỵ nhất là đãi khách ăn 2 trứng, Vì "ăn hai" giống như tiếng chữi ..."ăn Hại" của tiếng Sở.

_Trước khi ăn, không được dùng đủa gỏ chén, vì chỉ có ăn mày mới gỏ chén ăn xin.

_Sau khi ăn, không được gác đủa lên chén, vì gác đủa lên chén là cúng cơm cho vong linh.

_Đầu của phái nam, và vùng eo của phái nữ là chỉ được nhìn, không được rờ ..., nếu bị tùy ý đụng chạm thì coi như là một điều bị sĩ nhục.

_Phải phơi quần áo phụ nữ nơi kính đáo, không được cầm sào phơi quần áo phụ nữ băng qua đường; đồ lót của phụ nữ khi phơi phải tìm ở chổ người ta không nhìn thấy; khi phụ nữ có thai thì không được tham gia tiệc đám cưới; phụ nữ đang có kinh kỳ thì không được vào chùa, miếu; phụ nữ không được tham gia việc xây bếp hay dựng kèo cột trong xây cất.

_Kỵ những từ ngữ hung hiểm, ví dụ: không nói "Chêt́" mà nói "Đi" rồi, hay "không còn nữa", Quan tài thì nói "thọ tài ", "thọ mộc "; ngày tết không được nói "thấy bà"," thấy qủy", "đồ...qủy sứ"...nói chung là kỵ từ ngữ hung hiểm hay xui xẻo.

_ Cha mẹ qua đời thì con trai không cắt tóc trong thời gian 7 Thất (Tuần ) đễ tỏ lòng hiếu thảo khi để tang.

_ Kêu chuột bằng "ông", chuột rất khôn lanh, nên sợ chuột cắn phá quần áo v v...nên tỏ ra tôn kính mà gọi là "ông" Tí.

_Con một của gia đình thì thường goị là "Chó con", "Bé ", "Nữ", "Nố","Náo "...Vì sợ ma quỉ xâm hại, sợ khó nuôi.

Ngày Nay thì Văn Hoá Sở đã biến thành đã biến thành văn hóa cuả tiếng Phổ thông / Quang Thoại, nhưng những nghiên cứu về từ ngữ cỗ của lịch Sử còn sót lại mà người ta còn dùng và được biết ở các vùng thuộc Sở lại làm cho tôi giật mình:

-Dù đã bị tiếng phồ thông-quan-thoại thay đỗi, nhưng Nhiều vùng "sở" ngày nay vẫn gọi con của mình là phái nam bằng "trai " như tiếng Việt, đó là vùng: Nam Xương 南昌/ đọc là "ʦai" như "Chai " Hay "Trai" đó là các vùng Đô Xương 都昌、An Nghiã安義、Tu Thuỷ修水、Bình Giang 平江、Dương Tân陽新、Tuyên Phong宜豐、Tân DU 新喻 v v...vẫn gọi con trai là "TSai".

và....

-2 chân giang rộng ra gọi là: "Mở" và Viết là chử /Mạc - nhưng đọc là "mở".

-Con ngổng gọi là Ngang, ngo.

-Lớn, goị là "Đại ", viết là / đọc là Đại.

-Cái Rổ làm bằng bằng tre: gọi là Rổ, viết là / đọc là Rổ; có nơi nay đọc lô hay lo, loa, lóa...

_"Hiểu", vùng Kiến-Ninh 建寧 ngày nay vẫn đọc "Hiểu'' như tiếng Việt .

-"Phan", vất đồ vật gọi là Phan, viết là / đọc là "Phan".

-Bất kể, bất cần mạng sống gọi là "Bán mạng", những vùng còn nói là "bán mạng" là: ( phát âm có khác nhau 1 chút giữa các vùng ): Nam xương 南 昌 / pʰɔn miaŋAn Nghiã 安義 / pʰɔn miaŋCao An 高安 / pʰɛn miaŋTân Du 新喻 / pʰɔn miaŋBình Hương 萍鄉 / pʰɔ̃ miãLễ Lăng 醴陵 / pʰõŋ miaŋKiến Nnh 建寧 / pʰɔn miaŋThiệu Vủ 邵武 / pʰon miaŋ

_cái lá cây Trúc gọi là Lá, viết là / đọc là "lá".

_thấy, viết là đọc là "Thấy".

_vùng nước Sâu gọi là "thầm" hay "Than", nghiã là "Đầm" so với tiếng Việt .

Tất cả những phần khảo cứu tiếng nói và phong tục Sở nêu trên là vào trang nhà trên Internet của tỉnh Hồ Bắc thuộc Tân Hoa Xã là sẽ đọc thấy (trong hiện tại).

Từ những chứng cứ nêu trên, có thể thấy ngày xưa vủng Sở vừa Đúng là "Trầu", vừa đúng là Nước Việt / Văn Lang rộng lớn với hàng trăm bộ tộc "kỳ -Cữu lê" nói tiếng Việt, Nếu vậy thì nên đọc địa danh và tên người cũa cổ Sử theo tiếng Việt ...

_ khảo cứu 1 số tên Sở theo hướng "việt-Ngữ" thì thấy là, Ví Dụ :

1/ CAN TƯƠNG: phiên âm Can-Tương > "Cương" hay "Cường" / vì chẳng có ai tên là Can -Tương, nếu Can-Tương đúng là tên 1 người thì trước đây đã có người dùng, sau nầy phải có người dùng, và bây giờ cũng phải có người dùng; suy ra, Can-Tương là "Cường".

2/ MẠC TÀ: ...chưa thấy có ai trong sử sách có tên là "Mà""Tà" hay "Mạ" "tà", phiên âm nầy chỉ theo Mân Việt ngữ mới có nghiã, đọc là "Bạc-ghé'' > "Bé", còn 1 cách đọc khác là "mo -ghé" ra âm "Moẽ"- ( Moẽ là bé gái ), ở đâu có người Triều -Châu và tiếng Mân Việt thì có người gọi con gái là "Moẽ", ở đâu có người Việt là ở đó có người gọi con gái là "Bé" *** ghi chú : tiếng Mân Việt là Phước Kiến và Triều Châu giữ được rất nhiều Việt Cổ Ngữ, khi phục chế ngôn ngữ Sở hay đối chiếu đễ rỏ nghiã thì các học giã bên Trung Quốc hay so sánh với Mân Ngữ mà tìm đáp số; Ngày nay chúng ta đọc là Mạc-tà, nhưng theo phân tích kỷ lưỡng của tôi thì "bạc -chsé"> tức là "Bé" là tên đúng nhất của người vợ của Can-tương >Cường.

3/CỬU KHUẨN: ...Vần phiên âm "Cữu -khuân" >là " Quân" nầy độc đáo, dù đọc theo giọng Quảng Đông / Triều Châu / Phước Kiến hay Việt Nam đều có kết quả là "Quân", Đất "Quân" ( Đất Quân hay Quan , Âm thanh gần nhau là tên 1 vùng đất nơi ...được gọi là: Sở, Vậy ..không thể nào là "cưũ -khuẩn " vì nó hoàn toàn vô nghiã ...

4/TRIỀU CA: kinh đô của triều Thương / Trụ Vương là Triều Ca, phiên âm giọng Việt Quảng Đông là Chsiều -Co >Chso / chsò, chính là vùng đất "Trầu" hay "Sở", Vậy không có "Triều -Ca " chỉ có "Trà" là phiên âm của Triều Ca và phát âm rất giống âm "Trầu", ...chỉ có chso , chsò , Trầu , Sở ...bỡi vậy cho nên không có ai tìm ra được kinh đô " Triều Ca " cuả Trụ Vương ở Đâu !!! này nay người ta cho rằng Triều-Ca ở huyện Kỳ của tỉnh Hà Nam ... và đó cũng là lý do tôi tin rằng Trụ Vương / nhà Thương là người Việt vì kinh đô Mang tên "Triều- ca" thì chính là Sở, và vua nhà Thương họ Chử, là con cháu đế Nghiêu,và có chứng cứ tài liệu là họ biết nuôi Voi thì càng đúng là "VanLangshan" tức là Văn-Lang, thần thánh "phong phú như truyện "phong Thần" là sãn phẫm của văn minh nông nghiệp lúa nước đã định cư thì mới có được truyện như vậy v v... Và người Việt Nam không xa lạ với họ Chử ...qua truyện "Chử Đồng Tử"; Triều-Ca là sở.

5/ THƯƠNG NGÔ: đọc theo phiên âm Quảng Đông là "CHSén-ngùa " > CHsùa =sở.

6/ CỨ ÂU: đọc theo phiên âm Quảng Đông "Chsìa-Ngâu" > Chsầu =sở.

7/CỘNG NHÂN: Cộng -nhân> Cân; Cong-nan> Can, Cúng -dành> Cánh; Can , cân , cánh , đều là gịong việt, mân, Quảng Đông đễ goị đất "cống" (đất "Quang" ) là Vùng Sở.

8/ QỦI PHƯƠNG: Quỉ -Hoang > Quang là giọng Mân Việt, Đất " Quang " là 1 tên khác của Đất sở, Có thể giọng "Quang" là Chính Thức vì rất phù hợp với tiếng Việt; và cũng chính là " Quang" là chủ ngữ đã sinh ra qúa nhiều tên gọi theo sau: Cân / Can / Cánh, Cung, Cúng và Trở thành Cống ngày nay.

19/ CỔ MUỘI: giọng phổ thông Cuà -Mi >ky hay " Kỳ ".

10/ 昌意Xương-Ý: giọng Việt Phiên-Ngung còn đọc là Chsen-ià > tức là phiên âm của Chsià , "Chsià" hay "Khỳ" hay "Kỳ" ? ..."khỳ" hay "Kỳ" là tùy giọng nói của từng địa phương.

11/陸 終Lộc tục hay Lộc tung đều có phiên âm là >Lùn ( tiếng Quảng Đông "Lùn" là Rồng ), Long.

Qua Những khảo cứu và đối chiếu phía trên đả đủ cho ta thấy "Bí Mật" sé được dần dần sáng tỏ. SỞ là Việt như Tư Mả Thiên đã Viết trong Sử Ký là "Sở Việt đồng tông đông̀ tộc", và cũng thấy được nhà "thương" -"trụ Vương " cũng là Sở ngày trước, và còn biết được "Can-Tương" và "mạc -Tà" tên thật là gì v v...; và người Sở là Hạng Vỏ và Lưu Bang lật đổ nhà tần rồi lập nên nhà Hán chính là người Sở và nói tiếng Sở và đó chính là "Sở" "văn -Lang" với "Cữu-Lê / Kỳ " và ngôn ngữ chính là Việt Ngữ; Sách "Thuyết Văn" thời Hán là đọc theo Việt Ngữ lại là 1 minh chứng thêm...; Sở Là Việt, là Văn Lang, người Việt làm sao quên được Văn-Lang? Hoa Sử viết rầng Triều Shan (Nhà Thương) qúa nhiều lần dời thủ đô, mà không nghiên Cứu hoặc chối bỏ là Shan từ đâu đến! Văn-Lang đã bắc tiến từ nam ...Đâu dễ gì có 1 ngọn núi là "Lạng Sơn" mà lại trở thành tên của 1 tỉnh? Lạng Sơn hay Lạng-San, hay Lang-Shan, chính là tên của nước "Vănlangshan" còn sót lại khi những vùng đất kia của nước Văn-Lang đá bị đỗi tên thành các vương triều và quốc gia khác nhau theo dòng lịch sử...

Vì có những ngộ nhận hay gian trá và hàng hàng lớp lớp bụi mờ phủ lên bề dầy lịch sử Bách Việt...cho nên bài khảo cứu nầy được suy xét rất thận trọng. Đễ làm sáng tỏ...

Sở là Việt là Văn-Lang trải dài từ phương nam lên Động Đình Hồ với nhiều đời vua với phong hiệu là Hùng Vương.

Nhạn Nam Phi / Thành Đỗ

* Ghi chú: Can-Tương và Mạc -Tà là tên kiếm và cũng là tên của Vợ chồng nỗi danh đúc kiếm.

- Bài nầy có tham khảo 1 số web sita dưới đây.


Nguồn: http://www.anviettoancau.net/anviettc/index.php?

Trở lại trang Mặt

Trang[ 1 ] [ 2 ] [ 3 ]