Việt
Nam
Văn
Hiến
Năm
Thứ
4889
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Quân Sự 2
Đề Mục
1- Tướng
Bùi Thế Lân: Một Anh Tài Quân Sự Cuả Việt Nam
2- Giới Thiệu
Về Huân Chương Legion
3- Tướng
Bùi
Thế Lân, Cuộc Đổ Bộ TQLC ở Hải Lăng Hè1972
5- Những Trận Đánh Cuối Cùng cuả TQLC ở mặt trận Cổ
Thành
6- Vài Cãm Nghĩ về Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư
Đoàn TQLC
7- Thiếu Tướng Bùi Đình Đạm
8- Giơí Thiệu Huân Chương Precious Tripod
9- Giơí Thiệu Huân Chương Cheon-Su
10- Trung Tướng Lâm Quang Thi
|
Tướng
Bùi
Thế
Lân:
Một Anh Tài Quân
Sự cuả Việt Nam vừa được vinh danh tại Hoa Kỳ
Khánh
Vân tổng hợp
Thiếu Tướng Buì Thế Lân năm 1974
Thiếu Tướng
Bùi Thế Lân năm
2010
(ảnh cuả NgyThanh/TB)
Tin từ
Hoa Thạnh Đốn (WASHINGTON, theo Vietbao.com). Ngày 10
tháng 3 năm 2010. Tướng Bùi
Thế
Lân
vừa
được Tổng Thống Hoa Kỳ trao tặng Huân Chương Legion of Merit
(Degree of
Commander) qua một văn bản ký bởi Bộ Trưởng Bộ
Quốc
Phòng Hoa Kỳ Robert M. Gates.
Bản văn viết bằng Anh ngữ, ghi là trao tặng huân chương
này cho:
“Thiếu Tướng
Bùi Thế Lân, Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam,
Do tài lãnh
đạo
được đặc biệt ca ngợi trong khi thi
hành xuất sắc nhiệm vụ từ ngày 30 tháng 3-1972 đến
ngày 16 tháng 9 năm 1972 khi liên tục đảm
trách chức vụ Tư Lệnh Phó và kế tiếp là Tư
Lệnh TQLC Việt Nam.
Thời gian này mang tính cách quyết định cho
cuộc
chiến đấu mất còn của Việt Nam Cộng Hoà, gây ra bởi
các cuộc
tiến chiếm ồ ạt của nhiều sư đoàn chính quy quân
đội Bắc Việt tràn qua khu phi quân sự, Chuẩn Tướng
Lân đã giữ vai trò chủ yếu trong những chiến thắng vẻ vang của Thuỷ Quân Lục Chiến
Việt Nam Cộng Hoà mà đỉnh cao
là giải toả hoàn toàn thị xã
Quảng Trị.
Nhờ tài chỉ huy lỗi lạc, kinh nghiệm chiến trường và
lòng dũng cảm vượt bậc khi đối đầu với một địch quân thiện
chiến, Chuẩn Tướng Lân đã tạo cho toàn thể
quân sĩ Thuỷ Quân Lục Chiến thêm những cố gắng quả
cảm trong nỗ lực đầy
hào hùng và chiến thắng được một kẻ thù
kiên cường.
Thành tích gương mẫu của ông đã tạo đươc
danh tiếng cho cá nhân ông, cũng như cho toàn
thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
Huân chương naỳ đính kèm Biểu Chương Chiến
Công Xuất Sắc.
Nguồn: http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=45&nid=141864
Giơí
Thiệu
về
Huân
Chương
Legion
Huân
Chương Bắc
Đẩu
Bội
Tinh
về
Chỉ
Huy
(Legion of Merit - Commander)
Huy
Chương Legion
Huân
chương Bắc Đẩu Bội Tinh về Chỉ Huy ( Legion of Merit / Degree
of commander) được trao tặng để tuyên dương công
trạng về những đóng góp xuất sắc trong quân đội.
Theo điều 672-7 cuả Quân Luật/ Lục Quân Hoa Kỳ. Huân
chương nấy có bốn bậc; (1) Dành cho cấp chỉ huy trưởng
cuả quân đội hay quôc gia ( chief commander/ chief of
state), (2) Dành cho cấp tướng chỉ huy sư đoàn
(commander), (3) Dành cho sĩ quan cấp tá (officer),
(4) Dành
cho sĩ
quan nhưng khác màu cuả huy chương ( legionair)....
Khánh
Vân
dịch theo
www.gruntsmilitary.com
Legion of Merit
1. Description: The
degrees of
the Legion of Merit are as depicted below with description and
components for each:
CHIEF COMMANDER
a. Chief
Commander:
(1)
Description:
On
a
wreath
of
Green
laurel
joined
at
the
bottom
by
a
Gold
bow-knot
(rosette),
a
domed
five-pointed
White
star
bordered
Crimson,
points
reversed
with
v-shaped
extremities
tipped
with
a
Gold
ball.
In
the
center,
a
Blue
disk
encircled
by Gold clouds, with 13
White stars arranged in the pattern that appears on the United States
Coat of Arms. Between each point, within the wreath are crossed arrows
pointing outwards. The overall width is 2 15/16 inches. The words
"UNITED STATES OF AMERICA" are engraved in the center of the reverse. A
miniature of the decoration in Gold on a horizontal Gold bar is worn on
the service ribbon.
(2)
Components:
Decoration
breast
badge,
MIL-D-3943/12,
NSN
for
complete
decoration
set
is
8455-00-269-5752;
NSN
for
individual
decoration
set
is
8455-00-246-3821.
The
specification
for
the
service
ribbon
is
MIL-R-11589/80
and
the
NSN
is
8455-00-252-9925.
The
lapel
button
is
MIL-L-11484/10-1,
NSN
is
8455-00-253-0813.
COMMANDER
b. Commander:
(1)
Description:
On
a
wreath
of
Green
laurel
joined
at
the
bottom
by
a
Gold
bow-knot
(rosette),
a
five-pointed
White
star
bordered
Crimson,
points
reversed
with
v-shaped
extremities
tipped
with
a
Gold
ball.
In
the
center,
a
Blue
disk
encircled
by
Gold clouds, with 13 White stars
arranged in the pattern that appears on the United States Coat of Arms.
Between each star point, within the wreath are crossed arrows pointing
outwards. The overall width is 2 1/4 inches. A Gold laurel wreath in
the v-shaped angle at the top connects an oval suspension ring to the
neck ribbon that is 1 15/16 inches in width. The reverse of the
five-pointed star is enameled in White, and the border is Crimson. In
the center, a disk for engraving the name of the recipient surrounded
by the words "ANNUIT COEPTIS MDCCLXXXII." An outer scroll contains the
words "UNITED STATES OF AMERICA." The service ribbon is the same as the
ribbon for the degree of Commander, except the ribbon attachment is
Silver.
(2)
Components:
The
decoration
set
for
degree
of
Commander
consists
of
the
decoration,
service
ribbon
and
lapel
button
and
is
NSN
8455-00-269-5753.
Individual
components
are
the
decoration,
MIL-D-3943/14,
NSN
8455-00-246-3819;
the
service
ribbon,
MIL-R-11589/80,
NSN
8455-00-252-9928;
and
the
lapel
button,
MIL-L-11484/10-2,
NSN
8455-00-253-0814.
The neck ribbon for the degree
of Commander is 1 15/16 inches wide and consists of the following
stripes: 1/16 inch White 67101; center 1 13/16 inches Crimson 67112;
and 1/16 inch White.
OFFICER
c. Officer:
(1)
Description:
The
design
is
the
same
as
the
degree
of
Commander
except
overall
width
is
1
7/8
inches
and
the
pendant
has
a
suspension
ring
instead
of
the
wreath
for
attaching
the
ribbon.
A
Gold
replica
of
the
medal,
3/4
inch wide, is centered on the suspension ribbon.
(2)
Components.
The
decoration
set
for
degree
of
Officer
consists
of
the
decoration,
service
ribbon
and
lapel
button
and
is
NSN
8455-00-269-5754.
Individual
components
are
the
regular
size
decoration,
MIL-D-3943/13,
NSN
8455-00-246-3823;
the
service
ribbon,
MIL-R-11589/80,
NSN
8455-00-252-9936;
and
the
lapel
button,
MIL-L-11484/10-3,
NSN 8455-00-257-4307. The miniature decoration,
MIL-D-3943/13, is not part of the set but is stocked separately, NSN
8455-00-996-5010.
LEGIONNAIRE AND LEGION OF MERIT
d.
Legionnaire/Legion of Merit:
(1)
Description:
The
design
is
the
same
as
the
degree
of
Officer,
except
the
suspension
ribbon
does
not
have
the
medal
replica.
(2)
Components:
The
decoration
set
for
degree
of
Legionnaire
and
the
Legion
of
Merit
issued
to
U.S.
personnel
consists
of
the
decoration,
service
ribbon
and
lapel
button
and
is
NSN
8455-00-262-3469.
Individual
components
are
the
regular
size
decoration,
MIL-D-3943/13,
NSN
8455-00-246-3832;
the
service ribbon, MIL-R-11589/80, NSN
8455-00-252-9932; and the lapel button, MIL-L-11484/10-4, NSN
8455-00-257-4306. The miniature decoration, MIL-D-3943/13, is not part
of the set but is stocked separately, NSN 8455-00-996-5009.
2. Ribbon: The ribbon for
the
decorations is 1 3/8 inches wide and consists of the following stripes:
1/16 inch White 67101; center 1 1/4 inches Crimson 67112; and 1/16 inch
White.
3. Criteria: a. The
degrees of
Chief Commander, Commander, Officer, and Legionnaire are awarded only
to members of armed forces of foreign nations under the criteria
outlined in Army Regulation 672-7 and is based on the relative rank or
position of the recipient as follows:
(1)
Chief
Commander
-
Chief
of
State
or
Head
of
Government.
(2)
Commander
-
Equivalent
of
an
U.S.
military
Chief
of
Staff
or
higher
position
but
not
to
Chief
of
State.
(3)
Officer
-
General
of
Flag
Officer
below
the
equivalent
of
a
U.S.
military
Chief
of
Staff;
Colonel
or
equivalent
rank
for
service
in
assignments
equivalent
to
those
normally
held
by
a
General
or
Flag
Officer
in
U.S.
military
service;
or
Military Attaches.
(4)
Legionnaire
-
All
recipients
not
included
above.
b. The Legion
of
Merit is awarded to all members of the Armed Forces of the United
States without reference to degree for exceptionally meritorious
conduct in the performance of outstanding services and achievements.
The performance must have been such as to merit recognition of key
individuals for service rendered in a clearly exceptional manner.
Performance of duties normal to the grade, branch, specialty or
assignment, and experience of an individual is not an adequate basis
for this award. For service not related to actual war the term "key
individual" applies to a narrower range of positions than in time of
war and requires evidence of significant achievement. In peacetime,
service should be in the nature of a special requirement or of an
extremely difficult duty performed in an unprecedented and clearly
exceptional manner. However, justification of the award may accrue by
virtue of exceptionally meritorious service in a succession of
important positions.
4. Background: a. Although
recommendations for creation of a Meritorious Service Medal were
initiated as early as September 1937, no formal action was taken toward
approval. In a letter to the Quartermaster General (QMG) dated 24
December 1941, The Adjutant General formally requested action be
initiated to create a Meritorious Service Medal and provide designs in
the event the decoration was established. Proposed designs prepared by
Bailey, Banks, and Biddle and the Office of the Quartermaster General
were provided to Assistant Chief of Staff G1 (Colonel Heard) by the QMG
on 5 January 1942. The Assistant Chief of Staff G1 (BG Hilldring) in a
response to the QMG on 3 April 1942, indicated the Secretary of War
approved the design recommended by the QMG and directed action be taken
to assure the design of the Legion of Merit (change of name) be ready
for issue immediately after legislation authorizing it was enacted into
law.
b. An Act of
Congress
(Public Law 671 - 77th Congress, Chapter 508, 2d Session) on
20 July 1942, established the Legion of Merit and provided that the
medal "shall have suitable appurtenances and devices and not more than
four degrees, and which the President, under such rules and regulations
as he shall prescribe, may award to (a) personnel of the Armed Forces
of the United States and of the Government of the Commonwealth
Philippines and (b) personnel of the armed forces of friendly foreign
nations who, since the proclamation of an emergency by the President on
8 September 1939, shall have distinguished themselves by exceptionally
meritorious conduct in the performance of outstanding services". The
medal was announced in War Department Bulletin No. 40 dated 5 August
1942. Executive Order 9260, dated 29 October 1942, by President
Roosevelt, established the rules for the Legion of Merit and required
the President's approval for award. However, in 1943, at the request of
General George C. Marshall, approval authority for U.S. personnel was
delegated to the War Department. Executive Order 10600, dated 15 March
1955, by President Eisenhower, revised approval authority. Current
provisions are contained in Title 10, United States Code 1121.
c. The reverse
of the
medal has the motto taken from the Great Seal of the United States
"ANNUIT COEPTIS" (He [God] Has Favored Our Undertakings) and the date
"MDCCLXXXII" (1782) which is the date of America's first decoration,
the Badge of Military Merit, now known as the Purple Heart. The ribbon
design also follows the pattern of the Purple Heart ribbon.
d. The Legion
of
Merit was the first American decoration awarded to citizens of other
nations. Awardees included:
(1)
Chief
Commander
-
China's
Generalissimo
Chiang
Kaishek
was
a
first
recipient.
(2)
Commander
-
Brazil's
Brigadier
General
Amaro
Soares
Bittencourt
was
first
to
receive
this
or
any
of
the
degrees.
(3)
Officer
-
first
to
receive
the
Officer
degree
were
Colonel
Johanes
K.
Meijer
of
the
Royal
Netherlands
Army,
Major
Herbert
J.
Thompson
of
the
British
Army,
and
Major
Stephan
M.
Dobrowalski
of
the
Polish
Army.
(4)
Legionnaire/Legion
of
Merit
-
First
award
to
Lieutenant
Anna
A.
Bernatitus,
heroic
Navy
Nurse
who
served
at
Bataan
and
Corregidor.
(5)
At
the
beginning
of
the
North
African
Campaign,
General
Lyman
L.
Lemnitzer
accompanied
General
Mark
Clark
by
submarine
to
North
Africa.
Upon
arrival,
about
60
officers
were
awarded
the
Legion
of
Merit
and
were
among
the
first
awarded
the
medal.
By some misunderstanding as to
the rules governing the awards, these 60 American Officers were awarded
the degree of Officer. According to General Lemnitzer, President
Roosevelt was annoyed, however, he did not rescind the awards.
Accordingly, these were the only American Officers awarded the Legion
of Merit with a degree.
e. Order of
precedence and wear of decorations is contained in Army Regulation
670-1. Policy for awards, approving authority, supply, and issue of
decorations is contained in Army Regulation 600-8-22.
Source: http://www.gruntsmilitary.com/lom.shtml
|
Tướng Bùi
Thế
Lân
Tâm Sự Cọp Biển
Sau khi nhận chức Tư Lệnh Sư Ðoàn Thủy
quân Lục chiến, ngày 5 tháng 4 năm 1972, được
vài tháng thì tôi được chỉ thị Trung Ương
soạn thảo kế hoạch cùng các đơn vị Nhảy Dù
và Bộ Binh địa phương để tái chiếm Quảng Trị bằng mọi
giá. Lúc đó tất cả đều do Trung tướng Ngô
Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Ðoàn 1 chỉ huy.
Chúng tôi được lệnh tham chiến toàn bộ Sư
Ðoàn TQLC gồm 3 Lữ Ðoàn nòng cốt 147, 258
và 369.
Cuộc hành quân được khởi sự vào cuối
tháng 6 năm 1972 và Thủy Quân Lục Chiến đi từ Quốc
lộ 1 ra bờ biển hàng ngang đánh tiến ra Quảng Trị.
Tôi chỉ thị cho Ðại tá Bảo, Lữ đoàn Trưởng Lữ
Ðoàn 147 và Ðại tá Ðịnh, Lữ
đoàn trưởng Lữ Ðoàn 258 cho rải quân
hàng ngang từ Quốc lộ 1 cho đến ven bờ biển và
hành quân tiến về hướng Bắc. Khu vực từ Quốc lộ 1 tiến
vào núi thuộc vùng trách nhiệm của Sư
Ðoàn Nhảy Dù. Ðồng thời tôi chỉ thị cho
Ðại tá Lương, Lữ đoàn trưởng 369 đóng lại ở Mỹ
Chánh để trừ bị. Cuộc hành quân tái chiếm
Quảng Trị thật gay go và làm thiệt hại cũng như bị thương
rất nhiều cho anh em mang cùng màu áo với
tôi, đó là điều làm tôi vô
cùng đau xót, nhất là vì tôi
không ngờ đã phải đánh đổi một giá
quá cao như vậy. Sáng 16 tháng 9 năm 1972, anh em
chúng tôi vào được Cổ thành Quảng Trị.
Và cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH được tung bay trên
cột cờ Quảng Trị sau một thời gian vắng bóng. Và
công việc mà tôi phải chu toàn gấp trong thời
gian đó là vấn đề bổ sung quân số cho các
đơn vị trực thuộc. Vì số tử thương khá cao nên
tôi phải xoay sở lắm mới xong việc bổ sung cho Sư
Ðoàn.
Ðầu tháng 2 năm 1975, tôi được lệnh
thành lập thêm một Lữ đoàn nữa, đó là
Lữ đoàn 468 gồm 3 tiểu đoàn 14, 16 và 18.
Tôi chỉ thị cho Ðại tá Ðịnh về Sài
gòn để lo vấn đề thành lập Lữ đoàn 468. Ðến
cuối tháng 2/75 thì Lữ đoàn 468 đã được
thành lập xong và được biệt phái ngay cho
Quân đoàn 3 hành quân vùng Long An
và Hậu Nghĩa. Tất cả ba Lữ đoàn 147, 258 và 369 ở
lại đóng giữ Quảng Trị cho đến ngày 12 tháng 3 năm
75 thì tôi được lệnh của Trung tướng Ngô Quang
Trưởng cho rút Thủy Quân Lục Chiến từ Quảng Trị vào
Ðà Nẵng thay cho Sư đoàn Nhảy Dù được lệnh về
Sài gòn.
Trung tướng Trưởng ra lệnh cho tôi chỉ đưa về
Ðà Nẵng 2 Lữ đoàn 147 và 258 thôi.
Còn Lữ đoàn 369 được tăng phái cho Trung tướng
Lâm Quang Thi là Tư lệnh tiền phương tại Huế. Ngày
15 tháng 3 năm 75, Lữ đoàn 468 được không vận từ
Sài gòn ra Ðà Nẵng.
Ngày 17 tháng 3 năm 75, Lữ đoàn
147, 258 và 468 của TQLC đã bàn giao nhận khu vực
trách nhiệm bảo vệ vòng đai Ðà Nẵng từ
đèo Hải Vân trở vào do Sư Ðoàn Nhảy
Dù giao lại. Riêng Lữ đoàn 369 thì được đưa
vào Huế dưới quyền chỉ huy của Tướng Thi kể từ ngày 15
tháng 3 năm 75. Hàng ngày tôi vẫn bay ra
thăm các đơn vị của tôi ở Huế theo hệ thống hàng
ngang. Vì các đơn vị của Sư đoàn Thủy Quân
Lục Chiến thuộc thành phần Tổng trừ bị nên khi đã
biệt phái cho các vùng thì được đặt trực
tiếp chỉ huy hệ thống dọc của các vị Tư Lệnh Quân
Ðoàn, còn tôi chỉ có quyền thăm h?i,
giúp đỡ anh em thuộc cấp theo hệ thống ngang thôi chớ
không có quyền gì hơn.
Chiều 23 tháng 3 năm 75, lúc 5 giờ,
tôi đang bay đi thåm các đơn vị ở Ðà Nẵng
thì được lệnh về gặp Trung tướng Trưởng ở Bộ Tư lệnh Quân
ðoàn 1. Tôi đáp máy bay ở sân Bộ
Tư Lệnh Quân đoàn 1 đi bộ vào thì gặp Chuẩn
tướng Lê văn Ðiềm, Tư Lệnh Sư đoàn 1/ Bộ Binh đi ra
với vẻ mặt buồn bã. Tôi chào hỏi Chuẩn tướng
Ðiềm. Và tôi nói rằng "Ðiềm ơi ráng
lo đi, tình hình bây giờ ở đâu cũng
khó khăn cả." Chuẩn tướng Ðiềm chỉ lắc đầu buồn bã
tạm biệt tôi và không nói một lời nào
cả. Tôi vào văn phòng gặp ngay Trung tướng Trưởng
và Trung tướng Trưởng nói với tôi rằng: "Tôi
đã cho lệnh bỏ Huế rồi." Nghe tin như sét đánh,
tôi hỏi ngay Trung tướng Trưởng: "Khi nào mình sẽ
rút?" Trung tướng Trưởng với đôi mắt buồn bã như
một bác sĩ có tài nhìn đứa con thân
yêu của mình sắp bị chết, mình đủ khả năng chữa trị
cứu sống nó, nhưng hai tay bị trói đe chỉ đứng
nhìn mà thôi. Thật đau sót biết bao!
Và Trung tướng Trưởng chỉ trả lời trong nghẹn ngào
đúng hai chữ: "Ðêm nay".
Tôi thông cảm Trung tướng Trưởng hơn ai hết
nên đành từ giã trở về hậu cứ liên lạc ngay
Ðại tá Trì, Tư lệnh phó Sư Ðoàn
Thủy Quân Lục Chiến, lúc đó đang đại diện tôi
ở cạnh Bộ Tư Lệnh Tiền Phương ở Huế dưới quyền Trung tướng Thi.
Tôi hỏi Ðại tá Trì có nhận được lệnh
không, Ðại tá Trì trả lời: "Tôi đã
nhận lệnh rút quân về Ðà Nẵng". Và
tôi có hỏi kế hoạch rút quân như thế
nào thì được biết là "rút theo đường biển,
đi dọc theo sát bờ biển và sẽ có tàu đến
đón".
Lúc bấy giờ Bộ Chỉ Huy của Lữ đoàn 369
đang ở tại căn cứ Tân Mỹ ở cửa Thuận An, Huế. Còn
các đơn vị thì 2 tiểu đoàn đang ở An Lộ và
một tiểu đoàn đang ở Bắc quận Hương Ðiền và Nam Mỹ
Chánh, Huế.
Theo kế hoạch dự trù, như đã nói,
tôi được biết là sẽ rút quân theo đường biển,
nghĩa là tất cả các đơn vị của tôi và của Sư
Ðoàn 1 Bộ Binh của Chuẩn tướng Ðiềm sẽ ra cửa Thuận An
và sẽ có tàu Hải Quân và LCU
Quân vận vào đón. Nhưng vì lệnh rút
lui quá nhanh, quá đột ngột, nên các đơn vị
không chu toàn được, không thì hành
đúng theo kế hoạch rút quân. Do đó,
các đơn vị của Lữ đoàn 369 đã rút theo
phương tiện tự túc. Một số rút theo đường bộ dọc Quốc lộ
1 vào Ðà Nẵng, bị Việt cộng phục kích chận
đánh thiệt hại rất nặng. Một số theo Ðại tá Lương đi
bộ dọc theo bờ biển đi về phía Nam, được một số tàu Hải
quân và LCU vào đón. Ðại tá
Lương, Lữ đoàn trưởng 369 bị thương ở chân trong
lúc cố gắng đưa các anh em ra LCU đang lềnh bềnh
ngoài biển. Ðại tá Trì, Tư lệnh Phó Sư
đoàn TQLC theo một LCU của Hải quân về Ðà Nẵng.
Tổng kết bi thảm là chỉ một số nhỏ anh em TQLC thoát hiểm
bằng đường bộ và đường thủy, còn bao nhiêu bị tử
thương hay bị kẹt lại Huế. Số phận anh em rút theo đường biển
còn bi thảm hơn: Rút quân dọc theo bờ biển với
trên 110 cây số từ Huế vào Ðà Nẵng
thì anh em TQLC có thể đi bộ được, nhưng khi đến ngang
Phá Tam Giang ở cửa Tư Hiền thì có con sông
chắn ngang r¤ấ rộng, mà bên kia sông
thì VC đã chiếm rồi. Nên anh em TQLC cũng như Bộ
Binh Sư đoàn 1 lội sang rất khó khăn. Và nếu
có lội sang thì cũng bị VC bên kia sông bắt
hết. Tóm lại ké hoạch rút quân của
các đơn vị ở Huế, đều không được thi hành vì
không có phương tiện và lệnh rút ban ra
quá nhanh, không đủ thì giờ chuẩn bị rút
quân. Về Ðà Nẵng, Ðại tá Lương được
tôi đưa vào bệnh viện TQLC chữa trị vì vết thương ở
chân khá nặng.
Chiều 29 tháng 3 năm 75, tôi được lệnh bay
sang họp với Trung tướng Ngô Quang Trưởng tại Bộ Tư lệnh Hải
quân vùng 1 Duyên Hải. Tôi vào văn
phòng của Ðô Ðốc Hồ văn Kỳ Thoại và gặp
Trung tướng Trưởng, Trung tướng Thi và Ðô Ðốc
Thoại.
Tám giờ tối ngày 29 tháng 3 năm 75,
Trung tướng Trưởng ngồi ở bàn giấy của văn phòng
Ðô Ðốc Thoại gọi điện thoại về Sài gòn
nói chuyện. Chúng tôi ngồi ở Sa lông chờ đợi.
Tôi không nghe được những lời đối thoại giữa Trung tướng
Trưởng với TT Thiệu và Ðại tướng Cao Văn Viên. Nhưng
ít phút sau, nhìn thấy đôi mắt đỏ ngầu,
khuôn mặt buồn bã và những lời đối thoại vắn tắt
của tướng Trưởng, tôi cũng đoán được một phần nào
những việc chẳng lành sắp đến cho anh em chúng tôi.
Rời điện thoại, Trung tướng Trưởng tiến về phía chúng
tôi. Với vẻ mặt buồn thảm, giọng nói nghẹn ngào
ông nói: "Lệnh bỏ Ðà Nẵng." Chúng
tôi đứng lặng người như bị sét đánh. Suốt cuộc đời
binh nghiệp tôi chưa bao giờ được nghe một mệnh lệnh làm
tê điếng như thế. Tôi không ngần ngại hỏi lại Tướng
Trưởng: "Thưa Trung tướng mình phải bỏ Ðà Nẵng?"
Tướng Trưởng trả lời: "Ðúng thế". Và ông lặng
lẽ không nói thêm một lời.
Mười phút sau khi Trung tướng Trưởng ban
hành lệnh bỏ Ðà Nẵng cho anh em chúng
tôi thì VC pháo kích ngay vào Trung
Tâm Hành quân của BTL/HQ/VIZH, trúng ngay sau
văn phòng của Ðô Ðốc Thoại, chỗ chúng
tôi đang ngồi. Ðạn pháo kích như mưa,
càng lúc càng gia tăng, rơi cùng khắp căn
cứ... Ðến 9 giờ tối, Chuẩn tướng Hinh, Tư Lệnh Sư Ðoàn 3
Bộ Binh đáp trực thăng vào gặp Trung tướng Trưởng
và sau khi nhận chỉ thị, Chuẩn tướng Hinh đã bay về hậu
cứ. Sau đó Trung tướng Thi cũng bay ra chiến hạm Mỹ, vì
đã hết nhiệm vụ. Khoảng 9 giờ 45 Trung tướng Trưởng ra
máy bay trực thăng riêng để về lại Bộ Tư Lệnh Quân
Ðoàn 1. Nhưng máy bay đã bị đạn pháo
kích hư không sử dụng được. Tôi bèn đề nghị
Trung tướng Trưởng lấy máy bay riêng của tôi
thì cũng bị hư vì đạn pháo kích luôn.
Sau đó, Trung tướng Trưởng trở vào lại văn
phòng Ðô Ðốc Thoại. Tôi và
Ðô Ðốc Thoại thì liên lạc các chiến
hạm để tìm cách di chuyển anh em Thủy quân Lục
chiến. Ðến 10 giờ 15 phút thì Ðại tá
Phước, Không đoàn trưởng Không đoàn 63
lái một trực thăng loại tải thương đáp xuống sân cờ
Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải, và vào gặp
Trung tướng Trưởng xin chỉ thị. Sau đó tôi đã tiễn
đưa Trung tướng Trưởng ra chiếc trực thăng này để đưa Trung
tướng về Bộ Tư Lệnh QÐ1. Còn phần tôi, tôi trở
lại văn phòng của Ðô Ðốc Thoại lo phối hợp giải
quyết vấn đề phương tiện rút quân cho các đơn vị
trực thuộc Quân Ðoàn 1 và TQLC.
Tình hình càng lúc
càng trầm trọng. Việt Cộng pháo vào phi trường
Ðà Nẵng và Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn
1ở· thành phố Ðà Nẵng. Các chiến hạm
và tàu bè đã rời khỏi căn cứ của
BTL/HQ/VIZH và CCYT/TV/ÐN. Phòng hành
quân bị trúng pháo hư hại. Ðô Ðốc
Thoại và tôi không còn một phương tiện
nào trong tay nữa. Nên chúng tôi phải đi bộ
quanh sau các mỏm đá dọc theo bờ biển ra sau bãi
trước Hòn Sơn Chà. Và may khi đó có
một ghe Hải quân đi ngang gần đó. Ðô Ðốc
Thoại đã cho lệnh gọi chiếc ghe đó vào thì
được biết đó là ghe của Hải quân do Thiếu tá
Hy chỉ huy. Khi Thiếu tá Hy nghe nói trên bờ
có Ðô Ðốc Thoại, nên đã la lớn rằng,
"Nếu có Ðô Ðốc Thoại ở trong bờ thì xin
Ðô Ðốc hãy lên tiếng cho tôi nhận ra
tiếng thì tôi mới vào". Ðô Ðốc Thoại
phải ráng hết mình la lớn vì trời tối, gió
thổi mạnh, sóng to, biển khá động, nên rất
khó nghe, hơn nữa, chúng tôi ở cách xa ghe
gần nửa cây số.
Ðô Ðốc Thoại nói lớn: "Tôi
là Ðô Ðốc Thoại đây! Anh em vào
đón tôi với." Sau đó, Thiếu tá Hy, người
đã từng làm đơn vị trưởng nhiều năm dưới quyền
Ðô Ðốc Thoại đã nhận ra đúng giọng quen
thuộc của người anh cả đã chỉ huy ông ta trong thời gian
qua, bèn cho ghe Yabuta vào sát để đón
Ðô Ðốc Thoại và tôi, cùng một số anh
em Hải quân đi theo chúng tôi, chở thẳng ra cập HQ
802 của Hải Quân Trung tá Võ Công làm
Hạm Trưởng. Lên tàu này chúng tôi
đã thấy có Chuẩn tướng Hinh, Tư Lệnh SÐ3/BB ở
đó. Kế đén, tôi lại gặp ngay Ðại tá Quế,
TTM/SÐ/TQLC cũng có ở đấy.
Ngay sau đó, tôi nhờ hệ thống truyền tin
Hải quân của chiến hạm để liên lạc các đơn vị ở
trong bờ. Trong lúc đó anh em TQLC được chia làm
hai nhóm. Một nhóm ở ngay Tiên Sa gần khu vực của
Bộ Tư Lệnh HQ/VIZH. Và một nhóm ở căn cứ Non Nước, do
Ðại Tá Trì Tư lệnh Phó SD/TQLC chỉ huy.
Chúng tôi đã được một số chiến hạm của Hải
quân vào gần bãi ủi của Non Nước để vớt anh em TQLC
rất nhiều. Và chỉ có một vài chiến hạm loại đổ bộ
như HQ 404, HQ 801 hay HQ 802 mới có thể vào gần được.
Còn các chiến hạm khác thì chỉ ở
ngoài và anh em TQLC chỉ có cách
dùng ghe tàu nhỏ đi ra chứ không có
cách gì đi ra tàu vì quá xa.
Sáng 30 tháng 3/75, HQ404 được lệnh
vào gần cách bờ 5 hải lý để vớt tướng Trưởng,
nhưng không vào thêm. Cuối cùng, tôi
nghe Ðại tá Trí thuật lại là vị Hạm Trưởng
đã cho tàu thả trôi từ từ vào mặc dầu lệnh
Sài gòn là ở cách xa bờ 5 hải lý.
Tàu tiến vào gần kề sát bờ, chỉ cách bờ
chưa được 1 hải lý. Nên HQ 404 đã vớt được tướng
Trưởng và đông đảo anh em TQLC, trong đó có
cả Ðại tá Trí, từ trong bờ lội ra. Khi anh em TQLC
lên tàu xong, Tổng tham mưu ra lệnh cho TQLC về
Sàigòn chỉnh trang, bổ sung. Nhưng trên đường về
thì ngày 1 tháng 4 năm 75, tôi được lệnh TTM
do phương tiện truyền tin Hải quân chuyển lại là cho đổ bộ
TQLC xuống Cam Ranh để chỉnh trang. Chúng tôi phải xuống ở
bãi ủi Cam Ranh. Ðến ngày 3 tháng 4, TTM chỉ
thị cho HQ 802 chở TQLC về Vũng Tàu.
Chúng tôi đóng quân tại
Bãi Sau, Vũng Tàu, trong căn cứ dưỡng quân.
Tôi cho lệnh các vị Lữ đoàn trưởng chỉnh đốn
hàng ngũ, và trang bị lại cho các đơn vị.
Ngày 6 tháng 4, tôi được lệnh TTM cho biệt
phái 2 Lữ đoàn 147 và 258 cho Quân
đoàn 3 do Trung tướng Toàn chỉ huy, trách nhiệm
hành quân vùng Long Thành và
phía Bắc phi trường Biên Hòa. Lúc đó
LÐ/258 do Trung tá Tống chỉ huy. Riêng Lữ đoàn
468 thì ở tại Vũng Tàu để bổ sung và trang bị.
Sáng 29 tháng 4, tôi liên lạc
với các đơn vị TQLC tăng phái cho QÐ3 thì được
biết tình hình rất nặng nề, các đơn vị VC tấn
công mạnh, có xe tăng yểm trợ. Ðến 10 giờ ngày
29 tháng 4 tôi mất liên lạc hẳn với 2 Lữ đoàn
147 và 258.
Lê
Bá
Chư
ghi thuật
Lịch Sử Ngàn Người Viết
Nguồn:
http://www.generalhieu.com
Tướng Bùi Thế Lân, Cuộc Đổ Bộ TQLC Ở Hải Lăng Hè
1972
Tướng Bùi Thế Lân và Sư
đoàn Thủy quân Lục chiến VNCH ở phòng tuyến bờ Nam
Mỹ Chánh, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, Hè 1972.
Trong loạt bài “Chiến trường Việt Nam, 30 năm nhìn lại”,
trong phần trình bày tình hình chiến sự
từng ngày tại mặt trận Quảng Trị mùa Hè 1972,
chúng tôi đã lược trình một số cuộc
hành quân của các đơn vị thuộc Sư đoàn Thủy
quân Lục chiến (TQLC). Như đã trình bày, sau
khi Sư đoàn 3 Bộ binh và các đơn vị tăng
phái rút khỏi Quảng Trị vào đầu tháng
5/1972, Lữ đoàn 369 TQLC đã lập ngay tuyến chận địch ở bờ
Nam sông Mỹ Chánh trong khi chờ đợi bộ Tư lệnh Quân
đoàn 1 và bộ Tư lệnh Sư đoàn TQLC tái phối
trí lực lượng để giữ khu vực gần địa giới hai tỉnh Quảng
Trị-Thừa Thiên.
Ngày 4 tháng 5/1972, tiếp theo sự bổ nhiệm trung tướng
Ngô Quang Trưởng, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4,
giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 1 thay trung tướng Hoàng
Xuân Lãm, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đă quyết định
bổ nhiệm đại tá Bùi Thế Lân, lúc đó
đang là Tư lệnh phó Sư đoàn TQLC, giữ chức Tư lệnh
đại đơn vị tổng trừ bị này thay thế trung tướng Lê
Nguyên Khang. Theo tài liệu của trung tướng Ngô
Quang Trưởng, thì ban đầu trung tướng Lê Nguyên
Khang được đề nghị giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 2 thay trung
tướng Ngô Du xin từ nhiệm, thế nhưng tướng Khang đã từ
chối, sau đó, ông được bổ nhiệm làm Phụ tá
Hành quân Tổng tham mưu trưởng.
Đại tá Bùi Thế Lân xuất thân khóa 4
trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, bạn đồng khóa với trung tướng
Ngô Quang Trưởng và các chuẩn tướng Lê Quang
Lưỡng (Tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù), Nguyễn Văn Điềm (Tư lệnh
Sư đoàn 1 BB), Hồ Trung Hậu (nguyên Tư lệnh Sư đoàn
21 BB). Trước khi giữ chức Tư lệnh phó rồi cuối cùng
là Tư lệnh TQLC, đại tá Lân là tham mưu
trưởng Thủy quân Lục chiến từ những năm đầu của thập niên
60 khi binh chủng này còn ở cấp Lữ đoàn, ông
được thăng đại tá vào năm 1966. Sau khi đảm nhận chức Tư
lệnh TQLC được hơn 3 tuần, ngày 28-5-1972, ông đã
được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gắn một sao lên cổ áo
ngay tại bản doanh bộ Tư lệnh TQLC đặt trong Đại Nội Huế. Tân
chuẩn tướng Bùi Thế Lân đã tuyên hứa với Tổng
thống VNCH là ông và Sư đoàn TQLC sẽ quyết
tái chiếm Cổ Thành trong tay quân thù. Sau
gần 3 năm chỉ huy Sư đoàn TQLC, ông được vinh thăng thiếu
tướng.
Trở lại với mặt trận phía Nam tỉnh Quảng Trị, ngày 4
tháng 5/1972, trung tướng Ngô Quang Trưởng đã họp
với tân Tư lệnh Sư đoàn TQLC Bùi Thế Lân để
duyệt xét tình hình. Trung tướng Trưởng đã
giao trách nhiệm cho Sư đoàn TQLC chịu trách nhiệm
phòng thủ phía Nam Quảng Trị và vùng Bắc
Thừa Thiên. Sau đây là một số cuộc hành
quân của TQLC tại khu vực cận duyên quận Hải Lăng tỉnh
Quảng Trị trong tháng 5 và thượng tuần tháng
6/1972. Phần này được biên soạn dựa theo tài liệu
của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, bài
viết của cựu trung tá Trần Văn Hiển, nguyên Trưởng
phòng 3 Sư đoàn TQLC và tài liệu
riêng của VB.
* Tướng Bùi
Thế Lân, Sư đoàn TQLC và cuộc các đổ bộ tấn
công CQ
Hạ tuần tháng 5/1972, phòng tuyến Mỹ Chánh
đã trở nên sôi động khi Cộng quân tập trung
lực lượng tấn công vào các vị trí
phòng ngự của các Tiểu đoàn 3,8 và 9 TQLC,
bộ chỉ huy Lữ đoàn 369 TQLC và các pháo đội
của Tiểu đoàn 3 Pháo binh TQLC vào hai ngày
21 và 22 tháng 5/1972. Những ngày kế tiếp, Cộng
quân chuyển mũi dùi tấn công sang phía
Tây-vùng trách nhiệm của Lữ đoàn 258 TQLC.
Trong ba ngày liền, CQ dàn trận tấn công giữa ban
ngày nhưng đã trở thành mục tiêu cho
Pháo binh và Không quân Việt Mỹ tiêu
diệt bằng hỏa lực hùng hậu.
Trong khi trận chiến ở phía Tây thuộc khu vực trách
nhiệm của Lữ đoàn 258 TQLC còn đang sôi động, để
tạo yếu tố bất ngờ nhằm triệt hạ lực lượng đối phương ở hướng
Đông, tướng Bùi Thế Lân và bộ Tư lệnh Sư
đoàn TQLC đã mở tiếp cuộc hành quân tại khu
vực duyên hải quận Hải Lăng. Lực lượng chính là 3
Tiểu đoàn 4,6,7 TQLC thống thuộc quyền điều động của Lữ
đoàn 147 TQLC. Theo kế hoạch, ngày 23 tháng
5/1972, toàn bộ Tiểu đoàn 7/TQLC đã từ
phòng tuyến Mỹ Chánh di chuyển bằng quân xa đi về
phía Nam để đến bến Tàu Tân Mỹ, cách Huế 5km
đường chim bay về hướng Đông, từ đó được chở hải vận ra
Hạm đội 7 ở ngoài khơi để chuẩn bị cuộc đổ bộ bằng đường biển.
Theo phân nhiệm, Tiểu đoàn này sẽ phụ trách
tuyến ven biển, trong khi đó hai Tiểu đoàn 4 và 6
TQLC được trực thăng vận đổ vào vùng có địa danh
chiến sử “Dãy phố buồn thiu”.
Đúng 7 giờ 30 ngày 24 tháng 5/1972, cuộc
hành quân khai diễn. Mở đầu, các pháo đội
pháo binh, hải pháo và phi tuần không
quân chiến thuật đã oanh kích với hỏa lực tối đa
vào các mục tiêu tại các bãi đổ bộ,
trong khi đoàn tàu chở Tiểu đoàn 7 TQLC còn
cách bờ 3 cây số. Cùng thời gian này, hai
Tiểu đoàn 4 và 6 TQLC và các phi
đoàn trực thăng Hoa Kỳ đã sẵn sàng tại bãi
bốc chuẩn bị nhập trận sau đó. Để dọn sạch các chướng
ngại vật và triệt hạ hỏa lực phòng không của Cộng
quân quanh các khu vực đổ quân của TQLC, theo sự
điều hướng của Ủy ban liên bộ Tham mưu Sư đoàn TQLC
và Hạm đội 7 đặt trên chiến hạm chỉ huy USS Blue Ridge,
phi vụ B-52 bay tới trải những thảm lửa xuống các bãi
đáp, lúc đó đoàn tàu đổ bộ
còn cách bờ chưa đến 2 km.
Khi B-52 vừa chấm dứt đợt oanh tạc, hai đợt tàu đổ bộ, mỗi đợt
40 chiếc cập bãi đổ Tiểu đoàn 7 TQLC lên các
bãi ấn định. Vừa đặt chân lên bờ, các Cọp
Biển xung phong tiến chiếm các đồi cát cao, nhanh
chóng tấn công các mục tiêu. Cộng quân
bị tấn công bất ngờ nhưng vẫn cố bám giữ các
công sự tác chiến chính để cầm chân tiểu
đoàn 7 TQLC, kịch chiến đã diễn ra quanh các đồi
cát khi các trung đội TQLC tràn lên tiến
chiếm các cao địa. Với lối đánh tốc chiến, hơn 1 giờ sau,
Tiểu đoàn 7 TQLC đã làm chủ trận địa, đánh
bật CQ ra khỏi vùng đồi cát ở phía Đông khu
vực hành quân, hạ sát tại chỗ hơn 50 CQ, bắt sống
10 tù binh.
Cùng lúc đó, Tiểu đoàn 4 và 6 TQLC
được trực thăng vận xuống khu vực giao điểm của hai hương lộ 555
và 602, một địa danh đã đi vào chiến sử với
cái tên gọi “Dãy phố buồn thiu”. Tại đây,
trong thời gian từ 1965 đến 1972 đã xảy nhiều trận giao tranh
ác liệt giữa lực lượng VNCH, đồng minh và các đại
đơn vị CSBV. Trước tháng 7 năm 1954, tại địa danh chiến sử
này đã xảy ra trận chiến kéo dài hơn 1 tuần
lễ giữa lực lượng Nhảy Dù Pháp và trung
đoàn 95 Việt Minh (CSVN).
Trở lại với cuộc đổ quân ngày 24 tháng 5/1972, ngay
khi vào vùng hành quân, TQLC đã đụng
độ ngay với 1 đơn vị của trung đoàn 18 thuộc sư đoàn 325
CSBV, mà thành phần chủ lực đã rút trước
đó. Do Cộng quân đã chiếm giữ khu vực này
hơn một tháng nên đã tổ chức được hệ thống
phòng sự kiên cố với các cụm giao thông
hào liên hòa và các chốt chận đặt ở
những vị trí yết hầu.
Để triệt hạ được các cụm kháng cự của địch quân,
các đại đội Thủy quân Lục chiến đã phải di chuyển
và lưu động chiến, rồi tấn công bất ngờ theo mô thức
dương Đông kích Tây. Đến ngày 30 tháng
5/1972, Thủy quân Lục chiến đã làm chủ nhiều vị
trí trọng yếu tại khu vực giao điểm nói trên. Cuộc
hành quân Sóng Thần 6-72 chấm dứt ngày
31/5/1972 sau khi 3 Tiểu đoàn 4, 6 và 7 TQLC trở lại
phòng thủ tuyến Mỹ Chánh.
* Cuộc đổ bộ
ngày 6 tháng 6
Trong chiến sử của Sư đoàn Thủy quân Lục chiến VNCH,
ngày 6 tháng 6/1972 đã trở thành
ngày lịch sử khi 4 Tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến
vượt sông Mỹ Chánh để mở đầu cho một cuộc hành
quân quy mô tái chiếm Quảng Trị.
Mục tiêu đầu tiên của kế hoạch tái chiếm Quảng Trị
do bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 vạch ra là các lực
lượng VNCH phải kiểm soát được khu vực phía Bắc
sông Mỹ Chánh cách bờ Nam sông Mỹ
Chánh ít nhất là 5 km. Để thực hiện giai đoạn
này, trung tướng Ngô Quang Trưởng đã giao trọng
trách cho Sư đoàn Thủy quân Lục chiến làm
lực lượng tiên phong. Khai triển kế hoạch của Quân
đoàn 1, chuẩn tướng Bùi Thế Lân đã cho tổ
chức cuộc hành quân vượt sông Mỹ Chánh.
Ngày 6 tháng 6/1972, 4 Tiểu đoàn Thủy quân
Lục chiến đã mở đầu cuộc hành quân Sóng Thần
8-72 bằng cuộc vượt sông Mỹ Chánh dưới sự yểm trợ của
Không quân Việt Mỹ và pháo binh.
Từ rạng sáng ngày 6 tháng 6/1972, oanh tạc cơ của
Không quân Việt Mỹ đã dội bom vào các
vị trí bắc Mỹ Chánh mà Thủy quân Lục chiến
sẽ tiến đánh, sau đó Pháo binh VNCH đã bắn
dồn dập vào các khu vực có dấu hiệu là Cộng
quân đang trú đóng. Sau đợt oanh tạc của
Không quân và đợt pháo dọn đường của
Pháo binh VNCH, 4 Tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến
đồng loạt tiến quân vượt sông Mỹ Chánh. Qua khỏi
tuyến xuất phát, các đơn vị tiên phong đã
đụng độ các toán tiền tiêu của Cộng quân.
Giao tranh diễn ra quyết liệt. Các đại đội Thủy quân Lục
chiến đi đầu đã tràn lên chiếm các vị
trí trọng điểm để làm đầu cầu cho toàn đơn vị tiến
lên. Gần trưa ngày 6/6/1972, cuộc tiến quân của Thủy
quân Lục chiến đã gặp sự kháng cự mạnh của
các trung đoàn Cộng quân, nhất là
cánh quân tiến theo trục hương lộ 555 về phía
Đông của Mỹ Chánh, thuộc địa phận quận Hải Lăng. Theo kế
hoạch, tiến sau Thủy quân Lục chiến là các đơn vị
Công binh, có nhiệm vụ thiết lập và sửa chữa cầu
cống, để các chiến xa của các chi đoàn Thiết
giáp tiến lên yểm trợ. Đến 18 giờ chiều ngày 6
tháng 6/1972, các cánh quân TQLC đã
chiếm được các mục tiêu trọng điểm của cuộc hành
quân.
Vương Hồng Anh
Nguồn:
http://www.hon-viet.co.uk/VuongHongAnh_TuongBuiTheLanVaHanhQuanTaiChiemCoThanhQuangTri.htm
Những Trận Đánh Cuối
Cùng Của TQLC
Ở Mặt Trận Cổ Thành
Vương Hồng Anh tổng hợp
* Lược trình về cuộc tổng
phản công tái chiếm Quảng Trị:
Trong các số trước, chúng tôi đã tường
trình về diễn tiến giai đoạn 3 của chiến dịch tổng phản
công tái chiếm thị xã và Cổ Thành
Quảng Trị do bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 tổng chỉ huy. Như
đã trình bày, nỗ lực chính của toàn
trận chiến là lữ đoàn 147 và 259 TQLC đã
khởi động cuộc phản công vào sáng ngày 9
tháng 9/1972. Sau 4 ngày tiến quân và giao
tranh kịch liệt với đối phương, 6 tiểu đoàn thuộc 2 lữ
đoàn TQLC nói trên đã tiến chiếm các
mục tiêu yết hầu quanh thị xã. Từ ngày 13 đến rạng
ngày 16 tháng 9/1972, các đơn vị TQLC đã
tiếp tục tiến quân để “dọn sạch” các mục tiêu
còn lại. Theo tài liệu của ông Trần Văn Loan, cựu
sĩ quan TQLC, của cựu trung tá Trần Văn Hiển-nguyên trưởng
phòng 3 Sư đoàn TQLC đối chiếu với tài liệu của Ủy
ban Quân sử Hoa Kỳ, diễn tiến các trận đánh cuối
cùng được ghi nhận như sau:
* Tiểu đoàn 1 Quái Điểu trên đường
vào trung tâm thị xã:
Sau khi đánh bật CQ tại khu vực bệnh viện Quân Dân Y
Quảng Trị và trường Bồ Đề, tiểu đoàn 1 Quái Điểu
khai triển lực lượng tiến về phía vào khu trung tâm
thị xã Quảng Trị. Để tiến vào khu vực này, tiểu
đoàn Trâu Điên phải triệt hạ cụm kháng cự của
CQ ở Ty Cảnh Sát Quốc Gia, như thế các Quái Điểu
đã phải vượt qua con suối với cây cầu bắc ngang đường Trần
Hưng Đạo. Đại đội của đại bàng Vàng Huy Liễu được giao
nhiệm vụ tiên phong, người đại đội trưởng trẻ tuổi này
đã dùng lối đánh đặc công thủy bằng
cách dùng mình Claymore cột vào những
cây tre dài vượt qua suối lúc nửa đêm
và bấm nút.
Tiếng nổ long trời, lỡ đất giữa đêm khuya đã làm
bật tung những ổ thượng liên và DKZ của CQ đặt tại những
lô cốt phòng thủ. Tiếp theo đó là những đợt
xung phong ồ ạt của TQLC, từng trung đội tràn lên thẩy lựu
đạn vào các cụm công sự chiến đấu của CQ và
chỉ trong thời gian rất ngắn đã chọc thủng phòng tuyến
của đối phương tại đây. Chiếm được khu vực Ty Cảnh Sát
Quốc gia, tiểu đoàn Quái Điểu thừa thắng tiến chiếm
các vị trí ở quanh Nhà máy điện, trường Nữ
Tiểu học, doanh trại Cảnh sát Dã chiến.
* Trận đánh ở khu vực chợ và trung
tâm hành chánh:
Rạng sáng ngày 13 tháng 9/1972, đại đội 5 tiểu
đoàn 2 Trâu Điên từ ngã tư Quang Trung Trần
Hưng Đạo mở cuộc tấn công vào khu vực chợ Quảng Trị. Trận
chiến đã diễn ra quanh khu vực chợ, dọc theo đường Trần Hưng Đạo
ra đến bờ sông. Hai bên đã quần thảo nhau quanh
các đống bê tông đổ nát mà CQ
đã biến thành các điểm kháng cự. Di chuyển
thật nhanh, ẩn núp tránh tầm quan sát, tác
xạ chính xác, đó là những yếu tố chiến
thuật mà các Cọp Biển đã linh hoạt áp dụng.
Cuối cùng tiểu đoàn TQLC này đã chiếm được
mục tiêu, sau đó khai triển đội hình tiến chiếm khu
hành chánh gồm Ty Bưu Điện, Ty Thanh Niên, Ty
Ngân khố và tiến sát đến dinh tỉnh trưởng-nơi 1 dại
đội Cộng quân đang bố trí quân quanh khuôn
viên để cố thủ.
Một mũi nhọn khác của tiểu đoàn Trâu Điên với
đại đội 4 làm nỗ lực chính do đại bàng Long Hồ-đại
đội trưởng chỉ huy đã tiến quân thật nhanh để thanh
toán các chốt địch quân dọc hai bên đường
Phan Đình Phùng, sau đó tiến đánh và
triệt hạ các chốt của CQ bố trí tại cơ quan USOM
và Tòa án tỉnh Quảng Trị. Thanh toán được
các mục tiêu trọng yếu, đại đội 4 và đại đội 5 của
tiểu đoàn 2 Trâu Điên đã tấn công
vào khu vực tòa Hành chánh tỉnh và
Ty Tiểu học vụ Quảng Trị nơi 1 trung đoàn CQ đặt bộ chỉ huy. Do
các chốt bảo vệ xung quanh đã bị TQLC triệt hạ, nên
bộ chỉ huy CQ tại đây đã phải tháo chạy ra hướng
sông.
Ở hướng Đông của Cổ Thành, ngày 15 tháng
9/1972, 4 đại đội của tiểu đoàn 3 và tiểu đoàn 6
TQLC đã dàn hàng ngang đồng loạt xung phong tiến
về hướng Tây. Trong đêm 15/9/72, Cộng quân đã
pháo dữ dội vào đội hình của hai tiểu đoàn
này để yểm trợ cho thành phần CQ đang cố thủ ở đây.
Gần rạng sáng, 4 đại đội TQLC nói trên đồng loạt
xung phong, những tổ kháng cự của Cộng quân đã
chống trả mạnh nhưng chỉ được nửa giờ sau đó đã bị
đánh bật khỏi phòng tuyến.
* 8 giờ sáng ngày 16/9/1972: TQLC dựng cờ
tại Cổ Thành.
Sau 7 ngày liên tục tổng phản công, đến giữa
đêm ngày 15 rạng ngày 16 tháng 9/1972, lực
lượng Thủy quân Lục chiến đã đánh bật CSBV ra khỏi
trung tâm thị xã Quảng Trị và kiểm soát
toàn bộ khu vực Cổ Thành, Rạng sáng ngày
16/9/1972, hai tiểu đoàn 3 và 6 Thủy quân Lục chiến
từ các vị trí vừa chiếm được trong Cổ Thành,
đã bung ra lục soát và triệt hạ các chốt
còn lại của CSBV. Đến 8 giờ sáng ngày 16
tháng 9/1972, một toán Cọp Biển của tiểu đoàn 6
Thủy quân Lục chiến đã dựng quốc kỳ Việt Nam Cộng
Hòa trên cổng tường phía Tây Cổ Thành
Quảng Trị, biểu tượng cho sự toàn thắng của Quân lực VNCH
trong cuộc tổng phản công tái chiếm Cổ Thành Quảng
Trị.
Vài phút sau đó, chuẩn tướng Bùi Thế
Lân-tư lệnh Sư đoàn Thủy quân Lục chiến đã
báo tin chiến thắng đến trung tướng Ngô Quang Trưởng. Vị
tư lệnh Quân đoàn 1 kiêm tư lệnh chiến dịch
tái chiếm Quảng Trị đã gọi máy về Sài
Gòn để tường trình lên Tổng thống VNCH và
đại tướng Tổng tham mưu trưởng về chiến tích trọng đại
này, sau đó tướng Trưởng đã gửi bưu điệp
tuyên dương công trạng Sư đoàn Thủy quân Lục
chiến với nội dung như sau: Tôi đã nhìn Quốc kỳ
tung bay trên nền trời Quảng Trị chỉ ít lâu sau khi
những bàn tay kiêu dũng của anh em kéo lên từ
trong Cổ Thành. Tôi đã muốn thấy tại chỗ chiến
thắng của anh em, để ngay tại chiến trường, tự cảm thấy hãnh
diện được chỉ huy Sư đoàn Thủy quân Lục chiến trong một
chiến dịch quy mô nhất của quân đội...
Ghi lại cuộc chiến đấu đầy cam go của
những người lính Thủy
quân Lục chiến tại mặt trận trung tâm thị xã Quảng
Trị và Cổ Thành từ khi thay thế lực lượng Nhảy Dù
vào ngày 27/7/1972, trung tá Trần Văn Hiển,
nguyên trưởng phòng 3 bộ Tư lệnh Sư đoàn Thủy
quân Lục chiến đã viết như sau: Trong suốt 7 tuần lễ chiến
đấu đầy máu xương và nước mắt của chiến hữu đồng ngũ,
dưới những làn mưa đạn pháo nặng nề của đối phương,
tính trung bình cứ 4 người lính Thủy quân
Lục chiến có 1 người hy sinh. Tính từ tháng 6/1972
đến ngày toàn thắng, về quân số, Thủy quân
Lục chiến bị tổn thất trên 5 ngàn, trong đó
có 3 ngàn 658 chiến sĩ hy sinh... Hình ảnh người
lính Thủy quân Lục chiến Việt Nam dựng cờ, tuy vóc
dáng gầy ốm bị chiến trận, nhưng chất chứa đầy lòng can
đảm, cương quyết và hy sinh…
* Cộng quân chỉ còn 1 tiểu đội sống
sót tháo chạy qua sông:
Sau 4 tháng 16 ngày chiếm giữ Cổ Thành và
thị xã Quảng Trị, Cộng quân đã bị đánh bật
và tổn thất rất nặng. Riêng trung đoàn Triệu Hải
(trung đoàn 27 CSBV) với hơn 1,500 quân cố thủ trong Cổ
Thành đã bị hạ gần như toàn bộ tại trận địa, chỉ
còn chưa đến 1 tiểu đội thoát chạy ra ngoài. Chi
tiết về trung đoàn này cũng đã được phóng
viên báo Tuổi Trẻ ghi lại theo lời kể của cựu cán
binh CSBV (một trong gần 10 người sống sót của trung đoàn
này) qua bài ký đăng trong số báo ra
ngày 26 tháng 7/1998, có đoạn như sau: “Tết năm
1968, ngay sau khi trung đoàn được thành lập ở miền Bắc,
một tháng sau trung đoàn này có mặt tại
Quảng Trị. Từ đấy cho đến năm 1972, Quảng Trị đã trở
thành chiến trường của trung đoàn 27, và ở
đây, họ mang một cái tên mới: trung đoàn
Triệu Hải (tên của hai huyện đồng bằng Quảng Trị ghép
lại)... Phải đến bây giờ, chúng ta mới được nghe cả một
trung đoàn vào giữ Thành Cổ, lúc rút
ra còn chưa đến một tiểu đội”.
Ngoài trung đoàn Triệu Hãi bị xóa sổ, trung
đoàn 48 B thuộc sư đoàn 320 B CSBV- đơn vị chiếm giữ
trung tâm thị xã, cũng đã bị thiệt hại hơn 80%
quân số. (Quân đội CSBV có 2 sư đoàn
cùng mang số 320, đó là sư đoàn 320 thuộc
B-3 đã tham dự cuộc tổng tấn công vào Kontum trong
tháng 5/1972, và sư đoàn 320 B thống thuộc quyền
chỉ huy của bộ tư lệnh quân khu CSBV tại Trị Thiên). Trong
một hồi ký phổ biến vào năm 1997, Lê Tự Đồng-trung
tướng CSBV, nguyên tư lệnh lực lượng CSBV tại mặt trận tỉnh Quảng
Trị-cũng đã thú nhận là các sư đoàn
và trung đoàn CSBV tham chiến đã bị tổn thất hơn
50% quân số.
Theo ghi nhận của trung tướng Ngô Quang Trưởng, trong 10
ngày cuối của trận chiến tại trung tâm thị xã Quảng
Trị và Cổ Thành, có 2,767 Cộng quân
đã bị hạ sát tại trận, 43 địch quân bị bắt sống. Về
phía Thủy quân Lục chiến, trung bình mỗi
ngày có 150 chiến binh Cọp Biên hy sinh. Chiều
ngày 16 tháng 9/1972, sau khi đánh bật CSBV ra
khỏi trung tâm thị xã và tái chiếm
toàn khu vực Cổ Thành, 6 tiểu đoàn Thủy quân
Lục chiến đã bung rộng để triệt hạ các chốt kháng
cự của tàn quân CSBV trong Cổ Thành và nới
rộng vùng kiểm soát.
Nguồn: http://www.tqlcvn.org/
Vài cảm nghĩ về
Thiếu Tướng
Tư Lệnh Sư ĐoànTQLCVN
MX Mai văn Tấn.
Trong
cuối
cuộc
đời :
Chấp nhận lưu vong làm người bại tẩu,
Lang thang xứ người hưởng chút lòng nhân.
thơ Phan văn Thuận
Cuộc đời buông trôi với nổi ưu tư và mối
hờn vong quốc, nhìn xem diễn tiến tình hình VN
không khỏi bùi ngùi đất nước càng
ngày đi dến chổ tuyệt vọng,nhân dân lầm than,
xã hội bất công, tệ nạn không còn cách
giải quyết. Nếu Cộng SảnVN còn cai trị đất nước, không
biết tương lai đi về đâu….
Qua 35 năm, nghĩ lại một thời quá khứ gian khổ
và nguy hiểm, nhưng cũng không thiếu nét hào
hùng trong cuộc chiến xa xưa. Biết bao chiến sĩ đã đổ
xương máu, trong cuộc chiến cho tự do,chống lại làn
sóng Đỏ. Bao người đã hy sinh một phần thân thể,
hiện sống lê lếch ngoài xã hội ở VN. Mặc dầu thất
bại trong cuộc chiến chống Cộng, nhưng công lao của các
chiến sĩ QLVNCH không phai mờ trong lòng nhân
dân VN. Dành một phút suy tư để tưởng nhớ đến những
anh hùng vị quốc vong thân. Nhắc đến công lao của Sư
Đoàn/TQLC, nhiều bài viết đã nói lên
những hào hùng và sự hy sinh của các chiến
sĩ TQLC. Nhưng chưa bài viết nào nói đến vị Tư
Lệnh,Thiếu Tướng Búi thế Lân.Nhân đọc
bài "Ký ức tháng 4, liên quan đến TQLC
của Tiến Sĩ Nguyễn tiến Hưng" tôi muốn nhân cơ hội
nói lên cảm nghĩ về Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư
Đoàn/TQLCVN.
|
|
Ông nhận chức Tư Lệnh Sư Đoàn sau
cùng cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Bắt đầu
hành quân Lam sơn 719, ông làm Tư Lệnh
phó nhưng thường xuyên tại vùng hành
quân, trong khi Trung Tướng Lê nguyên Khang đương
kiêm Tư Lệnh nhưng ở tại hậu cứ Saigon.Từ dây tôi
muốn xác nhận Sư Đoàn/TQLC bắt đầu hành quân
cả Sư Đoàn không còn tăng phái từng Tiểu
Đoàn hoặc Lữ Đoàn cho các đơn vị Bộ Binh.Trong
trận tái chiến chiếm cổ thành Quảng Trị ông
chính thức Tư Lệnh Sư Đoàn/TQLC.
Trận tái chiếm Cổ thành Quảng Trị, phải
nói cuộc hành quân tấn công quy mô cấp
Quân đoàn. Cuộc hành quân nầy là cuộc
hành quân quan trọng về chính trị lẫn chiến lược
trong quân sử VNCH, vĩ đại nhất và cũng thành
công nhất trong hơn hai mươi năm chinh chiến chống Cộng Sản. Gồm
các đơn vị thiện chiến nhất như Nhảy Dù, Biệt Động
Quân,TQLC,Thiết giáp, trong đó Sư ĐoànTQLC
là nổ lực chính tấn công vào Cổ
thành .Ngoài ra các phi tuần yểm trợ Chiến
lược lẩn Chiến thuật của Không Quân Việt Nam và Hoa
Kỳ,Hải Pháo,Pháo Binh….51 ngày đêm thường
trực. Các chiến sĩ ngày đêm đối đầu với Địch, tinh
thần luôn căng thẳng, gian lao, nguy hiểm giành từng tất
đất với Cộng Sản. Bộ tham mưu từ cấp Quân Đoàn, Sư
Đoàn, Lữ Đoàn ngày đêm thường trực theo dỏi,
phối họp hoả lực yểm trợ…Cuộc chiến với sự hy sinh vô bờ bến để
quyết chiến thắng chứ không may mắn, hoặc phép lạ
nào. Ngày 15 tháng 9 năm 1972 lá cờ Quốc
Gia bay phất phới trên Cổ Thành là ngày
đáng vinh danh cho cho tất cả các chiến sĩ QLVNCH,
không quên bao chiến sĩ đã hy sinh và
đã bị loại ra ngoài vòng chiến.Trong trận chiến
gay go, ta không thể phủ nhận công lao của Thiếu Tướng Tư
Lệnh, người đã sát cánh với tất cả chiến sĩ Mũ
Xanh trong những lúc hiểm nguy cũng như có những quyết
định chính xác để có sự chiến thắng vẻ vang.
|
|
TĐ3 TQLC
|
TĐ6
TQLC
|
Ghi lại chiến tích, xin kèm hai công
điện :
Tổng thốngVNCH :
« Tôi trân trọng yêu cầu
Đại Tướng chuyển đến Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I,
Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC
cùng toàn thể đơn vị và chiến sĩ TQLC đã
đánh tan Cộng sản xâm lược ra khỏi Thị xã và
Cổ Thành Quảng Trị, lời ngợi khen nồng nhiệt nhất, đồng thời lời
khâm phục vô biên của Tôi và toàn
thể Chính Phủ họp tại dinh Độc Lập sáng hôm nay 16
tháng 9 năm 1972. Bốn ngày trước khi đúc kết chiến
dịch ba tháng thừa thắng xông lên tái chiếm
lãnh thổ và sau những tuần lể đầy hy sinh gian khổ,
toàn thể các đơn vị thuộc mọi Quân Binh Chủng địa
đầu giới tuyến đã ghi thêm những nét vàng
son sáng chói vào Quân Sử hào
hùng của Dân tộc.
Mưu đồ
của bọn Cộng Sản xâm lược muốn biến Quảng Trị thành một
Bình Long anh dũng, một Kontum kiêu hủng của chúng,
đồng thời bám lấy một địa danh tâm lý và
chánh trị để lừa bịp dư luận đã bị toàn thể anh em
đánh tan ra mây khói.
Một lần nửa Tôi nhiệt liệt khen ngợi toàn thể
anh em đã chiến thắng. Tôi nghiêng mình trước
trước những chiến sĩ hy sinh cho đại nghĩa Dân tộc.Tôi sẽ
đến thăm anh em
Ký
Tên
Tổng
Thống
VNCH
Nguyễn
Văn
Thiệu.
Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I & Quân
Khu I :
Gởi Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC
Tôi đã nhìn thấy Quốc kỳ tung bay
trên nền trời Quảng trị chỉ ít lâu sau khi những
bàn tay kiêu dũng của anh em kéo lên từ trong
Cổ Thành hôm 16 tháng 9 năm 1972.Tôi muốn
thấy tại chổ chiến thắng của anh em để ngay tại chiến trường, tự cảm
thấy hảnh diện được chỉ huy Sư Đoàn TQLC trong một chiến dịch
quy mô nhất của Quân Đội.
Từ Bến Hải đến Cà Mau,gót chân người
chiến sĩ TQLC đã trải qua bao nhiêu thử thách
và chiến thắng.Nhưng phải nói đây là lần đầu
tiên Sư Đoàn phải chiến đấu trong hoàn cảnh đặc
biệt, đối đầu với nhiều khó khăn nhất, với kẻ thù
đông gấp bội. Vì thế chiến thắng Quảng Trị, đánh
tan Địch quân, giải phóng thị xã, là chiến
thắng lớn nhất, lẩy lừng nhất.
Đấu tháng 5 năm 1972, khi Quảng Trị mất vào tay
Địch, Sư Đoàn đã trấn giử được tuyến Mỹ Chánh
và đã góp công đầu, cùng với
các đơn vị của Sư Đoàn Nhảy Dù và Sư
Đoàn I BB trong nhiệm vụ giữ Huế. Hàng trăm ngàn
dân Trị Thiên đã phải di tản về Nam trước áp
lực của Địch, nhưng tại tuyến Mỹ Chánh anh em đã ngăn
được sức tiến của quân thù.
Những cuộc tấn kích hạn chế, sau đó đã
được tổ chức trong vùng Hải lăng để dành lại thế chủ động
và lủng đoạn các kế hoạch tiếp tục tấn công của
giặc. Hành Quân Sóng Thần 5 ngày 13
tháng 5 tại Hải Lăng và Đa Nghi. Hành Quân
Sóng Thần 6 ngày 24 tháng 5 tại Mỹ Thủy,
Hành Quân Sóng thấn 8 vượt tuyến Mỹ Chánh
ngày 8 tháng 6 đã đánh vào địch
những đòn nặng và đã chuẩn bị cho cuộc phản
công của quân ta ngày 28 tháng 6 năm 1972
là ngày chiến dịch Lam Sơn 72 bắt đầu.TQLC và Nhảy
Dù đã gây được bất ngờ kỳ thú ngay cho cả
Địch cùng với các Quân Binh Chủng khác
và với một quân số bạn địch 1/4, anh em đã đẩy lui
được Địch, tiêu diệt một phần lớn tiềm năng của
chúng,và trận chiến gay go nhất đã khởi diển từ
ngày 27 tháng 7 năm 1972 khi Sư Đoàn tiếp
nhận thị xã Quảng Trị từ Sư Đoàn Nhảy Dù. Chiến sĩ
TQLC sau 51 ngày tiến chiếm từng tất đất, từng ngôi
nhà, đã dành lại toàn bộ thị xã
Quảng Trị, diệt được trên14.000 tên Địch, thu 4350 vủ
khí, huỷ hay thu 71 khẩu pháo, 73 chiến xa tính từ
đầu tháng 5/72.
Giặc đã dùng lực lượng của 4 Sư Đoàn chủ
lực để giử thị xã Quảng Trị, những Sư Đoàn lừng danh với
nhửng chiến thắng ở Bắc,Trung Việt và nhất là ở Điện
Biên Phủ 304, 312, 325. Sư Đoàn TQLC đã đương đầu
với chúng và nhẩn nại hơn chúng, dũng cảm hơn
chúng,và đã chiến thắng chúng
« ,những anh hùng Điện Biên một
thời »
Chiến thắng đã được xây dựng với nhiều xương
máu của các chiến sĩ, với sức chịu đựng vượt mức của anh
em. Nhờ sự khéo léo và tài ba của Chuẩn
Tướng và các SQ.
Tôi muốn qua thư nầy tỏ lòng khâm phục của
Tôi đối với Sư Đoàn/TQLC, với những hy sinh vô bờ
bến của các anh em, và lập lại sự hảnh diện chỉ huy
các anh em trong cuộc thử thách lớn nhất, trong chiến
dịch quy mô nhất của Quân Đội.
Tôi yêu cầu Chuẩn Tướng chuyển lới ngợi khen của
tôi đến tất cả SQ, HSQ và BS của Sư Đoàn.
Trung
Tướng
Ngô
quang
Trưởng
Tư
Lệnh
Quân
Đoàn
I
&
Quân
Khu
I
Một cách khách quan nhìn nhận,
lúc phải quyết chiến tấn công dành lại thị
xã Quảng Trị, ngoài Sư Đoàn/TQLC không
còn đơn vị nào quân số đây đủ, tinh thần sẵn
sàng hơn TQLC.Vì chỉ có đơn vị TQLC , đơn vị duy
nhất bổ sung quân số nhanh nhất và sẵn sàng nhất.
Ngay ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân số khối bổ sung
sẵn sàng còn hơn 1000 người để bổ sung khi cần thiết. Điều nầy cũng khó chối bỏ công
lao sắp xếp của Tư Lệnh.
Ngày
30
tháng
4
năm
1975,
tôi
xin
ghi
lại
biến
chuyển
ngày
cuối
cùng:
Vũng
Tàu
giúp
tránh
đại
họa:
Một
điểm lịch sử quan trọng khác là việc Đại Sứ Martin cực
lực phản đối việc Washington có kế hoạch đưa TQLC Mỹ vào
Saigon để di tản người Hoa Kỳ. Kế hoạch nầy hết sức nguy hiểm vì
Binh Sĩ Mỹ phải đánh nhau với QLVNCH dể tìm lối
thoát, dân chúng sẽ bị tai họa không
tránh khỏi. Đại Sứ Martin đã vận động với Nhảy Dù
và TQLCVN để bảo đảm cửa biển, một lối thoát cho người Mỹ. Ông đã
trình bày với Washington ngăn cản một cách quyết
liệt, đã có quân thiện chiến của VNCH bảo đảm an
ninh cho cuộc di tản người Mỹ từ Saigon, những
đơn
vị
đồn
trú
tại
Vũng
tàu
và
những
điểm
cần
thiết
để
tàu
cập
bến
Một
bức
điện
văn
gởi
cho
Tướng
Scowcroft
đề
ngày
16
tháng
4
như
sau:
Nếu
tôi phải mang những người lính Dù và TQLC
nầy cùng gia đình họ đi,tôi sẽ làm như vậy
và trả lời sau về việc nầy.Tôi chẳng xin phép
ông đâu dể khỏi làm phiền đến toà Bạch ốc
quá sớm.Và ông cũng không cần nói tới
chuyện nầy khi trả lời tôi.Tuy nhiên tôi muốn
ông Henry Kissinger và Tổng Thống biết chuyện nầy.Nếu
có gì trục trặc thì ông cứ tách rời
khỏi tôi và đổ trút cho tôi hành động
không có phép nếu ông muốn.Nhưng đây
là cách tốt nhất để rút ra khỏi đây
mà không phải dùng quân đội Mỹ đánh
nhau với quân đội Đồng minh trước đây của chúng ta
và sát hại nhân dân VN vô tội.
Vì Đại Sứ Martin liên lạc với Thiếu Tướng Tư Lệnh không
qua Tổng Tham Mưu và Quân Đoàn 3 nên mới
có nhiều thị phi là Thiếu Tướng ở Vủng Tàu không về Long Bình
với
TQLC
mọi
việc
để
Tư
Lệnh
phó, sẻ bị phạt hoặc bị đưa
toà án Quân Sự ….Bây giờ thấy điều đó oan cho ông,
nhưng có điều ông giử im lặng
cho đến giờ, không tranh cải hay
nói cho ai biết để biện minh hành động của mình.
Bởi thế ngày ông rời đảo Guam
để đi đến trại tỵ nạn US Marine camp Pendleton
đã được Đại Tá Mc Cain Tư
Lệnh TQLC Mỹ ở Guam đến trại Navy camp Cunningham và một
toán dàn chào đưa tiển
riêng ông mặc dầu trên trại có cả Thủ Tướng
Nguyễn lưu Viên và một số Tướng Lãnh khác. Ngày ông rời camp Pendleton để đi định cư,
Tướng Tư Lệnh Mỹ ở tại căn cứ US Marine
camp Pendleton ở San Diego và một trung
đội dàn chào tiển đưa cũng
chỉ độc nhất Tướng Lân có một số người VN tỵ nạn tham dự. Khi tôi nghe tin nầy thú thật
không hiểu vì sao và tại sao vì có
nhiểu vị Tướng hơn thâm niên lẫn cấp bậc đối với Tướng
Lân, sao không ai đưa tiển. Bây giờ tôi hiểu đấy là sự danh dự trả
lại công đạo cho Tư Lệnh TQLCVN. Hơn nửa cuộc chiến dũng cảm ở Xuân Lộc cho thời gian di tản được thêm 10 ngày
quý giá. Cái nghịch
lý là QLVNCH không những đã không bắt
con tin mà lại giúp những người Đồng Minh của VNCH di tản an toàn (theo
lời
Đại
sứ
Martin). Điều nầy làm
tôi liên tưởng đến chương trình ra đi của nhửng
tù nhân cải tạo được thông qua bởi những công lao
nầy một phần
Những cảm nghĩ của tôi, chắc Thiếu Tướng Tư Lệnh không bằng
lòng,nhưng xin phép Thiếu Tướng đó là những
gì chân thật của một thuộc cấp suy nghĩ sau khi đọc được
ký ức tháng tư của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng.Nhưng chắc
chắn tôi không biết nhiều, chỉ kể những điều mình
hiểu trong khả năng giới hạn vì tôi không làm
việc kề cận bên cạnh Thiếu Tướng, nhưng tôi nghĩ cũng
nói lên được suy nghĩ dành cho một cấp chỉ huy
có nhiều hàm oan và những tiếng thị phi
không đích xác và hy vọng nhỏ nhoi những lời
nầy sẽ là một chút gì đó an ủi chuổi
ngày còn lại của Tư Lệnh..
Ngày hôm nay ngồi viết lại những dữ kiện nầy để vinh danh
tất cả quân nhân các cấp trong Sư ĐoànTQLC
những người đã hy sinh cũng như những người còn sống rải
rác mọi nơi cùng những người đã hy sinh một phấn
thân thể cho cuộc chiến vừa qua. Riêng Thiếu Tướng Tư Lệnh
cả đời đã đem tất cả tâm tư và công sức cho
sự lớn mạnh của Sư đoànTQLC. Chúng ta đương nhiên
chấp nhận không bàn cải. Mặc dầu trong lúc thi
hành nhiệm vụ, không khỏi có những lỗi lầm
làm phật lòng một số chiến hữu, nhưng nhân vô
thập toàn không ai không có lỗi lầm.
Đến bây giờ mỗi khi hội ngộ của Sư Đoàn TQLC Ông
cũng đến chung vui với anh em trong tình huynh đệ chi binh nếu
sức khoẻ cho phép. Mọi gian khổ đã qua.mọi người
bây giờ thanh thản, nhớ những nổi khổ cực, nguy hiểm đã
qua như một niềm hảnh diện trong đời của một biến cố lịch sử chưa bao
giờ xảy ra cho dân tộc VN. Chúng ta tỵ hiềm để làm
gì trong những ngày cuối cuộc đời, ai ai cũng phải ra đi
vĩnh viễn. Chi bằng gặp nhau vui vẻ, hỏi thăm sức khoẻ nhau, búi
ngùi cho những người ra đi sớm, nói những lời đẹp đẻ cho
nhau.Thật ra chúng ta cứ cố chấp người đau khổ chính
là chúng ta.
Mây
trắng
vẫn
là
mây
trắng
củ,
Trời
xanh
đâu
khác
trời
xưa.
Giếng
sâu
ấp
ủ
lòng
thương
nhớ.
Đôi
cánh
chim
bằng
tạt
dậu
thưa
thơ
Nguyễn
sỹ
Tế
MX Mai Văn
Tấn
Indiana cuối
xuân 2010.
Nguồn:
http://www.tqlcvn.org
Thiếu
Tướng
Bùi
Đình
Đạm
Một
Anh
Tài
Quân
Sự
cuả
Việt
Nam
Đoạt
Bảo
Quốc
Huân
Chương
năm
1969,
Huân
Chương
Bắc
Đẩu
Bôị
Tinh
cuả
Hoa
Kỳ
năm
1969
-
Huân
Chương
Cheon-Su
cuả
Nam
Hàn
năm
1973
và
Huân
Chương
Precious
Tripod
cuả Đài Loan năm 1973
Thiếu Tướng Bùi Đình Đạm
(1926-2010)
Tiểu Sử cuả Thiếu
Tướng
Bùi
Đình
Đạm
Ngày sanh:
26
tháng 6 năm 1926. Mất ngày 30 thánh 5 năm 2010.
Sinh Quán:
Phượng
Trì, Đan Phượng, Hà Đông (Bắc Việt)
Xuất
Thân:
- Trường Sỹ Quan
Việt Nam, Khóa 1, Khóa Phan Bội Châu
(Huế): 1948-1949.
Các Đơn Vị
Phục Vụ:
- 06/1949-08/1950:
Trung
Đội Trưởng, Đại Đội Trưởng: ĐĐ1, TĐ3 Việt Nam
(Bắc Việt)
- 09/1950-02/1952:
Du học
Pháp, nghành Quản Trị
- 02/1952-04/1954:
Phục
vụ Nha Quân Nhu, Đệ Nhất Quân Khu, Sài Gòn
- 05/1954-06/1956:
Tham
Mưu Trưởng Trường Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức
- 07/1956-07/1957:
Du học
Trường Chỉ Huy và Tham Mưu Hoa Kỳ
- 08/1957-05/1960:
Trưởng
Ban Tham Mưu, Trường Đại Học Quân Sự
- 05/1960-06/1960:
Tham
Mưu Trưởng Sư Đoàn 7 Bộ Binh
- 06/1960-05/1962:
Tư
Lệnh Phó Sư Đoàn 7 Bộ Binh
- 12/1963-10/1963:
Tư
Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh
- 11/1963-01/1965:
Trưởng
Phòng Tư (Tiếp Vận) Bộ Tổng Tham Mưu
- 02/1965-10/1965:
Trưởng
Phòng Tổng Quản Trị Bộ Tổng Tham Mưu
- 11/1965-08/1973:
Giám
Đốc Nha Động Viên Bộ Quốc Phòng
- 09/1973-04/1975:
Tổng Giám Đốc Tổng Nha Nhân Lực, Bộ
Quốc Phòng
Cấp
Bậc:
- 01/06/1949:
Thiếu
Úy
- 01/07/1950: Trung
Úy
- 01/04/1953: Đại
Úy
- 01/04/1955:
Thiếu
Tá
- 16/04/1962: Trung
Tá
- 01/01/1962: Đại
Tá
- 01/07/1969:
Chuẩn
Tướng
- 01/07/1970:
Thiếu
Tướng
Huy Chương:
- Bảo Quốc
Huân Chương Đệ Tam Đẳng
- Anh Dũng
Bội
Tinh: 9 lần
- Chương Mỹ
Bội
Tinh
- Danh Dự
Bội Tinh
Hạng Nhất
- Lục Quân
Huân Chương
- Lãnh Đạo, Tham
Mưu,
Huấn Luyện, Kỹ Thuật Bội Tinh
Huy Chương Ngoại
Quốc:
- United States: The
Legion of Merit (Degree Officer), 08/22/1969
- Republic of South
Korea:
Order of National Security Merit/Cheon-Su
Medal, 07/06/1973
- Republic of China:
Medal
of Precious Tripod, 24/05/1973
Giới Thiệu Huân Chương Precious Tripod
Huy Chương Precious
Tripod
In 1929 the Nationalist government enacted a
statute
regulating decorations for the army, the navy and the air force,
specifying the use of the Order of Blue Sky with a White Sun and the
Order of Precious Tripod when honoring military personnel. Another law
was passed in 1933 stipulating that the Order of Brilliant Jade with
Grand Cordon and the China Order of Brilliant Jade be conferred to
non-military officials. Since then, the laws regarding decorations and
orders have gone through a myriad of revisions. It was not until 1945
when an air force decoration statute was implemented that the purpose
and types of national orders were firmly established.
Today, the Order of Brilliant Jade
with
Grand Cordon, the Order of Dr. Sun Yat-sen
with
Grand Cordon, the Order of Chiang
Chung-cheng with
Grand Cordon, the Order of Propitious Clouds,
and
the Order of Brilliant Star
are non-military orders and decorations. The Order of National Glory
with
Grand Cordon, the Order of Blue Sky and
White Sun
with Grand Cordon, the Order of Precious
Tripod, the Order of Loyalty and
Valour, the Order of Resplendent
Banner,
and the Order of Loyalty and
Diligence
are given to military personnel. There are also five types of
special orders designed to pay tribute to officials and members of the
air force, including the Order of Grand Community, the Order of Cosmic
Diagram, the Order of Book of Nature, the Order of Sublime
Commencement, and the Order of Renaissance and Honour.
The medal features a picture
of a
tripod in the center and rays of gold on the border. The tripod is
considered a national treasure in China. So the design symbolizes that
the awardee is a national treasure. This order was instituted in
1929 and classified into nine ranks.
|
Giới
Thiệu Huân Chương Cheon-Su
Huân
Chương
Cheon-Su
Huy
Chương Cheon-Su
Order of
National Security Merit (Korea)
From Wikipedia, the free
encyclopedia
The Order of National Security Merit (Hanja: 보국훈장) is one of the Republic of Korea's (South Korea) Orders
of Merit. It is conferred on individuals who have rendered
distinguished service to national security, and is primarily a military
award.
The order is divided into five classes:
External links
Pictures of the medals and ribbons (copyrights
uncertain):
Republic
of
Korea's
Orders
of
Merit
Nguồn:
http://en.wikipedia.org/wiki/Order_of_National_Security_Merit_(Korea)
|
Trung
Tướng Lâm Quang Thi
Một
Anh Tài Quân Sự cuả Việt Nam ở hậu bán Thế
Kỷ 20
Trung
Tướng
Lâm
Quang
Thi
Trung Tướng
Lâm Quang Thi sinh năm 1932 tại Bạc Liêu.
Tú
tài
Triết
học
Pháp
-
Cử
nhân
Xã
hội
học
-
Cao
học
Quản
trị
Kinh
doanh (MBA) Tại Đại
học Golden Gate ở San Francisco, Hoa Kỳ.
Tốt nghiệp
khóa 3
TVBQGVN tại Đà Lạt năm 1951
Thụ huấn Pháo Binh tại Trung Tâm Pháo Binh
Phú Lợi
Du học Pháo Binh Pháp tại Châlons-sur-Marnes
Pháo đội trưởng hành quân Bắc Việt, Hạ Lào,
và Cao nguyên Trung phần
10/1955 Chỉ Huy Trưởng Trường Pháo Binh tại Thủ Đầu Một
Du học khóa Pháo Binh Cao Cấp tại Ft Sill Hoa kỳ
1960-61 Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QLVNCH
1964 Tư Lệnh phó Sư Đòan 7 Bộ Binh tại Mỹ Tho
1965 (33 tuổi) Tư lệnh Sư Đòan 9 Bộ Binh tại Sa Đéc
1968-1972 Chỉ Huy Trưởng trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tại
Đà Lạt
1972 Tư lệnh phó Quân Đòan 1
Tư lệnh Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Quân đòan 1 tại Huế
Tu nghiệp
Pháo binh
tại Pháp và Hoa kỳ - khóa Chỉ huy và Tham
Mưu tại Leavenworth
Ân thưởng Đệ
Tam
đẳng Bảo Quốc Huân Chương, 17 lần Tuyên dương
công trạng
Legion of Merit
(Bắc Đẩu Bôị tinh) của
Hoa Kỳ
Cheon-Su của Nam
Hàn
Tác gỉa
Autopsy -
The Death of South Viet Nam (1980),
The Twenty-five Year
Century: A South Vietnamese General Remembers The Indochina War to the
Fall of Saigon (2002)
Hiện
đang
sống
tại
tiểu
bang
California
,
Hoa
Kỳ
Khánh
Vân
tổng hợp
Trang mạng Việt Nam Văn
Hiến
Trang Quân Sự
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Email:
thuky@vietnamvanhien.net
Trang
mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của
Việt tộc
và phục hồi nền An Lạc
& Tự Chủ.
|