Ðây là công trình làm việc suốt
hai mươi năm trời của tôi. Phần lớn được sáng tác
trong những năm tôi bị quản thúc. Tôi nghĩ rằng
không phải ai khác mà chính chúng
tôi, những nạn nhân, có sứ mạng phải phơi bày
cho thế giới thấy những khổ nhục không thể tưởng tượng nổi của
dân tộc tôi, hiện nay vẫn còn đang bị áp chế
và hành hạ thẳng tay. Cuộc đời tan nát của
tôi chỉ còn một hy vọng là nhìn thấy thế
giới ý thức được rằng Cộng sản là một bệnh dịch khủng
khiếp của nhân loại.
http://thovodetacgiavodanh.blogspot.com
Tiếp
Theo...
Mục
Lục
* 142-Sẽ có một ngày...(1971)
* 143-Nghĩ tới cuộc đời...(1970)
* 144-Tôi tin chắc...(1969)
* 145-Tôi đi một mình...(1969)
* 146-Chìm thỏm giữa...(1973)
* 147-Không phải chết…(1973)
* 148-Cung đàn bịp...(1968)
* 149-Lòng vẫn nhớ...(1976)
* 150-Đừng sợ... (1975)
* 151-Hiện tại...(1968)
* 152-Đêm nay...(1962)
* 153-Thời tiết tàn thu...(1959)
* 154-Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1967)
* 155-Ôi mảnh đất (1967)
* 156-Giống như kẻ mù lòa...(1963)
* 157-Ngày qua...(1964)
* 158-Tôi đã đi...(1963)
* 159-Khi Na Tra...(1972)
* 160-Giữa nắng... (1970)
* 161-Nơi đây...(1974)
* 162-Ngày xuân tới...(1961)
* 163-Những truyện...(1967)
* 164-Ốm đau không thuốc...(1968)
* 165-Chúng tôi sống... (1962)
* 166-Không lối thoát... (1973)
* 167-Thư nhà (1967)
* 168-Nào có biết gì...(1971)
* 169-Biết đến bao giờ...(1966)
* 170-Từ trẻ tới già...(1973)
* 171-Ôi, người là... (1974)
* 172-Tôi nằm trên... (1962)
* 173-Xuân này chẳng khác...(1961)
* 174-Nếu một ngày mai...(1960)
* 175-Tôi sống mãi...(1961)
* 176-Khi số phận... (1962)
* 177-Chiều thứ bảy (1968)
* 178-Năm bảy mươi... (1970)
* 179-Hằng nga... (1965)
* 180-Mẹ ơi (1970)
* 181-Mắt em...(1957)
* 182-Tình câm (1963)
* 183-Tôi vẫn mơ hoài...(1960)
* 184-Bà kia...(1961)
* 185-Tình mơ (1963)
* 186-Cái thời Chiến Quốc...(1970)
* 187-Trời u ám...(1962)
* 188-Khi tổ quốc...(1972)
* 189-Đau đớn lắm...(1970)
* 188 Đoản Khúc
142 - Sẽ
có
một
ngày...
Sẽ có một
ngày con người hôm nay Vất súng, vất
cùm, vất cờ, vất Ðảng, Đội lại khăn tang, quay
ngang vòng nạng Oan khiên! Về với miếu đường, mồ mả,
gia tiên. Mấy chục năm trời bức
bách lãng quên Bao hận thù độc địa
dấy lên Theo hương khói
êm lan, tan về cao rộng Tất cả bị lùa qua
cơn ác mộng Kẻ lọc lừa, kẻ bạo lực
xô chân Sống sót về
đây an nhờ phúc phận Trong buổi đoàn
viên huynh đệ tương thân Đứng bên nhau
trên mất mát quây quần Kẻ bùi ngùi
hối hận Kẻ bồi hồi kính cẩn Đặt vòng hoa
tái ngộ lên mộ cha ông Khai sáng kỷ
nguyên tã trắng thắng cờ hồng Tiếng sáo mục đồng
êm ả Tình quê tha
thiết ngân nga Thay tiếng Tiến Quân
Ca Và Quốc Tế Ca Là tiếng sáo
diều trên trời xanh bao la! (1971)
143 - Nghĩ tới cuộc đời...
Nghĩ tới cuộc đời, nghĩ tới tương lai
Là tim muốn nát ra vì vỡ nát
Không nghĩ tới gì, không nghĩ tới ai
Thì lửa đói đốt thiêu lòng rộp rát!
34 VÔ ĐỀ
Hai nỗi khổ như là hai cái tát
Giáng vào hai má chính cuộc đời trai
Bị ngục tù ủ mốc, bốc mùi hoai!
(1970)
144 - Tôi tin chắc...
Tôi tin chắc một điều
Một điều tất yếu
Là ngày mai mặt trời sẽ chiếu
Tôi lại nghĩ một điều
Một điều sâu thẳm
Là đêm tàn Cộng Sản tối tăm
Có thể kéo dài hàng mấy mươi năm
Và như thế sẽ buồn lắm lắm
Cho kiếp người sống chẳng bao lăm!
(1969)
145 - Tôi đi một mình...
Tôi đi một mình trong đêm trầm
Cửa đóng âm thầm, phố vắng thênh thang
Hai dãy cây tăm tắp thẳng hàng
Bên hè, cúi đầu sờ sững
Một mình đi lững thững
Bụi mưa rơi
Nước mắt cô đơn vì sao khóc trên trời!
Gió ngừng hơi
Cây lá nghẹn lời
Không biết giờ này năm tới
Mình còn đi in bóng với cây không?
Có con gì vụt qua đường không tiếng động
Một con mèo, có thể là con chuột cống
Mắt mình ngày một kém đi
Ngày trước khi buồn
Mình thường thẩn thơ, ước mơ suy nghĩ
Giờ chẳng ước mơ chi
Nhưng còn suy nghĩ
Suy nghĩ thích hơn nằm nghỉ.
Đôi tình nhân sát vào nhau, thủ thỉ
Không biết rằng họ có hiểu họ đang đi
Trên quãng đường lằn xích tăng khủng khiếp!
Quãng đường cổ kim hiền triết
Dốc cả niềm tin san bỏ vẫn chẳng thành!
Bóng ngả lênh khênh
Gù gù, tóc bù, thất thểu
Ý nghĩ đắng cay khởi đầu bằng tiếng Nếu
Lăm le chăng lưới
Khiến mình cười
(Cái cười vẽ nên hình cái mếu!)
Xe sở công an lóe đôi đèn chiếu
Vụt qua, và mất hút đàng xa
Ôi chiếc đèn pha!
Ánh man mọi chĩa vào đâu tầm nã?
Ngươi đã lùa tan sự yên tĩnh bao nhà?
Một chiếc xe thùng lọc xọc lăn qua
Khiến cô gái làng chơi đương ngồi thừ trên
ghế đá
Chửi một câu tục tĩu giữa vườn hoa
(Nguyên là ngôi chùa thời thuộc Pháp)
Ờ, nghĩ lại cái thời thuộc Pháp
Càng thương cô gái làng chơi
Chân đít suốt đời như thế!
Anh hàng phở ế
Mấy năm rồi còn ôm gối ngồi đây
Những chiếc đùi gà béo căng mỡ chảy!
(Ngày mai mình sẽ ăn cơm)
Đường phố này ngan ngát giống hoa thơm
Về đêm hương mới tỏa
Nhưng đời ưa hái quả
Hương buồn thơ thẩn trong đêm...
Một đống xương da co quắp trên thềm
Trên mặt thềm bóng đen, nhẵn thín
Giống như in mặt mũi cuộc đời!
NgưTrẻa mặt trông trời
Trời mờ bụi mưa rơi
Cúi mặt nhìn đất
Đất ướt đầm nước mắt
Chắc chắn mùa đông sẽ còn cắn chặt
Hàm răng ma băng giá
Lên da thịt loài người
Loài chỉ dám cười, không dám khóc!
Từng đống gạch vôi tung bừa ngang dọc
Những ngôi nhà cũ phá đi
Những ngôi nhà đầy đủ tiện nghi
Lũ cháu mình sẽ dắt nhau tới ở!
Loanh quanh lại anh hàng phở
Những chiếc đùi gà béo căng nước mỡ!
(Cháu mình rồi cũng có chân tay)
Những ai kia mà húp híp mặt mày
À, aTrẻnh mấy tay thầu khoán
Chuyên nghề vẽ bậy
Kiểu thiên đường khủng khiếp dựng đây!
(Cổ chúng thiếu sợi dây thòng lọng!)
Mình đã quên một điều quan trọng
Là về đêm
Mọi vật đều yên
Mọi mắt nhắm nghiền
Không động đậy!
Thôi về ngủ, mặt trời lên, sẽ dậy.
(1969)
146 - Chìm thỏm
giữa...
Chìm thỏm giữa biển
mù đen xẫm Giữa thanh âm
muôn loại vỗ vang ầm Giữa vấp va, ôi kiếp
sống âm thầm Đêm vô tận,
hướng về đâu, mò mẫm? Người bình tĩnh,
gậy dò la, bước chậm! Hồn cùm giam trong
chiếc bị xin cơm Mặt thỏa thuê khi
ngửi thấy mùi thơm Một mẩu cháy đầy
ngô thừa buổi sớm Biển thẳm đen sẽ trở
thành ghê gớm Nếu hồn người thoát
khỏi ngục đen kia Nhìn người đi hồn
và xác chia lìa Bao xúc động
lòng ta dồn cả lại Ta cũng sống trong khốn
cùng quằn quại Nhưng người ơi, người mới
thật bi thương Kiếp sống cầu bơ,
xó chợ đầu đường Đã biến mặt người
thành ra súc vật Ôi, đó mới
là điều kinh khủng nhất! Không phải chết... Không phải chết,
sống mỏi mòn mới khiếp Sống niêu cơm, manh
áo cũng đọa đày Sống yên
lành, song cũng khó yên thay Sống lao tù, sống
bệnh hoạn lắt lay Sống đau nhức cả thần kinh
bắp thịt Sống giương mắt đở ngầu
trong xám xịt Năm tháng
kéo ùn ùn lên bất tuyệt Ôi sống thế chẳng
thà tự diệt Mà không hề
lưỡng lự mảy may Thiên đường hay địa
ngục cũng đi ngay Nhưng một niềm hy vọng
đắng cay Đã đóng chặt
ta xuống mảnh đất này! (1973)
147 - Không phải chết…
Không phải chết, sống mỏi mòn mới khiếp
Sống niêu cơm, manh áo cũng đọa đày
Sống yên lành, song cũng khó yên thay
Sống lao tù, sống bệnh họan lắt lay
Sống đau nhức cả thần kinh bắp thịt
Sống giương mát đỏ ngầu trong xám xịt
Năm tháng kéo ùn ùn lên bất tuyệt
Ôi sống thế chẳng thà tự diệt
Mà không hề lưỡng lự mảy may
Thiên đường hay địa ngục cũng đi ngay
Nhưng một niềm hy vọng đắng cay
Đã đóng chặt ta xuống mãnh đất này!
(1973)
148 - Cung đàn bịp...
Cung đàn bịp bợm năm xưa
Giờ nghe lạc lõng nhuốc nhơ, lỗi thời
Lừa dân mấy chục năm trời
Dã tâm quỷ sứ đã phơi rõ ràng
Ngốc ngu chúng vẫn mơ màng
Mở nguyên đĩa cũ tiếng vang đã rè
Điếc tai nhức óc chán phè
Lắm người đập cả đài nghe xuống đường
Để rồi rời bỏ gia hương
Sống đời tù ngục mục xương trên rừng!
(1968)
149 - Lòng vẫn nhớ...
Lòng vẫn nhớ làm sao cái ngày lạnh
đói
Hành trang một gói lên đường
Giữa quãng đêm trường rời bỏ quê hương
Rời bỏ gia đình,
Tình thương đứt ruột!
Thôi rồi, đời đi suốt từ đây
Vĩnh biệt từ đây
Vĩnh biệt!
Ngày về nào biết khi nao?
Cửa sắt tù lao
Khép chặt!
Mẹ cha già sống trong héo hắt
Thương đau...
Lần lượt cùng nhau khuất bóng
Chẳng còn trông ngóng
Đứa con tù vô tội
Trong các trại tù tăm tối nhất dương gian!
(1976)
150 - Đừng sợ...
Đừng sợ cái cực kỳ man rợ
Dù nó đương thịnh thời rông rỡ nơi nơi
Phải vững tin vào bước tiến con người
Vì khi nó bị dìm ngang súc vật
Cũng là lúc nó tìm ra sức bật
Đau thương kỳ diệu đi lên!
Từ muôn ngàn tàn lụi không tên
Sẽ bùng nở một trời hoa lạ quý
Từ đêm cùng chập chùng chuyên chế
36 VÔ ĐỀ
Văn minh nghệ thuật chồi sinh
Chỉ xót cho lớp trẻ hiện hình
Của đói khổ, tù đầy, nhem nhuốc
Phải cứu chúng, phải tìm ra phương thuốc
Dù là thuốc nổ!
(1975)
151 - Hiện tại...
Hiện tại mồ hôi chùi xóa nhẵn
In hình đen xạm xuống da nhăn
Tròn ba mươi tuổi xòe tay trắng
Nắn bóp đôi chân nát sẹo lằn
Quá khứ mang đầy những khát khao
Vỡ tan ngàn mảnh cắm sâu vào...
Quay đầu ngoảnh lại trông chi nữa?
Hãy cố dần lê tới hố đào!
Đợi chờ ngày tháng không mang lại
Thân thế chìm trong tiếng thở dài
Thôi nếu tim còn dư chút mực
Trang đời xin gạch chữ Tương Lai.
(1968)
152 - Đêm nay...
Đêm nay đông đã tràn về
Từng cơn gió lạnh, tái tê đất trời
Rừng cây trút lá bời bời
Non xa lạnh vắng sao trời mờ sương
Chạnh lòng nhớ tới quê hương
Cách xa kể đã gió sương mấy mùa
Buồn thay số phận thiệt thua
Sa chân một bước xót chua một đời
Mẹ cha ở chốn chân trời
Thương con chắc hẳn lệ rơi đã nhiều
Tuổi già sống được bao nhiêu
Mà đau khổ tới xế chiều chưa thôi
Đời con, con đã liệu rồi
Sống hay thác cũng thế thôi khác gì?
Chỉ thương cha mẹ một khi
Con nằm dưới đất lấy chi khuây sầu
Ốm đau hai bóng bạc đầu
Sớm hôm thui thủi canh thâu nghẹn ngào
Đêm nay cây gió dạt dào
Trăng lu khuất bóng, lòng sao đượm buồn?
(1962)
153 - Thời tiết tàn thu...
Thời tiết tàn thu, sương nơi nơi
Vì sao run lạnh đứng trên trời
Rừng cây đen rậm, buồn câm nín
Bùn khô trên bãi, nước sông vơi...
Đèn khuya le lói, ai chờ đợi?
Đìu hiu trên lá tiếng sương rơi
Mẩu thuốc đở hồng trong nghĩ ngợi
Bản mường xa thoáng bóng ma trơi...
— Rừng khuya chiêng trống, ai cầu cúng
Tiếng hú ngân dài trong không trung
Dừng chân ngồi nghỉ bên nhà táng
Chấm đở thơm mùi thơm hương tang
Vầng trăng vàng sũng như phù thũng
Thời gian ngừng đọng giữa mông lung
Đường đi dần rõ, đêm về sáng
Một cành cây gãy, tiếng khô khan
Mùi hăng gỗ mục bay từng quãng
Ngực gầy đau nhói, tiếng ho khan...
(1959)
154 - Việt Nam Dân
Chủ Cộng
Hòa
Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa Độc Lập Tự Do Hạnh
Phúc Cùm một chân Ăn chín cân Lý do: Dựa
vào ho ra máu vài lần Dù trói
chăng giáo dục đã nhiều lần Lao động vẫn ù lỳ Cần nghiêm trị! Giám thị ký. Ôi mảnh đất... Ôi mảnh đất nửa
trên hình chữ S Ước lìa ngươi, ta
ước được lìa ngươi Ta trót yêu
ngươi từ thưở lên mười Ngươi lừa phản nên
đời ta mắc kẹt Tình yêu
đã trở thành thù ghét Nếu rời ngươi, dù
cụt mất một chân Chặt nốt một tay, ta cũng
không cần! Mà coi đó
là điều may mắn nhất Vì sống gần ngươi
là ta mất tất Vì sống gần ngươi,
ta thành súc vật! (1967)
155 - Ôi mảnh đất…
Ôi mảnh đất nửa trên hình chữ S
Uớc lìa ngươi, ta ước được lìa ngươi
Ta trót yêu ngươi từ thuở lên mười
\Ngươi lừa phản nên đời ta mắc kẹt
Tình yêu đã trở thành thù ghét
Nếu rời ngươi, dù cụt mất một chân
Chặt nốt một tay, ta cũng không cần
Mà coi đó là điều may mắn nhất
Vì sống gần ngươi ta là người mất tất
Vì sống gần ngươi, ta thành súc vật!
(1967)
156 - Giống như kẻ mù lòa...
Giống như kẻ mù lòa mơ ánh sáng
Để trong tim sầm tối cả hơn ngoài
Trời biếc xanh tôi cất cánh bay hoài
Để tan tác mảnh hồn trăm miếng vá!
Giặc ước mơ ngày đêm đánh phá
Tòa lâu đài hoang phế trái tim tôi
Lớp rêu xanh mà đau khổ liên hồi
Phủ lên đó, không thể nào chống nổi
Sức công phá của đoàn quân dữ dội
Chịu lai hàng, mơ ước chiếm tin tôi!
Ước mơ ơi, ngươi đã bị vây rồi
Ngươi đã kẹp trong vòng vây sắt thép
Ngươi sẽ bị quân cuộc đời nghiến bẹp
Quân cuộc đời, quân khủng khiếp sao đương!
Quân ước mơ, quân nổi tiếng can trường
Quyết mở cuộc tiến công vào cuộc sống
Trái tim tôi ngày và đêm vang động
Quân cuộc đời, quân mơ ước giao tranh
Quân ước mơ thây xác chất nên thành
Bê bết máu, thân mình đầy thương tích
Vẫn quằn quại, cuồng điên, phản kích
Quân cuộc đời lạnh lẽo chém, đâm, băm
Cho tới khi chiến địa ngổn ngang nằm
Quân mơ ước chết không còn một bóng!
Cố vấn thời gian truyền: “Quân cuộc sống
Phải sẵn sàng, chinh chiến sẽ còn to
Quân ước mơ cứu viện đã sang đò
Chúng chỉ khuất khi nào tim hết máu!”
(1963)
157 - Ngày qua...
Ngày qua là
đẹp sáng chan hòa Của những trời xanh, của
nắng hoa Là tiếng ngân
dài trong hối tiếc Mơ hồ như một giấc mơ xa... Ngày nay là
mặn chát chua cay Trộn với mùi tanh
của vũng lầy Khổ đói đan dầy
xây lũy thép Lao tù vây
khép mọi chân mây! Ngày mai là
một tiếng bi ai Của những chờ trông
bị kéo dài Ôi những con người
đương ngắc ngoải Không còn gan
nghĩ tới tương lai... Cộng cả ba thành
một số không Cùm chặt đời ta như
chiếc gông Lăn lóc muôn
vòng trong hiện thực Bao giờ lăn tới hố hư
không? (1964)
158 - Tôi
đã đi...
Tôi đã đi hơn
nửa đoạn đường đời Mà chửa gặp bao la
và ngớt tạnh! Buổi cất bước hồn
tôi là rượu mạnh Giờ rượu kia nhạt
loãng tựa sương trời — Hồn đã nhầm mở
đón rặt mưa rơi Cùng gió
lạnh phà luồng hơi độc ác! Đường độc đạo, không
còn mong lối khác Gió và mưa
lạnh ướt buốt tê tim! Nửa đường sau, lòng
nếu muốn đi tìm Túp lều nhỏ của một
người chăn vịt Bỏ tất cả những huy
hoàng mù mịt Túp lều tranh cửa
sẽ đóng im lìm — Có ai đi rước kẻ
gió mưa dìm Để chuốc lấy bùn
đen và ướt át? Nửa đường trước đã
đi vào mất mát Của ước mơ vụn vỡ tới
chân nền Liệu ai còn can đảm
gan bền Xây lại giấc mơ
vàng vụn nát! — Hãy dọn hết
xác lâu đài vàng
giát Rồi lợp lên
mái rạ, kịp hay chưa? “Lợp mái tranh
xây lại giấc mơ xưa?” Tôi vẫn lắng nghe
tiếng lòng trung thực Run run lên khi
đáp lời: “Bất lực, Hãy mặc đời theo
sóng nước trôi đưa” Lòng của tôi
trong những tháng năm thừa Ôm xác giấc
mơ vàng không chịu táng! (1963)
159 - Khi Na Tra...
Khi Na Tra bị băm
thành thịt nát Hồn bay về tìm
Thái Ất chân nhân Quỳ khóc than kể
hết chuyện dương trần Toàn khổ
não, oan tình cùng uất hận! Thái Ất
nghiêm trang truyền học trò: Thôi
giận! Rồi buồn buồn giảng đạo
lý cao xa: Hỡi oan hồn của
Thái Tử Na Tra Ngươi đã thấy trần
gian đầy khốn cực Ta cho ngươi hạ sơn
tìm sự thực Sự thực thấy rồi, ngươi
đã về đây Quỳ dưới chân ta,
nước lệ tràn đầy Tình sư đệ thực
lòng ta ái ngại Nhưng khi trao phép
màu ta buộc phải Để cho người tắm gội giữa
đau thương Cho linh hồn tinh khiết
tỏa mùi hương Cho thể xác ố
tì tiêu tán hết! Hỡi oan hồn Na Tra
đã chết Hãy nhập ngay
vào trong đóa sen tươi! Đóa hoa sen vụt nở
hóa một người Quỳ phục xuống, hôn
bàn chân sư phụ Thái Ất chân
nhân ôn tồn huấn dụ: — Bao oán
thù kiếp trước hãy quên mau Lời ta truyền, tim
óc khắc ghi sâu! Thái Tử Na Tra
vâng mệnh cúi đầu Nhưng một mối buồn
không tưởng tới Một mối buồn mênh
mông vời vợi Từ lúc hồi sinh
đã ngự trong tim Thái Tử lui ra
nhìn mây núi, như tìm Lòng yêu
sống, yêu người trong kiếp trước! (1972)
160 - Giữa nắng...
Giữa nắng, giữa hoa, giữa trời, giữa nước
Tâm hồn tôi, bao thuốc buổi hừng đông
Trong mưa giông vẫn cứ rực hồng
Trên môi trẻ một trời hương khói biếc...
Giữa tan biến sắc hương, tan tành tượng bụt
Giữa muôn phương chết chóc cơ hàn
Rác rưởi hôi tanh, sắt thép hung tàn
Ô uế lưu niên muôn đời dồn chút!
Bao thuốc quý tôi quen dùng cuộn hút
Mong khói huyền xua xú khí chung quanh
Lại cạn từ lâu, điếu vụn cuốn không thành!
Chỉ còn trơ một thể xác gầy xanh
Tù, bệnh tranh giành nguy khốn
Và triệt hết mọi con đường lẩn trốn!
(1970)
161 - Nơi đây...
Nơi đây không có mùa xuân
Có chăng chỉ có tuổi xuân chôn vùi
Nơi đây cay đắng đủ mùi
Sắn dăm ba khẩu trộm vùi, giấu lưng
Thương xuân không kẻ đón mừng
Đành cam lạnh lẽo xó rừng đắng cay
Xuân ơi, trót tới chốn này
Mời xuân mẩu sắn cùng say với tù
Ngày mai tan lớp mây mù
Đón xuân tù hứa sẽ bù cho xuân
(1974)
162 - Ngày xuân tới...
Ngày xuân tới, hồi sinh muôn vật
Sao lòng ta khô héo chẳng tươi mầu
Ta nhớ khi xưa, ôi thưở ban đầu
Bao náo nức, bao niềm mơ, nỗi ước
Nhưng buồn, giận, đau, thương
Theo mãi ta từng bước
Biết nói sao? Và biết làm chi?
Hy vọng ư, nhưng hy vọng làm gì?
Khi đã rõ khổ đau là định mệnh.
Đất ơi, ta muốn nằm yên trong lòng đất mát
Để không còn khao khát sống tươi vui
Kiếp thê lương năm tháng ngậm ngùi
Ta sợ lắm những đêm dài nung nấu
Những trưa buồn không hiểu vì đâu
Bao bóng hình thương mến mất từ lâu
Lại trở lại hành hình tâm não
Đêm nay giao thừa, lòng ta tả tơi xác pháo
Nỗi niềm riêng đày đọa tâm tư
Cha mẹ ơi, đừng giận đứa con hư
Hãy coi nó như là đã chết.
Tình thương xót không bao giờ hết
Của mẹ cha làm tan nát lòng con
Dù cuộc đời đau khổ chất thành non
Còn cha mẹ, con còn phải sống
Vì con biết con là lẽ sống
Là niềm vui, là tất cả của mẹ cha
Biết bao nhiêu tội lỗi những ngày qua
Con đã mắc khiến cha buồn mẹ khổ
Con đã biết đời con tan đổ
Không thể làm gì báo đáp mẹ cha
Dù cho năm tháng phôi pha
Mối hận ấy con xóa nhòa sao nổi!
VÔ ĐỀ 39
Đêm nay giao thừa, ngoài sân gió thổi
Lá vàng rơi, xơ xác cành khô...
Sương rắc bụi mờ...
Ta ngồi viết mấy vần thơ
Giải niềm oan khổ.
(1961)
163 - Những truyện...
Những truyện “Mắt Thần” “Nhạn Trắng”
“Dao Bay”
Khiến con trẻ thời xưa lập Ðảng này đảng nọ
Từ Ðảng “đầu lâu” tới “đôi mắt đở”
Con trẻ thời nay không còn có
Những mắt thần, mắt quỷ trao tay
Nhưng các cô, các chú, các thầy
Lại bắt các em đọc những cuốn dày về Ðảng
Thế là các em cũng thành lập Ðảng
Cũng Trung Ương, cũng xứ ủy Bắc Kỳ!
Chuyện trẻ con tôi nói làm gì?
Nhưng Ðảng — Ðảng thật! — Lại bỏ tù
các em mới thảm!
Cha mẹ các em mặt mày xanh xám
Khi lệnh bắt con mình ghi rõ tội danh
“Phản nhân dân” “Phản cách mạng hiện hành”
Em nhẹ nhất cũng ba năm tù mới khổ!
Đó là Ðảng đã khoan hồng chiếu cố
Cho cái tuổi mười lăm, mười sáu ngây thơ
Nhưng các em cùng thân quyến chẳng ai ngờ
Mãn hạn được tha về là đại phúc!
Vô số ba năm dài ra hàng chục!
(1967)
164 - Ốm đau không
thuốc...
Ốm đau không thuốc,
không gì Chuyện thông thường
đó nói chi thêm nhiều! Bác nằm liền
sát cầu tiêu Mùi phân nước
giải sớm chiều nồng hôi Bác ơi, bác
sắp chết rồi Bác không
còn sức để ngồi được lên Bác nằm thoi
thóp khẽ rên Bát cơm ngô,
bát rau dền đặt bên Bác thèm một
miếng đường phèn Nhà giam Cộng Sản
bác quên bác tù Trưa nay cái chết
lù lù Tới khiêng
bác — khối hận thù ngàn thu! (1968)
165 - Chúng tôi sống...
Chúng tôi sống giữa lòng thung lũng
Bốn bên là rừng núi bọc vây quanh
Ở rúc chui trong mấy dãy nhà tranh
Đầy rệp muỗi, đầy mồ hôi, bóng tối
Bệnh tật cho nhau, đời ôi hết lối
Tuyệt vọng ngấm dần, hồn xác tả tơi
Bảo đây là kiếp sống của con người
Của trâu, chó? So làm sao, quá khổ!
Làm kiệt lực nếu không dây trói đó
Ốm ngồi rên, báng súng thúc vào lưng
Bướng lại ư? Hãy cứ coi chừng
Xà lim tối, chân cùm dập nát!
Lũ chúng tôi triền miên đói khát
Đánh liều xơi tạt cả củ cây rừng
Bữa cơm xong mà cứ tưởng chừng
Chưa có một thứ gì trong ruột cả!
Đêm nằm mơ, mơ toàn mơ thịt cá
Ngày lắm người vơ cả vỏ khoai lang
Có ai ngờ thăm thẳm chốn rừng hoang
Ðảng cất dấu dân lành hàng chục vạn
Và sát hại bằng muôn ngàn thủ đoạn
Vừa bạo tàn, vừa khốn nạn, gian ngoan
Biết bao người chết thảm chết oan
Chết kiết lỵ, chết thương hàn, sốt rét
Chết vì nuốt cả những loài bọ rết
Vì thuốc men, trò bịp khôi hài
Chế độ tù bóc lột một không hai
Biết bao cảnh, bao tình, quằn quại!
Có những kẻ thân hình thảm hại
Phổi ho lao thổ huyết vẫn đi làm
Lời kêu xin phân giải chỉ thêm nhàm
Phòng y tế dữ hơn phòng mật thám!
Những con bệnh bủng vàng hay nhợt xám
Bước khật khừ như bóng quỷ hồn ma
Buồn thay cho cảnh sống xa nhà
Vợ con mất, thân mòn, còn đòn đả
Nỗi khổ đau nói làm sao hết cả
Đời tù nhân xiết bao nhục nhã
Có những buổi mưa rơi tầm tã
Vác áo quần ra đứng cả ngoài sân
Lũ công an lục soát toàn thân
Thu đốt cả vật tối cần — miếng dẻ!
Cụ Mác ơi, cụ là đồ chó đẻ
40 VÔ ĐỀ
Thiên đường cụ hứa như thế kia a?
Có những người đau ốm cũng không tha
Cứ bắt đứng dầm mưa cho ướt sũng!
Tôi mới sống trong lòng thung lũng
Non gần một tháng nay thôi
Nhưng mùa đông sắp đến kia rồi
Cái đói sẽ kèm thêm cái rét
Khổ cực còn gấp mấy lên đây?
(1962)
166 - Không lối
thoát...
Không lối
thoát, tối đen và lạnh toát Đôi chân đau
gai nát, muốn đi lùi! Nhưng đàng sau
toàn những bụi cùng tro Nếu tôi dẫm
làm mù tung chúng nó Mắt tôi sẽ bị cay
xè và đở! Nên không tiến
không lùi, tôi đứng
đó Trông thời gian lật
lọng lăn qua Vung búa liềm
phá trụi các loài hoa Cỏ úa, lau gầy cũng
chẳng được tha! Tôi đứng đó,
và ghi vất vả Qua ánh đèn
pin chập chùng truy nã! (1973)
167 - Thư nhà
Đã lâu rồi không nhận được thư con
Mẹ thầy mong tin con quá
Thầy kể qua cho con rõ cảnh nhà
Mẹ bây giờ hai mắt như lòa
Hôm sớm trong nhà quanh quẩn!
Thầy gần như lẩn thẩn
Bước đi đờ đẫn run chân
Viết phong thư phải nghĩ tới dăm lần
Mong con về đỡ đần chăm sóc
Nghĩ tới con, mẹ thầy lại khóc
Không biết con còn ở nơi trại cũ
Hay là đã chuyển đi đâu?
Mẹ vẫn nguyện cầu
Cho con được bình yên, không ốm yếu
Nhận được thư này con liệu
Viết về, thầy mẹ đợi tin con
Ôi, xưa cũng vì con còn trẻ dại
Suy nghĩ sai lầm, kêu ca khổ ải
Con phải thực lòng hối cải
Ðảng mới khoan hồng tha tội cho con
Có thế mẹ thầy mới mong thấy mặt con
Trước lúc không còn sống nữa!
Mẹ thầy chẳng biết nói gì hơn nữa
Chỉ tha thiết khuyên con giữ gìn sức khỏe
Tuổi con còn trẻ
Con còn phải sống, con ơi!
Thầy mẹ vẫn tin ở đất ở trời
Không nỡ hại người lương thiện
Hôm vừa qua thầy đã ra bưu điện
Gửi cho con đôi tất của thầy
Thuốc Rimifon con hỏi xin thầy
Phải đợi kỳ tiền hưu trí quý sau
Thầy sẽ mua gởi con dùng, cho con đỡ ốm đau
Thôi cuối cùng, thầy mong con phấn đấu
Lao động đi đầu, thi đua xây dựng trại.
Thầy Mẹ của con
(1967)
168 - Nào
có biết
gì...
Nào có biết
gì chính trị chính anh Chẳng qua chỉ vì cả
tin, vụng tính Chúng tôi,
thằng dân, thằng lính Khổ còn chẳng
dám kêu ca! Mà sao tù
mãi không tha Hành hạ đớn đau
bằng muôn ngàn mánh! Khẩu phần Ðảng cho:
gắp rau, cái bánh To bằng một cái
huân chương! Chúng tôi chỉ
còn có xương Con người lại không
có cánh! Thôi thời cuốc cuốc
đào đào lặc lè
vác gánh Quanh vòng năm
tháng thảm thương Để khỏi dập xương Bởi cùm, bởi
đánh! (1971)
169 - Biết đến bao giờ...
Biết đến bao giờ con trở lại
Gia đình sum họp bữa cơm rau
Được thấy được nhìn trong hốc mắt
Thầy gầy mẹ yếu một niềm vui!
Con biết đời thầy đời mẹ khổ
VÔ ĐỀ 41
Thân già cam vất vả ngày đêm
Nhưng làm sao, biết làm sao được
Khi chính đời con cũng dập vùi!
Trong những đêm dài thao thức tỉnh
Con nằm cho tất cả buồn đau
Vò xé lòng con chừng đứt đoạn
Con sợ rồi đây nhỡ tuổi già!
Ôi, trán mồ hôi còn vã lạnh
Sau phút tàn canh chợp mắt nằm
Con trót mơ về căn gác nhỏ
Bên thầy bên mẹ sống thương yêu!
Nhưng làm sao, biết làm sao được
Khi lũ tàn hung nắm cuộc đời!
Con vẫn mơ về căn gác nhỏ
Bên thầy, bên mẹ, bữa cơm rau!
(1966)
170 - Từ trẻ tới
già...
Từ trẻ tới già
quét dọn nhà tù Tới tuổi bảy mươi vô
cớ đi tù Mười năm lao động cần
cù Mưa nắng ngày
công giữ đủ Quản giáo
đùa yêu dọa cùm cổ cụ Cụ càng tăng năng
suất cần cù! Cố công thêm,
thêm mãi cái lưng
gù Vãi cả ra quần, ra
cót, khai mù Ngoài tám
mươi cụ bỏ xác trong tù. (1973)
171 - Ôi, người là...
— Ôi, người là cây đại thụ
Giữa đời tỏa bóng thiên thu!
— Bóng thiên thu, hay bóng âm u?
Không theo luật tự nhiên, một ngày kia
ta sẽ là cổ thụ
Điều lúc đó lòng ta ấp ủ
Là bàn tay hữu dụng bác tiều phu
Ta không thể tự ru
Bằng khúc nhạc mọt sâu ngấm ngầm đục ruỗng
Vẳng lên vòm lá ngợi ca
Mà cam lòng nhìn bóng rợp của ta
Làm đám chồi non cớm nắng!
Ta bình sinh hình hài mọc thẳng
Thương mà khinh loài bình vôi trắng
Ngàn đời miệng ngậm hương đen
Rủi sau này có kẻ đua chen
Đeo móc được lên mình ta lũ đó
Thời hỡi Thần Mưa, Thần Gió!
Hãy đưa đường Thần Sét giáng lên ta
Lưỡi rìu nhục nhã!
(1974)
172 - Tôi nằm
trên...
Tôi nằm trên
chốn cao xanh Luôn rơi luôn
ngã quẩn quanh hết đời Quản chi hồn xác
tơi bời Quản chi phàm thế
những lời cay chua Tôi ôm ảo
tưởng lọc lừa Ôm bình rượu
độc say sưa tàn đời Nhiều phen lòng ngỡ
rụng rời Nâng bình
rượu lại chuốc mời cao siêu Đời ơi, dầu tới xế chiều Sá chi rượu hỡi,
có điều đừng vơi! Mỗi khi rơi xuống
cõi đời Nghiêng bình
cạn chén cõi trời lại lên Lại về thăm thẳm tầng
trên Lại về xanh ngát kề
bên ru hời! (1962)
173 - Xuân này chẳng khác...
Xuân này chẳng khác những mùa xuân
Chỉ thấy đôi chân nặng bước dần
Đường sống không còn xa lắm nữa
Nên mừng, nên tiếc, phân vân...
Lòng trót yêu hồng xanh tím biếc
Đêm dài thương tiếc thêm đen
Bạn quen chết dần từng đứa
Thêm mùa xuân cay đắng nữa trôi qua
Uổng phí tài hoa
Chờ trông hóa đá
Bao xanh hồng óng ả bùn pha
Tắt lụi...
Niềm tin gác núi, nhạt mầu...
Con tàu quá khứ
Đêm buồn, ga vắng, trầm tư...
(1961)
174 - Nếu một ngày mai...
Nếu một ngày mai tôi phải chết
Thời lòng tôi cũng chẳng tiếc đời xuân
Đời đáng yêu đáng quý vô ngần
Song đau khổ đã cướp phần hương sắc
Trong đêm vắng nhìn sao buồn xa lắc
Hồn chìm buông theo quá vãng thời gian
Trong phút giây quên thực tế bạo tàn
Quên tất cả nỗi cơ hàn cay đắng...
Giòng lịch sử đưa tôi về mấy chặng
Những lâu đài cung điện thưở vàng son
Cảnh hiển vinh kiệu võng với lọng tròn
Cảnh hàn sĩ canh tàn còn đọc sách
Tôi gặp lại những nhà nho thanh bạch
Sống an bần, xa cách bụi phồn hoa
Những gái quê trong trắng, hiền hòa
Ngồi giặt lụa bên bờ hồ nước tóe
Tôi mơ thấy những hội hè vui vẻ
Những đêm vàng đập lụa dưới trăng trong
Tôi vuốt ve bao hình ảnh trong lòng
Tim còn vọng tiếng hò ngân bát ngát
Tiếng nhịp nhàng thoi cửi lướt trên khung
Tôi mến yêu cảnh rừng núi mịt mùng
Đầy hiểm bí và tràn lan sức sống
Tôi thương nhớ cả tiếng cồng báo động
Cả những con đường, những hắc điếm âm u
Cảnh chiến chinh ngựa hí với quân hò
Tôi cũng thấy tâm hồn tôi đuối đắm!
Tại làm sao? Rõ ràng tôi biết lắm
Cuộc đời xưa còn có những vua quan
Bao bất công còn đầy rẫy lan tràn
Sao tôi chỉ mơ toàn hương sắc thắm
Toàn sắc mầu lộng lẫy đượm hồn thơ
Mà lãng quên bao bóng dáng nhạt mờ?
Phải chăng vì cuộc sống bây giờ
Đầy ung độc tự buồng gan, lá phổi
Còn xưa là mụn lở ở da thôi!
(1960)
175 - Tôi sống mãi...
Tôi sống mãi những ngày nồng nặc
Cuộc đời trong lòng cống sặc bùn hôi
Tháng năm dài sền sệt qua trôi
Thương tiếc mảnh trời xanh, héo hắt.
Lửa hy vọng chập chờn như muốn tắt
Trong hồn tôi giông gió bốc dâng to!
Chế độ này tội ác chất từng pho
Dầy hơn cả Hoàng Liên Sơn bát ngát!
Tôi không tiếc sẵn sàng đập nát
Mảnh đất này để cứu lấy tương lai
Thứ tôi coi như sự chết kéo dài
Là cuộc sống không mầu không sắc
Từng giờ phút quằn đau cơn bế tắc
Trời và mây dầy đặc oan khiên
Miền Nam ơi, chỉ một đường biên!
Người có hiểu cảnh tình dân đất Bắc?
Trại lính, trại tù bao la giăng mắc
Triệu ức người chồng, người mẹ, người con
Nước mắt vạn nhà chảy ướt nước non!
Quốc sách đói mòn phân phối
Miếng cơm đầy ngô, vữa mồ hôi!
Bao năm rồi, tôi không phải là tôi
Thân bất động vì tình thương gia quyến
Ôi, những buổi hoàng hôn xao xuyến
Bóng mẹ già cầu nguyện đau thương
Bóng người cha thui thủi bên đường
Lê thân ốm trên phố phường u ám
Nghĩ như vậy lòng tôi ảm đạm
Nhục nhằn ư, còn biết nói sao?
Mắt tôi khô mà ruột tím, gan bào
Bao uất hận dâng trào trong lặng lẽ!
Những đêm buồn trăng sao quạnh quẽ
Bóng nhà lao sừng sững âm u
Tôi ngồi yên trong song sắt nhà tù
Nghe phố xá âm thầm lặng vắng
Đời giam cấm, tất nhiên là cay đắng
Nhưng ngoài kia cuộc sống ra sao?
Ngày bước chân khỏi cổng sắt đề lao
Tôi nghĩ tới mà lòng không rộn rã
Giá mồ hôi rẻ hơn nước lã
Tiếng tự do chỉ nghe thấy trên đài
Đời nặng trôi như một đêm dài
Mắt không nhắm và đầu đau nhức nhối!
(1961)
176 - Khi số phận...
Khi số phận buộc ai
là kẻ sống Ở cái phần
chó má của quê hương Thì thủy chung duy
chỉ gã bạn đường Là bóng tối
lao tù theo kẻ ấy Trên nét mặt,
trên áo quần như thấy Còn mang theo tất
cả nỗi cơ hàn Một con người Ðảng dốc
lực nghiền tan Trong bộ máy khổng
lồ không thể thoát Môi với lưỡi
khô se toàn vị chát Hương ngọt ngào như
mọc cánh bay xa Trên trán
xanh, xanh nhợt bóng chiều tà Bao khát vọng đổ mồ
hôi lấm tấm Đời muôn ngả, một
mình như một chấm Nhỏ mờ trong muôn
vạn nét tơi bời Đất mồ hôi
trôi mất nụ cười Hương ẩm mốc tháng
năm dài gậm nhấm Trong vườn sống ước mơ
là trái cấm Rắn Sa Tăng hối cải,
hóa Thiên Thần! Bốn chung quanh
không bóng một tình thân Ngoài chiếc
bóng nghi ngờ mờ hoặc xẫm. (1962)
177 - Chiều thứ bảy
Chiều thứ bảy
Anh nằm đây mình mẩy ướt đầm
Trong xà lim chân cùm nghiến tím bầm
Muỗi rệp công khai, ngấm ngầm hút máu
Anh nhớ lại một chiều tháng sáu
Cũng oi nồng như thể hôm nay
Anh cùng em đi sát, cầm tay
Dạo bước rong chơi trên bờ cát trắng
Biển lúc đó vắng và tắt nắng
Gió ngoài khơi lồng lộng dâng triều
Hạnh phúc trong anh xáo động quá nhiều
Anh muốn ôm em nói điều sung sướng!
Nhưng tình cảm còn như e ngượng
Anh nắm bàn tay em chặt hơn thôi
Tới rặng phi lao, anh với em ngồi...
Giữa trời biển em nói lời gắn bó
Nhưng em ạ, lòng anh, lúc đó
Không hề nghĩ tới tương lai
Chỉ ước mong sao có thể kéo dài
Những phút thần tiên đó mãi!
Vì anh, một nhà thơ từng trải
Hiểu tim người như em hiểu đường kim!
Nên giờ đây cùm kẹp giữa xà lim
Nhận được tin em đi tìm duyên mới
Anh chỉ hơi buồn và hơi nghĩ ngợi
Về đời anh rơi rụng, tả tơi
Chẳng chút trách em về chuyện đổi dời
Chuyện quy luật cuộc đời, em ạ.
(1968)
178 - Năm bảy mươi...
Năm bảy mươi tôi gặp
một thanh niên Tôi hiểu anh qua
nhiều câu chuyện Anh yêu nhất rượu
cồn thuốc phiện Và căm thù
lao động nhất trần gian Tháng năm say,
sách vở vất trên bàn Đám nô lệ gọi
anh là gã nghiện! Men chưa giã, anh
đã dùng thuốc phiện Thuốc còn say, anh
đã rượu hàng chai Anh làm nghề
buôn lậu để sinh nhai Không lấy vợ,
không thiết gì con cái Say lướt khướt, anh thường
hay lải nhải Chửi chính quyền
hút tủy đám cùng đen Hoặc làm thơ thương
xót bọn dân hèn Bầy chó đở bỏ
tù anh cũng phải! Tù mấy lượt, anh
vẫn không tỉnh lại Vẫn nói năng bừa
bãi, mặc cùm gông Và khi buồn trong
bốn ngả non sông Vần thơ vẫn nghẹn
ngào, đau đớn mãi! (1970)
179 - Hằng nga...
Hằng nga đổ xuống hồ ao tối
Từng khối kim ngân lóe sáng vàng!
Cây cối muôn loài đương tắm gội
Nô vờn trong biển sáng thênh thang...
Ếch nhái vang lời nhạc hỗn mang
Một vì sao vụt xuống thăm làng
Tới bụi gai dầy, sao hóa dạng
Thành con đom đóm lóe lân quang
Mơ màng mây gió đi lang thang...
Bụi sương mờ trắng trên thôn trang
Đôi lúc ao vàng như sực tỉnh
Ném lên vài miếng bạc lung linh!
Những đống rơm vàng đứng lặng thinh
Mồ hôi nhễ nhại khắp thân mình
Khóm chuối thương tình phe phẩy quạt
Hàng cau kiêu ngạo đứng rung rinh...
Muôn vạn vì sao trôi lênh đênh
Trông như muôn vạn cánh buồm xanh...
Hằng nga đôi lúc buồn, lơ đãng
44 VÔ ĐỀ
Kéo tấm màn mây phủ lấy mình
Mặc mái nhà tranh đứng nấp rình
Há mõm đen ngòm trông khiếp kinh
Muốn nuốt tôi vào trong bụng tối!
Hồn tôi siêu thoát giữa mông mênh!
(1965)
180 - Mẹ ơi
Mẹ ơi! Mẹ đã mất rồi! Trái đất
không còn có mẹ Mẹ chẳng bao giờ
còn thấy mặt con Còn khóc nữa! Con chẳng cần ra tù
nữa Nếu thầy không
còn sống, mẹ ơi! Mẹ đã mất rồi Mãi mãi
không còn thấy mẹ! Mai hậu đời con cũng hết Mà vẫn không
thấy mẹ, mẹ ơi! (1970)
181 - Mắt em...
Mắt em mềm mại con đò
Anh nhìn chẳng thấy hẹn hò một câu
Mắt em trong mát giòng sâu
Anh nhìn chẳng thấy nhịp cầu bắc qua
Mắt em là một vườn hoa
Vắng anh, thắm nở chóa lòa sắc hương
Vườn hoa ấy, cảnh thiên đường
Anh nhìn chỉ thấy cửa thường đóng nghiêm!
(1957)
182 - Tình câm
Anh sợ lắm lòng anh xiêu đổ mất
Anh ngăn anh đừng qua lại nơi đây
Nhưng than ôi, em vắng bóng một ngày
Anh đã sống như người điên loạn nhất
Anh lạnh lẽo, em ơi, đừng tưởng thật
Anh cũng giống như vỏ ngoài quả đất
Chứa trong lòng bao khối lửa hôn mê.
Anh nhìn em, rồi lặng lẽ ra về
Để đau khổ, để âm thầm cay đắng
Không thể nữa, không làm sao cố gắng
Giữ cho tình câm nín ở trong tim
Nhưng còn chi, ngoài khao khát im lìm
Khi thương tích tình anh thầm rỏ máu
Lòng của em hờ hững thấy chi đâu!
Em có nghe trong tiếng thở u sầu
Bao yêu dấu đè sâu đang thổn thức
Em có hay trong quãng đời cơ cực
Nếu có em, trời đất lại rờn xanh!
Hãy thứ cho mơ ước của lòng anh
Mơ ước để đời đau thêm lạnh tối
Đường vào tim em, anh không có lối
Mỏi mắt chờ, em chẳng hé một giây!
Tâm linh anh ôi đã bị đọa đầy
Trong dáng dấp, trong nụ cười tiếng nói
Trong ánh mắt em, nàng tiên chói lọi!
Trong hững hờ, tan nát mộng cùng mơ
Tình của anh như một sớm sương mờ
Không được bóng vầng dương — Em — tỏa chiếu
Điều đau khổ em làm sao thấu hiểu!
— Lòng của em chưa một vết thương ghi —
Thế nên anh cam chịu ôm ghì
Bao gai sắc của tình đau buốt ấy
Niềm an ủi, anh chỉ còn trông cậy
Ở thời gian em hỡi, em có hay!
(1963)
183
- Tôi vẫn mơ
hoài...
Tôi vẫn mơ hoài một giấc mơ
Giấc mơ không biết tự bao giờ
Có khi từ thưở lòng cay đắng
Sớm biết đời tan bóng đợi chờ...
Một chiều như một chiều trong thơ
Giữa khi không tưởng cũng không ngờ
Có bàn tay nhỏ đầy thương mến
Tết lại đời tôi xác tựa vờ!
Biển sóng lênh đênh một chấm mờ
Nổi chìm, vô tận nỗi bơ vơ
Buồm tan, chèo gẫy, chờ xô vỡ
Tôi vẫn mơ hoài một giấc mơ...
(1960)
184 - Bà kia...
Bà kia tuổi
sáu mươi rồi Mà sao không
được phép ngồi bán khoai? Cụ kia tuổi bảy mươi hai Mà sao hội họp mệt
nhoài không tha? Tự do tôi quý
thiết tha Mà sao tù
ngục hết ra lại vào? Anh kia đi lính
thưở nào Tội chi cảnh sát
cũng vào bắt đi? Em kia học chửa biết chi Mà sao sớm vội bỏ
đi công trường Bạn tôi học vấn
khác thường Mà sao vất vưởng
cuốc đường ốm ho Cậu kia con cụ đồ nho Mà sao móc
túi, mặt tro trát vào? Cô kia như giải lụa
đào Mà sao bát
phở vài hào cũng trao? Nguyên nhân
chẳng phải sâu đào Thấy ngay thủ phạm:
vàng sao lá cờ! (1961)
185
- Tình mơ
Anh yêu em, anh chỉ nói thế thôi...
Nói thế thôi cũng đã thừa rồi
Vì tình ái đâu cần ngôn ngữ
Tình từ tim, mà ngôn ngữ từ môi.
Anh yêu em, em đã hiểu lâu rồi
Em đã hiểu từ ban đầu gặp gỡ
Anh hỏi thăm đường, em trỏ lối, thế thôi!
Em hiểu anh trong dáng dấp bồi hồi
Trong ánh mắt ngập ngừng xao xuyến
Em hiểu anh trong nắng chiều lưu luyến
Em hiểu anh từ tình mới đâm chồi
Từ hạnh phúc còn như bỡ ngỡ
Trong hồn anh quen nếp đau thương...
Có những đêm trăng óng ánh trên đồng
Trăng tắm sáng lên đầu em tóc rối
Trăng lấp ló qua hàng cây gió thổi...
Em là vầng trăng ngọc của đời anh
Anh không em, anh sẽ sống âm thầm
Như những tối trăng vàng lặn bóng
Đi bên em nghe ái tình đập sóng
Trong lòng anh hạnh phúc chan hòa
Ôi phút giây không thể xóa nhòa
Giây phút ấy, tình em chói tỏa
Ở trong anh, và tất cả xung quanh!
Anh ôm em, em ngạt thở vì anh
Nhưng em biết lòng anh say đắm quá
Gì ngây ngất bằng hôn lên đôi má
Mịn như hoa và đượm hương da!
Nắm tay em bao đau khổ phai nhòa
Khắp vũ trụ chỉ còn thương mến
Tình của em nhiệm mầu vô bờ bến
Hồn anh hầu tàn úa lại rờn xanh
Đời anh như chim hót trên cành
Tươi mát tựa mùa xuân thơm ngát
Giọng ai buồn ngân nga câu hát
Bừng cơn mơ, trăng lạnh đã lên cao...
Gió ngoài song hiu hắt thổi vào
Rơi mấy cánh hoa đào trên chậu sứ...
(1963)
186 - Cái thời
Chiến
Quốc...
Cái thời Chiến Quốc
xa xưa Thì Tôn Tẫn
mới mong lừa Bàng Quyên Ngày nay Tôn
Tẫn chết liền Điên thực,
điên giả, hễ điên là tù! Phù Sai thưở ấy
cũng ngu Nếm phân đã
vội tha tù Việt Vương Ngày nay ối
gã dân thường Ăn hàng sọt vẫn mục
xương trong tù! Ðảng không tim
óc, đui mù Nhưng môn vô
tội om tù quán quân! (1970)
187
- Trời u ám...
Trời u ám, cây hay là xương xám?
Mây đục mờ, hay vải liệm màu tang?
Gió đìu hiu lạnh buốt can tràng
Hay hơi thở nơi dương tàn âm thịnh?
Lòng thung vắng mịt mù hoang lạnh
Hay mồ ma huyệt địa rấp xương khô?
Từng đoàn đi thiểu não toán tội đồ
Hay quỷ đói nơi trần gian địa ngục?
Những chàng trai mặt gầy đen nhẫn nhục
Mắt lạnh lùng, ngời sáng lửa âm u
Họ ngước trông non nước mịt mù
Và cúi xuống, nặng nề suy nghĩ...
(1962 )
188 - Khi tổ quốc...
Khi tổ quốc đen xì Ta làm sao
dám nghỉ! Phải cân nhắc, nghĩ
suy Phải quan sát,
chép ghi Những tội ác cực kỳ Mà cộng sản vung
phí Và xảo quyệt dấu đi Trước con mắt hoài
nghi Của con người thế kỷ (1972)
189
-
Đau đớn lắm...
Đau đớn lắm cái lầm to thế kỷ
Sử sách ngàn đời còn mãi khắc
ghi!
Mấy chục năm trời xương máu đổ đi
Thử hỏi dân đen thu được những gì?
Ngoài một số từ lừa mị kẻ ngu si!
Người công nhân trước gọi cu li
Người lính cũ nay gọi là chiến sĩ
Song vẫn vác, vẫn khuân, vẫn đói
nghèo vẫn bị
Đẩy đi chiến trường chết hoài, chết phí
Cho một lũ trung ương lợn ỉ!
Còn cuộc sống ngày xưa lầm than tắc tị
Nay vạn lần thêm tắc tị, đen xì!
Đau đớn lắm cái lầm to thế kỷ
Sử sách ngàn đời còn mãi khắc
ghi!
(1970)
---------------------
Hết
---------------------
Nguyễn
Chí Thiện - Hoa Địa Ngục I Là Đánh Cắp Thơ
Vô Đề
Nguyễn Chí Thiện được Yết
Kiêu dàn dựng, đào luyện từ năm 1980 cho đến năm
ngày 1-11-1995 được gởi ra hải ngọai để đánh cắp Tập Thơ
Vô Đề.
Đã từ
lâu tôi gác bút để tìm về cái
yên tịch của lòng mình, tự nhủ cố gắng biết
mình (nói theo nghĩa rộng), biết mình đã
là khó, biết người thật là thiên nan vạn
nan! Thôi ta bắt đầu học chữ BIẾT vậy, còn hơn đắm
mình trong cõi u minh mà tự cho là “TRI
THỨC”!
Ngày
tháng trôi đi, tôi cố tình dửng dưng với thời
cuộc, một vài người bạn biết quá khứ của tôi, bảo
tôi phải nhập cuộc, phải làm một cái gì nếu
không chúng ta đều có tội với đất nước. Tôi
ví tôi như cô gái ngày xưa đứng trước
mười hai bến nước, biết bến nào trong mà chọn, bến
nào đục bỏ đi. Không dấn thân, các bạn mến
mình mà trách, nhưng dấn thân trong cơn lốc
văn hóa chính trị bây giờ, khó biết
đâu là hư là thật, vì vậy năm vừa qua
tôi có làm bài thơ gửi các bạn gần xa
nói lên chút lòng của mình:
Tạ Từ
Áo
cơm đốt hết khoảng đời
Mười năm
lưu lạc nay chừ tay không
Còn
đâu giấc mộng lấp sông
Giật
mình tuổi đã sang đông hồi nào
Sau đó
hơn một tháng được thư phúc đáp của một người bạn
chí thân từ Úc châu có bài họa
lại:
BÀI
HỌA
Tâm
tư chửa dứt được đời
Mười năm
thế sự, một trời hư không
Vẫn
còn dời núi lấp sông,
Vẫn
còn những nỗi ước mong thuở nào.
Đọc bài
họa mà rưng rưng nước mắt, nhớ xưa kia, khi hai mái đầu
còn xanh, trên con đường tranh đấu lúc vui khi buồn
đều có nhau, khắng khít thân thương hơn tình
cốt nhục, tri kỹ hơn cả Bá Nha Tử Kỳ, nhưng nay mình lại
phụ lòng mong ước của bạn, thật quả là điều buồn
lòng. Muốn hồi âm cho bạn, vì bạn đang trông,
không dấn thân thì bạn buồn, nhưng dấn thân
biết ai thật mà gửi gấm tâm sự ngổn ngang này?
Ngày lại
ngày qua nhìn gương thấy muối lấn tiêu, sực nhớ đến
câu thơ của Cụ Phan Khôi:
Nỗi buồn
như tóc bạc
Cắt
mãi vẫn dài ra
Có những
đêm thao thức suy tư cố tìm một sinh lộ, nhưng nhìn
đâu đâu cũng chỉ là tử lộ và cạm bẫy, tự nhủ
ta đã quá cái tuổi tri thiên mệnh từ
lâu rồi, nay không cho phép ta lầm, vì lầm
đâu còn thì giờ dư thừa mà sửa sai?
Tôi có tật không ngủ được phải tìm một
cái gì để đọc. Giở chồng sách cũ, vớ được tập thơ:
Vô Đề Khuyết Danh với tựa in tại Mỹ: Tiếng Vọng Từ Đáy
Vực. Càng đọc tôi càng thấy thấm thía,
có những câu thơ xuyên qua tim phổi của mình,
lệ trào lúc nào không hay, tự nhủ: giọng
văn, lời thơ này phải phát xuất ra từ trái tim của
một người yêu nước vĩ đại, liên tục đấu tranh bất khuất,
nhưng lại có những bài thơ bí ẩn không
chìa khóa của những vị cao nhân thì
làm sao tìm ra đáp số. Đó là điều
tôi thắc mắc từ bấy lâu nay. Càng đọc càng
thấy giọng văn phảng phất một cái gì của Duy Dân.
Xin mở dấu ngoặc: thập niên 60 và 70 tôi có
cơ duyên lui tới với mấy anh em gọi là cốt tủy của Duy
Dân: Thái Lăng Nghiêm, luật sư Lê Quang Luật,
Lê Vinh (con cụ Á Nam Trần Tuấn Khải), Trần Quốc Việt
và những cây viết Duy Dân khác, các
anh thường có một lối viết, hành văn cùng một sư
phụ Lý Đông A.
Đem so
sánh tập thơ Tiếng Vọng Từ Đáy Vực với Đạo Trường
Ngâm của tác giả Lý Đông A, tứ và từ
rất giống nhau, chỉ hiểu vậy thôi, chứ nào biết ai để
mà han hỏi.
Cách
đây mấy tuần, gặp một người bạn mới quen bảo ngày 3
tháng 5 năm 1992 đi nghe buổi nói chuyện của Cụ Hà
Lạc Dã Phu Việt Viêm Tử Lê Tư Vinh, nghe tên
tôi không rõ nhân vật này là ai?
Anh bạn cho thêm dữ kiện Cụ này là người duy nhất
quả quyết xác định tác giả tập thơ Tiếng Vọng Từ
Đáy Vực của Cụ Thái Dịch Lý Đông A đảng
trưởng Duy Dân biệt tích từ năm 1946. Một vài tia
sáng soi vào những chỗ tôi đang nghi ngờ.
Cái rủi là tôi không đi dự buổi nói
chuyện của Cụ Việt Viêm Tử, tôi cứ tiếc mãi
là đã để mất một cơ hội tìm hiểu. Và cũng
may sau đó do cơ duyên mà được mạn đàm với
một đệ tử ruột của Cụ Vinh, tuổi đời xắp xỉ “tri thiên mệnh”.
Câu chuyện thật cởi mở, anh bạn này giải đáp những
thắc mắc của tôi về tập thơ Vô Đề, giải nghĩa những ẩn từ
bằng những đáp số rất khoa học. Tôi không dám
hỏi nhiều vì mới sơ giao, tuy nhiên chừng ấy giải
đáp cũng quá đủ thỏa mãn tánh tò
mò của tôi. Hỏi ra mới biết anh cùng một số anh em
khác trên mười năm nay đã thọ giáo và
sát cánh trong tổ chức của Cụ Vinh theo tư tưởng của nhà
đại
cách
mạng
Lý
Đông
A. Theo tôi biết Cụ
Việt Viêm Tử nắm vững Dịch Lý “một trong những môn
siêu khoa học” đó là chìa khóa
đã mở tung những bí ẩn trong tập thơ Tiếng Vọng Từ
Đáy Vực mà từ trước đến nay bọn Cộng Sản Hà Nội
và bọn tay sai của chúng ở hải ngoại dùng thuật
lập lờ đánh lận con đen, gán cái tên Nguyễn
Chí Thiện là tác giả, đây phải là vụ
án văn lớn nhất của cuối thế kỷ 20 này chăng? Sự thật
Nguyễn Chí Thiện là ai? Niên kỷ bao nhiêu,
ngay cả Bùi Duy Tâm trong lò CS mà cũng ấm ớ
hội tề. Nghe đâu có nhiều phái đoàn ngoại
quốc sang Việt Nam cố tìm gặp Nguyễn Chí Thiện, nhưng đi
không rồi lại về không, chả ai biết mặt mũi ông
Nguyễn Chí Thiện ra sao? Thật là bí ẩn, một
bí ẩn đầy mưu mô quỉ quyệt của bọn Hà Nội đỏ. Nếu
thật Nguyễn Chí Thiện là con người bằng xương bằng thịt
thì CS còn chờ gì nữa mà chưa đem ra
trình làng? Nếu có được trình làng
chắc có lẽ cũng phải chờ mấy năm nữa vì Đảng cần thời
gian huấn luyện Nguyễn Chí Thiện trong vai tuồng của một
nhà thơ. Nhớ cách đây mấy năm, CS tung ra chiến
dịch văn hóa nào là trăm hoa vẫn đua nở trên
quê hương, một số cây viết chống cộng hải ngoại đã
lớn tiếng chỉ trích, thế là từ trong nước chúng
phát động chiến dịch bôi nhọ anh em Quốc Gia, ở hải ngoại
bọn nằm vùng cộng thêm bọn bồi bếp văn nô a dua theo
kế hoạch “cả vú lấp miệng em”. Nhưng nay vụ án văn học
tập thơ “Vô Đề Khuyết Danh” đã nổ tung từ mấy tháng
nay sao bố chúng nó ở Bắc Bộ Phủ cũng như con cháu
chúng nó ở Hoa Kỳ vẫn câm hơi lặng tiếng
thiêm thiếp như lũ hến dưới đáy bùn. Thế mới hay Cụ
Việt Viêm Tử chiêu thức cao thâm thế nào, mới
phóng một độc chưởng mà giòng họ cái bang
CS từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài đều á
khẩu!!!
Sau đây
xin dẫn chứng một đoạn trong bài Đồng Lầy (Tiếng Vọng Từ
Đáy Vực):
..........
Nếu
chúng ta quyết định một con đường
Con đường
máu, con đường giải thoát?
Dù
có phải xương tan thịt nát
Trong lửa
thiêng trừng phạt bọn gian ma
Dù
chết chưa trông thấy nở mùa hoa
Thì
cũng sống cuộc đời không nhục nhã
Thì
cũng sống cuộc đời oanh liệt đã!
Nếu
chúng ta đồng tâm tất cả
Lấy
máu đào tươi thắm tưới cho hoa
Máu
ươm hoa, hoa máu chan hòa
Hoa sẽ nở
muôn nhà muôn vạn đoá
Hoa hạnh
phúc tự do vô giá
Máu
căm hờn phun đẫm mới đâm bông.
Đây
là sự cố ý của tác giả nhấn đi nhấn lại mấy chữ
Máu và Hoa tức là hoa nở trong máu thật ra
là Huyết Hoa, tựa một quyển sách mà Thái
Dịch Lý Đông A đã sáng tác năm 1944,
như vậy phải chăng: bài thơ Đồng Lầy và quyển sách
Huyết Hoa cùng một tác giả? Một đoạn khác:
Màn
thép kia dù không lỗ hổng
Tôi
sẽ dùng răng cắn đứt một khâu
Dù
quỉ yêu bắt được quẳng vạc dầu
Tôi
vẫn sẽ lao đầu không hối hận
Như vậy
tác giả phải là người kiên cường tranh đấu
không ngừng? Nói sao hết, mỗi câu thơ là một
lời Hịch quyết sống chết với bọn yêu ma. Một đoạn:
Tôi
xiết rên, quằn quại tự tìm đường
Dù
có phải bồi thường bằng xương thịt
Tôi
không thể an tâm nằm hít
Mùi
bùn đen tanh tưởi khiếp kinh...
Như vậy
đâu phải là kẻ ở trong tù như Nguyễn Chí
Thiện, vì phải ở ngoài, tác giả mới tự tìm
đường chớ?
Trước khi chấm
dứt bản “Án Văn của Thế Kỷ” xin đan cử thêm một bài
thơ trong Tiếng Vọng Từ Đáy Vực:
TỪ TRẺ
ĐẾN GIÀ
Từ trẻ đến
già quét dọn nhà tù
Tới tuổi
bẩy mươi vô cớ đi tù
Mười năm
lao động cần cù
Mưa nắng
ngày công giữ đủ
Quản
giáo đùa yêu dọa cùm cổ cụ
Cụ
càng tăng năng xuất cần cù!
Cố
công thêm, thêm mãi cái lưng gù
Vãi
cả ra quần, ra cót, khai mù
Ngoài
tám
mươi
cụ
bỏ
xác
trong
tù
(1973)
Đây
là bài thơ ẩn số, mới đọc nghe vô nghĩa nhưng
có chìa khoá, biết xuất xứ và biết
phép chiết tự, ta hiểu rõ nghĩa chữ Tù thì
ta đạt được ẩn ý của tác giả.
Xưa kia Cụ
Trạng Mạc Đĩnh Chi đi sứ sang Tầu, thiên triều muốn thử
tài Trạng An Nam ta bằng cách ra câu đối:
An khứ nữ,
thỉ vi gia
Cụ đối lại:
Tù
xuất nhân, nhập vương thành quốc
1. AN ( 安
) bỏ chữ NỮ ( 女 )
thêm chữ THỈ ( 尸 )
thành chữ GIA ( 家
) là Nhà.
2. TÙ ( 囚
) lấy chữ NHÂN ( 人
) ra nhập chữ VƯƠNG ( 王 )
vào thành chữ QUỐC ( 國 ) tức là Quốc đơn.
An khứ nữ,
thỉ vi gia
Tù
xuất nhân, nhập vương thành quốc
Câu
trên, gia là nhà. Câu dưới, đối lại quốc
là
nước, cái khó phải dùng thuật chiết
tự; nhưng siêu hơn nữa tác giả đã dùng
câu đối của Cụ Trạng Mạc Đĩnh Chi để giải nghĩa ẩn từ Tù
không phải là tù đầy, mà “tù”
này có nghĩa là quốc, là nước.
Như vậy hai
câu:
Từ trẻ đến
già quét dọn nhà tù
Tới tuổi bẩy
mươi vô cớ đi tù
Nghĩa là
từ trẻ đến già Cụ lo việc nước. Trên bẩy mươi tuổi Cụ nắm
chính quyền. Câu chót: Ngoài tám mươi
Cụ bỏ xác trong tù nghĩa là lúc chết tại
chức trong nước.
Còn
câu: Vãi
cả
ra
quần,
ra
cót,
khai
mùlấy
tích
của
anh
hùng
Phạm
Ngũ
Lão
lúc
hàn
vi
ngồi đan rọ độ nhật, quá nghĩ đến việc nước,
vãi cả ra quần mà không hay; ý nói,
người yêu nước lo đại sự mà quên mình đi.
Bài thơ này thật là cao thâm bí ẩn,
phải những bậc kỳ tài uyên thâm bác học như
Cụ Lý Đông A mới hạ bút được những vần thơ tương
tự. Nói sao cho hết những vần thơ đầy tình tự ái
quốc, đầy hận thù CS, đầy tấm lòng thương nòi
yêu giống lồng trong những câu văn khi sáng tỏ như
bạch nhật lúc mờ như sương tỏa tận đỉnh non cao, thấy đó
rồi lại biến đó, phải có cơ duyên mới thấu triệt
được hết tập thơ Vô Đề này. Viết ra đây để
đóng góp một chút gì cho áng văn
thời đại. Tự hỏi nếu tác giả tập thơ này là Cụ
Thái Dịch Lý Đông A, như vậy Cụ Lý vẫn
còn sống sau cơn quốc nạn Nga Mi từ 1946 đến nay trên
trường chính trị quốc nội cũng như quốc ngoại, tài danh
của Cụ sáng như Trăng Rằm, những tay lãnh tụ xưa nay kể
cả Hồ Chí Minh có sống lại, tất cả chỉ là những
con đom đóm ma trơi mà thôi. Phải chăng đất nước
chúng ta đã trải qua bao cơn bĩ cực để ngày mai
đây nở rộ trên quê hương đoá hoa thái
lai, an lạc, hạnh phúc lâu bền. Mong lắm thay!
Houston, Hạ 1992
Duy Xuyên
Bài
II
Một lé- một không lé. Lịch sử chưa thấy có
lãnh tụ nào lé cả ?? Chị em quán Bà
Mâu khuyên Ali Baba Nguyễn Chí Thiện muốn làm
lãnh tụ hải ngoại, lãnh tụ cộng đồng, đi đến đâu
được nghinh đón , dàn chào, đi diễn thuyết, bắt
tay bắt chân với các lãnh tụ lớn như Chirac v..v..,
trước khi lên bụt lãnh giải Nobel "không làm
thơ" thì nên sửa chút diện mạo . Cụ Duy Xuyên
ghi lại năm 1995 là : Nguyễn Chí Thiện tuyên bố
không có " ho lao" chỉ "bệnh thần kinh".
Bệnh thần kinh có làm lãnh tụ được không?
người Hải Phòng
Trần Nhu "đẻ ra Nguyễn Chí Thiện"
Tập
Thơ
Vô
Đề
và
Khuyết
Danh
Duy
Xuyên
Tôi muốn dùng chữ Vô
Đề, Khuyết Danh đúng như ý nguyện của tác
giả ẩn danh gởi từ trong nước ra hải ngoại vào năm 1979,
vì tôi tôn trọng Danh Chính Ngôn Thuận
đó là lối cư xử kính lễ của người cầm bút
với Bậc Vĩ Nhân Thượng Trí mà đời đã
có mấy ai mắt xanh nhìn thấu qua những hỏa mù của
bọn Cộng phỉ, qua những bản đồng ca của loài ễnh ương tay sai
lặn ngụp dưới lớp bùn dơ hôi tanh vì hai chữ lợi
danh.
Tập thơ chính danh Vô Đề được
các
nhà
xuất
bản,
dịch
giả
vẽ
rắn
thêm
chân
thành
ra:
Tiếng
Vọng
Từ
Đáy Vực, Bản Chúc Thư Của
Một Người Việt Nam, Hoa Địa Ngục, v.v... Sự tự ý đặt tên
làm buồn lòng không biết bao nhiêu người.
Còn Khuyết Danh là dụng ý của tác giả, một
số người tự động đổi thành Hữu Danh gán cho ông
Nguyễn Chí Thiện nào đó sau 15 năm thai
nghén (1980-1995) vừa mới xuất hiện tại Mỹ quốc gần đây?
Theo như các ông Minh Thi, Trần Nhu, Bùi Duy
Tâm, ông nào cũng vỗ ngực tự nhận thân quen
với Nguyễn Chí Thiện, nhưng mỗi ông cho Nguyễn Chí
Thiện được thai sinh vào các năm khác nhau,
thêm vào đó những năm sinh khác biệt của Hội
Ân Xá Quốc Tế của Bà Sagan, Văn Nghệ Tiền Phong
và cuối cùng chính đương sự, Nguyễn Chí
Thiện sinh năm 1932, 1933, 1935, 1936, 1937, 1938 và cuối
cùng 1939! Như vậy ai biết mô tê mà rờ!
Xưa kia Tôn Hành Giả theo thầy Tam
Tạng đi thỉnh kinh, lúc gặp nguy biến, ông bứt một nắm
lông bỏ vào mồm nhai rồi phun ra hóa thành
hàng trăm Tôn Hành Giả đi làm rối loạn đối
phương chẳng biết ai thật ai giả; thì nay nhà đạo diễn
phù thủy nào bứt lông gì mà nhai để
phun ra được đến 7 ông Nguyễn Chí Thiện? Một người
dân thường ít học trước 7 ông Tôn Hành
Giả Thiện này cũng đặt một nghi vấn?
Tạm thời ta tin ông Tôn Hành
Giả Thiện này với năm sinh như ông nói là
1939, tức đến năm 1945 ông mới 6 tuổi, đến năm 1954 (Việt Cộng về
Hà Nội ông đã đỗ tú tài Pháp
chưa kể những năm di cư, sự học bị đứt đoạn, thời xưa đỗ Tú
Tài Pháp khó lắm, mấy vị lớn tuổi Tây học ai
cũng rõ điều đó), ông ở tù 27 năm, lao phổi
thời kỳ thứ ba, thổ huyết không biết bao nhiêu lần thế
mà ông không chết, sang Mỹ gần đây sức khỏe
tốt, ông tuyên bố
không bị bệnh phổi, chỉ bị bệnh thần kinh mà thôi!
Bệnh thần kinh đâu chỉ riêng ông mắc phải mà
hơn 70 triệu đồng bào ta tại quê nhà đều mang phải,
trừ một thiểu số Cộng nô và tay sai.
Bà Chị Nguyễn Thị Hảo
Ông
Anh
Nguyễn
Công
Dân
Tiểu sử Nguyễn Chí Thiện cũ:
cha
mẹ
chết,
chỉ
còn
một
vài
chị
ruột
ở
Hải
Phòng,
nay
lại
lòi
ra một ông anh ruột tại Hoa Thịnh Đốn,
thêm một ông Tôn Hành Giả anh nữa, chao
ôi là rắc rối! Nếu là anh ruột thật, tập thơ
Vô Đề gán cho ông Thiện được in ra đã 15 năm,
không thấy ông anh lên tiếng đòi bản quyền?
Còn một điều tủi nhục nữa, theo ông
Minh Thi kể năm 1980 anh em quyên góp một số tiền gởi
giúp ông Thiện, ông mở một động mãi dâm
nuôi gái rất phát tài, đời sống đầy đủ:
sáng trà, chiều rượu, tối thịt (?). Ông không
làm thơ chống chế độ nữa, thế là ông thành
bọn chứa thổ đổ hồ loại cặn bả của xã hội!!!
Ai đã đọc tập thơ Vô Đề, là
lời Hịch truyền trao, lời văn khí khái hùng hồn,
dám hy sinh cả thân mình cho một lý tưởng
cao đẹp: diệt Cộng, cứu dân, xây dựng một xã hội an
vui trăm họ (tôi không dám lạm bàn về tập thơ
này vì có biết bao nhiêu vị tên tuổi
đã nghiên cứu một cách nghiêm minh từ
lâu rồi, tôi chỉ muốn nói những cái nghịch
lý của vấn đề).
Thử đặt câu hỏi: Ông Nguyễn
Chí Thiện chứa điếm là tác giả tập thơ Vô Đề
tuyệt tác bất khuất đầy tình tự dân tộc này?
Hay nhân vật Khuyết Danh nào đó ẩn núp tại
quê nhà (mà nhiều người xác quyết là
lãnh tụ Lý Đông A) là tác giả thật
sự? Chỉ cần một nhất điểm lương tri nào đó thôi ta
cũng đủ thừa tìm ra câu trả lời này.
Xưa những vị anh hùng chưa gặp thời, thất
thời vẫn chọn một nghề khiêm tốn để độ nhật. Ông Phạm Ngũ
Lão đan giỏ, có người đốn củi, có kẻ cầy ruộng đốt
than để độ nhật vì vậy mới có câu:
Chim khuyên
xuống đất ăn trùn
Anh hùng lỡ
vận lên nguồn đốt than.
Điển hình trước mắt, sau 1975 đổi đời tại
miền Nam, trí thức đẩy xe ba gác, đạp xích
lô độ nhật, miền Bắc anh hùng chiến sĩ Điện Biên
thất sủng về lao động:
Đầu hè đại
tá vá xe
Cuối hè thiếu
tá bán chè đậu đen.
Chớ có thấy ông nào
làm cái nghề ti tiện chứa thổ đổ hồ đâu?
Xin những ai lưu tâm đến tập thơ Vô
Đề mà tôi gọi: "Một Áng Văn Của Muôn
Đời Mong Đợi" xin đọc đi đọc lại, càng nhiều lần
càng tốt. mới thấu triệt được vấn đề đem ra so với Đạo Trường
Ngâm, Huyết Hoa của Cụ Lý Đông A, thì ta sẽ
có ngay chìa khóa để biết sự thật.
Xin lạm bàn:
Tuổi hai mươi tuổi
bước vào đời
Hồn lộng cao
gió thổi chơi vơi
..........
Ôi tiếc thương
bao mùa lúa vun trồng
Một mùa Thu
nước lũ (ngày nổi dậy
19/8/1945 của bọn Việt Minh)
(Đồng Lầy - 1972)
Ông Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939
(1939 đến 1945), ông mới có 6 tuổi, sao lại gọi tuổi hai
mươi? Phi lý và nghịch lý.
Ai cũng biết sống dưới chế độ Cộng Sản, động đến
Lãnh Tụ là tội tầy trời:
– Nhà văn Phan Khôi
chỉ gọi bóng gió ông Hồ Chí Minh là
Ông Bình Vôi, thế mà bị trù ẻo bao
vây không ai dám tới lui, ông chết trong nhục
nhằn, bệnh tật đói lạnh!
– Ông Nguyễn Hữu Đang, một
nhân vật trí thức Bắc Hà người được Hồ Chí
Minh quí nể giao cho trọng trách thiết kế và ra
mắt chính phủ Cộng Sản tại Ba Đình Hà Nội
ngày 2/9/1945, thế mà sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm năm
1956, ông bị đầy ải, tù lao, hạ nhục nay trên 80
tuổi về quê ở nhờ vỉa hè của trường làng, bắt ếch
nhái, cóc rắn để có chút lương thực sống
qua ngày, khủng khiếp quá!
– Nguyễn Tuân lúc
già sắp chết mới dám thố lộ với anh em văn sĩ trẻ: "Ta
sống
được
đến
ngày
nay
nhờ
biết
sợ" chỉ vào
cái bóng đen trên tường: mật vụ Cộng Sản!
– Thi sĩ Chế Lan Viên
cúc cung tận tụy với Đảng, lúc chết vợ con tìm
được trong ngăn kéo bài thơ (tôi quên
tên bài thơ):
Tôi cầm
nó biết là bánh vẽ
Nhưng phải bỏ
vào mồm
Nếu nói thật
là bánh vẽ
tức là chống
lại Đảng lại Đoàn!
Chết rồi mới
dám nói sự thật!
Tập thơ Vô Đề, Khuyết Danh chửi Đảng, chửi
Lãnh Tụ Vĩ Đại, xin bình tâm đọc và suy luận:
Đảng thực chất chỉ
là đảng cướp
Dựng triều
đình mông muội giữa văn minh
..........
Đảng còn kia
bác phở hóa thành mơ!
Chửi Hồ Chí Minh, đây là lời
của một vị Lãnh Tụ chửi tên hạ dân nên
dùng chữ "Nó":
Không có
gì quý hơn Độc Lập Tự Do
Tôi biết
nó thằng nói câu nói đó
Việc nó
làm tội nó phạm ra sao
Nó gọi Tầu Nga
là cha anh nó
Và tình
nguyện làm con chó nhỏ
Xông
xáo, giữ nhà gác ngõ cho cha anh
..........
Nó là
tên trùm đao phủ năm nào
Hồi cải cách
đã đem tù, đem bắn
Độ nưœa triệu nông
dân, rồi bảo là nhầm lẫn
Đường nó đi
trùng điệp bất nhân
..........
Ngoài đói
khổ rùng mình
Thời đại Hồ Chí
Minh (gọi đích danh cáo Hồ)
Xuất hiện dưới hai
hình
Mả tù và
mả lính
Chửi cán bộ cộng sản:
Là quỷ,
là ma, là thú dữ?
..........
Để gọi chúng
tiếng người không đủ chữ
..........
Chửi Mác, chửi Mao, chửi Staline
mà Tố Hữu là trùm văn hóa đề cao:
Thương cha thương mẹ
thương chồng
Thương mình
có một thương ông thương mười
Chửi Mao mà Hồ Chí Minh coi
là bậc thầy, ông Hồ tuyên bố Mao chủ tịch viết triết
thuyết đầy đủ quá rồi, vì vậy có còn
gì nữa để ông (Hồ) viết thêm. Nghe tác giả
Khuyết Danh chửi Mao:
Bác Mao
cân nặng tạ hai
Thịt ùn
lên mặt, mặt hai ba cằm
Người dân Trung
quốc thì thầm
Nó là
Đổng Trác nhưng dâm hơn nhiều
Chửi Lãnh Tụ cao cấp:
Tôi không
nhớ hết tên bọn nó
Duẫn, Giáp, Hồ
Hề, Chinh Xu gì đó
(Chinh Xu là Trường Chinh Đặng
Xuân Khu. Xuân + Khu = Xu, và cũng là đồng
chinh đồng xu).
Một người mà dám chửi Đảng Cộng
sản, chửi Mác, chửi Mao, chửi Hồ Chí Minh, và đảng
viên cao cấp: Đảng cướp, Mác ác, Mao dâm, gọi
Hồ Chí Minh là "Nó", tay sai Nga Tầu, con
chó giữ nhà cho đầu sỏ Mác xít ngoại bang.
Thế mà Trung Ương Đảng Cộng Sản làm ngơ, Nga Tầu
không phản ứng, Hồ, Đồng, Giáp, Duẫn im lìm, Tố Hữu
là tên chó săn văn nghệ miền Bắc không sủa
lên báo động, mật vụ công an bỏ qua để ông
Nguyễn Chí Thiện được sống an nhàn trên chục năm
nay tại Hải Phòng và mặc đồ lớn, xách samsonite đi
sang Mỹ và thế giới tự do gặp đồng bào tị nạn cộng sản,
như vậy Việt Nam bây giờ dân chủ hơn Âu Mỹ, tự do hơn
thế giới tự do sao? Hỏi tức là trả lời. Chửi như vậy tội nhẹ
nhất đối với Cộng Sản là Tru Di Tam Tộc đấy.
Ở Việt Nam hiện nay, ai động đến cái
lông chân ông Hồ cũng bị tử hình, khi viết về
ông Hồ, chữ "Người" không viết hoa cũng ở tù mục
xương. Ôi! tại sao có cái chuyện phi lý như
vậy, khi nào thấy chó mọc sừng, lợn biết nói,
thì tôi mới tin Cộng Sản Việt Nam đối xử với ông
Nguyễn Chí Thiện (tự nhận là tác giả tập thơ
Vô Đề nầy) tử tế nhân ái đến như vậy! Chính
miệng ông Thiện nói: "Cộng Sản nó thả ông
ra không phải vì nhân đạo, chúng làm
điều gì cũng có lợi cho chúng", mong
quý vị hiểu chữ "lợi" nầy!!! ...(....)
- Thập niên 1920 tại Mạc Tư Khoa, Hồ
đã cầm nhầm Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của đồng
chí Lê Hồng Phong!
Ngục Trung Nhật
Ký
- Thập niên 1930, Hồ cầm nhầm tác
phẩm Ngục Trung Nhật Ký mà tác giả là người
Trung Hoa bạn đồng tù với ông, thế mà đảng Cộng sản
ca tụng tác phẩm Ngục Trung Nhật Ký của Bác Hồ vĩ
đại, mãi sau nầy Học Giả Lê Hữu Mục vạch trần, tố
cáo với những chứng liệu không thể chối cãi, nếu
không có ông Lê Hữu Mục đưa ra ánh
sáng, thì "Trung Hoa Ngục Trung Nhật Ký" là
của riêng ông Hồ! Đạo tình, đạo văn là
cái sở trường của Cộng sản Việt Nam! UNESCO là tổ chức
văn hóa quốc tế đã lầm tưởng đề nghị năm 1990 ông
Hồ là vĩ nhân quốc tế, rất may nhờ người Việt Quốc Gia
vạch trần sự thật nên Hồ Chí Minh biến thành Hồ Ly!
Chúng ta là những người có
ăn học, có liêm sỉ, chúng ta phải tìm ra sự
thật ai là tác giả tập thơ Vô Đề, để trả lại
César cái nào thuộc về César, nó
không đơn giản như chúng ta tưởng đâu, nhưng sự thật
rồi cũng phải phơi bày, đã đến lúc ông
Tôn Hành Giả Thiện phải ra trước quần chúng giảng
giải những gì ông gọi là của ông, mong rằng
một tổ chức nào có một tầm vóc, nhất là
vô tư, tổ chức cho ông Thiện trình bày về 376
bài thơ ngắn dài và trả lời những câu hỏi,
thắc mắc, nghi ngờ, ý thơ, lời văn, v.v... như vậy mới
sáng tỏ được vấn đề, vì Văn Học là cái
gì Tinh Hoa Cao Đẹp, đừng vì tham vọng, tục hèn
mà làm hoen ố đi rất có tội với hậu thế, và
cũng xin ai kia đừng chửi bới những người có đầy nhiệt tâm
đặt câu hỏi: "Nghi Án Văn Chương", tự xưng
cầm bút mà chửi người có nhiệt tâm đặt vấn
đề với những từ ngữ thô tục thì chỉ có bọn điếm Văn
Nghệ mới thường dùng, và cầm đầu điếm Văn Nghệ
không ai qua Tố Hữu, tên đao phủ miền Bắc Việt Nam.
Không viết thì mang tiếng với bạn
bè, là "mũ ni che tai", vô tích sự loại
"Ông Bình Vôi". Còn viết thì thế
nào cũng có một số người không ưa, nhưng biết
làm sao hơn! Chưa viết thì băn khoăn, viết xong thấy
lòng thanh thản như đêm Thu trăng sáng.
Trong
nhiều số báo của tôi, tôi có nêu
lên một nghi án văn học: Ai là tác giả của
tác giả tập thơ Vô Đề.
Hệ thống
báo của tôi khi đi tìm sự thật đã tìm
ra quá nhiều điều “tiền hậu bất nhất” về những dữ kiện quan
trọng khi ông Nguyễn Chí Thiện trả lời các cuộc
phỏng vấn từ khi ông ra hải ngoại: niên kỷ của những lần
ông ở tù, dữ kiện về những gì xảy ra tại Toà
đại sứ Anh ngày 16 tháng 7, 1997, “bản thảo” tập thơ
Vô Để đã “luân lạc” từ tay người này sang
người khác một cách vô cùng bí
ẩn.
Trong số
những bài viết về vấn đề này có hai bài
viết người đọc nên lưu ý:
-
Bài của tác giả Sơn Tùng (*) về ông Nguyễn
Chí Thiện là một bài nên đọc, phải đọc
vì nhiều lẽ: tác giả Sơn Tùng làm việc trực
tiếp với ông Nguyễn Chí Thiện trong việc liên lạc
với Bộ Ngoại Giao Anh và Tổ chức Ân xá Quốc tế -
Amnesty International.
- Bài của tác giả Triệu
Lan: ghi lại những điều tương phản, tiền hậu bất nhất của ông
Nguyễn Chí Thiện qua nhiều cuộc tiếp xúc, nhiều cuộc
phỏng vấn từ khi ra hải ngoại.
Sau đây là phần căn bản
liên quan đến “sự thật” về ngày 16 tháng 7 1997
trích ra từ bài viết của ông Sơn Tùng:
Tác
giả Sơn Tùng
Nguồn:
OntheNet
Có
lẽ cũng nghĩ như vậy nên năm 2006 ông Nguyễn Chí
Thiện đã muốn tôi giúp ông làm
sáng tỏ sự thật, và tôi cũng muốn thực hiện một
cuộc điều tra khách quan và khoa học để chấm dứt một nghi
án văn học trong cộng đồng người Việt hải ngoại khởi đầu với
việc giảo nghiệm dấu tay trên tập bản thảo.
Nhưng sau
gần 30 năm, số phận tập bản thảo nguyên thủy là điều rất
đáng lo ngại. Liệu nó có còn được lưu giữ
tại Bộ Ngoại Giao Anh? Và nếu còn, nó đang nằm nơi
xó xỉnh nào và do ai trách nhiệm? Hiển
nhiên, tập bản thảo không phải là một tài
liệu quan trọng cần được xếp hạng và lưu giữ giữa hàng
triệu giấy tờ, hồ sơ của Bộ Ngoại Giao Anh. Có thể nó
đã bị thất lạc vì không ai có trách
nhiệm lưu giữ.
Sự lo ngại
của tôi về sau đã chứng tỏ là không xa sự
thật. Sau mấy tháng không nhận được hồi âm của Bộ
Ngoại Giao Anh, tôi nhờ một người bạn tại Virginia dò hỏi
vì ông có liên hệ hoạt động về nhân
quyền với tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) ở
London. Không bao lâu sau, vào giữa tháng 12,
2006, người bạn chuyển cho tôi e-mail của một viên chức tại
tổ chức Ân Xá Quốc Tế báo tin đã tiếp
xúc.
Về sau,
tôi được Nguyễn Chí Thiện cho biết ông đã gọi
nói chuyện với ông Alexander Honey và ông ta
cũng không biết tập thơ ở đâu, và nói rằng
nếu ông Thiện biết tập thơ đang do ai giữ thì cho
ông ta biết!
Đúng
như tôi lo ngại, tập bản thảo đã bị thất lạc. Bộ Ngoại
Giao Anh không thấy cần phải lưu giữ tập bản thảo sau khi
đã làm theo yêu cầu của tác giả là
phổ biến ra ngoài Việt Nam. Người Anh không biết đến cuộc
tranh cãi trong cộng đồng người Việt hải ngoại chung quanh tập
thơ.
Bẵng đi hơn một năm không
có tin gì thêm về tập bản thảo, bỗng vào
tháng 4, 2008, tôi được ông Nguyễn Chí Thiện
cho biết ông đã nhận được tập bản thảo do vợ một
nhà văn người Anh gửi tới. Theo
lời ông Thiện, nhà văn này (tôi quên
tên) vừa qua đời, bà vợ trong khi dọn dẹp kho sách
của chồng đã thấy tập bản thảo nên tìm cách
liên lạc với ông để trả lại. Cũng theo lời Nguyễn
Chí Thiện, ông đã yêu cầu bà vợ
nhà văn Anh gửi tập bản thảo cho ông Đinh Quang Anh
Thái, một nhà báo quen thân với ông
tại Orange County, California. Khi nhận được tập bản thảo, ông
Thái đã bóc ra, sau đó giao lại cho
ông Nguyễn Chí Thiện. Ông Thiện cho biết ông
Thái không chịu cất giữ, vì sợ thất lạc.
Vào
đầu tháng 8 vừa qua, trong dịp sang Virginia, ông Nguyễn
Chí Thiện ngỏ ý muốn tôi thực hiện việc giảo nghiệm
dấu tay và chữ viết trên tập bản thảo. Tôi đã
từ chối, cả vì lý lẫn vì tình.
Về
lý, ông Nguyễn Chí Thiện đã nhận và
giữ tập bản thảo, nó không còn giá trị để
giảo nghiệm dấu tay nữa. Nó đã bị “ô nhiễm”
(contaminated), theo cách gọi của khoa học hình sự.
Tôi không rõ với tiến bộ khoa học hiện nay,
các chuyên viên giảo nghiệm có thể phân
biệt được dấu tay mới với dấu tay 30 năm về trước hay không,
nhưng dù sao vai trò của tôi cũng không
còn cần thiết nữa khi ông Nguyễn Chí Thiện
đã cầm trong tay tập bản thảo.
Về
tình, năm 2006 ông Nguyễn Chí Thiện đã
làm chứng thư ủy nhiệm cho tôi liên lạc với Bộ Ngoại
Giao Anh tìm bản thảo tập thơ để giảo nghiệm dấu tay. Tôi
đã tiến hành công việc một cách nghiêm
túc. Khi được tin về tập bản thảo, thay vì báo cho
tôi, ông Thiện lại tự quyết định gửi tập thơ cho người
khác. Hành động này, dù suy diễn
cách nào cũng cho thấy ông Nguyễn Chí Thiện
đã chấm dứt sự ủy nhiệm đối với tôi.
Hành
động của ông Nguyễn Chí Thiện có thể đưa tới nhiều
suy đoán, nhưng kết quả vẫn là ông đã bỏ lỡ
một cơ hội có một không hai để chứng minh ông
chính là người đã cầm tập bản thảo Hoa Địa Ngục
vào tòa đại sứ Anh ở Hà-Nội ngày
16/07/1979.
Tôi
đã đề nghị với ông Nguyễn Chí Thiện, nay đang
có tập bản thảo trong tay, nên tự tiến hành việc
giảo nghiệm chữ viết và tìm dấu tay, nếu có thể
phân biệt dấu tay mới và dấu tay 30 năm trước.
Chỉ
cách đó mới có bằng chứng vật chất để bác
bỏ suy đoán của những người nói rằng Nguyễn Chí
Thiện không phải là người cầm tập bản thảo vào
tòa đại sứ Anh ở Hà Nội năm 1979. Nếu không
làm được như vậy, suy đoán này vẫn còn tiếp
tục được nói đến mà không ai có thể dứt
khoát bác bỏ.
Trong
những lần nói chuyện với tôi trước đây, ông
Nguyễn Chí Thiện cho biết khi trao tập bản thảo cho nhân
viên tòa đại sứ Anh, ông có viết nhan đề tập
thơ là Hoa Địa Ngục và tên ông cùng
địa chỉ trên một tờ giấy kèm vào tập thơ. Rất tiếc
cho đến nay, không có ai đủ thẩm quyền để xác định
có tờ giấy ấy và giải thích vì sao tờ giấy
ấy không còn trong tập bản thảo.
Trước
những nghi ngờ và tranh cãi đang diễn ra, việc Nguyễn
Chí Thiện thật, Nguyễn Chí Thiện giả đã trở
thành một nghi án văn học và chính trị,
và tạo chia rẽ trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Mặt
khác, tuy việc nghi ngờ không trực tiếp đe dọa tác
quyền của ông Nguyễn Chí Thiện trên tập thơ Hoa Địa
Ngục, nhưng không thể chối cãi việc ấy đã gây
phiền nhiễu cho ông và làm tổn thương danh dự của
ông.
(*)
DCVOnline: Trong bài Chung quanh cuộc bàn cãi
Nguyễn chí Thiện thật, Nguyễn chí Thiện giả cùng
tác giả, Sơn Tùng viết:
...
Trên thực tế, ông Nguyễn Chí Thiện đã cho
xuất bản và tái bản tập thơ Hoa Ðịa Ngục, đã
đăng ký tác quyền tại Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, và
cho đến nay, tác quyền của ông chưa hề bị thách
thức trước pháp luật hay trên văn đàn. Chưa
có ai nạp đơn kiện trước tòa án và cũng
chưa có nhà văn hay nhà phê bình văn
học nào, ở ngoài nước hay trong nước, viết bài
nghiêm chỉnh nêu ra “nghi án” về tác quyền
tập thơ Hoa Ðịa Ngục.
Vì
những lý do trên đây, mặc dầu những tranh cãi
đã và đang diễn ra, hầu hết người đọc đều mặc nhiên
coi Nguyễn Chí Thiện là tác giả tập thơ Hoa
Ðịa Ngục. Giới văn học quốc tế thì lại càng
không có ai thắc mắc và không có ai
đặt vấn đề “Nguyễn Chí Thiện thật, Nguyễn Chí Thiện giả”,
và cũng không quan tâm đến những tranh cãi
trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại về đề tài ấy. (...)
Mặt
khác, ông Nguyễn Chí Thiện nói rằng khi đem
tập thơ vào Tòa Ðại sứ Anh ở Hà Nội, ông
có viết tên tập thơ cùng với tên và
địa chỉ của ông vào một miếng giấy kèm trong tập
bản thảo. Một nhân chứng đáng tin cậy cho tôi biết
ông Ðỗ Văn, thuộc Ban Việt Ngữ đài BBC, người được Bộ
Ngoại Giao Anh trao cho một bản chụp của tập thơ, nói rằng
chính ông ta đã rút tờ giấy đó ra
trước khi chuyển cho báo Văn Nghệ Tiền Phong vì sự an
ninh của tác giả còn ở Việt Nam. Theo ông Ðỗ
Văn, Nguyễn Chí Thiện là tác giả tập thơ và
có mời về nhà ăn cơm khi ông tới London vào
năm 1996...
Đây
là những sự thật ghi nhận sau khi đọc đoạn văn này của
ông Sơn Tùng
- Bộ
Ngoại Giao Anh không biết gì về tác phẩm Vô
Đề, không có ghi nhận (record) gì về những việc xảy
ra ngày 16 tháng 7, 1979 tại Toà Đại sứ Anh tại
Hà Nội.
-
Ông Nguyễn Chí Thiện có tiếp xúc với
ông Alexander Honey của Bộ Ngoai Giao Anh sau khi có số
điện thoại của nhà ngoại giao Anh này không? Tại
sao ông Nguyễn Chí Thiện không công bố ra
ngoài việc bộ ngoại giao Anh xác nhận họ không
có bản chánh của tập thơ Vô Đề?
-
Tháng 4, 2008, ông Nguyễn Chí Thiện cho ông
Sơn Tùng biết từ trong đống sách của người chồng
quá cố, bà vợ ông nhà văn Anh nào
đó có bản thảo viết tay của tập thơ Vô Đề
tìm ông Nguyễn Chí Thiện mà giao lại. Tin
tức phối kiểm qua lời của một biên tập viên lâu năm
với đài BBC cho biết người này không phải là
nhà văn mà là giáo sư Sử Học Ralph Smith,
thầy của ông bà Lê Mạnh Hùng và
ông này đã qua đời từ năm 1998. Ông Ralph
Smith là bạn của bà Judith Snow (Judith Stowe –
DCVOnline), Giám đốc chương trình Việt Ngữ đài
BBC. Bà Judith Stowe cũng đã qua đời cách
đây 3 năm.
- Tại sao
đã ký giấy Affidavit giao cho ông Sơn Tùng
làm đại diện mà ông Nguyễn Chí Thiện
không giao cho ông Sơn Tùng việc lấy bản thảo(?)
này từ ông Lê Mạnh Hùng để làm giảo
nghiệm như giao ước mà lại giao cho phái viên Đinh
Quang Anh Thái.
-Trong bản
in đầu tiên của báo Văn Nghệ Tiền Phong, tập bản
Chúc Thư của Một Người Việt Nam trang 220, báo VNTP cho
biết người ủy thác cho VNTP phổ biến tập thơ này
tên là Q tức ông Đỗ Văn. Sau này mới
có tin là toà đại sứ Anh chuyển giao về Bộ Ngoại
Giao Anh, Bộ Ngoại Giao Anh giao cho ông Đỗ Văn đài BBC
và ông Đỗ Văn giao cho ông Châu Kim Nhân
mang về cho Nguyễn Thanh Hoàng, báo Văn Nghệ Tiền Phong.
Ông Nguyễn Thanh Hoàng đã qua đời nhưng hai
ông Đỗ Văn và Châu Kim Nhân thì giữ
thái độ im lặng rất khó hiểu. Nhưng theo ông Sơn
Tùng thì Bộ Ngoại Giao Anh xác nhận họ không
biết, không thấy, không có bản thảo này.
Nhưng chính ông Thiện là người tìm thấy
đúng lúc, đúng kỳ khi nghi án văn học về
việc ông Nguyễn Chí Thiện không phải là
tác giả tập thơ Vô Đề bùng nổ trong cộng đồng người
Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại.
- Một
người sinh sống tại Hải Phòng cho biết sau khi đọc đoạn
ông Nguyễn Chí Thiện trả lời phỏng vấn:
... Tối
hôm thứ Sáu 13/07, trước ngày 14/07 là
ngày Quốc khánh Pháp, sứ quán có
chiêu đãi. Tôi đã lên Hà Nội
trước đó ba hôm, lên nhà thằng cháu
gọi tôi bằng cậu. Bây giờ nó chết rồi. Vợ nó,
bây giờ tôi nói thật ra là vợ nó gọi
thiếu tướng Quang Phòng là cậu, ông ấy là
Cục trưởng An ninh Quốc gia phụ trách về văn hoá.
Nhà đó thì công an rất nể, không ai
dòm ngó đến cái nhà đó cả. Thế
là tôi mới lủi vào nhà đó tôi
viết. Vợ nó đi làm thì tôi mới viết, khi vợ
nó về thì không viết nữa. Một ngày có
8, 9 tiếng ở nhà để viết, viết gấp rút, chỉ có
thằng cháu biết thôi vì tôi nói
nó đóng cho tôi một cái tủ hai ngăn, để giấu
tập thơ. Nó giỏi thợ mộc nên làm được ngay.
Tôi dặn nó tuyệt đối không được mở ra. Viết xong
nó đóng hộ tôi thành ra quyển sách
vì tay tôi yếu. Giấy viết hai mặt, đôi lúc
thiếu bút, vì thế nguyên bản có nhiều trang
viết bằng mực đỏ. Cũng may trước khi đóng, nó
khuyên tôi: Cậu phải viết một cái thư, chứ gửi
nguyên thế này đâu được, ai biết chuyện gì.
Tôi nói nó đưa bút, ngồi ngoáy chớp
nhoáng lá thư bằng tiếng Pháp. Kí
tên, đề thẳng là 136 Rue de la Gare, Nguyễn Chí
Thiện, địa chỉ nhà tôi ở Hải Phòng. Dưới lá
thư đó tôi đề: Hoa Địa Ngục, mở ngoặc đóng ngoặc:
Fleurs de l' Enfer, đề tên tác giả hẳn hoi.
Hoa Địa
Ngục, Nguyễn Chí Thiện (Bản dịch của Huỳnh Sanh Thông)
Có
hai “sự thật” trong đoạn ông NCT trả lời trên đây cần
ghi nhận:
1.
Trong cuộc họp báo do ông Nguyễn Chí Thiện tổ chức
ngày 25 tháng 10, 2008 tại khách sạn Ramada ở
Orange County, khả năng Pháp ngữ của ông Nguyễn Chí
Thiện cho thấy việc “ngoáy chớp nhoáng lá thư bằng
tiếng Pháp” này không thể là sự thật
vì khả năng Pháp ngữ yếu kém cuả ông.
2. Từ năm
1955, sau khi cộng sản vào tiếp quản thành phố Hải
Phòng thì phố Ga đã đổi tên là phố
Lương Khánh Thiện. Nếu năm 79 (24 năm sau 1955) NCT đưa tập thơ
vào toà đại sứ Anh mà vẫn dùng tên
phố Ga thì thật là vô lý. Người Anh phải tra
cứu lịch sử tên phố thời Pháp thuộc thì mới biết
được ông Nguyễn Chí Thiện ở đâu ?
Sau
đây là phần căn bản trong bài viết của tác
giả Triệu Lan đã đăng trên nhật báo của tôi
số ra ngày Thứ bảy 25 tháng 10, 2008:
Sau
đây người đọc hãy nghe Nguyễn Chí Thiện (NCT) cho
biết Thiện bị bắt và được thả tù từ năm nào. Trong
6 cuộc phỏng vấn NCT trả lời 3 năm bị “cầm tù” khác nhau.
Tại sao?
A1) Mr.
Thien was first sent to jail in 1958 when the Vietnamese communist
government repeated the Chinese campaign of “Hundred Flowers Blossom”
to discover and purge dissenting elements. (fva.org NCT Renowned Poet
Landed freedom 11/01/1995)
Ông
Thiện bị cầm tù lần đầu từ năm 1958.
A2) Nguyễn
Chí Thiện tham gia nhóm Nhân Văn Giai Phẩm bị bắt
giam tù về tội làm thơ chống Cộng. Lần thứ nhất từ
tháng 5/1961 đến 11/1964 ...
(Báo
Người Việt số 32 tháng 11 năm 1980):
Ông
Thiện bị cầm tù lần đầu từ năm 1961 đến 1964.
A3) Sau vụ
bắt bớ và tù đày của nhóm Nhân Văn
Giai Phẩm (1956-1958), Nguyễn Chí Thiện sáng tác
thơ, bí mật luân lưu. Lần đầu tiên ông bị
nhà cầm quyền Cộng sản cầm tù vào năm 1961, nhưng
được thả 1963 ...
(Vo Minh
Cuong NCT tái ngộ Úc châu 04-18-2006)
Ông
Thiện bị cầm tù lần đầu từ năm 1961 đến 63
Chào
Mừng Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện Tái Ngộ Úc
Châu của tác giả Võ Minh Cương đăng ngày
27/04/2006 trên Việt Báo – DCVOnline)
Tóm
lại, theo báo Người
Việt thì Nguyễn Chí Thiện được thả tù năm 1964.
Nhưng nói với Võ Minh Cường tại Úc Châu
thì Thiện
được thả tù năm 1963. Tại sao ?
A4)
“Ông Nguyễn Chí Thiện bắt đầu sáng tác thơ
trong thời gian bị tù năm 1957 cho đến năm 1978 ...”
(Radio
VNHN Vuong ky Son pv NCT 10/12/03)
A5)
Nguyễn Chí Thiện: Lý do đi tù đơn giản thôi
anh ạ. Năm
1956, tôi bị bệnh lao. Tôi về Hải Phòng để
chữa bệnh.. Tôi có người bạn dạy trường Bổ túc văn
hóa. Anh ấy ốm nhờ tôi dạy thế. Nhằm vào môn
sử, tôi có nói nguyên nhân Nhật đầu
hàng là do hai trái bom của Mỹ bỏ xuống đất Nhật.
Như thế là phản tuyên truyền đáng lẽ phải
nói là do Hồng quân Liên Xô đánh
thắng Nhật ..."
- Nguyễn
Chí Thiện: Đầu năm 1957 tôi xuống Hải Phòng (chữa
bệnh), đến tận đầu năm 1961 tôi mới đi tù ... Nhưng khi đi
tù thì tự nhiên hết bệnh (Lao) ...
Thắc mắc: Năm 1957, năm 1958
và năm 1961. Nguyễn Chí Thiện thật sự bị ở
“tù” năm nào? Và năm 1963, năm 1964 và năm
1978 Nguyễn Chí Thiện được thả tù năm nào?
Trong
cuộc trả lời cho Nguyễn Văn Lục, thì Nguyễn Chí Thiện bị
“bệnh Lao” và xuống Hải Phòng vào năm 1956. Nhưng
trả lời cho web Ánh Dương thì Nguyễn Chí Thiện cho
biết Thiện xuống Hải Phòng để chữa “bệnh Lao” vào năm 1957. Tổng cộng 6 đoạn trả lời bên
trên Nguyễn Chí Thiện bị “bắt tù”, được “thả
tù” và “bịnh bệnh Lao”, Nguyễn Chí Thiện đã
trả lời mỗi nơi mỗi khác nhau. Những mâu thuẫn trong
các cuộc phỏng vấn của Nguyễn Chí Thiện thì
đã có quá nhiều nhưng ở đây Triệu Lan chỉ
đưa ra vài đoạn tiêu biểu cho đọc giả nhận định về con
người “chống cộng và chưa làm gì hại gì
cộng đồng” của Nguyễn Chí Thiện.
Riêng
vấn đề bệnh “Ho Lao” Nguyễn Chí Thiện đã trả lời dưới
đây một cách “tự nhiên” đã khiến người nghe
nhăn mặt và khó có thể tin theo những điều “chứng
minh” phản khoa học này.
- Nguyễn
chí Thiện: “ ... đến giữa 1956 bị ho lao, có khi ho ra
hàng cốc máu, bố mẹ có cái nhà ở phố
Lò Đúc, phải bán đi “chữa bệnh hết MẸ nó cả
tiền” (nguyên văn câu nói của Thiện). Cho nên
1957 phải xuống Hải Phòng chữa bệnh ho Lao ở bệnh viện
Việt-Tiệp. Nhưng khi bị tù thì tự nhiên hết bệnh!
(Web
Ánh Dương: Hoàng Vân phỏng vấn NCT ngày 1st
tháng 10 năm 2008)
Như
trên đã nói những điều Nguyễn Chí Thiện cho
biết bệnh Lao "tự nhiên hết" đã hoàn toàn
phản với lý luận khoa học. Vì lý do đó
nên Bác sĩ Phùng Văn Hạnh (*) hiện ở
Montréal, Canada cũng đã "Thắc Mắc về Tình Trạng
Ho Lao Thổ Huyết Nặng của Nguyễn Chí Thiện.”
“Tự Nhiên Bệnh Hết?”. Được biết
Bác sĩ (*) Phùng Văn Hạnh cũng là người đã
từng “nếm mùi tù” của Cộng sản Hà Nội trong một
thời gian dài, ông cho biết như sau:
BS (*)
Phùng văn Hạnh: Trong cuộc phỏng vấn Hoàng
Vân-Nguyễn chí Thiện, ông Thiện cho biết: “đến giữa
1956 bị ho lao, có khi ho ra hàng cốc máu ...
nhưng khi bị tù thì tự nhiên bệnh hết". Thơ
thì nói tình trạng ho lao thổ huyết nặng, nay lại
nói, “khi bị tù thì tự nhiên bệnh hết!”
Thứ 2 -
Bệnh Lao là bệnh của những kẻ nghèo đói, suy dinh
dưỡng, lao động mà không được nghỉ ngơi. Khi tôi ở
tù Tiên Lãnh 12 năm, những trại viên bị Lao
đã ổn định trước khi vào tù, bệnh tái
phát, trở nên nặng thêm và lần lượt chết.
Ngoài ra những năm đầu không có khu cách ly
bệnh lao, nhưng sau bệnh xá phải có trại cách ly
(người bị bệnh) Lao vì số trại viên bị Lao tăng lên
vùn vụt, do ăn uống thiếu thốn va lao động khổ cực. Cho
nên lời ông Thiện nói “nhưng khi vào
tù thì tự nhiên bệnh hết”, thì thật
là phi lý. Cái tự nhiên của ông sao
trái với y lý, y khoa đến thế.
Về học vấn
và những năm bị bắt thì Nguyễn Chí Thiện đã
cho biết trong các cuộc phỏng vấn như sau:
B1)
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện cũng cho biết rằng ông tốt
nghiệp trung học năm 1955, tức là năm 1954 mới 15 tuổi ông
đã đậu tú tài 1, nghĩa là ông phải
làm đơn xin miễn tuổi để dự thi? Nghề nghiệp chính thức
của ông là dạy Anh văn và Pháp văn.
Ông đi tù lần đầu từ tháng 5.61 đến tháng
11.64, lần thứ nhì từ tháng 2.66 đến tháng 7.77.
Trong thời gian được thả từ tháng 11.64 đến tháng 2.66
thì ông dịch sách và cư trú tại Hải
Phòng.
(Thế
Huy Paris, 1997, Trích Văn Nghệ Tiền Phong số 512)
Nhưng
theo Diễn đàn Hưng Việt thì học vấn và những năm
Nguyễn Chí Thiện bị bắt khác nhau như sau:
B2)
Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện tốt nghiệp cử nhân văn chương đại
học Hà Nội. Bị bắt lần đầu vào năm 1958. Cùng bị
bắt có Trần Dần, Văn Cao, Hoàng Cầm, Hữu Loan, v.v... Lần
thứ 2 bị bắt vào tháng 11/1961 được thả năm 9/1964, bị
bắt lần thứ 3 tháng 10/65 được thả tháng 6/1978 ...
(WHV)
xem web Hưng Việt/phần giới thiệu về Nguyễn Chí Thiện
Thắc
mắc: Tại sao
Nguyễn Chí Thiện có thể nói khác biệt những
năm Thiện bị “tù” một cách lạ lùng như vậy? Phải
chăng Nguyễn Chí Thiện đã “lớn tuổi” nên
không còn “minh mẫn” để nhớ rõ các năm
mình bị “tù tội” một cách rõ ràng
khiến người đọc có thể đặt nghi vấn; Có thể Nguyễn
Chí Thiện quên rằng Thiện đang ở Pháp hay Mỹ thay
vì đang ở Hà Nội nên không một ai dám
“phê bình” hay có thể kiểm chứng những gì
Thiện đã nói ra? Chưa nói đến kể từ năm 1954 đến
năm 1975, thì ở Hà Nội không có một cuộc thi
Tú Tài nào cả. Như vậy “có thể” Nguyễn
Chí Thiện mới thi tú tài vào đầu năm 2008
này chăng?
Trong phần
nhật ký của bà Jean Libby cho biết bà đã
trực tiếp ngồi nhiều giờ để phỏng vấn Nguyễn Chí Thiện,
thì “học vấn” của Nguyễn Chí Thiện được bà Jean
cho biết như sau:
C1) Nguyễn
Chí Thiện: -Tôi học Pháp văn lúc 6 tuổi do
chị là Nguyễn Thị Hảo dạy.
C2a) Năm
1949 lúc 10 tuổi, gia đình Nguyễn Chí Thiện trở về
Hà Nội, và Nguyễn Chí Thiện được theo học trường
tư, trường dành riêng cho những gia đình khá
giả.
C3b) Năm
1954, lúc 15 tuổi, Nguyễn Chí Thiện nhất quyết học ngoại
ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Hoa để trở thành
một nhà thơ.
C4c) Năm
1949 - 1956 lúc 10 - 17 tuổi Nguyễn Chí Thiện học ở
trường Nguyễn Huệ, Minh Tân, Văn Lang, Albert Sarraut. Thời gian
này Hà Nội là thuộc địa của quân thực
dân Pháp.
(JTANCT
trg.2, Jean Libby)
Thắc Mắc: Năm 1956
Hà Nội là thuộc địa của thực dân Pháp?! (Lẽ
ra bà Jean Libby phải nói rằng năm 1956 Hà Nội
là thuộc địa của thực dân Đỏ Nga - Tầu) chứng tỏ Nguyễn
Chí Thiện đã “coi thường” các nhà văn như
bà Jean Libby, vì Thiện nghĩ rằng có lẽ bà
Jean Libby không hiểu gì về lịch sử của tập đoàn
cộng sản Hà Nội đã vào chiếm miền Bắc vào
năm 1954 chăng? Năm 1956 đến 1958 Cộng sản Hà Nội đã
phát động vụ án Nhân Văn Giai Phẩm đã
làm rúng động cả miền Bắc, thì làm
gì có chuyện “Năm 1956 Hà Nội là thuộc địa
của thực dân Pháp”. Không phải bà Jean Libby
không biết gì về lịch sử Việt Nam vào thời
đó. Nhưng đây là “chủ ý” của bà,
nên bà chỉ ghi lại những gì Nguyễn Chí Thiện
đã kể cho bà trong cuộc phỏng vấn.
Chỉ
riêng 3 cuộc phỏng vấn (A, B, C) ở trên Nguyễn Chí
Thiện đã cho người đọc thấy ba (3) lần trả lời khác nhau
về “học vấn” cũng như những năm bị “tù tội", chứng tỏ Nguyễn
Chí Thiện phải có những điều bí ẩn trong phần học
vấn cũng như những năm Nguyễn Chí Thiện bị “tù tội".
Những trường học như: “Nguyễn Huệ, Minh Tân, Văn Lang, Albert
Sarraut", thì thời điểm cũng như một số tên thầy,
cô, hiệu trưởng, bạn cùng lớp Nguyễn Chí Thiện
đã không bao giờ cho biết một cách rõ
ràng mà chỉ nói chung chung rằng: người này
hay người kia là bạn học cùng lớp với Thiện.
Cũng như
vào ngày 1st tháng 10 năm 2008 vừa qua, trả lời
cho Hồng Vân thì Nguyễn Chí Thiện cho biết Thiện
học Anh văn người thầy dạy cho Thiện là ông Lê
Bá Kông. Nhưng nếu kiểm chứng thì người đọc sẽ thấy
(ở mục C3b phía trên lúc Nguyễn Chí Thiện 15
tuổi) vào năm 1954 thì có lẽ ông Lê
Bá Kông đã không có mặt ở miền Bắc
vào thời điểm đó (nếu Triệu Lan không nhầm lẫn)
Sự kiện
Nguyễn Chí Thiện đã đem tập thơ “Vô Đề” vào
“sứ quán Anh” ở Hà Nội vào năm 1979 ra sao cũng
được dàn dựng không kém phần hấp dẫn. Điều
này cũng đã làm người Việt tị nạn Cộng sản lưu
vong tại hải ngoại đặt nhiều nghi vấn. Trong cuộc phỏng vấn của
ông Bùi Văn Phú vào 11-19-2002 thì
Nguyễn Chí Thiện đã cho người đọc biết sự việc như sau:
D1) Nguyễn
Chí Thiện: Tôi lao đến mở cửa nhưng phải qua cái
bàn, ở đó có người (1) đàn bà đang
ngồi ở phía ngoài cùng. Chị ta thấy tôi lao
đến, chị ta nói không được làm thế, đi đâu
thế này. Tôi đẩy chị ta ngã thì hai (2)
thằng ngồi đấy đứng lên ngăn ở cái cửa. Thế là
không vào được, chạy ngược ra. Nhìn bên phải
thấy có một cái buồng con con, buồng bu-loa có
kính, trong đó có một cô gái người
Anh, tóc vàng, đang ngồi chải tóc. Tôi nghĩ
là may ra cô ta cứu được mình, tôi nói
với cô ta bằng tiếng Anh: “I am a honest man. Do not fear... I
need to talk to Mr. Ambassador”. Nghe tôi nói thế cô
ta bỏ cả lược. Cô ta sợ quá vì cái mặt của
mình có vẻ hung ác. Trong khi đó một người
đã ra báo công an, còn hai tay kia cứ xua
đuổi mình ra. Họ chỉ đuổi thôi chứ không ôm
hay đánh mình vì trong sứ quán nên họ
không dám làm mạnh. Bí quá
mình nhấc cái bàn cho nó nghiêng
lên, những thứ trên bàn rơi xuống đất kêu
loảng xoảng... Đây là điều may vì nghe những tiếng
đó cánh cửa đỏ bên trong mở ra, ba người Anh đi ra.
Một nhân viên Việt Nam nói một câu: “He is a
mad man”. Tôi vội vàng nói ngay: “I am not a crazy
man. I have an important document to give to you”. Khi bọn Anh ra
thì đám nhân viên Việt Nam dạt ra hết, đứng
qua một bên. Tôi chạy tọt vào bên buồng trong.
(Bui van
Phu: 2 gio voi NCT 11-19-02 (1))
D2)
Nguyễn Chí Thiện: “ ... Độ 9 giờ sáng tôi bất
thình lình vượt qua viên lính đứng
ngoài (viên lính này mặc thường phục) lọt
vào. Tôi bất ngờ vì trong fòng có 7
nam 1 nữ ngồi làm việc ở một chiếc bàn lớn. Tôi
nói là tôi là cán bộ ngọai giao tới
cần liên hệ với sứ quán.”
(4
trang thư viết tay của Nguyễn Chí Thiện gởi đồng bào hải
ngoại ngày 7 tháng 11 năm 1995).
D3)
Nguyễn Chí Thiện: “ ... Nhưng vào sau bình phong
tôi thấy một căn phòng rộng, có cái
bàn lớn kê ở giữa phòng, có ba (3) tên
người Việt, hai (2) đàn ông, một (1) phụ nữ, ngồi ở
bàn, tôi thấy cánh cửa phòng bọc da đỏ ....".
(NSVN
Cong Tu Ha Dong pv NCT 2001)
D4)
Nguyễn Chí Thiện: Qua khỏi cái bình phong ấy, giữa
phòng có một cái bàn to và bốn (4)
người Việt Nam: ba (3) đàn ông và một (1)
đàn bà, tuổi trung niên cả, độ chừng 40, đang ngồi
viết. Đó là những nhân viên hành
chánh, Anh nó thuê làm công việc lặt
vặt. Thấy thế là mình vã mồ hôi ra. Bỏ mẹ
rồi, đi ra cũng không được mà tiến vào cũng
không được. Lúc bấy giờ mình bình tĩnh, bảo:
“Báo cáo đồng chí, tôi ở Bộ Ngoại giao sang
có việc cần liên hệ với ông đại sứ". Mình
cũng ăn mặc lịch sự, áo ni-lông, quần cũng ni-lông,
..."
(Bui
van Phu: 2 gio voi NCT 11-19-02 (2)).
Thắc mắc:
Quý đọc giả đọc đến phần D này cũng không khỏi thắc
mắc và đặt nghi vấn về vấn đề NCT kể lại cuộc “đột nhập”
vào sứ quán Anh tại Hà Nội vào năm 1979 như
thế nào.
Mục
D1 thì Nguyễn Chí Thiện khi vào sứ quán
Anh, Thiện gặp ngay Ba (3) người, Hai (2) nam và Một (1) nữ,
nhưng khi được phỏng vấn lần thứ 2 ở ...
Mục D2
thì Nguyễn Chí Thiện lại nhân con số người
lên hơn 2 lần là Thiện gặp trong sứ quán Anh đến 8
người gồm Bảy (7) nam và Một (1) nữ. Nhưng có lẽ sau khi
“điều nghiên” lại thì NCT cảm thấy con số 8 người hơi cao
ngồi làm việc quanh một cái bàn, cho nên NCT
lại rút lại con số người từ 8 còn lại 3 như trong lần
phỏng vấn ở ...
Mục
số D3 là vẫn Hai (2) người đàn ông và Một
(1) người đàn bà. Sau đó có vẻ hơi
ít, nên trong lần phỏng vấn thứ tư ở ...
Mục
số D4 Nguyễn Chí Thiện lại “rặn” thêm 1 người đàn
ông nữa nên khi vào sứ quán Anh ở Hà
Nội lần này NCT lại gặp tổng cộng 4 người Ba (3) đàn
ông và Một (1) đàn bà. Đặc biệt lần
này NCT ăn mặc “bảnh bao” hơn: “Mình cũng ăn mặc lịch sự,
áo ni-lông, quần cũng ni-lông", mặt mày của
NCT cũng không “hung ác” hơn như ở đoạn D/1 và
vì vẻ mặt của Thiện “hung ác” nên bảo làm
sao cô gái người Anh không sợ thất kinh mà
“đánh rơi cả lược?”
Như vậy thật sự Nguyễn Chí
Thiện có vào sứ quán Anh không? và
Thiện đã gặp chính xác là bao nhiêu
người trong sứ quán Anh vào năm 1979? Điều này đọc
giả nên tự trả lời thì đúng nhất. Nhưng theo Triệu
Lan thì Nguyễn Chí Thiện Không và Chưa bao
giờ vào sứ quán Anh tại Hà Nội vào năm 1979
và ngay cả hôm nay 2008 cũng vậy.
(ngưng
trích bài của Triệu Lan)
Sự
hiện diện của ông Nguyễn Chí Thiện tại hải ngoại dĩ
nhiên không phải chỉ là sự đạo diễn của riêng
Hà Nội là mà một quá trình có
sự hợp tác của Hoa Kỳ cùng nhiều quốc gia khác
trên thế giới. Khi thả một người như ông Nguyễn Chí
Thiện hoạt động, đi lại giữa cộng đồng người Việt hải ngoại chắc chắn
là chính phủ Hoa Kỳ đã phải có hậu ý
rồi. Trong phần suy luận và nhận định của một người cầm
bút, tôi chỉ trình bày ý kiến của
chúng tôi về văn hoá và sự tranh đấu chống
cộng của người Việt hải ngoại qua vấn đề Nguyễn Chí Thiện.
Cuối thập
niên 80, Hoa Kỳ đồng tình với Hà Nội bắt đầu mở cửa
cho người Việt hải ngoại về thăm quê hương. Sau 15 năm, số
tù nhân chính trị dưới sự vận động của các
cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại, Hoa Kỳ đã cho
các tù nhân chính trị này trong
đó có các nhà văn danh tiếng của miền Nam
Việt Nam lần lượt ra hải ngoại. Thử tưởng tượng từ thời điểm đó,
nếu người đọc không có những khuôn mặt như
Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Chí Thiện
thì sân khấu chính trị chống cộng và những
người xứng đáng để dại diện cho văn hoá Việt Nam tiếp
xúc với cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản sẽ là ai?
Chắc chắn
là những tên tuổi của miền Nam tự do như các
ông Doãn Quốc Sĩ, Võ Phiến, Hà Thượng
Nhân, Phan Lạc Phúc, Thảo Trường, Võ Phiến,
Lê Tất Điều, Tô Thùy Yên... Nhưng người Việt
hải ngoại đã nhìn thấy những người phía bên
kia về theo bên mình mới là đáng đề cao
và chú ý trên phương diện chống cộng. Khi
những cựu đảng viên cộng sản như Bùi Tín, như Vũ
Thư Hiên (Tác giả Vũ Thư Hiên không phải, chưa
từng, là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam – DCVOnline)
chống cộng mới là những điều đáng đề cao. Coi như
chính nghiã tự do, dân chủ đã ‘chiêu
hồi’ họ về với hàng ngũ những người không chấp nhận chế độ
cộng sản tại Việt Nam.
Từ
đó, những bài viết của những người này cũng như sự
hiện diện của ông Nguyễn Chí Thiện được báo
chí Việt ngữ khắp nơi hưởng ứng nồng nhiệt. Vô hình
chung, người Việt hải ngoại đã nhường những diễn đàn văn
hóa tại hải ngoại lại cho Bùi Tín, Vũ Thư
Hiên, Nguyễn Chí Thiện, Dương Thu Hương... Khách
quan, nếu kể về văn nghiệp thì những người này
không thể so sánh với các nhà văn tên
tuổi của miền Nam. So với thành tích chống cộng
thì thua xa. Thành tích tù tội thì
lại không thể so sánh được. Nhà văn Thảo Trường
đã bị cộng sản bắt tù gần 17 năm. Những nhà
báo Hà Thượng Nhân, Phan Lạc Phúc đều hơn 13
năm. Nhưng cộng sản Hà Nội đã thành công
trong việc dành cái diễn đàn văn hoá của
người Việt hải ngoại về cho Bùi Tín, Vũ Thư Hiên,
Nguyễn Chí Thiện, Dương Thu Hương, đẩy những tên tuổi lớn
của Văn Học Tự Do Việt Nam vào bóng tối.
Có
thể đó cũng là do ý cuả người Mỹ, chính phủ
Mỹ. Họ không muốn thấy sự xuất hiện của những lãnh tụ xứng
đáng đại diện cho cộng đồng người Việt hải ngoại, họ không
muốn thấy một cộng đồng người Việt hải ngoại đoàn kết, từ
đó có thể đưa đến việc thành lập một đảng đối lập
với cộng sản Hà Nội trên đất nước của họ, thành lập
một lực lượng có thực lực để đương đầu với chính quyền
cộng sản trong nước. Thật ra, ông Nguyễn Chí Thiện
có phải là tác giả tâp thơ Vô Đề hay
không, giả hay thật, vụ toà đại sứ Anh ngày
16/07/1979 có một người chạy vào toà đại sứ Anh ở
Hà Nội trao một tập thơ có hay không, người Mỹ
đã biết từ lâu rồi vì đối với thế giới tình
báo, có gì là bí mật sau gần 30 năm
kể từ ngày 16 tháng 7, 1979?
Do
đó để kết thúc nghi án văn học này,
chúng tôi cò đề nghị một cuộc giảo nghiệm chữ viết
với ông Nguyễn Chí Thiện mà chúng tôi
biết trước là Nguyễn Chí Thiện sẽ không dám
nhận lời. Khi ông Nguyễn Chí Thiện họp báo
vào ngày 25 tháng 10 vừa qua, giới truyền
thông tại Nam California đã giúp cho thế giới thấy
rõ hơn tư cách và con người của ông Nguyễn
Chí Thiện. Tôi đã không có được 20
phút như ông Nguyễn Chí Thiện hứa hẹn để đặt
câu hỏi để ông Nguyễn Chí Thiện minh chứng cho việc
ông là tác giả cuả tập thơ Vô Đề.
Tóm
lại, với những người từ trước đến nay vẫn tin vào ông
Nguyễn Chí Thiện là tác giả tập thơ Vô Đề
thì sau cuộc “họp báo” ngày 25 tháng 10 vừa
qua của ông Nguyễn Chí Thiện, quí vị chỉ cần tự trả
lời 3 câu sau đây:
1. Tại sao
một ngưới có trí nhớ siêu việt, có thể nhớ
hàng ngàn câu thơ và chép lại trong
vài đêm lại không thể nhớ năm mình đi
tù?
2. Tại sao
chỉ một dữ kiện “toà đại sứ Anh ngày 16 tháng 7,
1997” ông Nguyễn Chí Thiện tuyên bố 4 “sự thật”
khác nhau khi được phỏng vấn?
3. Tại sao
khả năng Pháp Ngữ của ông Nguyễn Chí Thiện lại
kém cỏi đến như vậy trong khi bức thư tiếng Pháp cuả
tác giả Vô Đề cho thấy tác giả này có
khả năng Pháp Ngữ cao hơn nhiều? Tại sao ông Nguyễn
Chí Thiện không dám chép lại bức thư
này khi tôi đề nghị sẽ đọc cho ông Nguyễn Chí
Thiện viết lại trước mắt mọi người. Việc giản dị là chỉ cần
ông Nguyễn Chí Thiện viết được trơn tru, không
có lỗi chính tả bức thư mà do chính
ông trước kia với cùng một dạng tự trước mặt mọi người
thì ông Nguyễn Chí Thiện đã có thể
giải toả được mọi nghi ngờ.
Ông Nguyễn Chí Thiện lại
chứng tỏ kém tư cách, khi tránh né việc
giảo tự, giảo văn này bằng đề nghị cá cược 200.000$.
Tôi, một người cầm bút đi tìm sự thật về một nghi
án văn học, tôi không đi đánh bạc. Quan trọng
hơn cả là trong buổi họp báo này, ông Nguyễn
Chí Thiện không đưa ra một bằng chứng nào khả
tín để minh chứng ông là tác giả tập thơ
Vô Đề ngoài vài kết quả giảo nghiệm tự biên,
tự diễn trong khi tôi đề nghị một cuộc giảo tự và
giảo văn trước mắt mọi người thì ông Nguyễn Chí
Thiện không dám nhận lời.
Tóm lại sau hai tháng
đọc tất cả những bài viết, những cuộc phỏng vấn của ông
Nguyễn Chí Thiện, qua những điều căn bản sau đây:
-
Không hề có người đưa bản thảo tập thơ nào
vào tòa đại sứ Anh ở Hà-Nội ngày
16/07/1979.
- Chuyện
Toà Đại Sứ Anh là chuyện bịa đặt hoàn toàn.
Đó là một sản phẩm của tình báo.
-
Ông Nguyễn Chí Thiện không thể giải thích về
những lời tuyên bố khác biệt nhau của chính
ông trong các cuộc phỏng vấn về những gì đã
xảy ra ngày 16 tháng 7 năm 1979 tại Toà Đại Sứ Anh
ở Hà Nội thì người đọc co tin rằng chuyện này
không hề xảy ra.
-
Ông Nguyễn Chí Thiện trong cuộc họp báo do
chính ông tổ chức ngày 25 tháng 10 chứng tỏ
hai điều: không dám giảo văn vì khả năng
Pháp ngữ thấp kém so với trình độ của tác
giả Khuyết danh cuả tập thơ Vô Đề, không dám giảo tự
để so sành chữ viết của ông với tác giả Khuyết Danh
này trước công chúng.
Việc
trả lại tập thơ Vô Đề cho tác giả đích thực của
nó là một bổn phận của mọi người Việt không chấp
nhận chế độ cộng sản chứ không phải riêng của cá
nhân tôi hay báo của tôi. Như đã viết
trong nhiều bài viết: hệ thống báo của tôi
đã cố gắng lãnh trách nhiệm của một cơ quan
ngôn luận trong việc chứng minh ông Nguyễn Chí Thiện
không phải là tác giả tập thơ Vô Đề.
Chúng
tôi rất hãnh diện là sau nhiều cố gắng chúng
tôi đã có thể trả tập thơ này lại cho
tác giả Khuyết Danh, một người Việt Nam có thể đã
không còn trên cõi đời này vì
bị đày đọa nhiều năm trong lao tù cộng sản vì
ông là tác giả của những vần thơ bi hùng
chống chế độ cộng sản vô nhân đang đày đọa dân
tộc Việt Nam.
Những
đóng góp ý kiến về vụ ông Nguyễn Chí
Thiện sẽ được hệ thống báo của tôi tiếp tục đăng tải trong
mục Diễn Đàn để người đọc có thêm tài liệu
về vấn đề này.
Cá
nhân tôi, Đào Nương Hoàng Dược Thảo,
tôi xin chân thành cảm tạ mọi an ủi, mọi chia sẻ của
bạn đọc và thân hữu trong những ngày vừa qua khi
tôi cố gắng dùng tâm trí cuả tôi
và tài lực của hệ thống báo của tôi minh
chứng cho một nghi án đã được nhiều người, nhiều tổ chức
bắt đầu từ 27 năm qua mà chưa ai kết thúc được cho đến
ngày Thứ Bảy 25 tháng 10, 2008 vừa qua.
Chính
ông Nguyễn Chí Thiện đã giúp cho người đọc
kết thúc nghi án này sớm hơn người đọc dự định
bằng hành động và chứng từ mắt thấy tai nghe của
chính ông nói ra hơn là những bằng chứng
mà chúng tôi đang có. Thực sự nếu ông
Nguyễn Chí Thiện là tác giả của tập thơ Vô
Đề thì khi được chính diễn đàn nêu lên
nghi vấn cho biết sẵn sàng nhường diễn đàn này cho
ông lên tiếng, minh chứng về những nghi vấn này
thì ông đã phải cám ơn hệ thống báo
của tôi đã cho ông một cơ hội để cứu vãn danh
dự cuả ông chứ không tìm cách đẩy
chúng tôi vào vị thế đối nghịch của ông như
ông và những người ủng hộ ông đã làm
khi chúng tôi chỉ là những nhà báo đi
tìm sự thật về một vấn đề văn học.
(*)
DCVOnline: Ông Phùng Văn Hạnh hiện cư ngụ tại Montreal,
Quebec, Canada chưa khi nào có giấy phép
hành nghề hay đã hành nghề y sĩ (medical doctor)
tại địa phương và quốc gia này.
Trang
mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của
Việt tộc, thắp sáng niềm tin văn hiến, phục hoạt nếp sống văn
hiền để phục hồi nền An Lạc
& Tự Chủ.