|
Việt
Nam Văn Hiến
Năm
Thứ 4888
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
Việt Nam Sử Lược
Trần Trọng Kim
Chương 7
Người Âu-châu sang nước Nam
I. SỰ ĐI TÌM ĐẤT
1. Người
Âu-châu sang Á-đông
2. Người
Âu-châu sang đất Việt-nam
II. SỰ ĐI TRUYỀN
GIÁO
1. Đạo
Thiên-chúa
2. Đạo
Thiên-chúa sang nước Việt-nam
Nguyên người Âu-la-ba đi du-lịch
thiên-hạ là vì có hai cớ: một là đi
ìm đất để buôn-bán, hai là để
truyền-bá tông-giáo Thiên-chúa ở
các nước.
I. Sự đi tìm đất.
Người Âu-châu sang Á đông - Từ đời La-
mã, đã có sách chép người
Âu-châu sang đến nước Tàu, nhưng không
rõ cách giao-thiệp ra làm sao; đến thập-tam thế-kỷ
mới có ông Marco Polo, người nước I-ta-li sang ở triều
nhà Nguyên về đời vua Thế-tổ Tất Liệt hằng 17 năm, rồi sau
đi qua Ấn-độ-dương về nước, làm ra quyển sách: "Thế-giới
kỳ-quan" (Les merveilles du monde), kể những chuyện ông ấy
đã biết.
Về sau vào thập-ngũ thế-kỷ, ông Kha Luân Bố
(Christophe Colomb) dùng địa-bàn chỉ nam (boussole) định
đi qua Đại-tây dương sang Ấn độ, rồi tìm thấy châu
A-mỹ-lị-gia (Amérique); đến năm 1479, người Bồ đào-nha
(Portugal) tên là Vasco de Gama đi vòng qua
Hảo-vọng-giác (Cap de Bonne Espérance) sang Ấn-độ-dương
vào đất Ấn độ. Năm 1521 lại có người Bồ đào-nha
tên là Magellan đi qua Ấn độ dương sang
Thái-bình-dương vào đất Phi-luật-tân
(Philippines).
Từ đó về sau người Bồ đào-nha (Portugal) mới sang
Tây-ban-nha (Espagne) và người Hòa-lan (Hollande)
mới sang Á đông lấy đất thuộc địa và mở cửa
hàng buôn-bán như sau này:
Năm quí-hợi (1563) về đời Gia-tĩnh nhà Minh, người
Bồ-đào-nha đến ở đất Áo-môn (Macao) nước
Tàu.
Năm mậu-thìn (1568) người Tây-ban-nha sang lấy đất
Phi-luật-tân làm thuộc địa.
Năm bính-thân (1596) người Hòa-lan sang lấy đất
Trà-và (Java) làm thuộc địa. Về sau dần dần người
Bồ-đào-nha, người Pháp-lan-tây (France) và
người Anh-cát-lợi (Angleterre) đến ở đất Ấn độ.
Người Âu-châu sang đất Việt-nam. Người Âu-châu
sang buôn-bán ở nước ta, thì có người
Bồ-đào-nha đến ở xứ Nam trước hết cả, mở cửa hàng ở phố
Hội-an (tức là Faifo) thuộc đất Quảng-nam. Ở đấy lại có
người Tàu, người Nhật-bản và người Hòa-lan đến
buôn-bán nhiều lắm. Sách của ông Maybon
và Russier có chép rằng năm giáp dần (1614)
đời chúa Sãi đã có người Bồ-đào-nha
tên là Jean de la Croix đến lập lò đúc
súng ở đất Thuận- hóa, mà bây giờ ở Huế
người ta còn gọi chỗ ấy là Phường đúc.
Ở ngoài Bắc thì trước đã có tàu của
người Bồ-đào-nha ra vào buôn-bán, nhưng
mãi đến năm đinh-sửu (1637) đời vua Thần-tông nhà
Lê, Thanh đô- vương Trịnh Tráng mới cho người
Hòa-lan đến mở cửa hàng ở Phố-Hiến (gần chỗ tỉnh-lỵ
Hưng-yên bấy giờ). Về sau ở đấy có người Nhật-bản, người
Tàu, người Tiêm-la đến buôn-bán kể có
2.000 nóc nhà, làm thành ra chỗ vui-vẻ lắm,
cho nên tục-ngữ bấy giờ có câu rằng:
" Thứ nhất Kinh-kỳ, thứ nhì Phố-hiến "
Lúc bấy giờ người Bồ-đào-nha sang buôn-bán ở
trong Nam nhiều hơn, mà ở ngoài Bắc thì có
người Hòa-lan nhiều hơn, nhưng thủa ấy người hai nước ấy hay
tranh-cạnh với nhau, bởi thế chúa Trịnh và chúa
Nguyễn đều có ý muốn nhân cớ ấy mà nhờ họ
giúp mình. Song vì lợi buôn-bán cho
nên họ không chịu ra mặt giúp hẳn, thành ra
lâu ngày các chúa cũng chán và
lại lôi-thôi về việc tông-giáo, cho nên
đến năm canh-thìn (1700) đời vua Lê Hi-tông, người
Hòa-lan thôi không vào buôn-bán
ở ngoài Bắc nữa.
Đời bấy giờ người Anh-cát-lợi và người
Pháp-lan-tây cũng vào buôn- bán ở nước
ta. Năm nhâm-tí (1672) đời vua Lê Hi-tông,
người Anh-cát-lợi đem chiếc tàu Zant vào xin mở
cửa hàng buôn-bán, chúa Trịnh cho xuống ở
Phố-hiến, nhưng vì sau sự buôn-bán không được
thịnh-lợi, người Anh-cát-lợi chỉ ở đến năm đinh-sửu (1697) rồi
thôi.
Còn người Pháp-lan-tây thì từ năm
canh-thân (1680) đã có tàu vào xin mở
cửa hàng ở Phố-hiến; đến năm nhâm-tuất (1682) lại
có chiếc tàu Saint Joseph ở Tiêm-la sang đem
phẩm-vật dâng chúa Trịnh.
Ở trong Nam thì năm bính-dần (1686) có người
Pháp tên là Verret được phép mở cửa
hàng ở cù-lao Côn-lôn. Đến năm kỷ-tị (1749)
lại có một người Pháp tên là Poivre đi chiếc
tàu Machault vào cửa Hội-an, xin vào yết- kiến
chúa Nguyễn và dâng tờ quốc-thư cùng
phẩm-vật để tỏ tình giao hiếu của hai nước. Chúa Nguyễn
cũng đáp thư lại, thuận cho người Pháp vào
thông-thương. Nhưng chẳng được bao lâu thì
công-ty của Pháp ở Ấn độ bãi đi, cho nên sự
thông thương với người Pháp cũng bãi.
II- Sự đi truyền giáo.
Đạo Thiên-chúa. Nguyên khi xưa toàn xứ
Âu-la-ba không có nhất định một
tông-giáo nào cả. Mỗi dân-tộc thờ một vị thần
riêng của mình. Thường hay lấy cái lực hoạt động
của tạo-hóa mà tưởng-tượng ra các vị thần, rồi
làm đền, làm đài, để thờ cúng. Như
dân- tộc Hi-lạp (Grec) và dân-tộc La-mã
(Romain) thờ thần Giu-bi-te (Jupiter), thần A-bô-lông
(Apollon) và các vị thần khác vậy. Duy có
dân-tộc Do-thái (Juifs) ở đất Tiểu Á-tế-á,
nay là đất Palestine đã được độc-lập, chỉ thờ một vị thần
gọi là Jéhovah sinh-hóa vạn vật và người;
cho nên người chỉ phải thờ một vị thần ấy mà thôi.
Đến đời dân La-mã đã kiêm-tính được cả
đất Tiểu Á-tế-á, đất bắc A-phi-lị-gia và đất
tây-nam Âu-la-ba, dân Do-thái cũng thuộc về
La-mã, mà đạo Do-thái bấy giờ cũng đã suy
lắm rồi. Lúc ấy đức Gia-tô ra đời, nhân đạo
Do-thái mà lập ra đạo mới 113
dạy người lấy sự yêu-mến và tôn-kính
Thiên-chúa làm gốc, lấy bụng từ-bi nhân thứ,
coi người như anh em ruột thịt làm cốt. Từ đó về sau
các môn đồ đem đạo ấy đi truyền-bá các nơi.
Ông Saint Pierre thì sang lập giáo đường ở tại
Kinh-thành La-mã, ông Saint Paul thì đi
truyền đạo ở khắp trong nước.
Lúc đầu đạo Thiên-chúa bị nhiều phen vua
La-mã nghiêm-cấm, dùng cực hình mà
giết hại các giáo-sĩ và những người theo đạo mới,
nhưng dẫu nguy-nan thế nào mặc lòng, các môn
đồ cứ một niềm đi truyền đạo khắp bốn phương. Mãi đến đầu đệ-tứ
thế-kỷ (313) vua La-mã là Constantin mới cho giảng đạo
Thiên-chúa ở mọi nơi trong nước. Từ bấy giờ trở đi đạo
Thiên-chúa ở mọi nơi trong nước. Từ bấy giờ trở đi đạo
Thiên-chúa một ngày một thịnh, lập
Giáo-hoàng để thống-nhất việc giáo, đặt
Giám-mục để coi việc giáo ở các nơi, lại sai
giáo-sĩ đi truyền đạo khắp trong thiên-hạ: hễ ở đâu
có người là có giáo-sĩ đến dạy đạo. Bởi vậy
cho nên chẳng bao lâu mà toàn Âu đều
theo đạo Thiên-chúa cả. 113
Đạo của ông Gia Tô lập ra cho nên ta thường gọi
là đạo Gia Tô, lại vì đạo ấy chỉ thờ Thiên
Chúa mà thôi, cho nên lại gọi là đạo
Thiên Chúa. Có phái gọi là Cơ đốc bởi
chữ Christ là bậc cứu thế.
Bên Á đông ta thì từ đời nhà Đường
(618-907) sử chép có Cảnh- giáo 114
tức là một phái Gia-tô-giáo đã sang
Tàu, nhưng vì bấy giờ đạo Phật đang thịnh, cho nên
đạo Cảnh-giáo mất dần đi. Mãi đến đời nhà
Nguyên, nhà Minh mới thật có giáo-sĩ sang
giảng đạo Gia-tô ở nước Tàu.
Đạo Thiên-chúa sang nước Nam. Ở nước Nam ta từ khi
đã có người Âu-la-ba sang buôn bán,
thì tất là có giáo-sĩ sang dạy đạo. Cứ theo
sách Khâm định Việt-sử, thì từ năm
Nguyên-hòa nguyên-niên đời vua
Trang-tông nhà Lê (1533) có người Tây
tên là I-nê-khu đi đường bể vào giảng đạo
Thiên-chúa ở làng Ninh-cường, làng Quần-anh,
thuộc huyện Nam-chân (tức là Nam-trực) và ở
làng Trà-lũ, thuộc huyện Giao-thủy.
Sách Nam-sử của Trương vĩnh Ký chép rằng năm
bính-thân (1596) đời ông Nguyễn Hoàng
có người giáo-sĩ Tây-ban-nha tên là
Diego Adverte vào giảng đạo ở trong Nam trước hết cả. Nhưng
lúc bấy giờ lại có mấy chiếc tàu Tây-ban-nha
cùng đến, chúa Nguyễn sợ có ý quấy-nhiễu
gì chăng, bèn đuổi đi.
Đến năm ất-mão (1615) đời chúa Sãi, giáo-sĩ
là P. Busomi lại đến giảng đạo, rồi đến năm
giáp-tí (1624) có giáo-sĩ tên
là Jean Rhodes, người Pháp-lan-tây, đến giảng đạo ở
Phú-xuân và lập ra các giáo đường.
Năm bính-dần (1626) đời vua Lê Thần-tông,
giáo-sĩ là Baldinoti vào giảng đạo ở ngoài
Bắc, bị chúa Trịnh không cho, phải bỏ đi. Được ít
lâu ông Jean Rhodes ở trong Nam ra Bắc vào yết-kiến
chúa Trịnh và đem dâng các đồng- hồ quả lắc,
chúa Trịnh cho ông Jean Rhodes được giảng đạo tại Kinh
đô.
Từ đó về sau các giáo-sĩ cứ dần dần vào
nước dạy đạo, mà người mình càng ngày
càng theo đạo cũng nhiều. Nhưng vì nước ta tự xưa đến nay
vẫn theo Nho-giáo, lấy sự thờ-cúng ông cha
làm trọng, lấy sự tế-tự thần-thánh làm phải,
mà lệ nước thì lấy sự cúng-tế làm một việc
rất quan- trọng. Đột nhiên thấy nhiều người mình theo đạo
Thiên-chúa, bỏ cả các thói cũ, chỉ
chuyên về một mặt theo đạo mới, bởi vậy cho nên trong Nam
ngoài Bắc, vua chúa đều cho đạo ấy là một tả đạo,
làm hủy-hoại cả cái phong-hóa của nước nhà
xưa nay, bèn xuống chỉ cấm không cho người trong nước theo
đạo mới nữa, và đặt ra phép nghiêm để bắt tội những
kẻ không tuân theo chỉ đụ ấy.
Cứ theo trong sử thì năm tân-vị (1631) ở trong Nam,
chúa Thượng là Nguyễn-phúc Lan cấm không cho
người Tây vào giảng đạo ở trong nước.
114
Cảnh giáo là một phái đạo Gia Tô của người
chủ giáo tên là Nestorius lập ra từ đệ ngũ thế kỷ ở
Đông La Mã, rồi truyền sang nước Ba Tư (Perse) và
nước Tàu.
Năm quí-mão (1663) ở ngoài Bắc, chúa Trịnh
là Trịnh Tạc bắt đuổi các giáo-sĩ và cấm
không cho người mình theo đạo Gia-tô.
Năm giáp-thìn (1644) chúa Hiền ở miền Nam bắt giết
những người đi giảng đạo ở Đà-nẵng.
Năm bính-tí (1696) đời vua Lê Hi-tông, Trịnh
Căn bắt đốt phá hết cả những sách đạo và
nhà đạo ở các nơi và đuổi những người giảng đạo ra
ngoài nước.
Năm nhâm-thìn (1712) đời vua Lê Dụ-tông, Trịnh
Cương bắt những người theo đạo Gia-tô phải cạo trán
và khắc vào mặt bốn chữ "học Hoa-lan đạo" 115 .
Năm giáp-tuất (1754) đời Cảnh-hưng, Trịnh Doanh lại
nghiêm-cấm một cách rất ngặt, không cho người ta đi
theo đạo, và lại giết cả các đạo- trưởng và đạo
đồ.
Từ đó về sau việc cấm đạo một ngày một nghiêm,
mà người đi giảng đạo cũng không lấy luật nước làm
sợ, cứ cố sức dụ cho được nhiều người theo đạo. Rồi dần dần người trong
nước phân ra bên lương bên giáo,
ghen-ghét nhau hơn người cừu địch. Vua quan thì thấy
dùng phép thường không cấm được, mới dùng
đến cực hình để mà trừng-trị, giết hại bao nhiêu
người vô tội.
Tóm lại mà xét, thì giả sử người ngoại quốc
vào nước ta mà chỉ có việc buôn bán
mà thôi, thì chắc rằng nước ta xưa nay vốn
là một nước văn hiến, vua quan ta cũng không có lẽ
gì mà ngăn-cấm; nhưng bởi vì khi đã quan-hệ
đến việc sùng-tín, thì dù hay dở thế
nào mặc lòng, người ta ai cũng cho sự
sùng-tín của mình là phải hơn, thành
ra không ai khoan dung cho ai, rồi cứ phải dùng thế-lực để
mà đè-nén nhau. Cũng vì thế cho nên
về sau nước ta không chịu suy-xét lẽ phải-trái cho
kỹ-càng, làm lắm sự tàn-ác để đến nỗi mất
cả sự hòa-hiếu với các nước ở Tây dương và
gây nên cái mối biến-loạn cho nước nhà vậy.
115
Hoa Lan tức là Hòa Lan (Hollande). Người Hòa Lan
sang buôn bán ở ngoài Bắc trước hết cả cho
nên mới gọi là đạo Hòa Lan. Vả lúc bấy giờ
người Việt Nam ta không phân biệt được những nước
nào, hễ thấy người Tây thì thường cứ gọi là
Hòa Lan
Chương 8
Vận Trung Suy của Chúa Nguyễn
1.
Trương Phúc Loan chuyên quyền
2. Tây Sơn dấy binh
3. Quân họ Trịnh
vào lấy Phú Xuân
4. Chúa Nguyễn
vào Gia Định
5. Nguyễn Vương khởi binh
đánh Tây Sơn
6. Nguyễn Vương định cầu viện
nước Pháp Lan Tây
7. Nguyễn Huệ phá
quân Tiêm La
1. Trương Phúc Loan chuyên quyền.
Từ ông Nguyễn Hoàng trở đi, họ Nguyễn làm
chúa trong Nam: phía bắc chống nhau với họ Trịnh,
phía nam đánh lấy đất Chiêm thành và
đất Chân Lạp, truyền đến đời Vũ Vương là Nguyễn
Phúc Khoát mới xưng vương hiệu. Vũ Vương định triều nghi,
lập cung điện ở đất Phú Xuân, và phong cho người
con thứ 9 là Nguyễn Phúc Hiệu làm thế tử.
Năm ất dậu (1765) Vũ Vương mất. Bấy giờ thế tử đã mất rồi, con
thế tử là Nguyễn Phúc Dương hãy còn nhỏ,
mà người con trưởng của Vũ Vương cũng mất rồi. Tờ di chiếu để
lại định lập người con thứ hai lên nối nghiệp chúa 116 .
Nhưng khi ấy người quyền thần là Trương Phúc Loan,
ý muốn chuyên quyền làm bậy, bèn đổi tờ di
chiếu đi mà lập người con thứ 16 của Vũ Vương, mới có 12
tuổi, lên làm chúa, gọi là Định Vương.
Trương Phúc Loan là người tham lam, làm nhiều điều
tàn ác, trong nước ai ai cũng oán giận, bởi thế
cho nên, ở phía nam thì có Tây Sơn dấy
binh đánh phá tại đất Qui Nhơn; ở mặt bắc thì
có quân họ Trịnh vào lấy đất Phú Xuân,
làm cho cơ nghiệp họ Nguyễn xiêu đổ vậy.
116
Tức là hoàng khảo vua Thế Tổ, sau truy tôn
là Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế. 2. Tây Sơn Dấy
Binh.
Lúc bấy giờ ở huyện Phù Ly (nay đổi là Phù
Cát) đất Quy Nhơn, có người tên là Nguyễn
Nhạc khởi binh phản đối với chúa Nguyễn.
Nguyên ông tổ bốn đời của Nguyễn Nhạc là họ Hồ
cùng một tổ với Hồ Quý Ly ngày trước, người ở
huyện Hưng Nguyên, đất Nghệ An, gặp lúc chúa Trịnh,
chúa Nguyễn đánh nhau, bị bắt đem vào ở ấp
Tây Sơn 117
thuộc đất Quy Nhơn. Đến đời ông thân sinh là Hồ Phi
Phúc dời nhà sang ở ấp Kiên Thành, nay
là làng Phú Lạc, huyện Tuy Viễn, sinh được 3 người
con: trưởng là Nhạc, thứ là Lữ, thứ ba là Huệ.
Anh em ông Nhạc muốn khởi loạn, mới lấy họ mẹ là Nguyễn để
khởi sự cho dễ thu phục nhân tâm, vì rằng đất trong
Nam vẫn là đất của chúa Nguyễn.
Nguyễn Nhạc trước làm biện lại ở Vân Đồn, cho nên
sau người ta thường gọi là biện Nhạc. Nhưng vì
tính hay đánh bạc, tiêu mất cả tiền thuế, sợ phải
tội, bỏ đi vào rừng làm giặc. Đến năm tân
mão (1771) mới lập đồn trại ở đất Tây Sơn, chiêu nạp
quân sĩ, người theo về càng ngày càng
đông. Thường hay lấy của nhà giàu cho nhà
nghèo, cho nên những kẻ nghèo khổ theo phục rất
nhiều.
Thế Nguyễn Nhạc mỗi ngày một mạnh, quân nhà
chúa đánh không được. Vả lại Nhạc là một
người có can đảm và lắm cơ trí; một hôm định
vào lấy thành Qui Nhơn, bèn lập mưu, ngồi
vào trong cái cũi, cho người khiêng vào nộp
quan Tuần Phủ ở đấy là Nguyễn Khắc Tuyên. Nguyễn Khắc
Tuyên tưởng là thật, cho đưa vào trong
thành. Đến nửa đêm, Nhạc phá cũ ra, mở cửa
thành cho quân mình vào đánh đuổi
quan quân đi, giữ lấy thành Qui Nhơn làm chỗ căn
bản. Bấy giờ lại có mấy người khách buôn tên
là Tập Đình và Lý Tài cũng mộ
quân nổi lên theo giúp Tây Sơn. Nguyễn Nhạc
chia quân ra làm 5 đồn là: trung, tiền, hậu, tả,
hữu, rồi tiến lên đánh lấy đất Quảng Nam. Chẳng bao
lâu từ đất Quảng Nghĩa bây giờ vao cho đến Bình
Thuận đều thuộc về Tây Sơn cả.
3. Quân Họ Trịnh vào lấy
Phú Xuân.
Đang khi trong Nam có quyền thần chuyên chính ở
trong, Tây Sơn đánh phá ở ngoài, ở
ngoài Bắc chúa Trịnh là Trịnh Sâm biết
tình trạng như vậy, bèn sai đại tướng là
Hoàng Ngũ Phúc đem thủy bộ hơn 3 vạn quân
cùng với Hoàng Phùng Cơ, Hoàng
117
Ấp Tây Sơn nay là đất thôn An Khà và
thôn Cửu An thuộc phủ Hoài Nhân. Vì anh em
Nguyễn Nhạc khởi nghiệp ở chỗ ấy, nên mới gọi là Tây
Sơn. Đình Thể, Hoàng Đình Bảo vào đất Bố
Chính để đánh họ Nguyễn, giả nói là
vào đánh Trương Phúc Loan.
Đến tháng 10 năm giáp ngọ (1774) quân Hoàng
Ngũ Phúc sang sông Linh Giang, sai Hoàng
Đình Thể đem binh đến đánh lấy lũy Trấn Ninh, nhờ
có nội ứng, cho nên không đánh mà lấy
được lũy. Trịnh Sâm được tin Hoàng Ngũ Phúc
đã phá được thành Trấn Ninh rồi, bèn quyết
kế đem đại binh đi vào tiếp ứng. Đến tháng chạp
thì quân của Ngũ Phúc tiến lên đóng ở
làng Hồ Xá (thuộc huyện Minh Linh, Quảng Trị) rồi truyền
hịch đi nói rằng quân Bắc chỉ vào đánh
Trương Phúc Loan mà thôi, chứ không có
ý gì khác cả. Các quan ở Phú
Xuân bèn mưu bắt Phúc Loan đem nộp.
Hoàng Ngũ Phúc bắt được Trương Phúc Loan rồi, lại
tiến binh đến huyện Đăng Xương, sai người đưa thư đến Phú
Xuân nói rằng Phúc Loan tuy đã trừ, nhưng
mà Tây Sơn hãy còn, vậy xin đem binh đến hội
tại Phú Xuân để cùng đi đánh giặc.
Chúa Nguyễn biết mưu Hoàng Ngũ Phúc chực
đánh lừa để lấy kinh thành, bèn sai Tôn Thất
Tiệp cùng với quan Chưởng cơ là Nguyễn Văn Chinh đem thủy
bộ quân ra án ngữ ở sông Bái Đáp Giang
(nay gọi là Phu lệ ở huyện Quảng Điền). Hoàng Ngũ
Phúc sai Hoàng Đình Thể đem binh đi lên
đường núi rồi tiến binh hai mặt đánh ập lại, quân
họ Nguyễn vỡ tan bỏ chạy cả, quân Bắc tiến lên lấy
thành Phú Xuân, chúa Nguyễn và
các quan chạy vào Quảng Nam.
Bấy giờ Trịnh Sâm đóng ở Hà Trung, được tin
Hoàng Ngũ Phúc đã lấy được Phú Xuân
rồi, mừng lắm, sai quan đưa cho Ngũ Phúc 100 lạng vàng,
và cho các tướng sĩ 5000 lạng bạc, lại phong cho Ngũ
Phúc làm Đại Trấn Phủ, đất Thuận Hóa để lo việc
lấy đất Quảng Nam. Đoạn rồi Trịnh Sâm rút quân về
Bắc.
4. Chúa Nguyễn vào Gia
Định.
Chúa Nguyễn vào đến Quảng Nam đóng ở Bến
Vân, lập cháu là Nguyễn Phúc Dương lên
làm đông cung, để lo việc đánh giặc. Được mấy
tháng quân Tây Sơn ở Quy Nhơn kéo ra
đánh lấy Quảng Nam, quân Chúa Nguyễn đánh
không nổi, thua chạy về đóng ở Trà Sơn.
Chúa Nguyễn liệu chừng không chống giữ được, bèn
cùng người cháu là ông Nguyễn Phúc
Ánh xuống thuyền chạy vào Gia Định, để Đông Cung ở
lại Quảng Nam chống giữ với giặc. Đông cung đóng đồn ở
làng Câu Để (thuộc huyện Hòa Vinh).
Nguyễn Nhạc biết Đông cung yếu thế, và lại muốn lấy tiếng
để mà sai chúng, bèn sai người đi rước Đông
cung về đóng ở phố Hội An (Faifo, thuộc Quảng Nam).
Ngay lúc ấy quân của Hoàng Ngũ Phúc
đã qua Hải Vân Sơn vào lấy đồn Trung Sơn và
đồn Câu Để ở huyện Hòa Vinh, Nguyễn Nhạc sai người
khác là Tập Đình làm tiên phong,
Lý Tài làm trung quân, tự mình
làm hậu tập ra đánh nhau với quân họ Trịnh ở
làng Cẩm Sa (thuộc Hòa Vinh). Quân của Tập
Đình đều là người khách Quảng Đông và
những người mọi to lớn, ai nấy cởi trần ra đội khăn đỏ cầm phang, đeo
khiên, đánh thật là hung mạnh. Quân tiền đội
của Ngũ Phúc đương không nội, Ngũ Phúc mới sai
Hoàng Đình Thể và Hoàng Phùng Cơ đem
kỵ binh vào xông trận, rồi bộ binh đánh tràn
vào. Tập Đình thua chạy. Nguyễn Nhạc và Lý
Tài phải lùi về giữ bến Bản rồi đưa Đông Cung về
Quy Nhơn. Tập Đình vốn là người bạo ngược, Nguyễn Nhạc
muốn nhân dịp thua trận bắt giết đi. Tập Đình biết
ý bỏ chạy về Quảng Đông bị quan nhà Thanh bắt được
đem chém.
Lúc bấy giờ ở phía nam có quan Lưu thủ đất Long Hồ
là Tống Phúc Hợp đem quân đánh lấy lại được
ba phủ là Bình Thuận, Diên Khánh và
Bình Khánh, rồi lại tiến binh ra đánh đất
Phú Yên; ở phía bắc thì có quân
họ Trịnh đóng ở Quảng Nam, Nguyễn Nhạc liệu thế chống
không nổi, bèn sai Phan Văn Tuế đem thư và
vàng lụa ra nói với Hoàng Ngũ Phúc xin nộp
đất Quảng Nghĩa, Quy Nhơn, Phú Yên và xin
làm tiền khu đi đánh họ Nguyễn.
Hoàng Ngũ Phúc cũng muốn dùng Nguyễn Nhạc để
đánh đất Gia Định, bèn làm biểu xin chúa
Trịnh cho Nguyễn Nhạc làm tiên phong tướng quân,
Tây Sơn Hiệu trưởng, sai Nguyễn Hữu Chỉnh đem cờ và ấn
kiếm vào cho Nguyễn Nhạc.
Nguyễn Nhạc không lo mặt bắc nữa, bèn lập mưu để
đánh lấy đất Nam, đem con gái mình là Thọ
Hương dâng cho Đông Cung và khoảng đãi một
cách rất tôn kính, rồi sai người giả đến nói
với Tống Phúc Hợp xin về hàng để lo sự khôi phục
lại đất Phú Xuân. Tống Phúc Hợp cho sứ đến xem hư
thực, Nguyễn Nhạc đưa Đông Cung ra tiếp, rồi viết thư cho sứ đưa
về nói lấy nghĩa phù lập Đông Cung, điện an
xã tắc, Tống Phúc Hợp tin là thực tình,
không phòng bị gì nữa.
Nguyễn Nhạc biết rõ tình hình, sai em là
Nguyễn Huệ đem quân đến đánh Tống Phúc Hợp.
Quân họ Nguyễn thua to bỏ chạy về giữ Vân Phong. Nguyễn
Nhạc cho người đưa tin thắng trận ra cho Hoàng Ngũ Phúc
biết. Ngũ Phúc xin chúa Trịnh phong cho Nguyễn Huệ
làm Tây Sơn Hiệu Tiên Phong Tướng Quân.
Quân Hoàng Ngũ Phúc đóng ở Châu Ổ,
giáp đất Quảng Nghĩa, đến tháng chạp năm ấy là năm
ất tị (1775) bị dịch chết mất nhiều. Ngũ Phúc viết thư ra xin
chúa Trịnh cho rút về giữ Thuận Hóa. Trịnh
Sâm thuận cho. Hoàng Ngũ Phúc về đến Phú
Xuân thì mất, chúa Trịnh sai Bùi Thế Đạt
vào thay, và sai Lê Quý Đôn vào
làm Tham Thị cùng giữ đất Thuận Hóa.
Đất Thuận Hóa bấy giờ kể từ đất Nam bố chính trở
vào là 2 phủ: Triệu Phong và Quảng Bình 118
, 2 huyện, 8 châu. Số nhân đinh được 126.857, số ruộng đất
rộng được 265.508 mẫu, nhưng mà trừ đất rừng và
các thứ đi, thì còn được 153.181 mẫu phải
đóng thuế.
Từ khi quân họ Trịnh lui về Thuận Hóa rồi, đất Quảng Nam
lại thuộc về Tây Sơn. Năm bính thân (1776) Nguyễn
Nhạc sai em là Nguyễn Lữ đem thủy quân vượt bể vào
đánh Gia Định, lấy được thành Sài Côn.
Chúa Nguyễn phải chạy về Trấn Biên (tức là
Biên Hòa).
Bấy giờ ở Đông Sơn có Đỗ Thành Nhân khởI binh
chống với Tây Sơn lấy lại thành Sài Côn.
Nguyễn Lữ lấy thóc gạo rồi rút quân về Quy Nhơn.
Nguyễn Nhạc thấy thế mình một ngày một mạnh, bèn
sai sửa lại thành Đồ Bàn (là kinh thành cũ
của Chiêm Thành ngày trước) rồi đến tháng ba
năm bính thân (1776) tự xưng làm Tây Sơn
Vương và phong chức tước cho mọi người. Bấy giờ Tây Sơn
đem Đông Cung ra ở chùa Thập Tháp. Đông Cung
bèn trốn xuống thuyền chạy về Gia Định.
Người khách Lý Tài trước đã bỏ Nguyễn Nhạc
theo giúp chúa Nguyễn, rồi sau lại phản lại, đánh
chúa Nguyễn, nay nghe Đông cung trốn về, lại đem binh rước
về Sài Côn lập lên làm Tân Chính
Vương, tôn Định Vương làm Thái Thượng Vương để
cùng lo sự khôi phục.
Năm đinh dâu (1777) Nguyễn Nhạc sai người ra xin với chúa
Trịnh cho trấn thủ đất Quảng Nam, Trịnh Sâm bấy giờ cũng
chán sự dụng binh, bèn nhân dịp phong cho Nguyễn
Nhạc làm Quảng Nam trấn thủ, Tuyên Úy đại sứ, Cung
Quận Công.
Nguyễn Nhạc được phong rồi, không phải phòng giữa mặt bắc
nữa, bèn sai Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đem thủy bộ
quân vào đánh Gia Định. Lý Tài chống
khôngh nổi phải bỏ chạy. Tân Chính Vương chạy về bến
Trà (thuộc Định Tường) rồi lại chạy về Ba vát (thuộc Vĩnh
Long), còn Thái
118
Triệu Phong phủ có 5 huyện; Quảng Bình phủ có 3
huyện 1 châu. Thượng Vương thì chạy về Long Xuyên.
Nhưng chẳng bao lậu Nguyễn Huệ đem quân đuổi bắt được cả
Thái Thượng Vương và Tân Chính Vương, đem
giết đi.
Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ lấy xong đất Gia Định, để tổng đốc Chu ở
lại trấn thủ, rồi đem quân về Quy Nhơn. Qua năm sau là năm
mậu tuất (1778) Nguyễn Nhạc tự xưng đế hiệu, đặt niên hiệu
là Thái Đức, gọi thành Đồ Bàn là
Hoàng Đế Thành, phong cho Nguyễn Lữ làm Tiết Chế,
Nguyễn Huệ làm Long Nhương Tướng Quân.
5. Nguyễn Vương Khởi Binh Đánh Tây Sơn.
Khi Thái Thượng Vương và Tân Chính Vương bị
bắt, thì người cháu Thái Thượng Vương là
Nguyễn Phúc Ánh, chạy thoát được. Đến khi Nguyễn
Lữ và Nguyễn Huệ về Quy Nhơn rồi, Nguyễn Phúc Ánh
lại tụ tập những tôi tớ cũ, khởi binh từ đất Long Xuyên,
tiến lên đến Sa đéc, và cùng với quan chưởng
dinh là Đỗ Thanh Nhân, quan cai đội Lê Văn Câu
119
và các tướng là Nguyễn Văn Hoằng, Tống Phước
Khuông, Tống Phước Lương về đánh đuổi tổng đốc Chu, lấy
lại thành Sài Côn. Bấy giờ Nguyễn Phúc
Ánh mới có 17 tuổi, các tướng đều tôn
làm Đại Nguyên Súy, Nhiếp Quốc Chính.
Được ít lâu vua Tây Sơn lại sai tổng đốc Chu, tư
khấu Uy, và quan hộ giá Phạm Ngạn đem quân thủy
vào đánh Trấn Biên và Phan trấn cùng
các miền ở mặt bể. Đỗ Thanh Nhân đem quân Đông
Sơn đánh chém được tư khấu Uy, đuổi được quân
Tây Sơn đi, ông Nguyễn Phúc Ánh bèn
sai Lê Văn Quân đem binh ra đánh lấy thành
Bình Thuận và thành Diên Khánh.
Từ khi khôi phục được đất Gia Định rồi, Nguyễn Phúc
Ánh sai sứ sang thông với nước Tiêm La, và
lại sai Đỗ Thanh Nhân, Hồ Văn Lân đem binh đi đánh
Chân Lạp, lập con Nặc Tôn là Nặc In lên
làm vua để Hồ Văn Lân ở lại bảo hộ. Ở đất Gia Định
thì ngài sửa sang mọi việc: đặt quan cai trị các
dinh, định lệ thu thuế để nuôi binh lính, làm chiến
thuyền, tập binh mã để phòng bị việc chiến tranh.
Năm canh tí (1780) Nguyễn Phúc Ánh xưng vương hiệu
rồi phong cho Đỗ Thanh Nhân làm chức Ngoại Hữu, Phụ
Chính, Thượng Tướng Công, và thăng thưởng cho
các tướng sĩ. Nhưng sau vì Đỗ Thanh Nhân cậy
công lộng quyền, cho nên Nguyễn Vương mới giết đi. Cũng
vì việc ấy cho nên Đông Sơn trước đã hết
lòng giúp Nguyễn Vương, sau đều bỏ cả, và lại phản
lại, thành ra lôi thôI phải đánh dẹp
mãi.
119
Lê Văn Câu là người ở Vĩnh Tường đất Gia Định, trước
theo Châu Văn Tiếp sau làm thuộc tướng Đỗ Thanh
Nhân.
Tháng 10 năm tân sửu (1781) vua nước Tiêm La
là Trịnh Quốc Anh sai tướng là Chất Tri (Chakkri)
và Sô Si, hai anh em sang đánh Chân Lạp.
Nguyễn Vương sai quan Chưởng cơ là Nguyễn Hữu Thoại và Hồ
Văn Lân đem 3000 quân sang cứu. Trong khi quân Nam
và quân Tiêm La còn đang chống giữ nhau ở
Chân Lạp, thì ở Vọng Các vua nước Tiêm La bắt
giam cả vợ con của hai anh em Chất Tri, bởi vậy hai tướng ấy mới giao
kết với Nguyễn Hữu Thoại thề phải cứu nhau trong lúc hoạn nạn.
Đoạn rồi Chất Tri đem quân về Tiêm La. Ngay lúc ấy ở
bên nước Tiêm có giặc nổi lên, vua nước ấy bị
ngươi Phan Nha Văn Sản đuổi đi cướp mất ngôi. Chất Trí về
đến Vọng Các, sai người đi tìm quốc vương là Trịnh
Quốc Anh đem giết đi, và bắt giết cả Phan Nha Văn Sả, rồi tự lập
làm vua, xưng là Phật Vương, phong cho em là
Sô Si làm đệ nhị vương, cháu là Ma Lạc
làm đệ tam vương. Họ Chakkri làm vua đến nay hãy
còn, và các vua đều xưng là Rama.
Tháng ba năm nhâm dần (1782) vua Tây Sơn là
Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đem hơn 100 chiếc thuyền vào
cửa Cần Giờ, đánh nhau với quân Nguyễn Vương ở Thất Kỳ
Giang (tức Ngả Bảy). Trận ấy quân Nguyễn Vương thua to, có
người nước Pháp tên là Mạn Hòe (Manuel)
làm chủ một chiếc tàu phải đốt tàu mà chết.
Nguyễn Vương phải bỏ thành Sài gòn chạy về đất Tam
phụ (Ba giồng), rồi ra lánh ở đảo Phú Quốc.
Vua Tây Sơn bình xong đất Gia Định, rút quân
về Quy Nhơn, để hàng tướng là Đỗ Nhàn Trập ở lại
giữ thành Sài Côn (tức Sài Gòn).
Khi quân Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ về Quy Nhơn rồi,
các tướng nhà Nguyễn lại nổi lên đánh
quân Tây Sơn. Bấy giờ có Châu Văn Tiếp
là người ở Quy Nhơn, nhân lúc loạn, tụ chúng
giữ núi Trà Lang (thuộc Phú Yên). Đến khi
chúa Nguyễn bỏ Phú Xuân chạy vào Gia Định,
Châu Văn Tiếp đem binh ra giúp. Sau chẳng may chúa
Nguyễn thất thế ngộ hại, Nguyễn Vương lên nối nghiệp. Văn Tiếp
theo giúp, được phong làm chức chưởng cơ, đem binh ra
đánh Tây Sơn, bị thua, phải bỏ về giữ Trà Lang. Nay
được tin Gia Định lại thất thủ, Văn Tiếp bèn đem quân từ
Phú Yên về hợp với quân các đạo, đánh
đuổi quân Tây Sơn đi, lấy lại được thành Sài
Côn rồi cho người ra Phú Quốc đón Nguyễn Vương về.
Nguyễn Vương về sửa sang mọi việc để chống giữ với Tây Sơn, nhưng
qua năm quý mão (1783) vua Tây Sơn lại sai Nguyễn
Lữ và Nguyễn Huệ đem binh vào đánh. Nguyễn Vương
lại phải rước vương mẫu và cung quyến ra Phú Quốc. Đến
tháng 6 năm ấy, Nguyễn Huệ ra đánh Phú Quốc.
Nguyễn Vương chạy về Côn Nôn; quân Tây Sơn lại
đem thuyền đến vây Côn Nôn; nhưng may nhờ có
cơn bão đánh đắm cả thuyền của Tây Sơn, cho
nên Nguyễn Vương mới ra khỏi trùng vi, chạy về đảo Cổ Cốt,
rồi lại trở về Phú Quốc.
6. Nguyễn Vương Định Cầu Viện Nước
Pháp Lan Tây.
Lúc bấy giờ lương thực hết sạch, Nguyễn Vương cùng với
những người đi theo phải hái rau và tìm củ chuối
mà ăn, thế lực cùng kiệt, thật là nguy nan
quá. Nhân vì khi trước Nguyễn Vương có quen
một người nước Pháp làm giám mục đạo Gia Tô,
tên là Bá Đa Lộc (Pierre Pigneau de Béhaine,
évêque d Adran) khi ấy đang ở đất Chantaboun (thuộc nước
Tiêm La), ngài bèn sai người đến bàn việc.
Ông Bá Đa Lộc nói nên sang cầu cứu nước
Pháp, nhưng phải cho Hoàng Tử đi làm tin
thì mới được.
Nguyễn Vương theo lời ấy, ben giao Hoàng Tử Cảnh và
cái quốc ấn cho ông Bá Đa Lộc, lại làm tờ
quốc thư cho ông ấy được quyền tự tiện sang thương nghị với
chính phủ Pháp để xin viện binh.
Tờ quốc thư ấy có 14 khoản, đại lược nói nhờ ông
Bá Đa Lộc sang xin nước Pháp giúp cho 1500
quân và tàu bè, súng ống, thuốc đạn,
đủ mọi cả thứ. Nguyễn Vương xin nhường cho nước Pháp cửa Hội An
(Faifo), đảo Côn Nôn và để riêng cho người
nước Pháp được đặc quyền vào buôn bán ở nước
Nam 120 .
Nguyễn Vương lại làm một cái thư riêng để
dâng cho vua nước Pháp, và sai quan phó vệ
úy là Phạm Văn Nhân, quan cai cơ là Nguyễn
Văn Liêm theo hộ vệ Hoàng Tử Cảnh bấy giờ mới có 4
tuổi.
Mọi sự đã xếp đặt cả rồi, nhưng vì còn trái
mùa gió cho nên ông Bá Đa Lộc chưa
khởi hành được. Nguyễn Vương tuy đã nghe lời ông
Bá Đa Lộc định sang cầu cứu nước Pháp, nhưng trong bụng
chưa quyết hẳn, còn có ý muốn nhờ nước Tiêm
La.
Nguyên lúc đánh thua ở Sài Côn,
Châu Văn Tiếp chạy sang Tiêm La cầu cứu. Đến tháng 2
năm giáp thìn (1784) vua Tiêm La sai tướng
là Chất Si Đa đem thủy quân sang Hà Tiên,
tìm Nguyễn Vương để mời sang bàn việc. Nguyễn Vương lại
tiếp được mật biểu của Châu Văn Tiếp, cho nên mới đến hội
với tướng nước Tiêm, rồi cùng sang Vọng Các xin
binh cứu viện.
Tiêm Vương tiếp đãi Nguyễn Vương rất hậu, và sai
hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem hai vạn
quân cùng 300 chiếc thuyền sang
120
Tờ quốc thư này và cái thư của Nguyễn Vương viết
cho vua nước Pháp nay hãy còn ở Ngoại Giao Bộ tại
Paris. giúp Nguyễn Vương. Quân Tiêm La sang lấy được
Rạch Giá, Ba thắc, Trà Ôn, Mân thít,
Sa đéc. Khi đánh ở Mân thít, Châu Văn
Tiếp bị thương nặng mà mất. Từ đó quân Tiêm ỷ
thế đi đến đâu quấy nhiễu dân sự, làm nhiều điều
tàn ác, cho nên lòng người oán hận
lắm.
7. Nguyễn Huệ Phá Quân
Tiêm La.
Tướng Tây Sơn giữ đất Gia Định là Trương Văn Đa, thấy
quân Tiêm La sang đánh phá, thế lực mạnh lắm,
bèn sai người về Quy Nhơn phi báo. Vua Tây Sơn sai
Nguyễn Huệ đem binh vào chống giữ.
Nguyễn Huệ vào đến Gia Định nhử quân Tiêm La đến gần
Rạch Gầm và Xoài mút ở phía trên Mỹ
Tho, rồi đánh phá một trận, giết quân Tiêm
chỉ còn được vài nghìn người, chạy theo đường
thượng đạo trốn về nước. Nguyễn Huệ phá được quân
Tiêm La rồi, đem binh đuổi đánh Nguyễn Vương. Nguyễn Vương
bấy giờ hết cả lương thực, cùng với mấy người chạy về Trấn
Giang, ra đảo Thổ Châu, đảo Cổ Cốt, rồi sang Tiêm La.
Đánh dẹp xong, Nguyễn Huệ đem quân về Quy Nhơn để đô
đốc là Đặng Văn Chân ở lại trấn đất Gia Định.
Nguyễn Vương biết thế không mong cậy được người Tiêm La,
bèn giục ông Bá Đa Lộc đem Hoàng tử đi sang
nước Pháp cầu viện. Ông Bá Đa Lộc đi rồi, Nguyễn
Vương rước vương mẫu và cung quyến sang trú ở Vọng
Các để chờ có cơ hội lại về khôi phục.
Chương
9
Họ
Trịnh Mất Nghiệp Chúa
1. Chúa Trịnh bỏ trưởng lập thứ
2. Kiêu binh
3. Tây Sơn lấy Thuận Hóa
4. Tây Sơn dứt họ Trịnh
1. Chúa
Trịnh bỏ trưởng lập thứ.
Từ khi quân chúa Trịnh lấy được đất Thanh Hóa rồi,
Trịnh Sâm đắc chí, càng thêm kiêu
hãnh, lại có ý muốn cướp ngôi nhà
Lê, bèn sai quan Thị Lang là Vũ Trần Thiệu sang
nhà Thanh dâng biểu nói rằng con cháu họ
Lê không có ai đáng làm vua nữa,
và lại sai quan nội giám đi với Vũ Trần Thiệu đem tiền
cũa sang đút lót mà xin phong làm vua.
Nhưng sang đến Động Đình Hồ, thì Vũ Trần Thiệu đem tờ
biểu đốt đi, rồi uống thuốc độc mà chết, bởi vậy việc cầu phong
lại bỏ, không nói đến.
Sau Trịnh Sâm say đắm nàng Đặng Thị Huệ, bỏ con trưởng
là Trịnh Khải mà lập người con của Đặng Thị là
Trịnh Cán làm thế tử. Từ đó người thì theo
Đặng Thị, người thì phò Trịnh Khải, trong phủ chúa
chia ra bè đảng.
Tháng chín năm nhâm dần (1782) Trịnh Sâm mất
để di chiếu lập Trịnh Cán làm chúa và Huy
Quận Công Hoàng Đình Bảo làm phụ
chính. Trịnh Cán còn ít tuổi mà lại
lắm bệnh, không mấy người chịu phục, bởi vậy cho nên
thành sự biến loạn.
2. Kiêu Binh.
Nguyên từ khi họ Trịnh giúp nhà Lê Trung Hưng
về sau, đất Kinh Kỳ chỉ dùng lính Thanh, lính Nghệ
gọi là ưu binh để làm quan túc vệ.
Những lính ấy thường hay cậy công làm nhiều điều
trái phép. Năm giáp dần (1674) đời Trịnh Tạc,
lính tam phủ tức là lính Thanh, lính Nghệ
đã giết quan Tham Tụng Nguyễn Quốc Trinh và phá
nhà Phạm Công Trứ. Năm tân dậu (1741) quân ưu
binh lại phá nhà và chực giết quan Tham Tụng
Nguyễn Quý Cảnh. Những lúc quân ưu binh làm
loạn như vậy, tuy nhà chúa có bắt những đứa thủ
xướng làm tội nhưng chúng đã quen thói, về
sau hễ hơi có điều gì bất bình, thì lại nổi
lên làm loạn.
Đến năm nhâm dần (1782) Trịnh Sâm mất, Đặng Thị và
Hoàng Đình Bảo lập Trịnh Cán lên làm
chúa. Con trưởng Trịnh Sâm là Trịnh Khải mưu với
quân tam phủ để tranh ngôi chúa. Bấy giờ có
tên biện lại thuộc đội Tiệp bảo tên là Nguyễn Bằng,
người Nghệ An, đứng lên làm đầu, vào phủ
chúa đánh ba hồi trống làm hiệu, quân ưu
binh kéo đến vây phủ, vào giết Hoàng
Đình Bảo, bỏ Trịnh Cán và Đặng Thị Huệ, lập Trịnh
Khải lên làm chúa.
Trịnh Khải phong quan tước cho Nguyễn Bằng và trọng thưởng cho
quân tam phủ. Từ đó quân ấy một ngày một
kiêu, cứ đi cướp phá các nhà, không ai
kiềm chế được. Năm giáp thìn (1784) quân tam phủ
lại phá nhà quan tham tụng Nguyễn Ly, nhà Dương
Khuông và giết Nguyễn Triêm ở trước cửa phủ
chúa. Khi bấy giờ Nguyễn Ly chạy thoát được lên Sơn
Tây cùng với em là Nguyễn Điều bàn định rước
Trịnh Khải ra ngoài, rồi gọi binh các trấn về trừ
kiêu binh. Nhưng sự lộ ra, quân kiêu binh vào
canh giữ phủ chúa, Trịnh Khải không ra được. Quân ấy
lại chia nhau ra giữ các cửa ô. Quân các trấn
cũng sợ chúa bị hại đều phải rút về. Từ đó
quân kiêu binh kéo nhau hàng trăm hàng
nghìn đi cướp phá các làng. Hễ có
đứa nào đi lẻ loi thì dân làng lại bắt giết
đi, thành ra quân với dân xem nhau như cừu địch,
mà các văn thần võ tướng cũng bó tay
mà chịu không làm sao được. Sau có quan tham
tụng là Bùi Huy Bích dỗ dành mãi mới
dần dần hơi yên.
Lúc bấy giờ ở trong đang có kiêu binh làm
loạn, ở ngoài Tây Sơn nhân dịp đem quân
vào đánh phá, bởi thế cho nên cơ nghiệp họ
Trịnh đổ nát vậy.
3. Tây Sơn Lấy Thuận Hóa.
Nguyên khi trước Hoàng Đình Bảo trấn thủ đất Nghệ
An, có nhiều thủ hạ giỏi, mà trong bọn ấy có một
người ở huyện Chân Lộc, thuộc Nghệ An, tên là Nguyễn
Hữu Chỉnh, đỗ hương cống từ lúc 16 tuổi, tục gọi là cống
Chỉnh, tính hào hoa, lắm cơ trí, nhiều can đảm,
mà lại có tài biện bác. Trước theo
Hoàng Ngũ Phúc, thường đi đánh giặc bể, giặc sợ
lắm, gọi là chim dữ; sau khi Hoàng Ngũ Phúc mất
rồi, Hữu Chỉnh về theo Hoàng Đình Bảo.
Đến khi kiêu binh đã giết Hoàng Đình Bảo
rồi, có người đem tin Hữu Chỉnh biết, Hữu Chỉnh vào
bàn với quan trấn thủ Nghệ An là Võ Tá Giao
để tự lập ở xứ Nghệ, nhưng mà Võ Tá Giao sợ
không dám làm, Hữu Chỉnh bèn bỏ vào
với vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc.
Nguyên khi trước Nguyễn Hữu Chỉnh theo Hoàng Ngũ
Phúc vào đánh Quảng Nam thường vẫn đi lại quen
Nguyễn Nhạc, cho nên Nguyễn Nhạc tin dùng, đãi
làm thượng tân. Từ đó Nguyễn Hữu Chỉnh bày
mưu định kế xin vua Tây Sơn ra đánh Thuận Hóa
và đất Bắc Hà.
Vả, từ khi Hoàng Ngũ Phúc mất rồi, Trịnh Sâm sai
Bùi Thế Đạt vào trấn thủ đất Thuận Hóa, sau lại
sai Phạm Ngô Cầu vào thay Bùi Thế Đạt. Phạm
Ngô Cầu là người nhu nhược vô mưu, mà lại
có tính tham lam, chỉ lo việc làm giàu, chứ
không nghĩ gì đến việc binh. Quan phó đốc thị
là Nguyễn Lệnh Tân đã viết thư về bày tỏ mọi
lẽ và xin Trịnh Sâm cho tướng khác vào thay
Phạm Ngô Cầu. Trịnh Sâm không nghe, lại đòi
Nguyễn Lệnh Tân về.
Vua Tây Sơn biết đất Thuận Hoá không phòng
bị, bèn sai em là Nguyễn Huệ làm tiết chế, rể
là Vũ Văn Nhậm làm tả quân đô đốc, Nguyễn Hữu
Chỉnh làm hữu quân đô đốc, đem quân thủy bộ ra
đánh Thuận Hóa.
Một hôm Phạm Ngô Cầu thấy một người khách buôn
nói thuật số, đến bảo Ngô Cầu rằng: "Hậu vận tướng
công phúc lộc nhiều lắm, nhưng năm nay có hạn nhỏ
có lẽ phải ốm đau, nên lập đàn làm chay mới
được yên lành". Phạm Ngô Cầu nghe lời ấy lập
đàn cầu khấn bảy đêm ngày, bắt quân sĩ phải
phục dịch không được nghỉ ngơi chút nào. Chợt nghe
tin quân Tây Sơn đã lấy được đồn Hải Vân,
tướng giữ đồn là Hoàng Nghĩa Hồ đã tử trận, lại
thấy báo rằng thủy quân của Tây Sơn đã
vào cửa bể, thủy bộ hai mặt đều kéo đến đánh.
Ngô Cầu hốt hoảng, từ ở đàn chạy về dinh, gọi binh tướng
để chống giữ, nhưng quân lính đều mỏi mệt cả, không
ai có lòng muốn đánh.
Phạm Ngô Cầu lại có tính đa nghi. Nguyễn Hữu Chỉnh
bèn làm một cái thư đề ngoài gửi cho
phó tướng là Hoàng Đình Thể, rủ về
hàng Tây Sơn, rồi giả tảng sai người đưa nhầm sang cho
Ngô Cầu. Ngô Cầu bắt được thư ấy nghi cho Hoàng
Đình Thể nhị tâm. Đến khi quân Tây Sơn đến
đánh, Hoàng Đình Thể đem quân bản bộ ra trận
đối địch bắn hết thuốc đạn. Ngô Cầu đóng cửa thành
lại không ra tiếp ứng. Hoàng Đình Thể cùng
hai con và tì tướng là Vũ Tá Kiên đều
tử trận cả.
Khi quân Tây Sơn kéo đến đánh thành,
Phạm Ngô Cầu kéo cờ trắng mở cửa thành ra
hàng. Quân họ Trịnh giữ ở các đồn đều tan vỡ bỏ
chạy. Trong mấy ngày mà đất Thuận hóa ra đến Linh
Giang đều thuộc về Tây Sơn cả. Bấy giờ là tháng năm
năm bính ngọ (1786) đời Cảnh hưng năm thứ 47.
4. Tây Sơn Dứt Họ Trịnh.
Nguyễn Huệ lấy được đất Thuận Hóa rồi, sai người giải Phạm
Ngô Cầu về Qui Nhơn định tội phải chém, đoạn rồi Nguyễn
Huệ hội các tướng lại bàn sai người ra sửa sang đồn Đồng
Hới, và định giữ địa giới cũ ở sông La Hà. Nguyễn
Hữu Chỉnh nói rằng: "Ông phụng mệnh ra đánh một
trận mà bình được đất Thuận Hóa, uy kinh cả chốn
Bắc hà. Phàm cái phép dùng binh, một
là thời hai là thế ba là cơ, có ba điều
đó đánh đâu cũng được. Bây giờ ở đất Bắc
Hà tướng thì lười, quân thì kiêu,
triều đình không có kỷ cương gì cả, nếu
ông nhân lấy cái uy thanh này, đem binh ra
đánh thì làm gì mà không được.
Ông không nên bỏ mất cái cơ, cái thời
và cái thế ấy". Nguyễn Huệ nói rằng: "Ở Bắc
Hà có nhiều nhân tài, không nên
coi làm thường". Hữu Chỉnh đáp lại rằng: "Nhân
tài Bắc Hà chỉ có một mình Chỉnh, nay Chỉnh
đã bỏ đi, thì nước không có ai nữa, xin
ông đừng có ngại gì!" Nguyễn Huệ cười mà
nói rằng: " Ấy! người khác thì không ngại,
chỉ ngại có ông đó thôi!" Hữu Chỉnh thất sắt
đi rồi nói rằng: " Tôi tự biết tài hèn,
nhưng mà tôi nói thế là có ý
tỏ cho ông biết ngoài Bắc không có nhân
tài đó thôi". Nguyễn Huệu lấy lời nói ngọt
để yên lòng Hữu Chỉnh và bảo rằng: " Nhà
Lê làm vua đã mấy trăm năm nay, bây giờ cướp
lấy, chưa chắc lòng người đã theo mình." Hữu Chỉnh
nói: "Nay Bắc Hà có vua lại có chúa,
ấy là một sự cổ kim đại biến. Họ Trịnh tiếng rằng phù
Lê, thực là hiếp chế, cả nước không ai phục. Vả xưa
nay không ai làm gì để giúp nhà
Lê, là chỉ sợ cái thế mạnh đó mà
thôi, nay ông mà, phù Lê diệt Trịnh
thì thiên hạ ai chẳng theo ông." Nguyễn Huệ
nói: "Ông nói phải lắm, nhưng ta chỉ phụng mệnh đi
đánh đất Thuận Hóa mà thôi, chứ không
phụng mệnh đi đánh Bắc Hà, sợ rồi can tội kiểu mệnh
thì làm thế nào ?" Hữu Chỉnh nói: "Kiểu
mệnh là tội nhỏ, việc ông làm là công
to. Vả làm tướng ở ngoài có điều không cần
phải theo mệnh vua, ông lại không biết hay sao?"
Nguyễn Huệ bèn sai Nguyễn Hữu Chỉnh đem thủy binh đi tiên
phong vào cửa Đại An đánh lấy kho lương ở bên
sông Vị Hoàng. Nguyễn Huệ tự đem binh đi sau, ước với Hữu
Chỉnh đến sông Vị Hoàng đốt lửa lên làm hiệu.
Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân đi qua Nghệ An, Thanh Hóa, quan
trấn thủ là Bùi Thế Toại và Tạ Danh Thùy
không ai dám ra cự địch; khi ra đến Vị Hoàng, quan
coi đồn ở đấy bỏ chạy. Hữu Chỉnh lấy được hơn trăm vạn hộc lương, rồi
đốt lửa làm hiệu, quân Nguyễn Huệ kéo đến
đóng giữ ở đấy.
Trước kia thành Phú Xuân đã vỡ rồi, tin
báo đến Thăng Long, các quan bàn rằng: xứ ấy vẫn
không là đất của triều đình, bây giờ mất cũng
không hại gì. Vì thế, chỉ sai Trịnh Tự Quyền đem 27
cơ vào giữ đất Nghệ An. Trịnh Tự Quyền thu xếp hơn 10
ngày chưa xong, đến khi đi được độ 30 dặm thì đã
có tin báo Tây Sơn đến đóng ở sông Vị
Hoàng rồi. Tự Quyền bèn đem quân xuống giữ ở mặt
Kim Động. Quan trấn thủ Sơn Nam là Bùi Thế Dận đem bộ
binh xuống đóng ở xã Phù Sa, thuộc huyện
Đông An. Đinh Tích Nhưỡng đem thủy quân ra giữ cửa
Luộc Bấy giờ gió Đông Nam thổi to, đến đêm Nguyễn
Huệ sai lấy tượng gỗ để lên trên mấy chiếc thuyền rồi
đánh trống kéo cờ thả thuyền cho trôi đi. Đinh
Tích Nhưỡng trông thấy tưởng là quân
Tây Sơn đến đánh, giàn thuyền ra trận thành
chữ nhất, rồi truyền lấy súng mà bắn. Bắn mãi, sau
mới biết người trên thuyền là tượng gỗ. Lúc
quân Tây Sơn tiến lên đánh, thì Đinh
Tích Nhưỡng hết cả thuốc đạn, phải bỏ thuyền mà chạy.
Quân của Bùi Thế Dận và Trịnh Tự Quyền cũng tan cả.
Nguyễn Huệ hạ được thành Sơn Nam rồi, rồi một mặt truyền hịch đi
các lộ nói lấy nghĩa phù Lê diệt Trịnh, một
mặt kéo quân lên lấy Thăng Long.
Bấy giờ ở kinh thành thì quân kiêu binh
không sai khiến được, mà quân Tây Sơn
thì đã đến nơi rồi. Trịnh Khải mới cho gọi Hoàng
Phùng Cơ, ở Sơn Tây về, đem quân đóng ở hồ
Vạn Xuân (xã Vạn Phú, Thanh Trì) còn
thủy binh thì đóng ở bến Tây Long (Thọ Xương) để
phòng giữ. Quân Tây Sơn tiến lên đánh
tan thủy quân của nhà Trịnh, Hoàng Phùng Cơ
phải bỏ chạy. Trịnh Khải mặc áo nhung y cầm cờ lên voi
thúc quân vào đánh, nhưng thế Tây Sơn
mạnh lắm, đánh không được, Trịnh Khải bỏ chạy lên
Sơn Tây. Đi đến làng Hạ Lôi, huyện Yên
Lãng, gặp tên Nguyễn Trang đánh lừa bắt đem nộp cho
Tây Sơn. Trịnh Khải về đến làng Nhất Chiêu lấy gươm
cắt cổ tự tận. Bấy giờ là năm bính ngọ (1786). Nguyễn Huệ
cho lấy vương lễ mà tống táng cho chúa Trịnh, rồi
vào thành Thăng Long yết kiến vua Lê.
Họ Trịnh giúp nhà Lê trung hưng lên, rồi giữ
lấy quyền chính, lập ra nghiệp chúa, lưu truyền từ Trịnh
Tùng đến Trịnh Khải được 216 năm (1570- 1786) đến đấy là
hết.
Nguồn: http://www.vnthuquan.net
|