Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com



Trang Quân Sự 3






VIỆT NAM CỘNG HOÀ - Tướng  Lãnh I
Video
Hình ảnh: Thống Tướng đến Trung Tướng trong QLVNCH
Nhạc khúc: VIỆT NAM MUÔN NĂM
Lời: Phạm Trần Anh
Nhạc: Lê Quốc Tấn
Hợp ca: Ban CVA & TV Bắc California - USA
Tổng hợp: Nam Phong
Để tưởng niệm, tri ân và vinh danh những vị tướng và tá đã trung kiên và anh dũng tuẫn tiết. Những Quân-Dân-Cán chính cuả Việt Nam Cộng Hoà đã bị hành quyết trong biến cố 30 tháng 4 năm 1975.
Để tưởng niệm và tri ân những chiến sỹ đã anh dũng hy sinh cho Tự Do và Dân Chủ.
Để tưởng niệm những đồng bào và đồng hương đã tử nạn trên đường tìm Tự Do.
Để vinh danh và hiệp thông với những nghiã sỹ đã và đang dân thân vì Nhân Quyền, Dân Quyền, Quốc Quyền, Tự Do và Dân Chủ cho Việt tộc.
Chân thành cảm tạ quý chiến hữu, nghiã hữu và thân hữu góp phần làm nên video slideshow nầy.






  VIỆT NAM CỘNG HÒA - Tướng Lãnh II

Video







Đề Mục


1- Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà Tự Truyện - Phạm Bá Hoa
2- Danh Sách Tướng Lãnh Việt Nam Cộng Hoà
3- Danh Sách Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (Hình Ảnh)
4- Cửu Đại Thần Tướng Việt Nam
5- Điện Biên Phủ



Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Tự Truyện


Phạm Bá Hoa (K5)


Đaị Tá Phạm Bá Hoa

Trân trọng kính chào "quí bạn", những tế bào đã tạo nên "tôi".

"Tôi bị bức tử" cách nay vừa hơn một phần tư thế kỷ, nhưng cứ vào mùa hè oi bức, quí bạn đã cùng nhau tổ chức "cúng giỗ tôi" với những nghi thức quân sự trong những điều kiện mà quí bạn cố gắng có được. Lễ hi trang nghiêm đó, có tên gọi "Ngày Quân Lực". Quí bạn vẫn nhớ đến tôi. Điều đó tôi biết, và tôi rất xúc động!

Vì vậy, tôi thấy cần phải tâm sự đôi điều với quí bạn về bản thân tôi, bản thân "một con người" có tuổi đời quá trẻ, nhưng tôi có sức mạnh của một lịch sử hào hùng, với dũng khí của một dân tộc vẻ vang, và xông pha trận mạc bằng lý tưởng tự do dân chủ. Những tưởng, mình sẽ góp phần quan trọng đạt đến mục tiêu bảo vệ và phát triển quốc gia, mà trong đó mọi người được sống trong chế độ dân chủ tự do, được tôn trọng các quyền sống, bao gồm quyền mưu tìm hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình, và quê hương Việt Nam sẽ trở nên hùng mạnh. Tôi luôn giữ cho mình niềm hảnh diện về điều tôi nghĩ. Bởi, tôi tin là đất nước thân yêu của chúng ta, thể nào cũng đạt đến đài vinh quang bằng sức sống của mình, sức sống của một dân tộc đạo nghĩa và hiếu hòa, cầu tiến và nhẫn nại. Luôn luôn đặt tổ quốc lên trên mọi tổ chức, cũng như mọi quyền lợi khác.

Thưa quí bạn, tôi không tin là có định mệnh, nhưng nếu quả thật có "định mệnh" trong cuộc sống này, thì .......

*****

1. Giai đoạn hình thành (1951-1954).

"Tôi" được sinh ra trong một hoàn cảnh khác thường so với "những đứa bạn xa xôi" của tôi, và cái chết của tôi cũng chẳng giống ai trên cái cõi đời này. Cha mẹ tôi đều là người Việt Nam, hoàn toàn Việt Nam. Trong người tôi là dòng máu Việt Nam, hoàn toàn Việt Nam. Nhưng người "cho phép tôi trở thành bào thai" lại ở cách xa cha mẹ tôi 7 múi giờ về phía tây trên quả địa cầu, đó là nước Pháp. Lúc bấy giờ là đầu trung tuần tháng 5.1950, quốc hội Pháp thông qua dự luật thành lập một quân đi cho quốc gia Việt Nam với quân số 60.000 người. Nhưng mãi 2 năm sau, một văn kiện gọi là Dụ (về sau gọi là Sắc Lệnh) của Quốc Trưởng Bảo Đại, tôi mới được chào đời tại Sài Gòn, thủ đô nước Việt Nam thống nhất. Vị ký văn kiện cho tôi chào đời là "cha" tôi. Hôm ấy là ngày 1 tháng 5 năm 1952. "Mẹ" tôi là Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng. Ngôi nhà đầu tiên của tôi tọa lạc trên đại l Trần hưng Đạo, thuộc Quận 5. Trong khai sanh ghi tên tôi là "Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Quốc Gia Việt Nam".

Tôi xin nhắc lại đôi nét về lịch sử cận đại nước ta, như để giải thích với quí bạn khi tôi dùng chữ "thủ đô nước Việt Nam thống nhất" mà tôi vừa nói đến. Vào nửa cuối thế kỷ 19, Việt Nam ta bị thực dân Pháp xâm lăng và cai trị. Họ chia nước ta như là 3 quốc gia nhỏ mà chúng gọi: Nam Kỳ là thuộc địa, Trung Kỳ với Bắc Kỳ là bảo hộ. Nhưng cốt lõi của chính sách cai trị, dù tên gọi như thế nào thì cả 3 Kỳ cũng đều là thuộc địa.

Trong thế giới chiến tranh lần thứ 2, quân đội Nhật Bản lật đổ Pháp tại Đông Dương hồi đầu tháng 3.1945. Đến tháng 8.1945, Vua Nhật Bản ra lệnh đầu hàng hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, và thế chiến chấm dứt từ đó. Quân đội Anh được trao trách nhiệm giải giới quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở xuống phía nam, quân Trung Hoa của Thống Chế Tưởng Giới Thạch giải giới từ vĩ tuyến 16 trở lên phía bắc. Không biết có phải là giải giới quân Nhật để trao quyền cai trị lại cho thực dân Pháp hay không, nhưng rõ ràng là thực dân Pháp đã theo chân quân đội Anh quay lại chiếm Việt Nam. Đầu tiên là Sài Gòn, rồi các tỉnh đồng bằng Cửu Long. Lúc ấy, các đảng chính trị khuynh hướng quốc gia dân tộc, quá tin vào ông Hồ Chí Minh - Chủ tịch đảng cộng sản nên bị ông Hồ chí Minh giành lấy chánh quyền và thủ tiêu hầu hết những nhân vật cao cấp, sau đó ông Hồ đứng ra thương thuyết với Pháp. Thương thuyết không thành. Hai bên thực dân Pháp và Việt minh cộng sản- đánh nhau từ trung tuần tháng 12.1946.

Khi Pháp bị sa lầy trong cuộc chiến với cộng sản Việt Nam, chánh phủ Pháp thực hiện chính sách đẩy người Việt không cộng sản nhập cuộc đánh nhau với người Việt cộng sản, bằng cách thành lập quân đội cho quốc gia Việt Nam. Trong bối cảnh đó, cựu hoàng Bảo Đại và các đảng chính trị quốc gia cùng thân hào nhân sĩ, vận động cho một nước Việt Nam thống nhất và độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp. Hạ tuần tháng 4.1949, một hội nghị với khoảng 2.000 người tham dự, mà một phần ba trong số đó là Pháp kiều có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam. Hội nghị đồng thuận bãi bỏ chế độ thuộc địa, nước Việt Nam là một quốc gia thống nhất. Và chánh phủ Pháp đã hợp thức hóa quyết định của hội nghị. Đó cũng là lúc cựu hoàng Bảo Đại về nhận chức Quốc Trưởng.

Việc thành lập quân đội cho quốc gia Việt Nam, xuất phát từ quyền lợi của nước Pháp thực dân. Điều đó chắc không bạn nào nhầm lẫn. Và rất có thể vì vậy mà có bạn thắc mắc; "Tại sao cựu hoàng và các đảng chính trị lại tham gia vào chính sách đó của Pháp". Thật ra quí vị ấy nhận định rằng: "Giữa Pháp với Việt minh cộng sản, chẳng bên nào vì tổ quốc và dân tộc Việt Nam cả, nhưng giữa hai kẻ xấu mà ta phải chọn một, ta nên chọn kẻ xấu ít. Giữa Pháp với Việt minh cộng sản, các vị đã tựa vào Pháp -kẻ xấu ít- để diệt Việt minh cộng sản -kẻ xấu nhiều- sau đó tương kế tựu kế đẩy Pháp ra khỏi Việt Nam". Mục tiêu là như vậy, nhưng đạt được đến đâu, chắc quí bạn đã rõ. Riêng "bản thân tôi", tôi cám ơn nhận định và hành động của quí vị ấy, vì từ đó mà tôi có mặt trên cõi đời này.

Như nói ở trên, tôi sinh ra trong một hoàn cảnh khác thường. Khác thường vì thời gian "thai nghén" quá lâu, và khác thường vì có một số "cơ bắp" (đơn vị) của tôi đã chào đời trước tôi vài tuổi, là:

- Trường sĩ quan Việt Nam tại Huế 1948, sau đó chuyển lên Đà Lạt tiếp nhận trường võ bị liên quân đặc biệt của Pháp, và đổi tên là "Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt". Đầu những năm 1960, trường này cải tổ chương trình huấn luyện và thời gian đào tạo sĩ quan hiện dịch lên đến 4 năm, và đổi tên là ‘Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt’.
- Thiết giáp 1.1.1951.
- Truyền tin 1.2.1951.
- Quân vận 1.5.1951.
- Nhảy dù 1.8.1951.
- Công binh 1.9.1951.
- Pháo binh 1.11.1951.
- Trường Sĩ quan trừ bị Thủ đức và Nam định, 12.1950.

Tôi không chọn ngày tháng mà cơ bắp đầu tiên của tôi chào đời để làm ngày sinh của mình, vì lẽ lúc bấy giờ cơ bắp đó tuy dòng máu Việt nhưng cha mẹ là Pháp. Quân nhân của đơn vị là Việt Nam, nhưng chỉ huy là sĩ quan Pháp. Vậy là tôi chỉ mới có cái đầu. Cha mẹ tôi -nhất là mẹ tôi- rất khổ nhọc trong cố gắng tạo cho tôi từng cơ bắp, từng hệ thần kinh, để tôi có đủ các bộ phận trong người, cho dù đầu tôi hơi lớn mà thân hình nhỏ xíu ốm o cũng được, miễn là tôi thành một con người rồi theo thời gian tôi sẽ phát triển. Vượt bao khó khăn từ nhân sự -nhất là cán bộ chỉ huy- đến dụng cụ chiến tranh, bước đầu tôi có được một số cơ bắp và từng phần của hệ thần kinh, đó là hơn 50 tiểu đoàn bộ binh và một số các ban chỉ huy Tiểu khu, Phân khu, Quân khu.

Trong khi trên chiến trường, hoạt động quân sự của Việt minh cộng sản -với sự yểm trợ tối đa của Trung Hoa cộng sản- làm cho bộ tư lệnh viễn chinh Pháp ngày càng bối rối bởi những trận đánh với cấp đại đoàn, một loại đơn vị chiến thuật trên cấp trung đoàn nhưng dưới cấp sư đoàn. Một căn cứ kiên cố bậc nhất của Pháp tại chiến trường Đông Dương với 12.000 quân trú phòng, được xây dựng vùng lòng chảo Điện Biên Phủ, gần biên giới Lào. Mục tiêu là nhử các đơn vị lớn của Việt minh cộng sản đến để Pháp dùng hỏa lực pháo binh và không quân tiêu diệt. Nhưng, sau 3 tháng đánh nhau dữ dội với những tổn thất nặng nề cho cả hai bên, ngày 7 tháng 5 năm 1954, quân trú phòng Pháp đã đầu hàng. Và sự kiện này đã dẫn đến Hiệp Định đình chiến ngày 20.7.1954 tại Genève, Thụy Sỉ.

Hiệp định đó không có chữ ký của Việt Nam và Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ, dưới Quốc Trưởng có một chánh phủ do Thủ Tướng Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Biết bao vấn đề khó khăn khi đất nước chỉ còn lại từ vĩ tuyến 17 trở xuống, trong đó công tác định cư cho 1 triệu đồng bào miền Bắc chạy nạn cộng sản vào Nam, là một trong những mục tiêu lớn của chánh phủ mới nhận trách nhiệm hai tuần lễ trước ngày ký hiệp định Genève.

Về phần tôi, đến cuối năm 1954, được xem là giai đoạn hình thành. "Cơ thể tôi" vào cuối giai đoạn 1950-1954, có đến gần 200 ngàn tế bào (mỗi tế bào xin hiểu là một quân nhân), nhưng tôi hãy còn là "một thiếu nhi" cả về tổ chức, trang bị, chiến đấu, và nhất là về mặt chỉ huy. Có thể vì vậy mà từ bây giờ, anh bạn Hoa Kỳ nhận giúp cho tôi trưởng thành các mặt càng sớm càng tốt, để tôi đủ khả năng bảo vệ quốc gia trước khi thằng thanh niên cộng sản miền Bắc tràn xuống tấn công, thực hiện mục tiêu chiến lư#432;ợc của cộng sản thế giới là biến các quốc gia vùng Đông Nam Á Châu trở thành cộng sản. Tôi nói "có thể", chớ nói cho đúng là anh bạn Hoa Kỳ nhắm vào mục tiêu chiến lược của anh ta, giúp tôi ngăn chận "thằng thanh niên" miền bắc, con bài chủ lực của gia đình nó có cái tên là "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa", cũng là tôi giúp anh bạn Hoa Kỳ ngăn chận " nó với anh em bạn bè nhà nó tràn xuống chiếm nhà tôi và nhà của bạn bè hàng xóm tôi" nữa. Bởi vì "các nhà hàng xóm" tôi cũng là bạn bè thân thiết của anh bạn Mỹ. Điều đó có nghĩa là anh bạn Hoa Kỳ không phải hoàn toàn giúp tôi đâu nhé. "Có qua có lại" mà.

Dưới đây là những "cơ bắp chánh" của tôi, mà quí bạn là những thành viên trong đó:

Lục Quân.
- Bộ binh, có: 67 tiểu đoàn. Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. (Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định chỉ đào tạo khóa duy nhất). Trung Tâm Huấn Luyện Quán Tre (tiền thân của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung).
- Nhảy Dù, có 5 tiểu đoàn với phiên hiệu 1, 3, 5, 6, 7. Đến tháng 9.1954, các tiểu đoàn được tổ chức thành Liên Đoàn Nhảy Dù.
- Thiết Giáp, có 1 trung đoàn thám thính và 5 chi đi biệt lập với 1 trung tâm huấn luyện.
- Pháo Binh, có 5 tiểu đoàn với phiên hiệu 1, 2, 3, 4, 5.
- Truyền Tin, có 6 đại đội.
- Công Binh, có 6 đại đội.
- Quân Vận, có 6 đại đội.

Không Quân.
Là một trong ba hệ cơ bắp quan trọng nhất (quân chủng) của tôi, nhưng lớn hơn tôi 1 tuổi. Dưới quyền có "2 Phi Đoàn Quan Sát Trợ Chiến" được trang bị phi cơ Morane Saulnier. Ngay trước cuối năm 1954, nhận thêm 39 phi cơ do Mỹ viện trợ qua trung gian của Pháp, gồm Cessna L19, phi cơ vận tải C45 và C47.

Hải Quân.
Cũng là hệ cơ bắp quan trọng của cơ thể tôi. Lớn hơn tôi 2 tháng tuổi. Dưới quyền có "3 Hải Đoàn Xung Phong" trang bị LCM và LCVP. Ngoài ra còn có 3 Liên Đoàn Tuần Giang và một lực lượng com-măng-đô. Tuy không thuộc hải quân, nhưng khi chuyển vào Nam thì sáp nhập vào một tổ chức có tên là "Hải Quân B Binh". Binh chủng này là tiền thân của "Thủy Quân Lục Chiến". (chào đời đầu tháng 5.1955).

2. Giai đoạn phát triển lần thứ nhất (1955-1967).

Hạ tuần tháng 10.1955, sau cuộc trưng cầu ý dân với kết quả Quốc Trưởng Bảo Đại bị truất phế, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố "Việt Nam là một nước cộng hòa", gọi ngắn gọn là "Việt Nam Cộng Hòa" và tự ông trở thành Tổng Thống. Cũng từ đây, tiêu đề thường dùng trên các văn thư quân sự, ghi tên tôi là "Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa".

Một kế hoạch cải tiến tôi từ những cơ bắp nhỏ, rời rạc, trở thành những đơn vị trong một hệ thống tổ chức lớn hơn, chặt chẻ hơn, thống nhất trang bị, thống nhất chỉ huy, thống nhất huấn luyện. Tuy đã đình chiến, nhưng mãi đến đầu tháng 7.1955, "cái đầu" tôi mới được phép điều khiễn toàn bộ các cơ bắp của mình (chỉ huy quân đội). Nửa đầu năm 1956, khi người lính viễn chinh cuối cùng của Pháp rời khỏi Việt Nam, tôi dọn đến ngôi nhà bề thế hơn, khang trang hơn, tọa lạc gần cổng vào phi trường Tân Sơn Nhất. Trước mặt là đường Võ Tánh nối dài và sau lưng là đường Võ di Nguy. Nhà tôi có tên là "trại Trần hưng Đạo".

Vậy là, trang sử nước Việt Nam thuộc địa của Pháp, được khép lại từ đây.

Lục Quân.
- Bộ Binh. Ngay trong năm đầu, "cơ thể" tôi từ những cơ bắp nhỏ là cấp tiểu đoàn được tổ chức lại thành 4 Sư Đoàn Dã Chiến (1, 2, 3, 4) và 6 Sư Đoàn Khinh Chiến (11, 12, 13, 14, 15, 16). Cuối năm 1959, 10 sư đoàn này được tổ chức lại thành 7 "Sư Đoàn Bộ Binh". Quân số mỗi sư đoàn là 10.500 người, bằng 2 lần quân số sư đoàn khinh chiến. Các sư đoàn có phiên hiệu 1, 2, 5, 7, 21, 22, 23. Những năm sau đó, Sư đoàn 9, 18, và 25 được thành lập. Cộng chung là 10 sư đoàn. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1, 2, 3, 4, lần lượt chào đời với trách nhiệm an ninh toàn lãnh thổ.
- Nhảy Dù. Năm 1962, Liên Đoàn được phát triển lên cấp Lữ Đoàn, và tiếp tục phát triển thành Sư Đoàn Nhảy Dù vào cuối giai đoạn.
- Biệt Động Quân. Binh chủng được thành lập năm 1960 với cấp đại đội. Ngay trong nửa đầu năm 1960, đã hoàn tất 50 đại đội và hoạt động sâu trong vùng thường ghi nhận có địch. Năm 1963 lên đến 86 đại đội. Dần dần hình thành các bộ chỉ huy tiểu đoàn bên cạnh các Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn/Vùng Chiến Thuật, với các phiên hiệu 11, 21, 22, 31, 32, 33, và 41.
- Thiết Giáp. Một số đơn vị trước 1954 cộng với một số mới thành lập, binh chủng này có 4 Trung Đoàn Kỵ Binh thiết giáp được trang bị thám thính xa, chiến xa M24. Ngoài ra còn có 1 Liên Đoàn Thủy Xa. Năm 1963, sau thời gian trắc nghiệm tại Sư Đoàn 7 và 21 Bộ Binh thành công, Thiết Giáp được trang bị thiết vận xa M113 và M114. Năm 1964-1965, chiến xa M41 thay thế chiến xa M24 và thám thính xa V100 thay thế thám thính xa M8 quá lỗi thời.
- Pháo Binh. Năm 1955, pháo binh có 9 tiểu đoàn là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 12, 32, 34. Năm sau đó, thành lập thêm tiểu đoàn 23 và 25. Đồng thời tiểu đoàn 34 pháo binh là đơn vị đầu tiên được trang bị đại bác 155 ly. Theo đà bành trướng chiến tranh của quân cộng sản, pháo binh trong tổ chức mỗi Sư Đoàn Bộ Binh có 2 tiểu đoàn pháo binh 105 ly được trang bị 18 khẩu cho mỗi tiểu đoàn (thay vì trước đó là 12).
- Lực Lượng Đặc Biệt, được thành lập vào những năm cuối giai đoạn, với nhiệm vụ hoạt động dọc biên giới Việt Nam - Cambodia và Việt Nam - Lào. Vì là "nhiệm vụ đặc biệt", nên tổ chức không theo khuôn mẫu các binh chủng khác. ‘A’ là đơn vị nhỏ nhất, từ những căn cứ trong rừng dọc biên giới hoặc những hành lang mà quân cộng sản dùng xâm nhập, xuất phát thu thập tin tức hoặc tấn công địch. ‘B’ gồm nhiều A. Và ‘C’, là bộ chỉ huy đặt cạnh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn/Vùng Chiến Thuật.









Không Quân.

Năm 1955, tiếp nhận căn cứ Nha Trang và đổi tên là "Căn Cứ Trợ Lực Không Quân số 1". Năm 1956, tiếp nhận thêm căn cứ Tân Sơn Nhất và căn cứ Biên Hòa. Cả hai đổi thành "Căn Cứ Trợ Lực Không Quân số 2" và "số 3". Tính đến năm 1958, Không Quân có 7 phi đoàn, gồm: 1 phi đoàn khu trục, 2 phi đoàn liên lạc, 2 phi đoàn vận tải, 1 phi đoàn trực thăng, và 1 phi đoàn đặc vụ.

Từ 1961 đến 1964, Hoa Kỳ liên tục cung cấp nhiều loại phi cơ, nhất là khu trục cơ AD6, trực thăng H34. Đơn vị tác chiến và yểm trợ tác chiến được phát triển lên cấp Không Đoàn tại mỗi Vùng chiến thuật, với phiên hiệu các Không Đoàn tính từ Đà Nẳng vào:
- Không Đoàn 41 đồn trú Đà Nẳng.
- Không Đoàn 62 đồn trú Plei Ku.
- Không Đoàn 23 đồn trú Biên Hòa.
- Không Đoàn 33 đồn trú Tân Sơn Nhất.
- Và Không Đoàn 74 đồn trú Cần Thơ.

Năm cuối của giai đoạn này, có 1 phi đoàn khu trục được trang bị phản lực cơ F5. Phiên hiệu của các đơn vị xếp thành 3 số. Theo đó, số hàng trăm để chỉ công dụng của đơn vị, như: Số 1 là phi đoàn liên lạc, số 2 là trực thăng, số 3 là đặc vụ, số 4 là vận tải, số 5 là khu trục, số 7 là quan sát, số 8 là hỏa long, và số 9 là huấn luyện. (không thấy nói đến số 6)

Hải Quân.
Năm 1955, quân chủng này có một lực lượng tác chiến với 24 chiến hạm, hơn 110 chiến đỉnh, trong tổ chức 5 Hải Đoàn và 1 Hải Lực. Năm 1959, Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến tách ra khỏi Hải Quân và trở thành lực lượng tổng trừ bị. Hải Quân lần lượt tiếp nhận tàu chiến từ Hải Quân Hoa Kỳ như sau:
- Năm 1956 đến 1963, gồm 31 chiến hạm với 193 chiến đỉnh.
- Năm 1964 đến 1967, gồm 9 chiến hạm và hằng trăm ghe xi-măng gắn máy Yabuta thay ghe buồm của lực lượng HảiTthuyền.

Cuối giai đoạn 1955-1967.

Tôi trở thành một thanh niên với đầy đủ cơ cấu một con người. Hệ thần kinh đã phát triển. Vũ khí trong tay tôi, phần lớn sản xuất từ đệ nhị thế chiến với một số loại thuộc thế hệ mới. Và giữa năm 1964, "ba má tôi" là Trung Tướng Nguyễn Khánh với chức năng Quốc Trưởng kiêm Thủ Tướng, và Trung Tướng Trần Thiện Khiêm với chức Tổng Trưởng Quốc Phòng kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Lực, đã lên án thế vì khai sanh sửa tên tôi một chữ, thành "Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa". Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, gồm; Hải Quân, Lục Quân, Không Quân, và Địa Phương Quân, Nghĩa Quân.

Tôi đã đánh nhau nhiều lần với thằng thanh niên miền Bắc có cái tên là "quân đi nhân dân". Cha hắn biết hành động len lén đẩy hắn vào "nhà tôi" (Việt Nam Cộng Hòa) để đánh cướp là vi phạm Hiệp Định đình chiến, nên cha hắn "may cho hắn một cái áo" ở tiệm may vùng biên giới Việt Nam-Cambodia hồi cuối năm 1960. Cái áo có dòng chữ "Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam". Hắn vi vàng trùm cái áo đó lên người rồi gây sự tùm lum, làm cho "một số nhân vật ngoại quốc cố tình" (các quốc gia vì quyền lợi riêng tư mà có thiện cảm với cộng sản) cho là anh em tôi trong nhà đánh nhau. Nhưng vải áo của hắn là loại vải thưa, nên nhiều nhân vật khác đều thấy và biết rõ hắn là "quân đi nhân dân" miền Bắc xâm nhập vào đánh chiếm ngôi nhà của tổ tiên tôi, mà tôi và bà con họ hàng tôi có trách nhiệm gìn giữ. Do đó mà các anh bạn hàng xóm là Hoa Kỳ, Đại Hàn, Úc Đại Lợi, Phi Luật Tân, Thái Lan, Tân Tây Lan, có cả anh bạn Trung Hoa Dân Quốc nữa, cùng đến tiếp tay ngăn chận không cho hắn cướp nhà.

3. Giai đoạn phát triển cao điểm (1968-1975).

Mở đầu giai đoạn này là tên thanh niên miền Bắc đánh lén tôi ngay trong đêm 30 Tết Nguyên đán Mậu Thân 1968. Tuy hắn được ông nội (Nga) ông ngoại (Tàu) hắn cung cấp vũ khí mới, nhưng hắn đã bị tôi đánh trả quyết liệt làm hắn lảo đảo lũi chạy về rừng và nằm liệt cả năm mới hoàn hồn.

Vì hắn có vũ khí mới, nên anh bạn Mỹ đồng ý cung cấp cho tôi những vũ khí thuc thế hệ mới, gọi là "chương trình tối tân hoá quân dụng". Đầu tiên là lực lượng tổng trừ bị, dần dần đến toàn bộ chủ lực quân. Chương trình diễn tiến tốt đẹp. Đùng một cái, nhà anh bạn Mỹ có chuyện buồn phiền (phong trào phản chiến), nên anh ta phải rút về nước dưới một văn kiện quốc tế nghe rất "lịch sự" là thi hành Hiệp Định Paris 1973, và một cái tên quốc nội nghe rất chối tai là "Việt Nam Hóa Chiến Tranh".

Tại sao là "Việt Nam Hóa Chiến Tranh?" Chính tôi đã đánh nhau với thằng "thanh niên miền Bắc" ngay từ hiệp định đình chiến Genève. Vì tuy là đình chiến, nhưng cha mẹ ông bà nhà nó -khi kéo nhau ra Bắc- đã giấu nó lại trong đất nhà tôi, và nó cứ đập phá nhà cửa tôi, bắt giết dòng họ tôi, và tôi buộc phải đánh trả nó chớ có phải tôi qua nhà nó (trên đất bắc) gây sự với nó đâu. Khi nó được dòng họ nội ngoại chú bác nó (Nga sô, Trung quốc, và các nước cộng sản Đông Âu) giúp nó ăn cướp nhà tôi, các bạn xa xôi đến tiếp tay với tôi chớ đâu phải thay tôi để đánh nó. Rõ ràng là tôi vẫn đánh với nó. Các bạn ấy cũng đánh nó. Cho nên tức không chịu được! Nhưng nhìn lại mình, nhất là nhìn lại "cha mẹ tôi" -Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Đại Tướng Cao Văn Viên- không thấy lên tiếng cãi lý gì với anh bạn chơi tri kiểu ấy. Đành vậy thôi, nhưng tức vẫn tức!

Khi rời Việt Nam, anh bạn Mỹ để lại cho tôi hầu hết các loại dụng cụ chiến tranh mà anh ta đang sử dụng, vì chuyên chở về bên kia bờ Thái Bình Dương tính ra phí tổn có thể cao hơn trị giá số lượng quân dụng đó, với lại nó cũng thuộc vào "hàng đã dùng rồi" chớ có mới mẽ gì đâu. Vì vậy, trong cách nhìn nào đó, chương trình tối tân hóa quân dụng cho tôi, chưa chắc bạn tôi là người hoàn toàn tốt với tôi đâu. Nhưng dù sao thì tôi cũng phải "phát triển một cách thần tốc" để có khả năng lấp vào khoảng trống mà các bạn đó về nước, bằng cách gia tăng thêm quân số, đẩy mạnh huấn luyện, tổ chức thêm các đơn vị, để kịp tiếp nhận dụng cụ trang bị. Trọng tâm là phát triển Hải Quân và Không Quân, kế đến là Pháo Binh và Thiết Giáp.

Tính đến đầu năm 1975, con người tôi như dưới đây:

Cơ quan trung ương.

Bộ Tổng Tham Mưu với đầy đủ các cơ quan, binh chủng, và binh sở trong hệ thống quản trị hành chánh, nhân viên, huấn luyện, chiến tranh chính trị, tiếp vận. Riêng ngành Tiếp Vận có khả năng sửa chữa và tân trang toàn bộ quân dụng chung, do Lục Quân Công Xưởng, các Căn Cứ 10 Quân Nhu, 40 Công Binh, 50 Đạn Dược, 60 Truyền Tin, 90 Tồn Trữ Sửa Chữa Dù, và các Trung Tâm Bảo Toàn, trách nhiệm. Quân dụng chung là quân dụng thuc Lục Quân quản trị, nhưng có trang bị trong Hải Quân và Không Quân.

Lục Quân.

Chỉ huy, tác chiến, và yểm trợ tác chiến, có:
- 4 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn và các đơn vị yểm trợ trực thuộc.
- 11 Sư Đoàn Bộ Binh (Sư Đoàn 3 Bộ Binh thành lập tháng 10.1971).
- 1 Sư Đoàn Nhảy Dù.
- 1 Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến.
- 1 Liên Đoàn Biệt Cách Nhảy Dù.
- Hơn 20 Liên Đoàn Biệt Động Quân.
- 4 Lữ Đoàn Kỵ Binh Thiết Giáp.
- Lực Lượng Lôi Hổ và Biệt Hải thuộc Nha Kỹ Thuật.
- Các đơn vị Pháo Binh biệt lập.
- Và lực lượng Địa Phương Quân Nghĩa Quân (chiếm 1/2 quân số).

Vào những ngày cuối tháng 4.1975, Sư Đoàn 106 Biệt Động Quân được thành lập vi vã, bằng cách kết hợp 3 Liên Đoàn của binh chủng này với đơn vị Thiết Giáp và Pháo Binh. Sư Đoàn có nhiệm vụ tổ chức tuyến phòng thủ Phú Lâm, cửa ngõ vào thủ đô Sài Gòn từ hướng tây nam.


Không Quân.

Quân số hơn 60.000, tổ chức tổng quát gồm:
- 1 Bộ Tư Lệnh Quân Chủng với đầy đủ các cơ quan và binh sở yểm trợ.
- 5 Sư Đoàn tác chiến.
- 1 Sư Đoàn vận tải.
- 1 Không Đoàn Tân Trang Chế Tạo.
Chỉ trong năm 1973, tiếp nhận hơn 900 phi cơ, gồm: 560 trực thăng, 230 khu trục, 100 vận tải, và các loại khác. Trong tổ chức 6 Sư đoàn không quân, có số lượng các phi đoàn như sau:
- 20 phi đoàn khu trục, trang bị khoảng 550 phi cơ A1H, A37, và F5.
- 23 phi đoàn trực thăng, trang bị khoảng 1000 phi cơ UH1 và CH47.
- 8 phi đoàn quan sát, trang bị khoảng 200 phi cơ O1, O2, và U17.
- 9 phi đoàn vận tải, trang bị khoảng 150 phi cơ. C7, C47, C119, và C130.
- Và 4 phi đoàn hỏa long, trang bị phi cơ AC119 (không rõ số lượng).
Ngoài ra còn có các Phi Đoàn Trắc Giác (tình báo kỹ thuật), Phi Đoàn Quan Sát RC119L, và Biệt Đoàn Đặc Vụ 314.


Hải Quân.

Cùng nhịp phát triển với quân chủng Lục Quân và Không Quân, đầu năm 1969, Hải Quân liên tiếp tiếp nhận tàu chiến của các Giang Đoàn 91, 533, 534, 574, và 591 của Hải Quân Hoa Kỳ.

Với quân số hơn 40.000, ngoài các đơn vị yểm trợ hành chánh, nhân viên, huấn luyện, tiếp vận (có Hải Quân Công Xưởng), Hải Quân tổ chức 3 lực lượng tác chiến:
- Thứ nhất. Hành Quân Lưu Động Sông, với 14 Giang Đoàn trang bị khoảng 260 chiến đỉnh.
- Thứ hai. Hành Quân Lưu Động biển với 1 Hạm Đội trang bị tuần dương hạm, hộ tống hạm, khu trục hạm, tuần duyên hạm, giang pháo hạm, trợ chiến hạm, dương vận hạm, hải vận hạm, và giang vận hạm.
- Thứ ba. các Lực Lượng Đặc Nhiệm 211 Thủy Bộ với 6 Giang Đoàn, 212 Tuần Thám với 12 Giang Đoàn, 214 Trung Ương với 6 Giang Đoàn, và Liên Đoàn Người Nhái. (Tôi nhớ có Lực Lượng Đặc Nhiệm 213, nhưng trên tài liệu thì không thấy)


*****

4. Tôi bị bức tử!

....... định mệnh đã đưa kẻ thù của dân tộc đến trước mặt tôi (lúc quân đội cộng sản bao quanh thủ đô Sài Gòn). Đó là "một thanh niên" lớn hơn tôi 7 tuổi (quân đội cộng sản thành lập năm 1945). Hắn được lãnh đạo bởi một người (ông Hồ Chí Minh) khi sống trên đất Pháp và đất Nga, đã cố tình thay đổi hệ thần kinh với những "gen" hiền hòa đạo nghĩa của dân tộc Việt trong đầu ông ta, bằng hệ thần kinh với những "gen" độc tài tàn bạo thời Mông Cổ xâm lăng cai trị một phần Âu-Á. Ngôn từ chính trị ngày nay gọi đó là bản chất độc tài, ngoan cố, và lừa dối. Dưới người đó là một nhóm thuộc hạ (bộ chính trị cộng sản), thực hiện bản chất của ông ta, bản chất của độc tài, và luôn luôn lừa dối ngay cả bản thân họ, thì đâu có ai dưới quyền họ mà tránh được. Vì vậy mà hắn bị ngập chìm trong bản chất lừa dối một cách tinh vi của nhóm người kia, để tưởng hắn là anh hùng cứu nước cứu dân, và hắn trở nên hung hăng khát máu.

Hắn sẳn sàng đánh tôi ngay trong gian nhà chánh (thủ đô Sài Gòn) của tôi. Tôi đã sẳn sàng đánh lại hắn. Những cơ bắp có trách nhiệm cung cấp thức ăn nước uống với súng đạn cho tôi (ngành Tiếp Vận), đã dự trữ trong thủ đô và vùng đồng bằng Cửu Long, đủ cho tôi đánh với hắn 60 ngày mới cần tiếp tế.

Lúc bấy giờ, có thể có nhiều bạn chưa rõ lắm về sức mạnh của tôi. Xin thưa rằng, tôi có đến :
- Hơn 2 triệu cánh tay (1 triệu quân).
- Gần 2 triệu khẩu súng cầm tay.
- 1.200 xe chạy xích, kể cả chiến xa M48.
- Hơn 1.000 khẩu đại bác từ 105 xe kéo đến 175 ly cơ động.
- 40.000 xe chạy bánh.
- 1.600 chiến hạm chiến đỉnh.
- Hơn 2.000 phi cơ.

Tôi có một hệ thống quân trường, đào tạo từ anh chiến binh đến vị lãnh đạo chỉ huy cấp Sư Đoàn Quân Đoàn, chuyên viên các ngành chuyên môn, và toàn bộ sĩ quan tham mưu. Tôi có 3 trung tâm điện toán quản trị con người, quản trị quân dụng, quản trị tài chánh. Tôi có một hệ thống quân y bảo vệ sức khoẻ toàn quân.

Tôi đã đánh và đánh thắng hắn nhiều trận lừng danh, đặc biệt là Tết Mậu Thân 1968 và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

Vậy mà bây giờ, tôi không được đánh hắn, vì "cha mẹ cũ" của tôi là Tổng Thống Thiệu và Đại Tướng Viên đã cao bay xa chạy rồi, còn "cha mới" của tôi là Tổng Thống Minh, đã ra lệnh trên hệ thống truyền thanh Sài Gòn, bảo tôi:
- Không được đánh hắn!
- Phải buông súng xuống!
- Phải giao súng đạn cho hắn!

Quí bạn nghĩ xem, còn nỗi đau nào hơn nỗi đau của tôi nữa đây! Và nỗi đau này đã chồng lên nỗi đau đang day dứt, bởi một phần hệ thần kinh của tôi (những vị lãnh đạo, những vị có quân có quyền trong tay) đã bỏ lại hằng chục ngàn, hằng trăm ngàn, thậm chí hằng triệu tế bào, để chạy khỏi quê hương trước khi hắn đến. Chừng như chỉ có nhóm hệ thần kinh đó khôn ngoan hơn nhóm hệ thần kinh còn lại, khôn ngoan hơn hằng triệu quân nhân trong tình cảnh "rắn mất đầu" nhưng vũ khí vẫn trong tay! Chắc quí bạn không ai là không nhớ rằng, một số thần kinh chính (5 vị Tướng và hằng trăm sĩ quan các cấp) trong nhóm hệ thần kinh còn lại của tôi, đã tự cắt đứt cuộc sống (tuẫn tiết) làm cho tôi vô cùng ngưỡng mộ và cảm phục. Chính nhờ lòng dũng cảm cao cả đó, giúp tôi khôi phục được lòng hảnh diện của mình đối với những anh bạn đã một thời giúp tôi ngăn chận kẻ cướp. Tôi không hổ thẹn với tổ tiên, với hồn thiêng sông núi Việt Nam, và nhất là không hổ thẹn với tất cả những tế bào của tôi đã hi sinh trên khắp các trận tuyến, từ quân sự, chính trị, đến kinh tế, văn hoá xã hội. Nếu không, tôi sẽ tủi nhục biết dường nào!! Và hành động đó, tiếp tục soi sáng thêm dòng lịch sử oai hùng của tổ quốc, tiếp tục nâng cao thêm tinh thần bất khuất của những anh hùng dân tộc "thành mất chết theo thành". Đó, chính là ánh sáng của chính nghĩa quốc gia dân tộc mà chiến sĩ và toàn dân, đã dốc lòng phụng sự, và sẽ không bao giờ ngưng nghỉ nếu như dân tộc Việt Nam chưa được sống trong một xã hội dân chủ pháp trị theo nguyện vọng của mình.

Tôi là một thanh niên 23 tuổi, nhưng tôi có một sức mạnh phi thường, một tinh thần chiến đấu dũng cảm mà lâu nay hắn rất ngại đánh nhau với tôi, trong khi hắn sẳn sàng chấp nhận đánh nhau với anh bạn Mỹ cho dù anh bạn Mỹ rất mạnh về hỏa lực, "chỉ vì anh bạn Mỹ hiểu hắn không bằng tôi hiểu hắn". Nhưng mà, lệnh là lệnh!

Lệnh bắt tôi phải buông súng!
Lệnh bắt tôi phải giao súng cho hắn, mà hắn là kẻ thù của dân tộc! Ôi!........
Vậy là, tôi bị bức tử rồi các bạn ơi!
Tôi chết, nhưng những tế bào của tôi không thể chết.

Lời cuối của tôi, là các bạn hãy cùng nhau góp sức giải thể chế độ độc tài cộng sản, để xây dựng một nước Việt Nam dân chủ tự do, dân tộc được ấm no hạnh phúc phù hợp với nguyện vọng của toàn dân, nhưng không hành động trả thù, vì cuối cùng, tất cả chúng ta đều là người Việt Nam. Nhưng đói với tất cả thành viên Bộ chính trị từ khoá đầu đến khóa đương nhiệm phải truy tố ra toà, vì họ là những người có thẩm quyền hoạch định và điều khiễn chính sách độc tài diệt chủng, đẩy dân tộc vào thảm cảnh tàn khốc trong nửa cuối thế kỷ 20.

Chúc quí bạn an lành, thành công. Tôi sẽ luôn luôn soi sáng cho .. quí ... bạn.

Vĩnh ... b.i..ệ...t....!!!

Houston, mùa đông 2001

Trân trọng cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Đức Phương (Anh quốc), về một số tài liệu sử dụng trong bài này.

Phạm Bá Hoa (K5)

Xin mời đọc tiếp bài:

- Chân Dung Người Lính Việt Nam Cộng Hòa
- Chân Dung Những Người Vợ Lính Việt Nam Cộng Hòa
- Dù thế nào Anh vẫn nhận ra Em

cùng một tác giả

Nguồn:http://www.dianhanhvanhoaquoste.org







Danh sách Tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa
 

Tên Họ Năm Sanh Trường Võ Bị ChT ThT TrT ÐT
001. Bùi Ðình Ðạm 1926 Huế (1948) 1 1965 1968

002. Bùi Hữu Nhơn 1927 Đà Lạt (1947)
1963

003. Bùi Thế Lân
Thủ Ðức (1954) 4 1972 1974

004. Bùi Văn Nhu

xxxx? 1974

005. Cao Hảo Hớn 1926 Đà Lạt (1947) 1964 1970 1972
006. Cao Văn Viên 1921 Vũng Tàu (1949)
1964 1965 1967
007. Chung Tấn Cang 1926 Nhatrang (1952) 1 1964 1965 1968
008. Chung Tấn Phát
Thủ Ðức (1953) 3 xxxx?


009. Chương Dzành Quay
Ðà Lạt (1952) 5
1972

010. Diệp Quang Thủy

xxxx?


011. Dư Quốc Ðống 1932 Ðà Lạt (1952) 5 1964 1966 1970
012. Dương Ngọc Lắm
Ðà Lạt (1947) 1964


013. Dương Văn Ðức 1926 Ðà Lạt (1946)
1955 1964
014. Dương Văn Minh 1916 T.D.Một (1940)
1955 1957 1964
015. Ðào Duy Ân

1971 1974

016. Ðoàn Văn Quảng 1923 (1945?) 1964 1970

017. Ðặng Cao Thăng
Nam Định (1952) 1
Brest (1953)
xxxx?


018. Ðặng Ðình Linh
Salon (1955) xxxx?


019. Ðặng Thanh Liêm

1964


020. Ðặng Văn Quang 1929 Huế (1948) 1 1964 1965 1968
021. Đinh Mạnh Hùng
Nhatrang (1953)2 xxxx?


022. Ðỗ Cao Trí 1929 Vũng Tàu (1947)
1963 1963 1971
023. Ðỗ Kế Giai 1929 Ðà Lạt (1952) 5 1967 1974

024. Ðỗ Kiến Nhiễu 1931 Ðà Lạt (1951) 4 1973


025. Ðỗ Mậu 1917

1963

026. Ðổng Văn Khuyên 1927 Thủ Ðức (2) 1967 1971 1973
027. Hoàng Cơ Minh 1935 Nhatrang (1955)5 1974


028. Hoàng Văn Lạc 1927 Huế (1949) 2 1969 1971

029. Hoàng Xuân Lãm 1928 Ðà Lạt (1951) 3 1964 1965 1967
030. Hồ Trung Hậu
Thủ Ðức (1954) 4 1971?


031. Hồ Văn Kỳ Thoại
Nhatrang xxxx?


032. Hồ Văn Tố
Huế (1948) 1
1959

033. Huỳnh Bá Tính
Thủ Ðức (2)
Marakech (1952)
1973


034. Huỳnh Thới Tây
Ðà Lạt (1953) 8 1973


035. Huỳnh Văn Cao 1927 Huế (1949) 2
1962

036. Huỳnh Văn Lạc 1927 Thủ Ðức (1951)3 1973


037. Lâm Ngươn Tánh 1928 Nhatrang (1952) 1 1970? 1974

038. Lâm Quang Thi 1932 Ðà Lạt (1951) 3 1965 1968 1971
039. Lâm Quang Thơ 1931 Ðà Lạt (1951) 3 1968 1970

040. Lâm Văn Phát 1924 Ðà Lạt (1947)
1963

041. Lê Minh Ðảo 1933 Ðà Lạt (1958) 10 1973 1975

042. Lê Ngọc Triển
Huế (1949) 2 1969 1971

043. Lê Nguyên Khang 1931 Nam Ðịnh (1952) 1 1964 1966? 1967
044. Lê Nguyên Vỹ 1933 Phú Bài (1951) 1973


045. Lê Quang Lưỡng
Thủ Ðức (1954) 4 1972


046. Lê Trung Tường
Huế (1949) 2 1973


047. Lê Trung Trực 1926 Salon (1950) 1972


048. Lê Văn Hưng 1933 Thủ Ðức (1955)5 1972


049. Lê Văn Kim 1918

1959 1963
050. Lê Văn Nghiêm


1956? 1963
051. Lê Văn Thân 1932 Ðà Lạt (1954)7 1972


052. Lê Văn Tư
Ðà Lạt (1952) 5 1972


053. Lê Văn Tỵ


1954 1955 1959
054. Linh Quang Viên 1918 Tong (1940)
1965 1967
055. Lưu Kim Cương

1968


056. Lữ Mộng Lan 1927 Ðà Lạt (1951) 3 1964 1965 1968
057. Lý Bá Hỷ 1923 Ðà Lạt (1952) 6 1973


058. Lý Tòng Bá 1931 Ðà Lạt (1952) 6 1972


059. Mạch Văn Trường

1974


060. Mai Hữu Xuân


1955 1963
061. Nghiêm Văn Phú

1973


062. Ngô Dzu 1926 Huế (1949) 2 1964 1968 1971
063. Ngô Hán Đồng 1929 Thủ Ðức (1) 1972


064. Ngô Quang Trưởng 1929 Thủ Ðức (1954) 4 1967 1968 1970
065. Nguyễn Bá Liên

1969


066. Nguyễn Bảo Trị 1929 Nam Ðịnh (1952) 1 1964 1965 1967
067. Nguyễn Cao Albert
Ðà Lạt (1952) 4 1964


068. Nguyễn Cao Kỳ 1930 Ðà Lạt (1951) 4
Marakech (1953)
1963 1964

069. Nguyễn Chánh Thi 1923 Vũng Tàu (1947) 1964 1964 1965
070. Nguyễn Chấn Á


xxxx?

071. Nguyễn Duy Hinh 1929 Nam Ðịnh (1952) 1 1972 1973

072. Nguyễn Đức Khánh
Salon (1955) xxxx?


073. Nguyễn Ðức Thắng 1930 Nam Định 1952(1) 1964 xxxx? 1968
074. Nguyễn Giác Ngộ


1953

075. Nguyễn Huy Ánh 1934 Avord (1953?) 1971


076. Nguyễn Hữu Chí

xxxx?


077. Nguyễn Hữu Có 1925 Huế (1948) 1 1963 1964 1965
078. Nguyễn Hữu Hạnh
Vũng Tàu (1947) 1970


079. Nguyễn Hữu Tần

1973


080. Nguyễn Khắc Bình
Thủ Ðức (2) 1972 1974

081. Nguyễn Khánh 1927 Ðà Lạt (1947)
1959 1964 1964
082. Nguyễn Khoa Nam 1927 Thủ Ðức (1953) 3 1970 1974

083. Nguyễn Ngọc Lễ


1955 1963
084. Nguyễn Ngọc Loan 1931 Nam Ðịnh (1952) 1
Salon (1953)
1966 1968

085. Nguyễn Ngọc Oánh
Ðà Lạt (1951) 3
Nhatrang (1952) 1
xxxx?


086. Nguyễn Thanh Hoàng
Thủ Ðức? 1968


087. Nguyễn Thanh Sằng

1964


088. Nguyễn Thanh Châu

xxxx?


089. Nguyễn Trọng Bảo

1972


090. Nguyễn Văn Chuân 1923 Huế (1948) 1 1964 1966

091. Nguyễn Văn Chức 1928

1973

092. Nguyễn Văn Điềm
Nam Định (1952) 1 1974


093. Nguyễn Văn Giàu

1974?


094. Nguyễn Văn Hiếu 1929 Ðà Lạt (1951)3 1967 1968 1975
095. Nguyễn Văn Hinh 1916

1952 1953
096. Nguyễn Văn Kiểm 1924 Ðà Lạt (1946?) 1964 1965

097. Nguyễn Văn Là


1958 1968
098. Nguyễn Văn Lượng
Nam Ðịnh (1952) 1
Nhatrang (1953) 2
1973


099. Nguyễn Văn Mạnh 1921 Huế (1949) 2 1965 1966 1968
100. Nguyễn Văn Minh
Ðà Lạt (1951) 4 1964 1966 1969
101. Nguyễn Văn Phước 1926 Ðà Lạt (1951)3 1971


102. Nguyễn Văn Quan


1973

103. Nguyễn Văn Thiện

1970


104. Nguyễn Văn Thiệu 1923 Huế (1948) 1
1963 1965
105. Nguyễn Văn Toàn 1933 Ðà Lạt (1952) 5 1968 1970 1974
106. Nguyễn Văn Vận 1916?

1952

107. Nguyễn Văn Vỹ 1916 Tong (1940)
1954 1967
108. Nguyễn Vĩnh Nghi 1933 Ðà Lạt (1952) 5 1968 1972

109. Nguyễn Viết Thanh 1931 Ðà Lạt (1951)4 1966 1969 1970
110. Nguyễn Xuân Thịnh 1929 Ðà Lạt (1951) 3 1964 1969? 1971
111. Nguyễn Xuân Trang
Vũng Tàu (1947) 1968 1969

112. Phạm Ðăng Lân

1964 1966?

113. Phạm Duy Tất
(1954?) 1975


114. Phạm Hà Thanh

xxxx?


115. Phạm Hữu Nhơn
Thủ Ðức (2) 1973 1975

116. Phạm Ngọc Sang
Marakech (1952) 1973


117. Phạm Quốc Thuần
Ðà Lạt (1952) 5 1966 1968 1973
118. Phạm Văn Ðổng 1919
1964 1964

119. Phạm Văn Phú 1928 Ðà Lạt (1953) 8 1969 1971

120. Phạm Xuân Chiểu 1920 Yên Bái (1948)
1958 1963
121. Phan Ðình Niệm 1931 Ðà Lạt (1951) 1972


122. Phan Ðình Soạn 1929 Thủ Ðức (1) 1970 1972

123. Phan Ðình Thứ 1916 (1948?) 1969


124. Phan Hòa Hiệp

1972


125. Phan Phụng Tiên
Nam Định (1952) 1
Marakech (1952)
1973


126. Phan Trọng Chinh 1930 Ðà Lạt (1952) 5 1965 1970? 1972
127. Phan Xuân Nhuận
Huế (1948) 1 1966


128. Thái Quang Hoàng


1956 1956
129. Tôn Thất Ðính 1926 Huế (1948) 1
1961 1963
130. Tôn Thất Xứng
Huế (1948) 1 1964 1964

131. Trang Sĩ Tấn
Thủ Ðức (16) 1974


132. Trần Bá Di 1931 Ðà Lạt (1952) 5 1970 1974

133. Trần Ðình Thọ
Ðà Lạt (1953) 6 1972?


134. Trần Ngọc Tám 1926 Ðà Lạt (1947)
1958 1964
135. Trần Quang Khôi
Ðà Lạt (1953) 6 1973?


136. Trần Quốc Lịch
Thủ Ðức (1954) 4 1973


137. Trần Thanh Phong 1926 Huế (1949) 2 1966 1967 1971
138. Trần Tử Oai


1962

139. Trần Thiện Khiêm 1925 Ðà Lạt (1947)
1962 1963 1964
140. Trần Văn Cẩm 1930 Ðà Lạt (1952) 5 1973


141. Trần Văn Chơn 1919 Nha Trang (1952) 1 1964 xxxx? xxxx?
142. Trần Văn Ðôn 1917 Tong (1940)
1955 1957
143. Trần Văn Hai 1928 Ðà Lạt (1954) 7 1968


144. Trần Văn Minh
Thủ Ðức (2)
Salon (1955)
1965 1967 1972
145. Trần Văn Minh 1923 Tong (1940) 1955 1957
146. Trần Văn Nhựt 1936 Ðà Lạt (1958) 10 1972


147. Trần Văn Trung 1925 Huế (1948) 1 1967? 1969 1972
148. Trịnh Minh Thế


xxxx? 1955
149. Trương Bảy

1974?


150. Trương Hữu Đức 1930 Đà Lạt (1953) 1972


151. Trương Quang Ân 1932 Ðà Lạt (1954) 7 1968 1971

152. Từ Văn Bê 1931 Salon (1955) 1970


153. Văn Thành Cao 1924 (1946?)
1955

154. Vĩnh Lộc
Phú Bài (1949?) 1964 1965 1968
155. Võ Dinh
Ðà Lạt (1951) 3
Nhatrang (1952) 1
1972


156. Võ Văn Cảnh 1922 Huế (1951) 1970 1974

157. Võ Xuân Lành 1929 Nam Ðịnh (1952) 1
Nhatrang (1953) 2
1969 1972

158. Vũ Đình Đào

xxxx?


159. Vũ Đức Nhuận
Nam Định (1952) 1 1972


160. Vũ Ngọc Hoàn 1922
1965 1971

161. Vũ Văn Giai
Ðà Lạt (1958) 10 1971


Adam C. Sadowski
30 tháng 5 năm 2000

(Bảng danh sách này do Adam C. Sadowsky khởi xướng. Tiếp sau sự góp ý của nhiều người, danh sách đã khá hoàn bị. Xin tri ân tất cả những ai đã có công đóng góp và xin trân trọng đón nhận mọi sửa sai và bổ túc. Tín - tháng 06/2010)

Nguồn: generalhieu.com

   

Trong lịch sử 20 năm của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, có tất cả 159 vị được phong cấp tướng, trong đó có 1 Thống tướng (truy phong) và 5 Đại tướng.

* Thống Tướng : Lê Văn Tỵ (1903-1964) truy phong năm 1964
* Đại Tướng : Trần Thiện Khiêm (phong năm 1964)
* Đại Tướng : Dương Văn Minh (phong năm 1964)
* Đại Tướng : Nguyễn Khánh (phong năm 1964)
* Đại Tướng : Cao Văn Viên (phong năm 1967)
* Đại Tướng : Đỗ Cao Trí (truy phong năm 1971)
=====================================================================
* Trung Tướng : Cao Hảo Hớn (Tổng Trưởng Chương Trình Bình Định và Phát Triển )
* Trung Tướng : Dư Quốc Đống (Tư Lệnh QĐ III )
* Trung Tướng : Dương Văn Đức ( Tư Lênh QĐ & QK IV )
* Trung Tướng : Đặng Văn Quang ( Phụ Tá An Ninh Phủ Tổng Thống )
* Trung Tướng : Đồng Văn Khuyên ( Tổng Cụng Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận )
* Trung Tướng : Hoàng Xuân Lãm ( Chánh Thanh Tra Dân Vệ )
* Trung Tướng : Lâm Quang Thi ( Tư Lệnh Phó QĐ & QK I )
* Trung Tướng : Lê Nguyên Khang ( Phụ Tá Hành Quân Tổng TMT )
* Trung Tướng : Lê Văn Kim ( CHT Trường Cao Đẳng Quốc Phòng )
* Trung Tướng : Linh Quang Viên ( Bộ Trưởng Nội Vụ )
* Trung Tướng : Lữ Lan ( Chỉ Huy Trưởng Cao Đẳng Quốc Phòng )
* Trung Tướng : Mai Hữu Xuân ( Tổng Cục Trưởng Chiến Tranh Chính Trị )
* Trung Tướng : Ngô Dzu ( Tư Lệnh QĐ II )
* Trung Tướng : Ngô Quang Trưởng ( Tư Lệnh QĐ & QK I )
* Trung Tướng : Nguyễn Bảo Trị ( CHT ĐH Chỉ Huy và Tham Mưu )
* Trung Tướng : Nguyễn Chánh Thi ( Tư Lệnh QĐ I )
* Trung Tướng : Nguyễn Đức Thắng ( Tư Lệnh QĐ IV )
* Trung Tướng : Nguyễn Hữu Có ( Bộ Trưởng Quốc Phòng )
* Trung Tướng : Nguyễn Ngọc Lễ ( Chánh Án Tòa Án Quân Sự )
* Trung Tướng : Nguyễn Văn Hiếu ( Tư Lệnh Phó QĐ & QK III )
* Trung Tướng : Nguyễn Văn Hinh ( Tổng Tham Mưu Trưởng )
* Trung Tướng : Nguyễn Văn Là ( Phụ Tá Tổng Tham Mưu Trưởng )
* Trung Tướng : Nguyễn Văn Mạnh ( Tham Mưu Trưởng Liên Quân )
* Trung Tướng : Nguyễn Văn Minh ( Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô )
* Trung Tướng : Nguyễn Văn Quan ( Tổng Giám Đốc ANQĐ )
* Trung Tướng : Nguyễn Văn Thiệu ( Tổng Thống VNCH )
* Trung Tướng : Nguyễn Văn Toàn ( Tư Lệnh QĐ III & QK III )
* Trung Tướng : Nguyễn Văn Vỹ ( Bộ Trưởng Quốc Phòng )
* Trung Tướng : Nguyễn Viết Thanh ( Tư Lệnh QĐ IV & QK IV )
* Trung Tướng : Nguyễn Vĩnh Nghi ( TL Tiền Phương QĐ &QK III )
* Trung Tướng : Nguyễn Xuân Thịnh ( CHT Pháo Binh )
* Trung Tướng : Phạm Quốc Thuần ( CHT TT HL Đồng Đế )
* Trung Tướng : Phạm Xuân Chiểu ( Đại Sứ Nam Hàn )
* Trung Tướng : Phan Trọng Chinh ( Tổng Cục Trưởng Cục Quân Huấn )
* Trung Tướng : Thái Quang Hoàng ( Đại sứ Thái Lan )
* Trung Tướng : Tôn Thất Đính ( Thượng Nghị Sĩ )
* Trung Tướng : Trần Ngọc Tám ( Đại Sứ Thái Lan )
* Trung Tướng : Trần Thanh Phong ( Tư Lệnh CSQG )
* Trung Tướng : Trần Văn Đôn ( Tổng Trưởng Quốc Phòng )
* Trung Tướng : Trần Văn Minh ( Tư Lệnh Không Quân VN )
* Trung Tướng : Trần Văn Trung ( TCT. TC. CTCT )
* Trung Tướng : Trịnh Minh Thế ( Tư Lệnh Lực Lượng Cao Đài )
* Trung Tướng : Vĩnh Lộc ( Tổng Tham Mưu Trưởng )
* Phó Đô Đốc : Chung Tấn Cang ( Tư Lệnh Hải Quân )
=====================================================================
* Thiếu Tướng : Bùi Đình Đạm ( Tổng Giám Đốc Tổng Nha Nhân Lực thuộc Bộ Quốc Phòng )
* Thiếu Tư&##7899;ng : Bùi Hữu Nhơn ( Chỉ Huy Trưởng Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức )
* Thiếu Tướng : Bùi Thế Lân ( Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC )
* Thiếu Tướng : Chương Dzềnh Quay ( Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn IV )
* Thiếu Tướng : Dương Ngọc Lắm ( Đô Trưởng Sài Gòn )
* Thiếu Tướng : Đào Duy Ân ( Tư Lệnh Phó Diện Địa QĐ III )
* Thiếu Tướng : Đoàn Văn Quảng ( Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung )
* Thiếu Tướng : Đỗ Kế Giai ( Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Trung Ương )
* Thiếu Tướng : Ðỗ Mậu ( Phó Thủ Tướng Đặc Trách Văn Hóa )
* Thiếu Tướng : Hồ Văn Tố ( Chỉ Huy Trưởng Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức )
* Thiếu Tướng : Huỳnh Văn Lạc ( Tư Lệnh Sư Đoàn 9 BB )
* Thiếu Tướng : Huỳnh Văn Cao ( Phó Chủ Tịch Thượng Nghị Viện )
* Thiếu Tướng : Lâm Quang Thơ ( Chỉ Huy Trương Trường VBQGĐL )
* Thiếu Tướng : Lâm Văn Phát ( Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô )
* Thiếu Tướng : Lê Minh Ðảo ( Tư Lệnh SĐ 18 BB )
* Thiếu Tướng : Lê Ngọc Triển ( Tham Mưu Phó Hành Quân TTM )
* Thiếu Tướng : Lê Văn Nghiêm ( Tư Lệnh QĐ & QK I )
* Thiếu Tướng : Nguyễn Cao Kỳ ( Phó Tổng Thống VNCH (1967) )
* Thiếu Tướng : Nguyễn Duy Hinh ( Tư Lệnh SĐ 3 BB )
* Thiếu Tướng : Nguyễn Giác Ngộ ( CHT Sở Du Kích Chiến )
* Thiếu Tướng : Nguyễn Khắc Bình ( Tư Lệnh CSQG )
* Thiếu Tướng : Nguyễn Khoa Nam ( Tư Lệnh QĐ & QK IV )
* Thiếu Tướng : Nguyễn Ngọc Loan ( Tổng Giám Đốc CSQG )
* Thiếu Tướng : Nguyễn Văn Chuân ( Thượng Nghị Sĩ )
* Thiếu Tướng : Nguyễn Văn Kiểm (Trưởng Phòng Tổng Quản BTTM )
* Thiếu Tướng : Nguyễn Văn Vận ( Tư Lệnh Đệ III Quân Khu )
* Thiếu Tướng : Nguyễn Xuân Trang ( Tham Mưu Phó Nhân Viên BTTM
* Thiếu Tướng : Phạm Ðăng Lân ( Cục Trưởng Cục Công Binh )
* Thiếu Tướng : Phạm Hữu Nhơn ( Trưởng Phòng 7 Bộ TTM )
* Thiếu Tướng : Phạm Văn Ðổng ( Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh )
* Thiếu Tướng : Phạm Văn Phú ( Tư Lệnh QĐ II & QK II )
* Thiếu Tướng : Phan Ðình Niệm (Tư Lệnh SĐ 22 BB )
* Thiếu Tướng : Tôn Thất Xứng ( Tư Lệnh QĐ I & QK I )
* Thiếu Tướng : Trần Bá Di ( Tư Lệnh SĐ 9 BB )
* Thiếu Tướng : Trần Minh Tâm
* Thiếu Tướng : Trần Tử Oai ( CHT Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung )
* Thiếu Tướng : Trần Văn Minh( Đại Sứ Tunisia )
* Thiếu Tướng : Trương Quang Ân ( Tư Lệnh SĐ 23 BB )
* Thiếu Tướng : Văn Thành Cao ( Tổng Cục Phó Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị )
* Thiếu Tướng : Võ Văn Cảnh ( Phụ Tá Đặc Biệt Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ )
* Thiếu Tướng : Võ Xuân Lành ( Tư Lệnh Phó KQVN )
* Thiếu Tướng : Vũ Đức Nhuận ( Giám Đốc ANQĐ )
* Thiếu Tướng : Vũ Ngọc Hoàn ( Cục Trưởng Cục Quân Y )
* Đề Đốc : Lâm Ngươn Tánh ( Tư Lệnh Hải Quân )
* Đề Đốc : Trần Văn Chơn ( Tư Lệnh Hải Quân )
=====================================================================
* Chuẩn Tướng : Albert Nguyễn Cao ( Tổng Trưởng Dinh Điền )
* Chuẩn Tướng : Bùi Văn Nhu ( Tư Lệnh Phó CSQG )
* Chuẩn Tướng : Chung Tấn Phát ( Cựu Tham Mưu Trưởng QĐ & QK IV )
* Chuẩn Tướng : Ðặng Ðình Linh ( Tham Mưu Phó Kỹ Thuật và Tiếp Vận (BTL) Không Quân )
* Chuẩn Tướng : Đặng Thanh Liêm ( Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung )
* Chuẩn Tướng : Ðỗ Kiến Nhiễu ( Đô Trưởng Sài Gòn )
* Chuẩn Tướng : Hồ Trung Hậu ( Chánh Thanh Tra QĐIII )
* Chuẩn Tướng : Huỳnh Bá Tính ( Tư Lệnh SĐ 3 KQ )
* Chuẩn Tướng : Huỳnh Thới Tây ( Tư Lệnh Đặc Cảnh Trung Ương )
* Chuẩn Tướng : Huỳnh Văn Lạc ( Tư Lệnh Sư Đoàn 9 BB )
* Chuẩn Tướng : Lê Nguyên Vỹ ( Tư Lệnh SĐ 5 BB )
* Chuẩn Tướng : Lê Quang Lưỡng ( Tư Lệnh SĐ Nhảy Dù )
* Chuẩn Tướng : Lê Trung Trực ( Trưởng Phòng 4, BTTM )
* Chuẩn Tướng : Lê Trung Tường ( Tham Mưu Trưởng QĐ III )
* Chuẩn Tướng : Lê Văn Hưng ( Tư Lệnh Phó QĐ & QK IV )
* Chuẩn Tướng : Lê Văn Thân ( Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô )
* Chuẩn Tướng : Lê Văn Tư ( Tư Lệnh SĐ 25 BB )
* Chuẩn Tướng : Lưu Kim Cương ( KĐT Không Đoàn 33 Chiến Thuật )
* Chuẩn Tướng : Lý Bá Hỷ ( Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô )
* Chuẩn Tướng : Lý Tòng Bá ( Tư Lệnh SĐ 25 BB )
* Chuẩn Tướng : Mạch Văn Trường ( Tư Lệnh SĐ 21 BB )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Bá Liên (Tư Lệnh Biệt Khu 24 )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Chấn Á ( Cố Vấn tại Nha Chiến Tranh Chính Trị.)
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Đức Khánh ( Tư Lệnh SĐ 1 KQ )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Hữu Hạnh ( Tổng Tham Mưu Trưởng )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Hữu Tần ( Tư Lệnh SĐ 4 KQ )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Ngọc Oánh ( CHT TT HL KQ )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Thanh Hoàng (Chánh Thanh Tra QĐ II )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Thanh Sằng ( Tư Lệnh SĐ 22 BB )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Trọng Bảo ( TMT SĐ Nhảy Dù )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Tuấn Khải
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Chức ( Tổng Cục Trưởng TC Tiếp Vận )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Điềm ( Tư Lệnh SĐ 1 BB )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Giàu ( Bộ Tư Lệnh Cảnh Lực )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Lượng ( Tư Lệnh SĐ 2 KQ )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Phước ( Phụ Tá Đặc Biệt Tư Lệnh Quân Khu IV, Đặc Trách Phụng Hoàng )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Thiện ( Thị Trưởng Đà Nẵng )
* Chuẩn Tướng : Phạm Duy Tất ( CHT Biệt Động Quân QK II )
* Chuẩn Tướng : Phạm Hà Thanh ( Cục Trưởng Cục Quân Y )
* Chuẩn Tướng : Phạm Ngọc Sang ( Tư Lệnh SĐ 6 KQ )
* Chuẩn Tướng : Phan Ðình Soạn ( Tư Lệnh Phó QĐ I & QK I )
* Chuẩn Tướng : Phan Ðình Thứ ( Tư Lệnh Phó QĐ II & QK II )
* Chuẩn Tướng : Phan Hòa Hiệp ( Trưởng Đoàn LHQS 2 Bên )
* Chuẩn Tướng : Phan Phụng Tiên ( Tư Lệnh SĐ 5 KQ )
* Chuẩn Tướng : Phan Tử Nghi
* Chuẩn Tướng : Phan Xuân Nhuận ( Tư Lệnh SĐ 1 BB )
* Chuẩn Tướng : Trần Ðình Thọ ( Trưởng Phòng 3 Bộ TTM )
* Chuẩn Tướng : Trần Quang Khôi ( CHT Lực Lượng Xung Kích QĐ III )
* Chuẩn Tướng : Trần Quốc Lịch ( Chánh Thanh Tra QĐ IV )
* Chuẩn Tướng : Trần Văn Cẩm ( Phụ Tá HQ BTL QĐ II & QK II )
* Chuẩn Tướng : Trần Văn Hai ( Tư Lệnh SĐ 7 BB )
* Chuẩn Tướng : Trần Văn Nhựt ( Tư Lệnh SĐ 2 BB )
* Chuẩn Tướng : Trang Sĩ Tấn ( Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Đô Thành )
* Chuẩn Tướng : Trương Bảy ( Chỉ Huy Trưởng Cảnh Lực )
* Chuẩn Tướng : Trương Hữu Đức ( Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 52 )
* Chuẩn Tướng : Từ Văn Bê ( CHT BCH Kỹ Thuật và Tiếp Vận Không Quân )
* Chuẩn Tướng : Võ Dinh ( TMT BTL Không Quân)
* Chuẩn Tướng : Vũ Đức Nhuận ( Giám Đốc ANQĐ)
* Chuẩn Tướng : Vũ Văn Giai ( Tư Lệnh SĐ 3 BB )
* Phó Đề Đốc : Diệp Quang Thủy ( Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân )
* Phó Đề Đốc : Đặng Cao Thăng ( Tư Lệnh Hải Quân Vùng IV Sông Ngòi )
* Phó Đề Đốc : Đinh Mạnh Hùng ( Phụ Tá Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Sông )
* Phó Đề Đốc : Hồ Văn Kỳ Thoại ( Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải )
* Phó Đề Đốc : Hoàng Cơ Minh ( Tư Lệnh Vùng 2 Duyên Hải )
* Phó Đề Đốc : Nghiêm Văn Phú ( Tư Lệnh Lực Lượng Tuần Thám )
* Phó Đề Đốc : Nguyễn Hữu Chí ( Phụ Tá Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Biển )
* Phó Đề Đốc : Nguyễn Thành Châu ( Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện HQ Nha Trang )
* Phó Đề Đốc : Vũ Đình Đào ( Tư Lệnh Vùng 3 Duyên Hải )
* Phó Đề Đốc : Huỳnh Mai

Nguồn:.http://vietnamlibrary.informe.com/danh-snoch-t-ng-lnonh-vnch-1955-1975-dt1958.html



Danh Sách Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà

(Hình Ảnh)




Tên Họ

Năm Sanh-Mất

Chức Vụ Cuối Cùng


001 Th.Tướng Bùi Đình Đạm

1926-

Tổng Giám Đốc Tổng Nha Nhân Lực thuộc Bộ Quốc Phòng (1975)


002 Th Tướng Bùi Hữu Nhơn

1927-

Chỉ Huy Trưởng Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức (1968)


003 Th.Tướng Bùi Thế Lân

 

Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC (1975)


004 Ch.Tướng Bùi Văn Nhu

 

Tư Lệnh Phó CSQG (1975)


005 Tr. Tướng Cao Hảo Hớn

 

Tổng Trưởng Chương Trình Bình Định và Phát Triển (1975)


006 Đ. Tướng Cao Văn Viên

1921

Tổng TMT QLVNCH (1975)


007 Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang

1926

Tư Lệnh Hải Quân (1975)


008 Ch. Tướng Chung Tấn Phát

 

Cựu Tham Mưu Trưởng QĐ & QK IV



009 Th. Tướng Chương Dzềnh Quay

 

Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn IV (1975)

010 Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy

 

Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân (1975)


011 Tr. Tướng Dư Quốc Đống

1932

Tư Lệnh QĐ III (1975)

012 Th. Tướng Dương Ngọc Lắm

 

Đô Trưởng Sài Gòn (1964)


013 Tr. Tướng Dương Văn Đức

1926

Tư Lênh QĐ & QK IV (1964)


014 Đ. Tướng Dương Văn Minh

1916

Tổng Thống VNCH (1975 )



015 Th. Tướng Ðào Duy Ân

 

Tư Lệnh Phó Diện Địa QĐ III (1975)


016 Th. Tướng Đoàn Văn Quảng

1923

Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung (1972)

017 Phó Đề Đốc Đặng Cao Thăng

 

Tư Lệnh Hải Quân Vùng IV Sông Ngòi (1975)


018 Ch. Tướng Ðặng Ðình Linh

 

Tham Mưu Phó Kỹ Thuật và Tiếp Vận (BTL) Không Quân (1975)

019 Ch.Tướng Đặng Thanh Liêm

 

Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung (1964)


020 Tr. Tướng Đặng Văn Quang

1929

Ph#7909; Tá An Ninh Phủ Tổng Thống (1975)

021 Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng

 

Phụ Tá Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Sông (1975)


022 Cố Đ. Tướng Đỗ Cao Trí

1929-1971

Tư Lênh QĐ & QK III (1971)



023 Th. Tướng Đỗ Kế Giai

1929

Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Trung Ương (1975)


024 Ch. Tướng Ðỗ Kiến Nhiễu

1931

Đô Trưởng Sài Gòn (1975)


025 Th. Tướng Đỗ Mậu

 

Phó Thủ Tướng Đặc Trách Văn Hóa (1964)


026 Tr. Tướng Đồng Văn Khuyên

1927

Tổng Cụng Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận (1975)


027 Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh

1935-2007

Tư Lệnh Vùng 2 Duyên Hải (1975)


028 Th. Tướng Hoàng Văn Lạc

1927

Tư Lệnh Phó Diện Địa QĐ I (1975)



029 Tr. Tướng Hoàng Xuân Lãm

1928

Chánh Thanh Tra Dân Vệ (1975)

030 Ch.Tướng Hồ Trung Hậu

 

Chánh Thanh Tra QĐIII (1975)


031 Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại

 

Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải (1975)



032 Th. Tướng Hồ Văn Tố

 

Chỉ Huy Trưởng Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức (1959)



033 Ch. Tướng Huỳnh Bá Tính

 

Tư Lệnh SĐ 3 KQ (1975)



034 Ch. Tướng Huỳnh Thới Tây

 

Tư Lệnh Đặc Cảnh Trung Ương (1975)



035 Th. Tướng Huỳnh Văn Cao

1927

Phó Chủ Tịch Thượng Nghị Viện (1971)



036 Ch. Tướng Huỳnh Văn Lạc

1927

Tư Lệnh Sư Đoàn 9 BB (1975)



037 Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh

1928

Tư Lệnh Hải Quân (1974)



038 Tr. Tướng Lâm Quang Thi

1932

Tư Lệnh Phó QĐ & QK I (1975)



039 Th.Tướng Lâm Quang Thơ

1931

Chỉ Huy Trương Trường VBQGĐL (1975)



040 Th. Tướng Lâm Văn Phát

1927

Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô (4/1975)



041 Th. Tướng Lê Minh Đảo

1933

Tư Lệnh SĐ 18 BB (1975)



042 Th. Tướng Lê Ngọc Triển

 

Tham Mưu Phó Hành Quân TTM (4/1975)



043 Tr. Tướng Lê Nguyên Khang

1931

Phụ Tá Hành Quân Tổng TMT (1975)



044 Ch.Tướng Lê Nguyên Vỹ

1933-1975

Tư Lệnh SĐ 5 BB (1975)



045 Ch. Tướng Lê Quang Lưỡng

 

Tư Lệnh SĐ Nhảy Dù (1975)



   046 Thiếu Tướng Lê Quang Vinh








 1923-1956








 Tư lệnh Quân Đội Hòa Hảo




047 Ch. Tướng Lê Trung Tường

 

Tham Mưu Trưởng QĐ III (1975)



048 Ch. Tướng Lê Trung Trực

 

Trưởng Phòng 4, BTTM (1975)



049 Ch. Tướng Lê Văn Hưng

1933-1975

Tư Lệnh Phó QĐ & QK IV (1975)



050 Tr. Tướng Lê Văn Kim

1918

CHT Trường Cao Đẳng Quốc Phòng (1963)

051 Th. Tướng Lê Văn Nghiêm

 

Tư Lệnh QĐ & QK I (1963)


052 Ch. Tướng Lê Văn Thân

1932

Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô (4/1975)



053 Ch. Tướng Lê Văn Tư

 

Tư Lệnh SĐ 25 BB (1973)


054 Thống Tướng Lê Văn Tỵ

 

Tổng Tham Mưu Trương QLVNCH (1963)


055 Tr. Tướng Linh Quang Viên

1918-2013

Bộ Trưởng Nội Vụ (1967)


056 Cố Ch.Tướng Lưu Kim Cương

 

KĐT Không Đoàn 33 Chiến Thuật (1968)


057 Tr. Tướng Lữ Lan

1927

Chỉ Huy Trưởng Cao Đẳng Quốc Phòng (1975)



058 Ch. Tướng Lý Bá Hỷ

1923

Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô (1975)



059 Ch. Tướng Lý Tòng Bá

1931-2015

Tư Lệnh SĐ 25 BB (1975)



060 Ch. Tướng Mạch Văn Trường

 

Tư Lệnh SĐ 21 BB (1975)



061 Tr. Tướng Mai Hữu Xuân

 

Tổng Cục Trưởng Chiến Tranh Chính Trị (1964)

062 Phó Đề Đốc Nghiêm Văn Phú

 

Tư Lệnh Lực Lượng Tuần Thám (1975)



063 Tr. Tướng Ngô Dzu

1926

Tư Lệnh QĐ II (1972)



064 Cố Ch. Tướng Ngô Hán Đồng

1929

Tư Lệnh Pháo Binh QĐ I (1972)



065 Tr. Tướng Ngô Quang Trưởng

1929-2008

Tư Lệnh QĐ & QK I (1975)



066Cố Ch. Tướng Nguyễn Bá Liên

 

Tư Lệnh Biệt Khu 24 (1969)



067 Tr. Tướng Nguyễn Bảo Trị

1929

CHT ĐH Chỉ Huy và Tham Mưu (1972)



068 Ch. Tướng Nguyễn Cao Albert

 

Tổng Trưởng Dinh Điền (1964)



069 Th. Tướng Nguyễn Cao Kỳ

1930-2012

Phó Tổng Thống VNCH (1967)



070 Tr. Tướng Nguyễn Chánh Thi

1923

Tư Lệnh QĐ I (1966)

071 Th.Tướng Nguyễn Chấn Á

 

Cố Vấn tại Nha Chiến Tranh Chính Trị.



072 Th. Tướng Nguyễn Duy Hinh

1929

Tư Lệnh SĐ 3 BB (1975)



073 Ch. Tướng Nguyễn Đức Khánh

 

Tư Lệnh SĐ 1 KQ (1975)



074Tr. Tướng Nguyễn Đức Thắng

1930

Tư Lệnh QĐ IV (1968)



075Th Tướng Nguyễn Giác Ngộ

 

CHT Sở Du Kích Chiến (1956)



076 Ch. Tướng Nguyễn Huy Ánh

1934

Tư Lệnh SĐ 4 KQ (1972)



077Phó Đề Đốc Nguyễn Hữu Chí

 

Phụ Tá Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Biển (1975)



078 Tr. Tướng Nguyễn Hữu Có

1925

Bộ Trưởng Quốc Phòng (1967)


 
079  Ch. Tướng Nguyễn Hữu Hạnh

 

Tổng Tham Mưu Trưởng (4/1975)


 
080  Ch. Tướng Nguyễn Hữu Tần

 

Tư Lệnh SĐ 4 KQ (1975)



081 Th. Tướng Nguyễn Khắc Bình

 

Tư Lệnh CSQG (1975)



082 Đ. Tướng Nguyễn Khánh

1927

Quốc Trưởng (1964)



083 Th. Tướng Nguyễn Khoa Nam

1927-1975

Tư Lệnh QĐ & QK IV (1975)


084 Tr. Tướng Nguyễn Ngọc Lễ

 

Chánh Án Tòa Án Quân Sự (1956)



085 Th. Tướng Nguyễn Ngọc Loan

1931

Tổng Giám Đốc CSQG (1968)



086 Ch. Tướng Nguyễn Ngọc Oánh

 

CHT Trung Tâm  Huấn Luyện Không Quân (1975)

087 Ch. Tướng Nguyễn Thanh Hoàng

 

Chánh Thanh Tra QĐ II(1974)



088 Ch. Tướng Nguyễn Thanh Sằng

 

Tư Lệnh SĐ 22 BB (1966)



089Phó Đề Đốc Nguyễn Thành Châu

 

Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện HQ Nha Trang (1975)



090 Cố Ch. Tướng Nguyễn Trọng Bảo

 1925-1972

TMT SĐ Nhảy Dù (1972)



091 Th. Tướng Nguyễn Văn Chuân

1923

Thượng Nghị Sĩ (1967)

 

092 Ch. Tướng Nguyễn Văn Chức

1928

Tổng Cục Trưởng TC Tiếp Vận (4/1975)



093 Ch. Tướng Nguyễn Văn Điềm

 

Tư Lệnh SĐ 1 BB (1975)


094 Ch. Tướng Nguyễn Văn Giàu


 1932-


Bộ Tư Lệnh Cảnh Lực (1975)



095 Cố Tr. Tướng Nguyễn Văn Hiếu

1929-1975

Tư Lệnh Phó QĐ & QK III (1975)



096 Tr. Tướng Nguyễn Văn Hinh

1916

Tổng Tham Mưu Trưởng (1955)


097 Th. Tướng Nguyễn Văn Kiểm

1924

Trưởng Phòng Tổng Quản BTTM (1968)


 
098 Tr. Tướng Nguyễn Văn Là

 

Phụ Tá Tổng Tham Mưu Trưởng (1975)



099 Ch. Tướng Nguyễn Văn Lượng

 

Tư Lệnh SĐ 2 KQ

100 Tr. Tướng Nguyễn Văn Mạnh

1921

Tham Mưu Trưởng Liên Quân (1975)


101 Tr. Tướng Nguyễn Văn Minh

 

Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô (1975)


102 Ch.Tướng Nguyễn Văn Phước

1926

Phụ Tá Đặc Biệt Tư Lệnh Quân Khu IV, Đặc Trách Phụng Hoàng (1971)

103 Tr.Tướng Nguyễn Văn Quan

 

Tổng Giám Đốc ANQĐ (1965)



104 Ch.Tướng Nguyễn Văn Thiện

 

Thị Trưởng Đà Nẵng (1970)



105 Tr. Tướng Nguyễn Văn Thiệu

1923-2009

Tổng Thống VNCH (1975)



106 Tr. Tướng Nguyễn Văn Toàn

1933

Tư Lệnh QĐ III & QK III (1975)

107 Th. Tướng Nguyễn Văn Vận

1916 (?)

Tư Lệnh Đệ III Quân Khu (1954)



108 Tr. Tướng Nguyễn Văn Vỹ

1916

Bộ Trưởng Quốc Phòng (1973)



109 Tr. Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi

1933

TL Tiền Phương QĐ &QK III (1975)



110 Cố Tr. Tướng Nguyễn Viết Thanh

1931-1970

Tư Lệnh QĐ IV & QK IV (1970)

111 Tr. Tướng Nguyễn Xuân Thịnh

1929

CHT Pháo Binh (1975)



112 Th. Tướng Nguyễn Xuân Trang

 

TM Phó Nhân Sự BTTM (1968)



113 Th. Tướng Phạm Ðăng Lân

 

Cục Trưởng Cục Công Binh (1965)



114 Ch. Tướng Phạm Duy Tất

 

CHT Biệt Động Quân QK II (1975)



115 Ch. Tướng Phạm Hà Thanh

 

Cục Trưởng Cục Quân Y (1975)



116 Th. Tướng Phạm Hữu Nhơn

 

Trưởng Phòng 7 Bộ TTM (1975)



117 Ch. Tướng Phạm Ngọc Sang

1931

Tư Lệnh SĐ 6 KQ (1975)


118 Tr. Tướng Phạm Quốc Thuần

 

CHT TT HL Đồng Đế (1975)



119 Th. Tướng Phạm Văn Đổng

1919

Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh (1969)



120 Th. Tướng Phạm Văn Phú

1928-1975

Tư Lệnh QĐ II & QK II (1975)



121 Tr. Tướng Phạm Xuân Chiểu

1920

Đại Sứ Nam Hàn (1969)



122 Th. Tướng Phan Ðình Niệm

1931

Tư Lệnh SĐ 22 BB (1975)


123 Cố Th. Tướng Phan Ðình Soạn

1929

Tư Lệnh Phó QĐ I & QK I (1972)


124 Ch. Tướng Phan Đình Thứ

1916

Tư Lệnh Phó QĐ II & QK II (1972)


125 Ch. Tướng Phan Hòa Hiệp

 1927-2013

Trưởng Đoàn LHQS 2 Bên (1974)



126 Ch. Tướng Phan Phụng Tiên

 

Tư Lệnh SĐ 5 KQ (1975)



127 Tr. Tướng Phan Trọng Chinh

1926

Tổng Cục Trưởng Cục Quân Huấn (1975)


128 Ch. Tướng Phan Xuân Nhuận

 

Tư Lệnh SĐ 1 BB (1966)

129 Tr. Tướng Thái Quang Hoàng

 

Đại sứ Thái Lan (1963?)



130 Tr. Tướng Tôn Thất Đính

1926

Thượng Nghị Sĩ (1971)



131 Th. Tướng Tôn Thất Xứng

 

Tư Lệnh QĐ I & QK I (1964)


132 Ch. Tướng Trang Sĩ Tấn

 

Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Đô Thành (1975)



133 Th. Tướng Trần Bá Di

1926

Tư Lệnh SĐ 9 BB (1968)



134 Ch. Tướng Trần Đình Thọ

 

Trưởng Phòng 3 Bộ TTM (1975)



135 Tr. Tướng Trần Ngọc Tám

1926

Đại Sứ Thái Lan (1972)



136 Ch. Tướng Trần Quang Khôi

 1930-

CHT Lực Lượng Xung Kích QĐ III (1975)



137 Ch. Tướng Trần Quốc Lịch

 1935-

Chánh Thanh Tra QĐ IV (1975)



138 Cố Tr. Tướng Trần Thanh Phong

1926

Tư Lệnh CSQG (1971)



139 Th. Tướng Trần Tử Oai

 

CHT Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung (1965)



140 Đ. Tướng Trần Thiện Khiêm

1925

Thủ Tướng Chính Phủ VNCH (1975)

141 Ch. Tướng Trần Văn Cẩm

1930

Phụ Tá HQ BTL QĐ II & QK II (1975)



142 Đề Đốc Trần Văn Chơn

1920

Tư Lệnh Hải Quân (1974)



143 Tr. Tướng Trần Văn Đôn

1917

Tổng Trưởng Quốc Phòng (1975)



144 Ch. Tướng Trần Văn Hai

1928-1975

Tư Lệnh SĐ 7 BB (1975)


145 Tr. Tướng Trần Văn Minh

 

Tư Lệnh Không Quân VN (1975)


146 Th. Tướng Trần Văn Minh

1923

Đại Sứ Tunisia (1967)



147 Ch. Tướng Trần Văn Nhựt

1936

Tư Lệnh SĐ 2 BB (1975)



148 Tr. Tướng Trần Văn Trung

1925

TCT. TC. CTCT (1975)



149 Cố Tr. Tướng Trịnh Minh Thế

 1922-1955

Tư Lệnh Lực Lượng Cao Đài (1955)



150 Ch. Tướng Trương Bảy

 

Chỉ Huy Trưởng Cảnh Lực (1975)



151 Cố Ch. Tướng Trương Hữu Đức

1930-1970

Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 52 (1972)



152 Cố Th. Tướng Trương Quang Ân

1932-1968

Tư Lệnh SĐ 23 BB (1970)



153 Ch. Tướng Từ Văn Bê

1931

CHT BCH Kỹ Thuật và Tiếp Vận Không Quân (1975)

154 Th. Tướng Văn Thành Cao

1924

Tổng Cục Phó Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị (1975)



155 Tr. Tướng Vĩnh Lộc

 

Tổng Tham Mưu Trưởng (4/1975)



156 Ch. Tướng Võ Dinh

 

TMT BTL Không Quân (1975)



157 Th. Tướng Võ Văn Cảnh

1922

Phụ Tá Đặc Biệt Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ (1974)


158 Th. Tướng Võ Xuân Lành

 

Tư Lệnh Phó KQVN (1975)

159 Phó Đề Đốc Vũ Đình Đào

1935

Tư Lệnh Vùng 3 Duyên Hải (1975)



160 Ch. Tướng Vũ Đức Nhuận

 

Giám Đốc ANQĐ (1975)



161 Th. Tướng Vũ Ngọc Hoàn

1932

Cục Trưởng Cục Quân Y (1972)



162 Ch. Tướng Vũ Văn Giai

 1934-

Tư Lệnh SĐ 3 BB (1972)

Nguyễn Hữu Tiến
19 tháng 7 năm 2003
(Bảng danh sách này do Nguyễn Hữu Tiến khởi xướng. Tiếp sau sự góp ý của nhiều người, danh sách đã khá hoàn bị. Xin tri ân tất cả những ai đã có công đóng góp và xin trân trọng đón nhận mọi sửa sai và bổ túc.)

Nguồn: http://www.dienhanhvanhoaquocte.org/chao/node/189

Nam Phong sưu tầm hình ảnh
Cập nhật hình ảnh ngày 2/12/2013
Cập nhật ngày 30/8/2015



Cửu Đại Thần Tướng Việt Nam

Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.

Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo
(trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)


I. Dẫn Nhập - Nguyên Nhân Xa, Thời Tối Cổ:

Biểu tượng của nền văn minh tối cổ của tộc Việt là Đông Sơn và Lạch Trường. Hai nền văn minh này đã hiện diện và tồn tại cùng với tộc Việt chúng ta 5000 năm trước Công nguyên. Sự hiện diện và tồn tại này trước cả nền văn minh của người Tầu phương Bắc cả 4000 năm.

Đã là một dân tộc hiện diện lâu đời như thế trên một vùng đất phì nhiêu trù phú; tổ tiên chúng ta biết tổ chức đời sống có trật tự, tôn ty, trong một khoảng không gian cố định, biết tưởng nhớ tiền nhân, anh hùng, liệt nữ, cũng như biết tôn xưng vị lãnh đạo, thờ kính những hiện tượng thiên nhiên v.v...Tất cả những điều nêu trên là tư tưởng Việt Nam, và nó đã được hệ thống hóa dưới một tên gọi khác là nền Văn Hiến Chi Bang của một đất nước tự lập, tự cường.

Việc tôn thờ, tôn xưng những anh hùng, liệt nữ của dân tộc Việt là một truyền thống từ ngàn xưa, đồng thời cũng là một trong những biểu tượng của nền Văn Hiến của 5000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

II. Nguyên Nhân Gần - Thời Trung Đại:

  Đời vua Trần Nhân Tông, tháng 4, mùa hạ năm 1285, tổ chức xét định công trạng những người đã đánh quân Nguyên. Như tấn phong Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn làm Đại vương; Hưng Vũ vương Nghiện làm Khai quốc công; Hưng Nhượng vương Tảng làm tiết độ sứ. Ngoài ra người nào có công lớn đều được tứ quốc tính, Trần Khắc Chung cũng được dự ân tứ này và vẫn giữ chức Đại hành khiển; Nguyễn Khoái làm liệt hầu và được ban cho một "hương" (làng) gọi tên là Khoái lộ. Người tù trưởng Man ở Lạng Giang là Lương Uất, Hà Tất Năng vì biết đốc suất dân đánh giặc, nên Lương Uất được phong làm chủ trại Quy Hóa; Tất Năng được phong tước quan phục hầu; Đỗ Hành vì khi bắt được Ô Mã Nhi, không đem nộp nhà vua, nên chỉ được phong tước quan nội hầu; Hưng Trí vương Nghiễn vì trái tướng lệnh, ngăn cản đường quân Nguyên rút về nước, nên không được thăng trật.

Sau khi tước thưởng đã ban hành rồi, có người thắc mắc vì sao ban thưởng ít, thượng hoàng Trần Thánh Tông an ủi rằng: "Nếu các ngươi biết chắc rằng giặc Nguyên không sang nữa, thì dầu phong đến cực phẩm, trẫm cũng không tiếc gì, nhưng nếu một mai giặc lại kéo sang, mà lúc ấy các ngươi lại có chiến công, thì trẫm biết hậu đãi các ngươi thế nào để khuyến khích thiên hạ được?". Mọi người nghe xong không ai có ý kiến gì cả.

Nhà vua định những người đã có công đánh giặc hai lần, người nào đã xung phong trước phá được trận tuyến của giặc, lập được chiến công đặc biệt, nay được chép vào tập Trùng hưng thực lục và khiến thợ vẽ hình dạng vào tập sách ấy.

Đời vua Trần Hiến Tông (1329), có Lý Tế Xuyên là Thủ Đại tạng thư hỏa chính chưởng Trung phẩm phụng ngự, An tiêm lộ chuyển vận sứ đã tập hợp những truyện tích về các bậc anh hùng, anh thư tộc Việt có công giữ nước biên chép thành quyển Việt Điện U Linh Tập gồm Lịch Đại Nhân Quân, Lịch Đại Nhân Thần, Hạo Khí Anh Linh, tổng cộng là 27 truyện.

Mục đích nhằm xây dựng cuộc sống tinh thần, tâm linh một cách lành mạnh mang màu sắc cổ truyền cũng như gầy dựng lại một quá khứ thần thoại, hiển thánh của dân tộc.

Việt Điện U Linh Tập của Lý Tế Xuyên được biên chép khoảng giữa thế kỷ 13; Đến thế kỷ thứ 15 được tiến sĩ Nguyễn Văn Chất bổ túc thêm những chuyện khác vào. Tên gọi là Việt Điện U Linh Tục Tập hay Tục Việt Điện U Linh Tập.

Như trên đã viết, đời vua Nhân Tông ghi ơn những người có công đánh giặc Nguyên bằng cách phong tước, phong hàm. Ngoài ra những ai lập chiến công đặc biệt thì vẽ hình cũng như chép sự tích vào tập sách Trùng hưng thực lục. Đồng thời một Thần Việt Điện đã được dựng nên (ghi chép và phổ biến Việt Điện U Linh Tập) để cho dân chúng tôn thờ những vị thần của tộc Việt, để cho mọi người có thể hãnh diện với quá khứ cao quý, hào hùng và thiêng liêng. Qua hành động này cho chúng ta thấy sự đối kháng mãnh liệt nhất của tộc Việt trên mặt văn hóa tư tưởng đối với giặc Tầu phương Bắc.

III. Nguyên Nhân Gần - Thời Cận Đại:

   Tiếp nối tinh thần tôn vinh những bậc anh hùng dân tộc mà Việt Điện U Linh Tập của Lý Tế Xuyên đã thực hiện  vào khoảng giữa thế kỷ thứ 13 và được tiến sĩ Nguyễn Văn Chất bổ túc vào thế kỷ thứ 15 qua Việt Điện U Linh Tục Tập, Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam và Tinh Thần Trúc Lâm Yên Tử thành lập Thần Việt Điện 2010 (trên trang Trúc Lâm Yên Tử) để tôn thờ những bậc anh hùng, anh thư thời hiện đại.

Ôn cố tri tân là tinh thần không thể thiếu vắng được ở bất kỳ không gian và thời gian nào. Chiến cuộc Việt Nam hay chiến tranh Đông Dương khởi sự từ 1946 và kết thúc năm 1975, đã gieo biết bao cảnh thống khổ đau thương cho đất nước và dân tộc Việt Nam.

Trong suốt cuộc chiến đã có không biết bao nhiêu bậc anh hùng, anh thư đã xã thân liều mình bảo vệ đất nước và dân tộc Việt trước làn sóng xâm lăng từ phương Bắc của Cộng sản Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày quốc tang, quốc hận 30/04/1975 - 30/04/2010, với tinh thần tri ân và tôn vinh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung, đặc biệt những vị tướng lãnh đã hy sinh trong lúc thi hành công vụ từ lúc khởi đầu của cuộc chiến cũng như những vị đã bất khuất không chấp nhận đầu hàng quân Bắc xâm Việt cộng ngày 30/04/1975.

Chúng tôi chân thành tôn xưng Chín Vị Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là Cửu Đại Thần Tướng Việt Nam - thời cận đại vì  họ đã hy sinh trong lúc thi hành công vụ, cũng như biểu hiện khí phách phi thường của một bậc thần tướng; ngoài ra, những vị này cũng đã thi thố tài ba trên chiến trường làm binh sĩ các cấp kính phục cũng như đã chỉ huy các đơn vị thuộc quyền chiến thắng quân thù một cách vẻ vang. Hơn nữa, họ đã chứng minh là những vị Tướng lãnh biết nhận trách nhiệm trước lịch sử dân tộc.

Chín vị tướng lãnh đó là:

1/ Trung tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thiếu tướng Trương Quang Ân và phu nhân (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Trung tướng Nguyễn Viết Thanh (1930 - 1970)
4/ Đại tướng Đỗ Cao Trí (1929 - 1971)
5/ Thiếu tướng Phạm Văn Phú (1929 - 1975)
6/ Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ (1933 - 1975)
7/ Chuẩn tướng Trần Văn Hai (1929 - 1975)
8/ Thiếu tướng Lê Văn Hưng (1933 - 1975)
9/ Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam (1927 - 1975)



  Chúng tôi sắp xếp theo thứ tự ngày tháng thành thần của chư vị Tướng lãnh nêu trên. Riêng trường hợp Thiếu tướng Trương Quang Ân vì có phu nhân cùng tử nạn nhưng chúng tôi vẫn xin tôn xưng chung là Cửu Đại Thần Tướng Việt Nam.

Sự tôn xưng này xin được xem như là biểu tượng, một biểu tượng cao quý. Và là một ý thức hệ thần thoại cao quý để ghi ơn các bậc thần Tướng có công giúp nước cứu dân.

Việc tôn xưng chư vị tướng lãnh nêu trên còn dựa trên 3 điểm:

Đạo Đức với chính bản thân
Nhân Nghĩa với người ngoài
Thao lược trên chiến trường

Ngoài ra chúng tôi dựa vào giây phút thành Thần của chư vị như sau:

Một vị bị ám sát tại mặt trận (Trung tướng Trình Minh Thế)
Ba vị tử nạn phi cơ khi thi hành nhiệm vụ (Thiếu tướng Trương Quang Ân, Đại tướng Đỗ Cao Trí, Trung tướng Nguyễn Viết Thanh)
Năm vị tuẫn tiết không đầu hàng quân thù (Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Chuẩn tướng Trần Văn Hai).

IV. Sự Tích Cửu Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:
      (Nguồn: http://www.quansuvn.info)

1/Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh (1930 - 1970)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí (1929 - 1971)
5/Thần tướng Phạm Văn Phú (1929 - 1975)
6/Thần tướng Lê Nguyên Vỹ (1933 - 1975)
7/Thần tướng Trần Văn Hai (1929 - 1975)
8/Thần tướng Lê Văn Hưng (1933 - 1975)
9/Thần tướng Nguyễn Khoa Nam (1927 - 1975)


           Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo
        (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)

           Nguồn: http://www.quansuvn.info/



Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Quân Sự 3
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt

Trang  [ 1 ]  [ 2 ]  [ 3 ][ 4 ] [ 5 ]