Việt
Nam
Văn
Hiến
Năm Thứ 4889 www.vietnamvanhien.net “PHIẾN
CỘNG”
TRONG
DINH
GIA
LONG:
[The Communist Rebels in the Chính
Ðạo © 2004, 2010 by Chieu N.
Vu. All Rights Reserved.
Phần II NHỮNG THẾ LỰC CHI PHỐI BÊN NGOÀI
Chính
sách hòa hoãn
Mỹ-Nga, cộng với sự va chạm cá nhân với các
viên chức Mỹ, cũng khiến họ Ngô tìm
cách nới rộng hơn sự kềm tỏa của Mỹ. Phong trào
chính trị đang lên trong thời điểm
này là phi-liên-kết, và trung lập trong cuộc
chiến tranh lạnh Mỹ-Nga, do Pháp
và India đi hàng đầu. Ngoài ra, Trung Cộng thường
tuyên bố theo đuổi chính sách
“sống chung hòa bình” [peaceful
co-existence], trong khi Mao đưa ra “thuyết” Thế Giới
Thứ Ba, tức thế giới của các nước nghèo và
cách mạng giải
phóng khỏi ảnh hưởng các cường quốc. Các nước A.
TRUNG CỘNG: Mục tiêu
chiến lược của Bắc Kinh trong thập niên 1950-1960 là
Ðài Loan,
Triều Tiên, và Việt Tài liệu
mới giải mật về cuộc chiến tranh lạnh 1947-1991 khẳng định vai
trò và ảnh hưởng chủ yếu của Trung Cộng trong những cuộc
chiến ở Á Châu. Bắc
Kinh, qua đại diện Chu Ân Lai, chẳng hạn, đóng vai
trò quyết định trong việc ký
Hiệp ước Ðình Chiến Pháp-VNDCCH tại Geneva
ngày 20-21/7/1954, và là đồng tác
giả giải pháp ngưng bắn trước, chính trị sau. Một
cách nào đó, 19 năm sau, Mao
và Chu Ân Lai cũng bảo trợ một hòa ước tương tự tại
Paris năm 1973, giúp Mỹ
triệt thoái trong danh dự, dành số mệnh Ðệ Nhị Cộng
Hòa Việt Nam cho “thực tế
cán cân quân sự” sau ngày Mỹ và
Ðồng Minh triệt thoái. Trong ba, bốn năm
đầu sau Hiệp định Geneva (21/7/1954), Bắc Kinh tập
trung nghĩa vụ quốc tế trong việc giúp Bắc Việt mở mang kinh tế
và củng cố thế
lực chính trị phía bắc vĩ tuyến 17 qua cuộc cách
mạng thổ địa–mà mục tiêu chính
yếu gồm tước đoạt tài sản “thu nhập bất hợp pháp” của địa
chủ, cường hào ác bá;
và, đưa vào hàng ngũ lãnh đạo những
khuôn mặt mới chấp nhận sự lãnh đạo của
Ðảng, qua các cán bộ CS. Ðối với miền nam, Mao
Nhuận Chi nhắc nhở các lãnh đạo
Bắc Việt về bài học cái chổi và đống rác.
Theo Mao, hãy tạm thời để yên đống
rác miền Thái độ
của Trung Cộng về miền Nam Việt Nam chỉ thay đổi từ năm 1958, sau khi
Phạm Văn
Ðồng viết thư cho Chu Ân Lai ngày 14/9/1958,
nhìn nhận lãnh hải mới do Bắc Kinh
công bố 10 ngày trước (4/9/1958) (ranh giới biển: 12 hải
lý từ bờ biển)–một
cuộc cắt đất đổi quân viện không xa lạ trong bang giao
Hoa-Việt từ cổ thời. Hồ Chí
Minh cùng Bộ Chính Trị
Ðảng LÐVN chỉ diễn lại những hành vi của Hồ Quí
Ly, Mạc Ðăng Dung, Trịnh Tùng,
Lê Duy Kỳ [Chiêu Thống], v.. v.. với các chế độ
phong kiến Trung Hoa. (102) Sự thay đổi
này có nhiều
nguyên do. Lý do thứ nhất là khối Cộng Sản Quốc Tế
[QTCS] đang trải qua một
giai đoạn khủng hoảng rất tự nhiên, dài theo ranh giới
quyền lợi và an ninh
quốc gia. Cho tới năm 1953, dù đã có những dị biệt
khó tránh với Liên Sô và
QTCS (hiểu như khối Ðông Âu), Mao Nhuận Chi nhẫn nhục,
tôn thờ “Bác Joe” như
bậc thày khả kính. Trên phương diện tuyên
truyền đại chúng, Ðảng CSTH biến
Josef Stalin thành một thứ thần tượng mà 500 triệu
vành môi người Trung Hoa đồng
thanh xưng tụng muôn năm vẫn chưa đủ. Ðồng thời, Liên
sô Nga được ca ngợi như
thành trì sáng chói của cách mạng
vô sản, thánh địa của chủ nghĩa
Marxist-Leninism. Kếạ hoạch ngũ niên thứ nhất (1953-1958) của Mao
rập khuôn
theo Nga. Cái chết
của Stalin và tình
trạng hỗn loạn tại Nga trong giai đoạn “hậu Stalin” khiến Mao
tách dần khỏi quĩ
đạo Nga. Hai cuộc chiến Triều Tiên (1950-1953) và
Ðông Dương lần thứ nhất
(1945-1954) tạo vị đắng ở đầu lưỡi Mao. Nga không giữ đúng
lời hứa bồi hoàn
viện trợ của Bắc Kinh cho hai nước này. (Một số thông tin
Trung Cộng cho rằng
Nga không bồi hoàn quân viện cho Hồ từ 1950 tới
1954). Ngoài ra, kế hoạch ngũ
niên thứ nhất (1953-1958) rập khuôn Nga Sô thất bại.
Số vốn đầu tư của Nga chỉ được
3%. Tốc độ phát triển kỹ nghệ nặng quá chậm, dù kỹ
nghệ tiêu dùng tương đối
phát triển. Mao cũng không hoàn toàn thỏa
mãn với thái độ trưởng thượng của Nga
qua các chuyên viên. Cuộc thanh
trừng Gao Gang [Cao Cương], chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước,
và Rao Shushi
[Nhiêu Thấu Thạch], trưởng Ban tổ chức Trung Ương [Orgburo],
vào cuối năm
1953–nhưng chỉ công khai từ tháng 2/1954, và bạch
hóa trước dư luận từ tháng
3/1955–có xuất xứ từ thái độ “thân Nga” của hai
“đại gia” xứ Manchuria (Ðông
Bắc) và Thượng Hải (Ðông, trung tâm kỹ nghệ
nặng). Trong hạ bán năm 1955, Mao
cho lệnh Ðặng Tiểu Bình tiếp tục thanh trừng “bọn phản động
đội lốt
Marxist-Leninist,” qua các chiến dịch “Tứ thanh” và “Ngũ
phản.” Khoảng 150,000
phe đảng Cao Cương và Nhiêu Thấu Thạch bị bắt giữ, điều
tra và tập trung cải
tạo với tội danh phản động mạo danh Marxist-Leninists [“reactionaries
cloaked
as Marxist-Leninists”]. Dù cuộc thanh trừng Cương và
Thạch có động cơ chính từ
sự tranh đoạt quyền lực giữa thuộc hạ Mao, nó cũng đánh
dấu khởi điểm sự biệt
phân từ hữu nghị, hợp tác toàn diện trong quan hệ
Nga-Hoa tới thù nghịch. (103) Bài diễn
văn hạ bệ Stalin ngày
20/2/1956 của Nikita S. Khrushchev
(1953-1964) tại Ðại Hội thứ XX Ðảng CSLS tạo thêm một cơ
hội cho Mao “ý thức hệ
hoá” sự cọ sát khó tránh. Từ
ngày này, sự rạn nứt Nga-Hoa–ươm mầm từ
quyền lợi quốc gia, rồi vấn đề “chính thống Marxist” và
“xét lại”–biến hóa dần
thành cuộc tranh giành vai trò lãnh đạo
khối QTCS và đôi lúc ròn vang tiếng
súng qua các cuộc tranh chấp “hơn 1.5 triệu cây số
vuông” biên giới. A. Mặt Trời Hồng
Mao Nhuận Chi [Trạch Ðông]: Mao Nhuận Chi
[Trạch Ðông]–người theo
Henry A. Kissinger chỉ thấy chủ nghĩa Cộng Sản [Communism, đúng
hơn, “công
hữu”] là chân lí [the truth] (d. Kissinger,
1979:1064)–không qua lớp huấn luyện
ngoài nước nào, một thứ Marxist tự nhận và tự học.
Là sản phẩm của cuộc cách
mạng Tân Hợi [Xin Hai], khởi đầu bằng chính biến
10/10/1911 ở Wuhan [Hankow,
Hupei (Hồ Bắc)], Mao và Thế hệ “Ngũ Tứ” [4/5/1919] bị thôi
thúc, nung nấu bằng
mơ ước đổi mới, phú cường, trên nền tảng tự tôn
chủng tộc và văn hóa Ðại Hán
[Ta Han]. Năm 1936, Mao còn gợi nhớ lại với ký giả Mỹ
Edgar Snow nỗi cảm khái
và hãnh diện khi thấy những tấm biểu ngữ “Ta Han Min-kuo
Wan Sui” [Vạn tuế Ðại
Hán Dân Quốc] được trương lên ở đường phố Trường Sa
ngày 22/10/1911, lúc phong
trào cách mạng tràn tới Changsha [Trường Sa], thủ
phủ Hunan [Hồ Nam]. (104) Trong thời gian ở
trường Sư
Phạm Trường Sa, từ 1913 tới 1918, Mao làm quen với đủ loại
truyền đơn từ “cải lương”
đến “cách mạng,” qua hai tờ Thanh Niên
rồi Tân Thanh Niên–có chủ trương
tấn
công các hủ tục và hô hào đổi mới. Mao
tôn sùng Sun Yatsen [Tôn Dật Tiên],
K’ang Yuwei [Khang Hữu Vi] và Liang Qichao [Liang Ch’i Chao =
Lương Khải Siêu],
cùng tổ chức Ðồng Minh Hội [T’ung Meng hui]. Vì
vóc dáng cao lớn, Mao còn mê
thích thể dục, thể thao, năm 1917 từng có bài viết
về nhu cầu luyện tập thể dục
[physical education]. Mao không
được tiếp cận Marx
một cách trực tiếp, mà chỉ qua kênh diễn giải của
nhóm Lý Ðại Chiêu [Li Dazhao]
và Trần Ðộc Tú [Chen Duxiu], hai trí thức tả
phái. Sự thu nhận Marxism này chỉ
là phần thêm vào vốn liếng văn hóa đại
chúng và lịch sử cấp tiểu học Hán tộc–không
những phiến diện, mà còn đầy xúc động do dư hưởng
của những tài liệu tuyên
truyền phong kiến mệnh danh là “sử sách.” Hai tập
sách gối đầu giường của Mao
và thế hệ 1911 là bộ tiểu thuyết lịch sử Tam
Quốc Chí [Sanguo Jih], với nhân
vật Liu Pei (Lưu Bị, trung nghĩa theo Khổng giáo) và Tsao
Tsao (Tào Tháo, một
tay thực dụng đến tàn nhẫn) [a ruthless realist], cùng Thủy Hử [Water Margin] tức sự tích 108 anh
hùng Lương Sơn Bạc
(Liang Shan P’o) (Pearl Buck dịch qua Mỹ ngữ dưới tựa All
Men Are Brothers]. Biến cố đưa Mao
vào đường hoạt
động là phong trào Ngũ Tứ [4/5/1919] tức cuộc biểu
tình của 3,000 sinh viên
Beijing chống lại quyết định nhường tô giới Shantung [Sơn
Ðông] của Germany cho
Nhật tại Hội nghị Versailles. Ngày 3/6/1919, Mao tổ chức
đình công bãi thị tại
Trường Sa để ủng hộ sinh viên Bắc Bình. Hai ngày
sau, 5/6, biểu tình và đình
công của công nhân và thương gia lan tới
Shanghai, như phong trào cổ võ việc sử
dụng hàng nội hóa để tẩy chay hàng hóa
Nhật, và rồi lan tràn đến các đô thị
lớn. Tổng đốc Chang Ching-yao ngăn cấm mọi hành vi chống Nhật,
bố ráp, bắt giữ
nhiều người. Tuy nhiên, nông dân vẫn bất động. Ngày
9/7/1919, Liên hội học
sinh Mao nêu
rõ mục đích của Trường
Giang bình luận nhằm giúp “tù nhân của
các trường học” tìm hiểu những tư tưởng
mới hầu ứng dụng trong việc phục hồi Ðại Hán. Mao đả
kích việc bắt giữ Trần Ðộc
Tú tháng trước, vì theo Mao, nội dung truyền đơn
chẳng có gì sai. (Scalapino,
1982:33)
Mao
cũng
phân
định
thế
đối
nghịch
giữa
quần
chúng
[masses]
với
thiểu
số quân phiệt và trục lợi [profiteers] đứng về phía
ngoại nhân. (10) 10. “The
Great Union of the Masses;” XJPL, No. 2, 21 July 1919, tới số
ngày 4 Aug 1919;
Scalapino, 1982:35). Great waves were pounding against Tháng
11/1919, Mao tái lập
Tổng Hội học sinh, và tổ chức bãi khóa chống Tổng
đốc Zhang Jing-yao [Chang
Ching-yao]. Tháng sau, Mao đi Beijing dự đám tang
thày cũ Yang Cheng-ji [Yang
Ch’ang-chi]. Rồi ghé qua Thượng Hải, thăm Ðộc Tú
và bàn luận về những bản dịch
tác phẩm Marx mới xuất bản. [Ðộc Tú mới được
phóng thích sau 6 tháng tù và đang
cư ngụ ở Thượng Hải.] Tháng
6/1920, Mao về lại Trường Sa, giữ
chức Hiệu trưởng một trường tiểu học phụ thuộc vào trường sư
phạm. [Nhờ vậy,
Mao làm đám cưới đầu tiên với Yang K’ai-hui, con
Yang Cheng-ji. Ở thời điểm
này, theo Mao, Mao đã trở thành Marxist. Tuy
nhiên mới chỉ là thứ kiến thức
nhập môn [rudiments of Marxism]. Khó biết “bạo lực
cách mạng công nhân vô sản”
mà Marx qui nạp từ những kinh nghiệm xã hội vật
bản/Ki-tô Âu châu, và tinh thần
nổi loạn, cướp của người giàu, chia cho người nghèo trong
Thủy Hử của một xã
hội nông nghiệp, chậm tiến, nghèo khổ Á châu,
hay những mưu bá, đồ vương của
Tam Quốc Chí đã tác động và hình
thành màu sắc “chủ nghĩa xã hội” nào trong
Mao. Có thể tin được rằng Hồ Chí Minh và thuộc hạ
hữu lí khi cung văn công lao
“Trung quốc hóa” chủ nghĩa
Mác-Ăng-ghen-Lê-nin-Stalin của Mao–tức “đã
áp dụng
một cách đúng đắn chủ nghĩa ấy vào hoàn
cảnh Trung Quốc,” “ đưa cách mạng Trung
Quốc tới chỗ toàn thắng.”(105)
[1982:34] Tuy
nhiên, liên hệ giữa hai Ðảng CSTH và Nga cũng
đầy sóng gió. Quốc tế Cộng Sản
không ngừng áp lực Ðảng CSTH mở mặt trận thống nhất
với Trung Hoa Quốc Dân Ðảng
[QDÐ]. Ba lần thống nhất (1923-1927, 1937-1945, 1946-1947) đều đổ
vỡ. Lần thứ
ba, nhờ kinh nghiệm kháng Nhật, Hồng quân (sau này
được biết như Quân đội giải
phóng [QÐGP]) đạt chiến thắng cuối cùng. Năm 1949,
Tưởng Giới Thạch tháo chạy
qua Ðài Loan, xâm chiếm đảo quốc này. Chiếm Bắc
Kinh vào tháng 2/1949, tám
tháng sau, ngày 1/10/1949, Mao tuyên bố
thành lập THNDCHQ. Cuối năm đó, QÐGP
tiến đến sát biên giới Bắc Việt. Nhưng Mao chưa
thỏa mãn với
thành tích đánh thiên hạ trong nội bộ Hoa
lục. QÐGP được gửi tới các lân bang
phía bắc, đông bắc, và tây thôn
tính
Manchuria, Mongol và Mặc dù chỉ
là đồng minh bậc hai của
Stalin, sự thành đạt của Mao Nhuận Chi khó thể nói
nhỏ. Thời gian để giúp cải
biến một giáo viên mới tốt nghiệp ở Hồ Nam tiến lên
vai trò lãnh tụ một khối
600 triệu nông dân khá dài–ba thập niên
với kinh nghiệm sắt máu “đánh thiên hạ”
từ Giang Tây lên Diên An, trải qua một cuộc chiến
kháng Nhật suốt 8 năm, và hai
cuộc nội chiến Quốc-Cộạng. Mao Nhuận Chi thực sự là một kẻ chinh
phục bằng bạo
lực và mũi súng–chẳng thua kém Tần Thủy
Hoàng, Chu Nguyên Chương hay Hốt Tất
Liệt. Vang dội tại các hội trường, công viên, dinh
thự những lời xưng tụng “vạn
tuế” [muôn năm], “thiên tài,” “mặt trời hồng” hoặc
la liệt, đậm nét trên các
biểu ngữ, truyền đơn. Mỗi lời nói của Mao trở thành một
“thánh ngữ,” vượt xa
Luận ngữ của Khổng Khâu, hay bách gia chư tử. Nên
thật tự nhiên, từ sau cái
chết của Stalin, hay “sự ra đi của một thiên tài lớn nhất
thời đại,” Mao bắt đầu
nuôi tâm ý khác với những người kế vị Stalin.
Mao muốn tự lập một vùng trời ảnh
hưởng riêng–nơi khoảng 20 triệu Hoa Kiều định cư, nhưng vẫn hướng
về quê cha, đất
tổ với những tình tự đậm đà. Những đóng góp
của Hoa Kiều ở Ðông Nam Á trong
cuộc chiến Hoa-Nhật, 1931-1945 là điều khó phủ nhận.
Ðường ranh phân chia
Quốc-Cộng trong các cộng đồng Hoa kiều Ðông Nam
Á cũng khá rõ ràng. Áp lực
nhân
mãn–mà một trong những giải pháp là
xâm chiếm các lân bang đất rộng, người thưa
để di dân, hoặc cướp đoạt tài nguyên hầu thoả
mãn nhu cầu hiện đại hóa–khiến
Mao tự tách dần khỏi quĩ đạo một Liên Sô không
Stalin. Gọi đó là “phản bội,”
“lật lọng,” hay bất cứ danh từ nặng nề nào–sự thay đổi của Mao
khó tránh, nhất
là từ vị thế một kẻ chỉ thấy sức mạnh của bạo lực trong việc
thay tim, đổi óc
con người–viết lên tờ giấy trắng trinh bạch của đầu óc
dân Trung Hoa “những điều
tốt đẹp nhất trong tiến trình chuyển tiếp tới một xã hội
cộng sản.” B.
Mao và Nikita S. Khrushchev (1953-1964) Từ ngày
thay Georgi
M. Malenkov
làm
Bí
thư
thứ
I
(14/3/1953)
Ðảng
Cộng
Sản
Liên
Sô,
trên
đại
thể Khrushchev theo đúng
đường lối Stalin, chỉ quan tâm đến Ðông Âu
và châu Mỹ Latin. Với Á Châu,
Khrushchev không muốn vượt qua vị thế
một hậu phương lớn về ý thức hệ–giúp huấn luyện
chuyên viên quân và dân sự,
cùng viện trợ kinh tế, kỹ thuật. Theo ước lượng của tình
báo Mỹ, từ năm 1955
tới 1964, Mat-scơ-va viện trợ cho Hà Nội khoảng 350 rtiệu MK.
Trong số này,
khoảng 200 triệu MK dùng cho kế hoạch ngũ niên thứ nhất,
1961-1965. Trong
những năm cuối của chính phủ Eisenhower (1953-1961), Khrushchev
cũng ôn hòa hơn
với Mỹ và phương Tây. Cuộc chạy đua không gian
và gia tăng vũ khí nguyên tử
khiến Nga chóng mặt. Tình hình tại các nước
Ðông Âu đôi khi bốc lửa. Tito và
cuộc nổi dạy ở 1. Giải Stalin
& Sửa Sai: Một trong những
việc làm lịch sử của
Khrushchev là phong trào “giải Stalin” [de-Staliniztion].
Suốt hơn phần tư thế
kỷ thống trị Liên Bang Sô Viết với bàn tay sắt,
Stalin là biểu hiệu của uy
quyền tối cao và sự tàn nhẫn khát máu qua
nhiều đợt thanh trừng–từ cuộc thảm
sát Léon Trotsky bằng búa tới những bản án
tử hình các lãnh tụ QTCS, tướng
lĩnh, rồi các bác sĩ điều trị lúc cuối đời. Thu
đoạt quyền lực trong bóng dâm
che chở của Stalin, cái chết của người Thép mở ra cho
hàng ngũ lãnh đạo mới của
điện Kremli một bầu trời khác biệt. Sau hơn ba thập niên
tiến hóa tới cộng sản
chủ nghĩa–dù đế quốc Nga mở rộng hơn bao giờ hết trong lịch sử,
Mat-scơ-va trở
thành kinh đô của một trong hai siêu cường thế giới,
kỹ thuật không gian ngày
một phát triển, có phần vượt trội đối thủ tử thù
Mỹ–nhưng lãnh đạo Nga khó thể
tự dấu mặt những khó khăn về kinh tế, những bất ổn trong quan hệ
giữa các thành
viên Cộng Sản ít nhiều háo chiến theo tinh thần
“cách mạng là tấn công, không
tấn công tức thất bại.” Sự phát triển về kinh tế của
Tây Âu, cuộc thánh chiến
chống Cộng do Vatican điều động, và nhu cầu an ninh quốc gia
khiến Khrushchev
phải thay đổi chiến lược–tạm thời hòa hoãn với Tây
Âu để chia rẽ khối tư sản. Ðại hội thứ
XX của Ðảng CSLS là một bước
ngoặt [watershed] trong chính sách đối ngoại của
Khrushchev. Hai trọng tâm của
chính sách mới này là “giải Stalin”
trên phương diện ý thức hệ, và theo đuổi
chính sách ngoại giao “cùng hiện hữu hòa
bình giữa các quốc gia theo những hệ
thống tổ chức xã hội khác nhau.” Chính
sách giải Stalin và sửa sai này gây ngạc
nhiên không ít cho Mao và thuộc hạ. Trong
đảng sử CSTH và mọi tư liệu chính
thức, Stalin được dành riêng một vị trí tối cao.
Suốt hơn phần tư thế kỷ, Mao
và cơ quan tuyên truyền Bắc Kinh không ngớt cung văn
Stalin với những lời ngọt
ngào [lavish and idolatrous public praises] như “người bạn
và người thày”–một
cán bộ Marxist-Leninist vĩ đại, thiên tài
cách mạng, từng ứng dụng lý thuyết
Marxism một cách sáng tạo. Ngày sinh nhật thứ 70
của Stalin, [năm 1949, khi đang
ở Nga], Mao viết: “Ðồng chí Stalin là ông
thày và người bạn của nhân loại và
nhân dân Trung Hoa.” “Ðồng chí Stalin là
cứu tinh của mọi dân tộc bị áp bức”
[Comrade Stalin is the teacher and friend of mankind and of the Chinese
people.” Comrade
Stalin
is
the
saviour
of
all
the
oppressed.]”
(Meisner,
1977:175)
Khi
Stalin
chết,
Mao bùi ngùi luyến tiếc về “sự ra đi của bậc
thiên tài vĩ đại nhất của đời
nay” [‘the greatest genius of the present age’.]” (106) Sự chỉ
trích Stalin của Khrushchev đặt ra nhiều
vấn đề. Ngoài sự hẫng chân về ham hố ca ngợi trong dĩ
vãng, còn nhiều vấn nạn
về ý thức hệ và chính trị. Cơ quan tuyên
giáo phải tìm được lời biện giải về
giá trị của chủ thuyết xã hội–như tại sao xứ của XHCN
[land of socialism] sản
xuất ra thứ lãnh tụ tàn nhẫn và đầy tội ác
đến thế? Vấn đề liên hệ giữa lãnh đạo
và đám đông trong một xã hội theo Cộng Sản
hay CNXH cũng tạo nhiều dấu hỏi.
Khrushchev giải thích rằng “Stalin là một tên
soán đoạt [a usurper] tự đặt mình
trên Ðảng [who placed himself above the party],” và
nuôi dưỡng hủ tục sùng bái
cá nhân [fostered the cult of personality]. Thành
công ở Liên Sô là do sự đúng đắn
của XHCN và Leninism. Mọi thất bại đều do ác tật của
Stalin [the evils of
Stalin]. (Meisner,
1977:175) Hơn một
tháng sau, ngày 5/4/1956, Rinmin Ripao
[Nhân Dân Nhật Báo], cơ
quan ngôn luận của Ðảng CSTH mới đăng bài “Về kinh
nghiệm lịch sử của chuyên
chính vô sản [On
the
Historical
Experience
of
the
Dictatorship
of
the
Proletariats].” Tác
giả–mà dư luận cho rằng là chính Mao hay đã
nhận lệnh từ Mao–khen ngợi những
lãnh tụ Nga mới đã can đảm tự phê bình những
lầm lỗi cũ, nhưng vẫn bênh vực
Stalin. Theo tác giả, mặc dù Stalin có một số lỗi
lầm, nhưng Stalin là một lãnh
tụ XHCN vĩ đại, đã “áp dụng và khai triển một
cách sáng tạo” chủ nghĩa Marxist-Leninism,
đồng thời thực hiện được các chính sách kinh tế
của Lenin về công nghệ hóa và
tập thể hóa. Sự sùng bái cá nhân [The
Cult of Personality] không phải do Stalin
gây nên mà là di sản [a foul carryover] của
lịch sử nhân loại khá dài. Nó là
thứ tàn tích ý thức hệ độc hại của các
xã hội cũ [“poisonous ideological
survivals of the old society.”] Chuyện này chắc chắn sẽ
không xảy ra ở TH vì TH
chống lại “anh hùng cá nhân” [individual heroism]. (107)
[Dù
trên
thực
tế,
cá
nhân
Mao
hay
HCM
cũng
có
thể
có
những
ác tật tương tự] Ðể tạm thời
trấn an dư luận trước những khó khăn mọi mặt, Mao sử dụng giới
trí thức và văn
nghệ sĩ phát động phong trào “Trăm Hoa Ðua Nở, Trăm
Nhà Lên Tiếng” qua diễn văn
ngày 2/5/1956 trước Quốc Hội. Cách này hay
cách khác, giới trí thức và văn nghệ
sĩ bị đưa vào cái bẫy tự phê và phê
bình xây dựng–để cuối cùng bị Mao bỏ rơi,
trở thành nạn nhân bi hài trước họng súng
quân đội “giải phóng nhân dân,” cùng
cơ quan công an và mật vụ. (108) 2.
Kimmen [Kim Môn]- Matu [Mã Tổ] & Ở một mắt
nhìn
phiến diện, hiềm khích Nga-Hoa có vẻ khởi nguồn từ biến
cố Kimmen [ Chuyến viếng thăm
này xảy ra trong không
khí ngày một căng thẳng giữa Kremli và Trung Nam
Hải.
3.
Nga không viện trợ đúng mức, nhất là kỹ thuật
nguyên tử. Dưới thời Stalin,
vì cần viện trợ cũng như
sự che chở của Nga, Mao tạm thời đóng vai đàn em trong
khối QTCS. Theo chỉ thị
của Stalin, Mao thực hiện những kế hoạch kinh tế mô phỏng theo
Nga. Tuy nhiên,
số vốn đầu tư của Nga cho kế hoạch ngũ niên thứ nhất chỉ được 3%.
Mức sản xuất
nông nghiệp không đạt chỉ tiêu, và
thành quả đã bị phóng đại. Trung Hoa cũng chưa
tiến gần được mức kỹ nghệ hóa [hay công nghệ hóa]
mong muốn, mà chỉ đạt tiến bộ
về kỹ nghệ nhẹ hay công nghệ tiêu dùng. Nga Sô cũng
không nhiệt tình xuất cảng kỹ
thuật qua Trung Hoa. Thái độ hiếu chiến [bellicose] của Mao
là một trong những
lý do: Kỹ thuật chế tạo bom nguyên tử có tiến
triển, nhưng TC không có phương
tiện để thả bom [delivery]. Tháng 6/1959, Khrushchev tự động hủy
bỏ hiệp ước
1957, theo đó Liên Sô sẽ cung cấp cho quân đội
THNDCHQ kỹ thuật quân sự hiện đại,
kể cả một trái bom nguyên tử kiểu mẫu. Tháng
4/1960, nhân dịp sinh nhật thứ 90
của Lenin, Bắc Kinh ấn hành tài liệu “Vạn tuế chủ nghĩa
Lenin [Long Live
Leninism]”–một thứ tuyên ngôn độc lập với Nga, gián
tiếp tấn công chính sách
cùng tồn tại hòa bình [indirectly attacking
Khrushchev’s policy]. Vào giữa năm
1960, sự bất hòa phát triển từ những chỉ trích
bóng gió, xa gần tới sự trao đổi
những lời nhục mạ [In mid-1960, the Sino-Soviet conflicts escalated
from
written polemic to verbal slugfest]. Tại Ðại hội Ðảng CS
Rumania, Khrushchev
lên án Trung Cộng là “khùng,” áp dụng
những biện pháp Trốt-kít chống Nga Sô;
trong khi Peng Zhen [Bành Chân] lên án Nga
là bọn “xét lại” [revisionists]. Mùa
Hè 1960, trở lại Mat-scơ-va, Khrushchev triệu hồi 1,400
chuyên viên; vì họ bị
ngược đãi–dù có nhiều lời chứng ngược lại. (111) 4. Dị biệt về mô
thức thực hiện Marxist-Leninism: Năm
1958
toàn
thể
Hoa
lục
bị
xáo
trộn
từ
rễ
gốc
trong
kế hoạch “Bước Ðại
Nhảy Vọt” [BÐNV,
Great Leap Forward] của Mao. Ngày 28/1/1958, Mao đưa ra chủ
thuyết “bất đoạn
cách mạng” [pu tuan ko-ming], hay “cách mạng không
ngừng.” Tại Hội nghị 2, khóa
VIII vào tháng 4/1958, Mao khởi xướng việc cải biến
xã hội Trung Hoa thành một
xã hội Cộng Sản. Theo Mao, dân Trung Hoa có hai đặc
tính: nghèo và đầu óc tinh
khôi như tờ giấy trắng. Vì nghèo, dân
chúng mong muốn thay đổi, một đặc tính
của cách mạng. Vì đầu óc tinh khôi, như
trang giấy trắng, có thể khởi viết lên
những đại tự tốt đẹp nhất. Tại Ðại hội IX Ðảng CSTH vào
tháng 5/1958, Lưu Thiếu
Kỳ đề xướng khẩu hiệu “cách mạng không ngừng”, và
tuyên bố bắt đầu thí
nghiệm“công xã nhân dân” [renmin
gongshe]–mô hình được dự trù như đơn vị xã
hội
tại vùng thôn quê của một xã hội Cộng Sản,
phần tự phát, phần do chính quyền địa
phương chủ xướng. Mẫu đơn vị xã hội kiểu Mao-ít
này tách biệt hẳn với trại kiểu
mẫu tập thể [collective farms] của Nga trong kế hoạch năm năm lần thứ
nhất
(1953-1958), nhằm công nghệ hóa nông thôn,
nhảy vọt lên xã hội Cộng Sản mà
không cần qua khâu tiểu tư sản như theo truyền thống
Stalin. Tuy nhiên, trước
chỉ trích của khối Nga Sô, ngày 5/5/1958 Lưu Thiếu
Kỳ tuyên bố rằng TH vẫn
trung thành với thuyết cách mạng giai đoạn [revolution by
stages] của
Marxist-Leninism. Ngày 1/7/1958, Hồng Kỳ đăng bài của
Chen Pota [Trần Bá Ðạt],
chính thức đóng dấu Marx, Lenin và Mao trên
kế hoạch công xã nhân dân. Tiếp đó,
Bá Ðạt đi diễn thuyết giải thích thêm về
mô hình Cộng Sản trên. Mao cũng đi thăm
các vùng nông thôn, kể cả Hồ Hậu quả rõ
ràng nhất là kế hoạch ngũ niên
thứ hai rập khuôn Nga bị tạm gác. Các nông
trường được cải biến thành khoảng
24,000 công xã nhân dân, trung bình gồm
5,000 hộ, qui tụ khoảng 30,000 người.
Nhưng số hộ và đầu người thay đổi theo địa phương, từ 5,000 đến
100,000 người.
Tư sản hoàn toàn bị loại bỏ. Nhóm Mao-ít
cũng thí nghiệm thực hiện công xã nhân
dân ở thành thị nhưng không thành công.
(112) Việc lôi
kéo sự chú ý của những nhà quan
sát là cuộc thanh trừng Bành Ðức Hoài
[Peng Dehuai, 1898-1974] tại Hội nghị 8 ở
Lu Shan [Lư Sơn, 2-26/8/1959], và chiến dịch tảo thanh bọn “hữu
khuynh” của Mao
cùng nhóm Thiếu Kỳ-Tiểu Bình. Thống chế
Hoài, Ủy viên BCT, Phó Thủ tướng, kiêm
Bộ trưởng Quốc Phòng–từng theo Mao từ Ching kang shan [Tĩnh
Cương Sơn] năm
1928, thành lập Sô-viết Cộng HòaTrung Hoa ở
phía nam tỉnh Giang Tây [Jiangxi]
(Juichin) vào tháng 11/1931, được coi như diễn tập cho
giai đoạn Yenan [Diên
An]. Hoài còn là danh tướng chỉ huy trận chiến
Triều Tiên (1950-1954), nên chủ
trương phải gấp rút hiện đại hóa Quân Giải
Phóng. Khi thăm Nga và Ðông Âu trong
mùa Xuân 1959, Hoài không dấu Khrushchev sự
bất bình về chính sách Ðại Nhảy
Vọt. Chính sách chống Nga và tái lập
dân quân của phe Maoist, theo Hoài, gây
tổn hại cho kế hoạch hiện đại hóa QÐGP [PLA]. Về lại Bắc
Kinh, Hoài tiếp tục đả
kích chính sách Bước Ðại Nhảy Vọt [BÐNV].
Ngày 14/7, Hoài viết thư [letter of
Opinions] cho MTÐ phản kháng “sự hoang tưởng tiểu tư sản của
nhóm Mao-ít.” Giữa
lúc đó, ngày 18/7, trong một diễn văn tại Poland
[Ba Lan], Khrushchev đả kích
công xã nhân dân của Mao–lập lại những nhận
xét như “sơ khai và cuồng điệu
[primitive and fanatical]” khi nói với TNS Hubert Humphrey
ngày 1/12/1958. (Báo
NY Herald Tribune vào cuối tháng 12/1958 và
báo Life ngày 12/1/1959 đã phổ biến
tin trên. (118)
118.
Schram,
1977:296;
Meisner,
1977:
244-47,
254n27) Mao và
giới
thân cận–như Lâm Bưu, Chu Ân Lai, v.. v. ..–
kết án Hoài đã toa rập với ngoại quốc [Khrushchev]
chống lại Ðảng và nhà nước.
Từ diễn văn ngày 23/7/1959 tại Hội nghị trù bị Lư Sơn,
tới nghị quyết Hội nghị
8 ngày 26/8/1959, Hoài bị tố khổ rồi cách chức
vì hữu khuynh và chống Ðảng. (113) Giọng điệu thượng
tôn chủng tộc và văn
hóa–nhất là khía cạnh bài ngoại nói
chung–trong hai chiến dịch đánh Cao Cương-Nhiêu
Thấu Thạch và Bành Ðức Hoài khiến Khrushchev
cực kỳ quan tâm. Theo một học giả,
tại Thiên tai,
bão lụt và sự thất thu vụ Mùa
1959 cùng sự chống đối của dân chúng với kế hoạch
công xã nhân dân
[collectivization và communes] trong hai năm 1959-1960 khiến
tình hình tồi tệ hơn.
Nạn thiếu thực phẩm và đói đe dọa nhiều nơi. Nhưng Mao
qui trách sự thất bại
của bước Ðại Nhảy Vọt cho bọn tư sản đã đột nhập hàng
ngũ Ðảng. 5.
Chính sách “sống chung hòa bình” mà
Nga đề xướng không mang lại ưu thế mong
muốn cho BK. Ngày
24/2/1956, cũng tại Ðại
hội XX Ðảng CSLS, Khrushchev công bố chủ trương “sống chung
hòa bình” giữa các nước
có hệ thống tổ chức xã hội khác nhau–tức tạm ngưng
cuộc đấu tranh giành độc
quyền thống trị thế giới của giai cấp vô sản. Thực ra, từ cuối
năm 1953, Chu Ân
Lai cũng đã đưa ra năm [5] nguyên tắc sống chung
hòa bình. Nhưng cùng hiện hữu
hòa bình của Khrushchev nhắm vào các
xã hội kỹ nghệ hóa, Ki-tô giáo vật bản
phương
Tây, thường tự nhận đứng trên một vị thế cao hơn những nước
đang phát triển hay
chậm tiến. Sống chung hòa bình của Mao và Chu
Ân Lai thực hiện giữa các nước mà
sau này Mao gọi là “thế giới thứ ba”–tức những quốc gia
hành tinh của hai siêu
cường Mỹ-Nga, và một số quốc gia trái độn như
Pháp, v.. v... Khoảng cách kỹ
thuật khó lấp bằng giữa các nước công nghệ
hóa và đang phát triển đưa Mao đến
ảo vọng lấy ý chí con người để vượt qua hố ngăn
cách khoa học-kỹ thuật. Hơn một
lần, Mao ví Mỹ như “cọp giấy” và Nga Sô, “con gấu
Bắc cực.” Bài thơ viết trong
dịp sinh nhật 69 tuổi [1962] của Mao phần nào phản ảnh cao vọng
đó: “Chỉ đấng
anh hùng dám săn cọp; chẳng ai can đảm lại e sợ
loài gấu.” Nhóm Mao-ít giúp
diễn nghĩa thêm rằng cọp đây là cọp giấy Mỹ,
và gấu là ám chí gấu Bắc Cực Nga. “Only
the
heroes
dare
to
chase
the
tiger
[ Still
less
does
any
braver
fellow
fear
the
bear
[ Ngày
9/1/1963–tức hai ngày sau khi báo Pravda chính
thức tấn công TH–Mao làm bài thơ
đuợc công bố cuối cùng trong đời, ví kẻ thù
như loài côn trùng độc hại cần diệt
trọn: “We
must
swept
away
all
the
harmful
insects, Until
not
a
single
enemy
remains.”
(116) Ngày
14/6/1963,
Mao viết thư, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Nga, rồi buộc
tội Khrushchev đã
phản bội [betrayed] phong trào cách mạng tại Nga cũng như
trên thế giới [its
revolutionary at home and abroad]. (117) 6.
Vấn đề trợ giúp “phong trào giải phóng quốc gia.” Tại
Ðông Dương, trong hai năm 1955-1956, Bắc
Kinh muốn Hà Nội tạm thời lo xây dựng miền Bắc, chỉ đấu
tranh chính trị để thực
hiện điều khoản thống nhất đất nước qua tổng tuyển cử. Mao và
lãnh đạo Ðảng
CSTH nhiều lần khuyên Hà Nội tạm quên miền Sau khi Ngô
Ðình Diệm tuyên bố không bị
ràng buộc bởi Hiệp định Tuy nhiên,
Hồ và Lê Duẩn không chịu buông tay,
theo đúng đường lối Marxist-Leninist: cách mạng là
tấn công, không tấn công tất
thất bại. Chuyến viếng thăm Hà Nội từ ngày 2 tới 6/4/1956
của Phó Thủ tướng Nga
Anatas Mikoyan không có thông cáo
chung–vì Mikoyan có lẽ thông báo quyết định
tạm thời chấp nhận có hai nước Việt Từ năm 1958,
trong một tính toán kỹ lưỡng
và phức tạp, Mao muốn dùng phong trào giải
phóng quốc gia để mở rộng ảnh hưởng.
Cuộc pháo kích Kim Môn-Mã Tổ tháng
8/1958–ngoài tuyên truyền đòi thống nhất
lãnh thổ–còn có mục đích phản đối sự can
thiệp bằng võ lực của Mỹ và Bri-tên ở
Trung Ðông và Mao cũng
giao cho Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Ðặng Tiểu Bình
cùng Bành Ðức Hoài nghiên cứu
và lập kế hoạch giúp Ðảng LÐVN, đồng thời chống
lại ý định can thiệp vào Ðông Dương
của Mỹ. Tuy nhiên, Bắc Kinh chỉ đồng ý cho đánh
nhỏ, nặng về đấu tranh chính
trị hơn quân sự, theo phương thức “trường kỳ kháng chiến.”
Mục tiêu giai đoạn đặt
ra là “trung lập” hóa miền Cuộc thanh trừng
Bành Ðức Hoài tại Hội
nghị Lư Sơn và mối hiềm khích Nga-Hoa quanh chủ đề quyền
lợi quốc gia và an
ninh, khiến nhiệt tình trợ giúp cuộc cách mạng
giải phóng quốc gia ở Ðông Dương
thêm phức tạp. Với mục
đích lôi
cuốn Hồ và Ðảng LÐVN về phía Bắc Kinh, từ năm
1959-1960, Mao từ bỏ chính sách
“cây chổi và đống bụi,” trực tiếp giúp Ðảng
LÐVN mở rộng chiến tranh qua Lào
rồi lấn chiếm Nam Việt Nam. Ngày 11/3/1959, TC cực lực đả
kích chủ nghĩa đế
quốc xâm lược [của Mỹ]. Sau khi Ðồng qua Bắc Kinh xin viện
trợ để đánh miền
Nam, Bắc Kinh cử Luo Riqing [La Thụy Khanh], Tham mưu trưởng
Không quân Trung
Cộng, cầm đầu một phái đoàn qua Việt Nam nghiên cứu
tình hình. Phái đoàn này
gồm có Zeng Sheng, Ðệ nhất Phó Tư lệnh Hạm đội Nam
Hải. Zhang Aiping chỉ thị
cho phái đoàn là Trung Cộng sẽ thỏa mãn bất
cứ những gì Hà Nội yêu cầu trong
khả năng. (Zhai
2000:82-3. Tới Hà Nội
ngày
10/11/1959, phái đoàn Luo Riqing tham quan năm quân
khu, phi trường, cửa biển
và các nhà máy. Phạm Văn Ðồng
nhân danh Bộ Chính Trị Ðảng LÐVN ba lần
tuyên bố đặt
mọi hy vọng ở sự giúp đỡ của Bắc Kinh. Tuy nhiên,
tháng 5/1960, trước khi Hà
Nội triệu tập Ðại Hội III để công bố chính sách
thôn tính miền Nam bằng võ lực,
Chu Ân Lai và Ðặng Tiểu Bình nhấn mạnh rằng
Ðảng LÐVN phải linh động, giới hạn
cường độ cuộc chiến để tránh sự can thiệp trực tiếp của Mỹ–tức
đấu tranh chính
trị ở thành phố và vũ lực giới hạn ở nông
thôn. (121)
Thuật
ngữ
“chiến
tranh
nhân
dân”
của
Mao
bắt
đầu
được
các
cấp
chỉ huy
và tuyên giáo Việt Tháng
12/1960, sau khi Hà Nội khai sinh
giả túc Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt
Nam [MTDT/GPMN], Bắc Kinh
thừa nhận ngay tổ chức “giải phóng quốc gia” này
và viện trợ vũ khí, kinh tế
cũng như cho mượn diễn đàn tuyên truyền tinh vi, khổng lồ
của Bắc Kinh. Bởi
thế, dài theo giai đoạn thứ hai của cuộc chiến 30 năm,
không thiếu học giả và
chính khách thế giới đưa ra lập luận rằng MTDT/GPMNVN
là một phong trào “tự
phát” của dân chúng miền Nam, chống lại chế độ độc
tài, tham nhũng của Ngô Ðình
Diệm. Ngày 29/11/1961, chẳng hạn, Thượng
nghị sĩ Mỹ Allen J. Ellender tuyên bố với các
viên chức Mỹ tại Sài Gòn
rằng tình hình rối loạn ở Nam Việt Nam chẳng liên
hệ gì đến Bắc Việt. Tất cả do
sự tham nhũng của chính phủ Ngô Ðình Diệm. Sự
tham nhũng này do viện trợ Mỹ gây
nên. (122)
Ðược
Bộ
Chính
trị
Ðảng
LÐVN
cho
ra
công
khai
giữa
lúc
Nhảy
Dù
và Thủy Quân Lục Chiến làm đảo
chính chế độ Ngô Ðình Diệm ngày
11/11/1960, MTDT/GPMN chính thức công bố thành
lập ngày 12/12/1960, và làm lễ ra mắt đêm 19
rạng 20/12/1960 tại chiến khu C
(tức Dương Minh Châu), phía bắc Tây Ninh. Nó
chẳng là gì hơn một cơ cấu chính trị ngoại vi của
Ðảng LÐVN, do cán bộ CS quản
trị trên thực tế, và điều động từ Ban Bí Thư
cùng Bộ Chính Trị ở Hà Nội. (123) Trong chuyến thăm
Hà Nội từ ngày 9 tới
14/5/1960, Chu Ân Lai cũng nhắc đến thuyết “thế giới thứ ba,”
yêu cầu Hà Nội
chống Kremli và yểm trợ cuộc tranh chấp biên giới với
India. Như để nhử mồi,
khi Phạm Văn Ðồng đề nghị vay 500 triệu nhân dân tệ cho
kế hoạch ngũ niên, Lai
nói có thể vay một số tiền lớn hơn. Nhưng khi Lê
Duẩn gợi ý về “công xã nhân
dân,” Ân Lai khuyên nên tập trung vào
việc phát triển nông nghiệp và công nghệ
nhẹ. (124) Tại Ðại Hội
III của Ðảng LÐVN vào tháng
9/1960, N. A. Mukhitdinov, Bí thư thứ nhất BCHTƯ Uzbekistan, chỉ
được vỗ tay
lịch sự khi nói về sự quan trọng của chính sách
sống chung hòa bình giữa các xã
hội theo hệ thống chính trị xã hội khác nhau.
Trong khi đó, Lý Phú Xuân được cả
hội trường nồng nhiệt hoan nghênh khi ca ngợi và hô
hào “những cuộc chiến tranh
giải phóng chống lại đế quốc Mỹ và tay sai người Việt.”
(Radványi, 1978:30) Hồ
Chí Minh và Lê Duẩn thì thề sẽ đả bại chế độ
phát xít Diệm và thống nhất đất nước
bằng vũ lực, và kêu gọi thành lập một mặt trận
thống nhất để giải phóng miền Mặc dù
chống lại việc này, Khrushchev
phải quay mặt làm ngơ. (Zhai 2000:89) Trọng tâm
chính sách ngoại giao của
Khrushchev vẫn là Âu Châu, Trung Ðông
và châu Mỹ Latin. Phần Bắc Kinh,
dù
chưa muốn leo thang chiến tranh, vẫn chiều theo Hà Nội với điều
kiện chỉ được đánh
nhỏ, cầm chân Mỹ ở Ðông Dương. Rắc rối nhất là
sự chia rẽ khó bề hàn gắn giữa
Nga và Trung Cộng sau ngày Khrushchev hạ bệ Stalin năm
1956. Chuyến viếng thăm
Trung Hoa vào tháng 10/1959 của Khrushchev chỉ làm
hiềm khích giữa hai bên mở
rộng. Tháng 4/1960, Nhân Dân Nhật Báo viết
bài “Vạn Tuế Chủ nghĩa Lê-nin,” gián
tiếp tấn công chủ trương của Khrushchev. Từ giữa năm 1960, cuộc
tranh chấp
Nga-Trung chuyển từ vấn đề chủ thuyết qua những lời sỉ vả. Tại Ðại
hội Ðảng
Cộng Sản Tại Ðại hội
lần thứ ba của Ðảng LÐVN
(5-10/9/1960), đại diện Nga vẫn khuyên Hà Nội nên
theo đuổi chính sách “thống
nhất trong hòa bình” theo tinh thần hiệp định Geneva.( 127).
Tuy
nhiên,
từ
năm
1960,
nếu
không
phải
sớm
hơn,
Bí
thư
thứ
nhất của Ðảng
LÐVN chủ trương chẳng
còn một giải pháp nào khác hơn lật đổ chế
độc tài, phát xít Diệm. (128) Từ năm 1962, Bắc
Kinh và Hà Nội xích lại gần nhau hơn. Một trong
những lý do là chính sách hòa
hoãn với Mỹ và khối tư bản của Khruschev. Chủ
thuyết tân biên cương của chính phủ John F. Kennedy
(1961-1963)–nhằm đáp ứng
chính sách “chiến tranh giải phóng quốc gia” của
khối CS mà Tướng Maxwell D.
Taylor diễn tả như những cuộc xâm lược bằng du kích chiến
[Khrushchev’s “wars
of liberation” which were para-wars of guerilla aggression](129)–thoạt tiên
khiến Khrushchev tạm thời từ bỏ
lập trường cùng tồn tại hòa bình giữa hai
siêu cường. Trong hai năm 1961-1962,
Khrushchev trực tiếp đương đầu Mỹ trên một trận tuyến không
nguyên tử tại Cuba,
Lào, Tây Berlin và Việt Nam, dưới dạng thức “chiến
tranh giải phóng quốc gia.” Tại Hội nghị
thượng đỉnh Biến
cố “hỏa tiễn Cuba” năm 1962 tạo cơ hội cho hai phe Nga-Mỹ tìm
cách giảm thiểu mối
đe dọa hủy diệt nguyên tử. Nỗ lực thương thuyết các hiệp
ước giới hạn vũ khí
nguyên tử được khởi xướng, đạt kết quả đầu tiên vào
ngày 25/7/1963 giữa ba nước
Mỹ, Nga và Bri-tên. (131) Mặc dù
Trung Nam Hải cũng có những cuộc
tiếp xúc bí mật với Mỹ, được Mao chấp thuận trên
nguyên tắc, nhưng Mao đi dần đến
lập trường chỉ còn mình Mao và 600 triệu dân
Trung Hoa gánh vác cuộc trường
chinh cách mạng. Con gấu Bắc Cực Liên Sô đã
bị chi phối bởi thuyết Khrushchev,
tức xét lại. Cọp giấy Mỹ thì vẫn là kẻ thù
của “cách mạng.” Hai ngày sau khi Pravda chính
thức
đả
kích
bọn
giáo
điều
Mao
vào
ngày
7/1/1963,
trong
bài
thơ cuối
cùng được công bố, Mao khẳng định: Phải diệt
trọn loài côn trùng nguy hiểm, cho
tới khi không còn kẻ thù nào hiện hữu.” (132) Từ thời
điểm này, nếu tin được Bộ Ngoại Giao CHXHCNVN, Tổng Bí
thư Ðặng Tiểu Bình tìm đủ
cách ly gián Hà Nội và Nga Sô, hứa sẽ
viện trợ một tỉ nhân dân tệ nếu Lê Duẩn
chấp thuận gia nhập khối Thế Giới Thứ Ba [11 quốc gia] do Bắc Kinh cầm
đầu và
ngưng nhận viện trợ Nga. (133) Tuy
nhiên, Lê Duẩn từ chối, giữ nguyên tình trạng
đi giây, khai thác mâu thuẫn của
hai nước vừa là đồng chí vừa là anh em, hy vọng
giữ được một khoảnh trời xoay xở
theo ý riêng. Hồ và Duẩn hiểu rõ rằng chỉ
có Liên Sô Nga cung ứng được vũ khí tối
tân để chống trả liên minh Mỹ-Diệm. Hơn nữa, sự nghi ngờ,
lo sợ về áp lực Trung
Hoa tồn đọng đã nhiều đời. Ðể duy trì quan hệ bất
bình đẳng Hoa-Việt, không thể
không có những đồi tác mạnh hơn hay ngang
hàng với Bắc Kinh. Hình ảnh
biểu trưng nhất của
Ðảng LÐVN là một con bạch tuộc nhiều vòi–hai
vòi lớn nhất hướng về Mat-scơ-va
và Bắc Kinh; trong khi những chiếc vòi nhỏ khác
chia nhau nhòm ngó tứ phương
xin viện trợ và yểm trợ chính trị-ngoại giao từ
Ðông Âu qua Trung Ðông, Nam Mỹ,
trong chiến lược mà cán bộ Trung Cộng và
Ðông Âu mỉa mai là “anh hùng khất
thực.” Hồ Chí Minh sau này còn viết thư cho cả
Giáo Hoàng Ki-tô và Tổng thống
Pháp Charles de Gaulle yêu cầu tìm một giải
pháp cho Việt Nam trên lập trường
của Hà Nội và giả túc MTDT/ GPMNVN, căn bản do Ban
Bí Thư cùng Bộ Chính Trị ở
Hà Nội soạn thảo. Sự rạn
nứt Nga-Hoa khiến Hà Nội rơi vào tình trạng bối
rối. Cả hai cường quốc đàn anh đều
muốn lôi kéo Hà Nội về phía mình.
Hà Nội thì chỉ muốn khai thác mâu thuẫn của
hai đàn anh để hưởng lợi, thực hiện tham vọng “nhất thống” đất
nước, đưa Ðảng
CSVN lên vị thế cầm quyền, hầu có toàn quyền thay
tim, đổi óc con người. Bởi vậy,
Hà Nội giữ một khoảng cách vừa phải với Kremli, trong khi
tình thân “môi hở, răng
lạnh” với Bắc Kinh cải thiện. Tuy nhiên, Hà Nội
không hoàn toàn thỏa mãn trong
vòng tay che chở của Trung Nam Hải, vì cho tới
tháng 5/1963, Bắc Kinh vẫn
khuyên Hà Nội chỉ nên đánh nhỏ, cầm
chân Mỹ ở miền Nam, và chỉ cung cấp cho
MTDT/GPMN vũ khí nhẹ. (134) Khai
thác mâu thuẫn giữa các đối tác để
giành phần bánh lớn nhất có thể có cho
mình
là bài học khai tâm của đạo đức và tư tưởng
Hồ Chí Minh. Bởi thế, ngày
16/1/1963, tin từ Việc Mat-scơ-va
đòi Bắc Việt
trả nợ, và nhất là việc thương thuyết hiệp ước giới hạn
thí nghiệm vũ khí
nguyên tử giữa Mat-scơ-va và Mỹ càng khiến Lê
Duẩn-Lê Ðức Thọ nghiêng dần về
phía “giáo điều” Trung Cộng, dù không
công khai chống lại phe “xét lại” Nga. bảo vệ hòa
bình
một cách tích cực vì làm suy yếu đế quốc
Mỹ. Trong tuyên cáo chung, cùng đả
kích xét lại Tito. (136) Ngày
4/6/1963,
Mao còn nói với một phái đoàn CSBV tại Việc
Khruschchev ký với Mỹ và Bri-tên Hiệp ước cấm
thí nghiệm nguyên tử trên không gian, trong
khí
quyển và dưới đáy biển [The
Treaty
Banning
Nuclear
Weapons
Tests
in
the
Atmosphere,
in
Outer
Sapce
and
Under
the
Water] tại
Mat-scơ-va (14 UST 1313) ngày 5/8/1963) tạo cơ hội
cho Bắc Kinh công khai phủ nhận vị thế lãnh đạo khối CS
của Kremli. Ngày
31/7/1963, Bắc Kinh gay gắt phản đối hiệp ước trên–một văn kiện
chứng tỏ sự bội
phản của Nga Sô với phong trào Cộng Sản–tức thỏa hiệp với
đế quốc Mỹ. Từ ngày này, quan hệ giữa Kremli và
Bắc
Kinh trở thành công khai đối nghịch. Hà Nội
có vẻ bênh vực lập trường BK. (138) Tháng
9/1963–khi Khrushchev triệu tập một cuộc hội thảo để trục xuất Bắc Kinh
khỏi
phong trào CS– Chu
Ân Lai
tổ chức một cuộc gặp mặt đại biêu các Ðảng CS Việt, Tuy nhiên,
tháng 10/1963, Hà Nội đả kích lập trường
xét lại của Chưa
một tư liệu nào của chính phủ Diệm liên quan đến
quan hệ giữa Bắc Kinh, Mat-svơ-va
và Hà Nội được phát hiện. Nhưng một chi tiết
đáng ghi nhận là chiều ngày
2/9/1963, Nhu nói với Lodge rằng Trung Cộng từng đề nghị
bán hai [2] phi cơ
U-40. Thực chăng có đề nghị trên? Chi tiết này
liên quan gì đến việc Y sĩ Trần
Văn Ðỗ và Ngô Ðình Luyện thường nhắc đến
lời mời thiết lập một Tòa Lãnh sự Nam
Việt Nam tại Bắc Kinh của Chu Ân Lai sau khi ký Hiệp định
Geneva 20-21/7/1954?
Hiển nhiên, anh em Diệm Nhu rất mơ hồ về sự rạn nứt Nga-Hoa,
cùng ảnh hưởng của
nó trên chủ trương “cách mạng là tấn
công, không tấn công là thất bại” của Hồ
và Lê Duẩn. Cho tới khi
tài liệu văn khố giải mật, chúng ta mới biết rõ
được bàn tay
của Trung Cộng và cán bộ tình báo nằm
vùng của Trung Cộng trong cảnh mà Cố vấn
Ngoại giao McGeorge Bundy gọi là “cơn điên cuồng tập thể
trong một gia đình cai
trị chưa hề thấy từ thời Nga Hoàng.” B. Giáo
hoàng John XXIII (1958-1963),
người từng trao đổi quà tặng với Khrushchev nhân dịp
Giáng Sinh 1962, cũng ít
nhiều tiếp tay anh em Diệm-Nhu trong việc “ve vãn” Cộng Sản (với
niềm tin rằng
Hồ Chí Minh chủ hòa, và Trung Cộng chủ chiến). Từ năm 1962, John
XXIII bắt đầu tách khỏi vị thế “thánh chiến chống Cộng,”
tìm cách hòa hoãn với
Liên Sô Nga và Ðông Âu. Hơn 100
triệu tín đồ Ðông Âu hẳn có giá
trị chiến lược
cao hơn năm, sáu triệu tín hữu của “cô con
gái đầu lòng” tại Ðông Nam Á. Vì thế, họ
có thể
khuyến khích Nhu mở đường giây đối thoại với Hà
Nội. Sau cái chết của anh em
Diệm, Paul VI (1963-1978), người kế vị John XXIII, còn hăng say
hơn trong việc
mưu tìm hòa bình cho Việt Nam. [Năm 1968, Vatican
tự hào tuyên bố là đã góp
công lớn cho Hà Nội ngồi vào bàn hội nghị
với Mỹ tại Những nhà
nghiên
cứu tương lai không thể không làm việc trên
văn khố Hội Truyền giáo Pháp và
nhất là Vatican về những bước thoái trào của cuộc
thánh chiến chống Cộng tại
Việt . C.
Từ
đầu cuộc chiến 1945-1975, Ngày
4/2/1958,
HCM
cầm
đầu
một
phái
đoàn
qua
thăm
Ngày
7/12/1961,
khi Phạm Ngọc Thạch (từng tiếp xúc mật với Mỹ từ năm 1946-1947)
tới New Dehli
(India), chính phủ Mỹ chuyển cho Thạch một văn bản minh định lập
trường của Mỹ,
đó là yểm trợ một chế độ miền Nam chống Cộng. (143)
Ngày
5/5/1962, từ New Dehli, Ðại sứ John K. Galbraith báo
cáo rằng phe “ôn hòa” ở Hà
Nội muốn tiếp xúc với miền Nam. (144)
Phải
chăng
vì
thế
mà
cuối
tháng
10/1963,
nếu
tin
được
Trần
Văn
Dĩnh, chính phủ India định dàn xếp
cho đại diện Hà Nội
gặp đại diện của Diệm ở New Dehli vào khoảng trung tuần
tháng 11/1963?
(Xem supra) D.
PHÁP: Liên hệ
giữa Pháp
và Nam Việt Nam từ năm 1954 tới 1963 khi vui, lúc buồn
bất chợt. Sau hơn 20 năm
sống trong sự nghi ngờ của các viên chức Bảo hộ
Pháp–đi tu thì không thành, người
vợ chưa cưới bỏ vào dòng tu kín Carmel–Diệm bắt
đầu đi tìm những bát cơm mới,
khác với bát cơm bảo hộ Pháp mà Ngô
Ðình Khả, Khôi, Thục và cá nhân
Diệm từng
kiêu hãnh hưởng thụ. (145)
Sau gần bốn năm
trời tự đặt mình trong quĩ đạo Hiến binh [Kempeitai] Nhật ở Huế
và Sài Gòn, từ
cuối năm 1946 Diệm hướng về Oat-shinh-tân. Bởi thế một số đạo hữu
của Diệm, như
Giám mục Lê Hữu Từ và Luật sư Lê Quang Luật,
từng gọi Diệm là “trùm chăn,”
không chịu tích cực yểm trợ
chế độ Bảo Ðại do Pháp tạo ra. Khác với
dư luận người Việt đồn
đại, Diệm chẳng có bao công lao trong việc giành
độc lập cho Việt Trên thực
tế, từ ngày 4/6/1954
(nếu không phải 3/7/1953), Pháp đã đồng ý
trả lại độc lập hoàn toàn cho Việt Vì Diệm
là lá bài của phe cực
hữu Pháp, với sự chấp thuận của Mỹ, nên hai đề nghị của
Diệm đều được chấp
thuận. Tháng 9/1954, Pháp thuận tham gia Liên Minh
phòng thủ Ðông Nam Á [Southeast
Asian (Collective Defense) Treaty
Organization, hay SEATO]. Ðổi
lại, Liên bang Mỹ đồng ý trả quân phí cho
quân viễn chinh Pháp tại Ðông Dương. Liên
minh Mỹ-Pháp này là điều chế độ Diệm, đặc biệt
là Bùi Văn Thinh và Trần Chánh
Thành, cố tình dấu kín dư luận Việt Mặc dù
cũng muốn duy trì một
miền Phần vì bị
ràng buộc bởi Hiệp ước
Geneva, phần vì muốn chiều lòng Mỹ, chính phủ
Pierre Mendès-France tạm thời
chấp thuận yểm trợ Diệm, với điều kiện sẽ phải tìm một
giải-pháp-khác-Diệm, tức
tìm một người khác làm Thủ tướng (vào
khoảng tháng 11/1954). Sau ba
ngày hội thảo, chiều
29/9/1954, Mỹ và Pháp ký mật ước [Minute of
Understanding] Walter B. Smith-Guy
La Chambre, ủng hộ Diệm và chính phủ chống Cộng ở miền Tuy
nhiên ngày Thứ Bảy, 2/10, Bộ Ngoại Giao Pháp gửi
thư cho Bộ Các Quốc Gia Liên Kết,
thông báo bỏ câu “yểm trợ chính phủ Diệm”
trong mật ước ngày 29/9/1954. Nói
cách khác, Pháp chỉ còn ủng hộ nguyên
tắc một chính phủ chống Cộng ở miền Trong khi
đó, ngày 28/9/1954,
Bảo Ðại nói với Maurice Dejean, Phụ tá Tổng ủy
viên đặc trách dân sự, là Diệm
cần phải rời chính quyền để chiến thắng Việt Minh, và đề
cử Tướng Nguyễn Văn
Xuân thay thế. Ðại sứ Donald Heath, phải xin với BNG cho qua Tại Sài
Gòn, sau khi thuyết
phục Bảo Ðại cho lệnh Tướng Nguyễn Văn Hinh rời nước vào
tháng 11/1954, ngày
13/12/1954 hai Tướng J. Lawton Collins và Paul Ely ký với
một mật ước [Minute
of Understanding] khác, khẳng định yểm trợ một miền Nam tự do,
chống Cộng. Pháp
hứa sẽ trả quyền tự trị hoàn toàn cho miền Nam
ngày 1/7/1955; và cơ quan MAAG
Mỹ sẽ bắt đầu huấn luyện Quân Ðội QGVN từ tháng
1/1955, dưới quyền tổng quát
của Tổng Tư lệnh Ðông Dương (Ely). Quân đội viễn chinh
Pháp sẽ ở lại Ðông Dương,
và Mỹ viện trợ 100 triệu Mỹ kim quân phí.
Ngày 16/12/1954, BNG và QP Mỹ chấp
thuận thoả ước này. Nhưng Pháp không hài
lòng, vì chỉ được 1/4 số quân viện đòi
hỏi. Ngày 18/12/1954, nhân dịp nhóm họp ở Ngày
6/1/1955, Guy La Chambre
than phiền với Ðại sứ Mỹ tại Pháp (Douglas Dillon) rằng La
Chambre rất bất mãn
mật ước ngày 18/12/1954. Sự thỏa thuận giữa ba Ngoại trưởng
tương phản lại
những gì Tướng Smith và La Chambre đã thỏa thuận
vào tháng 9/1954, khi Pháp đồng
ý ủng hộ Diệm: Ðó là cho Diệm một thời gian
vừa phải, rồi sẽ nghiên cứu một thí
nghiệm khác. Theo La Chambre, “thời gian vừa phải” đã
chấm dứt từ lâu, nếu Mỹ từ
chối thực hiện một thí nghiệm khác, sẽ không
còn đủ thì giờ đương đầu Việt Minh
trong kỳ Tổng Tuyển cử 1956. Tuy nhiên, La Chambre tạm yên
lòng khi Ngoại trưởng
Dulles sẵn sàng nghiên cứu biện pháp khác
Diệm, và hy vọng rằng Dulles sẽ cho
Ðặc sứ Collins toàn quyền để phối hợp với Ely tìm ra
biện pháp khác ấy. La
Chambre tiết lộ đã chỉ thị cho Ely trở lại Sài Gòn
để làm việc với Collins, hầu
tìm ra một phương thức trước cuối tháng 1/1955.
Chính phủ Pháp cũng đồng ý duy
trì 75,000 quân viễn chinh Pháp cho tới ngày
1/6/1955. Sau đó, việc triệt thoái
sẽ từ từ cho tới trước ngày Tổng tuyển cử. Theo La Chambre, giải
pháp tốt nhất
là cho Bảo Ðại hồi hương tức khắc. Trần Văn Hữu có
thể làm Thủ tướng; Nguyễn Văn
Tâm coi Nội vụ. Diệm có thể tham gia chính phủ. 6/3/1946
với Hồ, được cử làm Tổng Ðại biểu. Mỹ cũng không
tán thành việc lập những tổ
hợp liên doanh Pháp-Bắc Việt. La Chambre biện minh rằng
Sainteny chỉ lo về
quyền lợi kinh tế và thương mại, và Pháp dự định
họp các công ty ở miền Bắc
thành một tổ hợp lớn để dễ điều hành. Ngày
11/2/1955, Jacques Roux, Phó Tổng
Giám đốc Chính trị vụ BNG Pháp, nói thẳng
với nhân viên Mỹ rằng kế hoạch duy
trì quyền lợi kinh tế và văn hoá tại Bắc VN
không phải là ý riêng của Sainteny,
mà là chính sách của Pháp.
Pháp chẳng có lợi gì khi rút lui, vì
cố vấn Trung
Cộng sẽ thay thế, và điều khiển các cơ sở Pháp để
lại. Sự hiện diện của Pháp sẽ
khiến Hồ bớt tùy thuộc vào quĩ đạo CS. Roux nhấn mạnh
rằng Hồ, trái ngược với
miền Nam, muốn Pháp ở lại; và Việt Minh muốn Pháp
hướng dẫn kỹ thuật. Roux hy
vọng Mỹ nghiên cứu lại vấn đề những công ty hỗn hợp
Pháp-Việt Minh sẽ không bị
ràng buộc trong Sắc Luật “buôn bán với các
quốc gia Cộng Sản” của Mỹ. Nhưng BNG
Mỹ vẫn không đồng ý kế hoạch công ty hỗn hợp
Pháp-Bắc Việt. Theo kế hoạch này,
Hà Nội giữ đa số cổ phần, như thế đi ngược lại lời tuyên
bố yểm trợ Nam VN và
chính sách liên hiệp Pháp-Mỹ; nó sẽ
ảnh hưởng đến quyền lợi của Pháp tại Lào và
Cambodia; và làm hại đến cơ hội của miền Nam trong cuộc
Tổng tuyển cử 1956. Trong mùa
Xuân 1955, liên hệ
Pháp-Việt thêm căng thẳng qua quyết định tấn công
Bình Xuyên và các giáo phái
của Diệm. Từ ngày 30/3/1955, Ðặc sứ Collins lại muốn thay
ngựa sau khi Ngoại trưởng
Trần Văn Ðỗ, nhóm Tinh Thần và Hồ Thông Minh
xin từ chức, trong khi Diệm ngày
một hiếu chiến với các giáo phái và
Bình Xuyên. Ngày 7/4, Tướng Ely cũng cảm
thấy rằng không thể cứu được miền Trong
khi đó, tại Việt Nam, ngày 28/4, Diệm cho Quân đội
tấn công Bình Xuyên, thu lại
sự kiểm soát ngành Cảnh Sát trong vòng một
tuần lễ. Lê Văn “Bảy” Viễn phải chạy
qua Pháp. Diệm cũng chống lại lệnh Bảo Ðại, không chịu
qua Chiến thắng
này khiến
Eisenhower quyết tâm ủng hộ Diệm, chấp thuận cho Diệm truất phế
Bảo Ðại, thiết
lập chế độ Cộng Hòa. Ðồng thời, quay mặt làm ngơ cho
Diệm mở chiến dịch bài
Pháp dữ dội. Giám mục Thục còn vận động việc triệu
hồi các nhà truyền giáo để
“Việt Pháp chẳng
còn chọn lựa nào
khác hơn là rút nhanh quân viễn chinh khỏi
Ðông Dương. Hội nghị Tam cường từ
ngày 9 tới 11/5/1955 tại Ngày 12/5,
Dulles chỉ thị
Collins thông báo với Diệm về những điểm đã đồng
ý trong Hội nghị Tam cường.
Hôm sau, 13/5, Dulles chỉ thị cho G. Frederick Rheinardt,
tân Ðại sứ được chỉ định,
về những việc phải làm: (1) Tiếp tục yểm
trợ chính phủ
Diệm, và đối xử với chính phủ này như một
chính phủ độc lập, có chủ quyền mà
chúng ta tin rằng nó là như thế và phải như
thế. (2)
Chúng
ta
muốn
thấy
chính
phủ
này
mạnh
hơn. (3)
Chính
phủ
sẽ
có
quyền
không
những
với
quân
đội
mà
cả
cảnh
sát. Bình Xuyên phải
bị giải tán. (4)
Cần
chấm
dứt
việc
chống
Pháp. (5)
Mỹ
và
VN
đều
không
ký
hiệp
ước
(6)
Quân
Pháp
sẽ
triệt
thoái
nhanh
khỏi
Nam
Việt
(7)
Tự
do
không
thể
duy
trì
được
ở
VN
nếu
các
lực
lượng
cách mạng được mang ra chơi
ở VN. Chắc chắn VM sẽ tìm cách điều khiển vì họ
là những bậc thày trong ngành
này. Diệm cần thi hành một chính sách
ôn hòa và xây dựng. Hôm
sau, 14/5, Collins rời Việt Trong khi
đó, Diệm phát động
phong trào bài Pháp và truất phế Bảo
Ðại. Ngày 31/5, Hội đồng Nhân Dân
Cách Mạng bắt mở cửa Ngọ Môn, tịch thu ấn tín
và
nhiều vật dụng trong văn phòng Bảo Ðại. Ðứa con “tập ấm” của “bát cơm Bảo hộ
Pháp” quyết tâm vùi chôn một lần
và mãi mãi “tàn dư phong,
thực, cộng.” Người cầm đầu chiến dịch chống Pháp này
là Trần Chánh Thành. Hơn một tháng
sau–nhân dịp 20/7/1955, ngày dự trù bàn thảo
về việc Hiệp thương Bắc-Nam–Diệm phát động chiến dịch Tố Cộng,
kéo dài từ 15
tới 22/7/1955. Thuộc hạ Diệm còn tổ chức học sinh, sinh
viên di cư biểu tình
tấn công phái đoàn quân sự BV của Văn Tiến
Dũng tại khách sạn Majestic và
khách sạn trên đường Trần Hưng
Ðạo. Ba tháng sau, Diệm tổ chức “trưng cầu dân
ý” truất phế Bảo Ðại ngày
23/10/1955, bước lên ngai vị Tổng thống. Ngày
1/12/1955, Diệm cắt đứt liên hệ kinh tế và tài
chính với Pháp, và đòi triệu hồi
phái đoàn Sainteny ở Hà Nội. Ngày 7/12, ra
Dụ số 10 về quốc tịch. Theo một tờ
trình của Bộ Tư lệnh Viễn chinh Pháp, ngày
23/1/1956, 6,650 trong số khoảng
7,000 người Việt có quốc tịch Pháp trước ngày
8/3/1949 đã xé bỏ quốc tịch.
Trong số này, có các tướng Trần Văn Minh,
André Trần Văn Ðôn và 14 sĩ quan cao
cấp khác. Y sĩ Trần Văn Ðôn, cha André
Ðôn, đại sứ ở Roma, và Luật sư Trần Văn
Chương, đại sứ ở Mỹ, cũng xin bỏ quốc tịch. Những người có quốc
tịch Pháp sau
ngày 8/3/1949 sẽ tự động bị hủy bỏ vì hiệp ước
Pháp-Việt ngày 6/8/1955. (147) Tháng
4/1956, quân viễn chinh
Pháp triệt thoái khỏi Nam Việt Pháp vẫn
duy trì
Tòa Ðại sứ Việt Nam Cộng Hòa ở Paris, nhưng từ năm
1962 đón nhận một đại diện
thương mại của Hà Nội. Trong khi đó, Tòa Ðại
sứ Pháp đặt tại Sài Gòn, nhưng
Pháp cũng có một đại diện ở Hà Nội. Pháp
viện trợ kinh tế và văn hóa cho VNCH,
nhưng cương quyết đứng ngoài “cuộc thánh chiến chống
Cộng” của Diệm và nước Mỹ.
Chính sách công khai của Pháp là
không can thiệp vào chính trị nội bộ của Việt
Nam, mà chỉ lo vấn đề kinh tế và văn hóa với cả
hai miền. Giao tình
Việt-Pháp cải thiện
vào năm 1959, sau khi Roger Lalouette tới làm Ðại sứ.
Pháp cho VNCH vay 70
triệu MK để thực hiện khu kỹ nghệ An Hòa, cùng một số
công trình kỹ nghệ khác.
Nhưng tình trạng suy thoái an ninh ở Lào,
và nhất là việc Pháp ký Hiệp ước
hoàn
trả Việt kiều từ Nouvelle Calédonie về Bắc Việt khiến họ
Ngô luôn luôn hoài
nghi Pháp. Ngày
24/8/1960,
chẳng hạn, Nhu nói với Ðại sứ Durbrow rằng người Pháp
đứng sau vụ Kong Le đảo
chính ở Lào. Nhu cũng tin rằng Pháp đứng sau lưng
các nhóm bất mãn ở miền Sau
chuyến thăm Pháp lần thứ ba vào tháng 6/1961–mặc
dù de Gaulle từ chối không can
thiệp vào Lào như lời yêu cầu của Kennedy
ngày 31/5/1961–Nhu và các viên chức
Việt Nam Cộng Hòa tìm cách cải thiện liên
lạc với Pháp.( 149) Một
trong những lý do là tình hình miền Ngày
26/10/1961, khi gặp
Lalouette, Diệm nói tình hình nghiêm trọng.
Cần sự liên kết của tất cả các quốc
gia tự do chống lại Cộng Sản. “Trường hợp chúng tôi
là điển hình. Nước Pháp sẽ
làm gì?” [Nos
cas
est
un
symbole.
Que va faire la Theo
phúc trình ngày 9/1/1962 của Nha Á
Châu-Ðại Dương, Sở Căm-Bốt-Lào-Việt, từ
tháng 10/1961, các giới trong Dinh Ðộc Lập còn
cho Pháp biết là muốn cân bằng
áp lực Mỹ bằng cách dựa vào các thế lực
khác, nhất là Pháp. “Một lời tuyên bố
ý
định đã đủ.”( 151) Cuối
năm 1961, đầu năm 1962, các viên chức VNCH liên tục
thúc dục Pháp can thiệp và
yểm trợ. Ngày 21/12/1961, Ðại sứ Phạm Khắc Hy gửi thư cho
Charles Lucet, ngỏ ý
muốn liên lạc với Pháp. Hơn nửa tháng sau,
ngày 7/1/1962, Ngoại trưởng Vũ Văn
Mẫu gặp đại diện Pháp, xác nhận ý muốn liên
lạc. Trương Vĩnh Lễ, Chủ tịch Quốc
Hội, cũng tiết lộ với giới ngoại giao Pháp ở Sài
Gòn là Nhu muốn Pháp tái khẳng
định lập trường, vì Sài Gòn có cảm tưởng
Paris đang nghiêng dần về phía Hà
Nội.( 152) Sự lo ngại của
Nhu có lẽ do sự
lo sợ Mỹ sẽ thay đổi chính sách. Phiếu
trình ngày 9/1/1962 của Nha Á Châu-Ðại
Dương phản ảnh vị thế “khó xử” của Pháp.
Pháp có trên 15,000 kiều dân tại miền Nam
(trên 17,000 năm 1963), một số tiền đầu
tư khá quan trọng, và liên hệ văn hóa. Một
mặt, khó thể cung cấp viện trợ quân
sự cho miền Ngày
31/3/1962,
Diệm đích thân viết thư cho Tổng thống de Gaulle xin trợ
giúp chống lại sự xâm
lăng của CSBV. Theo
Diệm, CSBV đang công khai xâm lăng VNCH. Từ ngày
18/1/1962, đài Hà Nội đã loan
tin thành lập Ðảng Nhân Dân Cách Mạng
mà mục tiêu tức khắc là đoàn kết dân
chúng và lật đổ chính quyền miền Nam [“dont
la
tâche
immédiate”
est
d’unifier
le
peuple
et
de
“renverser”
le
gouvernement
du Viêt Nam]. Ðảng
này cũng kêu gọi dân
chúng miền Bắc xây dựng một miền Bắc giàu có
và vững mạnh, để biến thành một
hậu phương vững chắc cho cuộc tranh đấu giành thống nhất
hòa bình cho xứ sở và để
yểm trợ tích cực đồng bào miền Nam trong cuộc đấu tranh
cách mạng [Elle
fait
aussi
“appel
à
la
population
du
Nord
pour
bâtir
un
Nord-Viêtnam
toujours
plus
propère et plus fort, en vue d’en faire une base solide pour la
lutte pour la
réunification pacifique du pays, et de donner un soutien actif
aux compatriotes
du Sud- Viêtnam dans leur lutte révolutionnaire.] Trong Ðại hội
kỳ III Ðảng CSVN năm 1960,
Hà Nội cũng khẳng định sẽ “giải phóng miền Trong thư
trả lời, de Gaulle chỉ ghi nhận lời kêu gọi của Diệm, nói
chung chung là cần
tôn trọng Hiệp định Geneva, chủ quyền và lãnh thổ
quốc gia, và dân tộc Việt Nam
xứng đáng được sống trong hòa bình và tự
do.( 155) Ngày
31/5/1962, Ngô Ðình Nhu từ Ngày
Thứ Bảy, 30/6/1962, Ngoại trưởng Maurice Couve de Murville tiếp Vũ Văn
Mẫu tại
nhà riêng vì tình bạn học cũ, nhưng giao
tình giữa hai nước vẫn chẳng cải thiện
bao lăm. Chủ trương của de Gaulle là trung lập hóa
toàn Ðông Dương, trong khi
Nhu chỉ muốn lợi dụng Pháp để giảm bớt áp lực Mỹ. Ngày
7/7/1962, XLTV Ðại sứ Pháp báo cáo
rằng các cấp lãnh đạo VNCH có tinh thần bài
Pháp vì các Pháp kiều không chịu
chống Cộng theo đường lối Mỹ-Việt. Hai Pháp kiều Etchegarray
và de la
Chevrotière vẫn bị giam giữ sau vụ đánh bom Dinh Ðộc
Lập. Chỉ có Heurtier được
phóng thích. Tổng Lãnh sự Pháp đã
gửi hai thư phản kháng về việc chính quyền địa
phương trưng dụng tài sản của Pháp kiều làm đồn
binh hay trại tạm cư cho dân tị
nạn. Một quản lý đồn điền cao su ở Minh Thành đã
bị cáo buộc nạp cho Việt Cộng
27,000 đồng, rồi mỗi tháng đóng thuế 1,200 đồng. Lời
cáo buộc này xảy ra sau
một tai nạn tại phi trường của đồn điền trên: 4 du kích
Việt Cộng đã cướp đoạt
một xe Jeep của viên Trưởng ty Cảnh sát rồi bỏ chạy khi
một chiếc phi cơ chở
Giám mục Ðà Lạt hạ cánh xuống đồn điền
này.( 156) Ngày
16/8/1962, BNG Việt Chuyến
ghé Từ đầu năm 1963,
có dấu hiệu cải thiện
liên hệ Pháp-Việt. Tháng 2/1963, phái
đoàn Quốc hội VNCH qua thăm Pháp được
tiếp đãi nồng hậu. Cầm đầu là Trương Vĩnh Lễ, Chủ tịch
Quốc Hội. Lễ là nhân vật
thứ ba của Việt Nam CH, rất trung thành với Diệm. Dòng
giõi Petrus Key, nói
tiếng Pháp thành thạo. Tháp tùng có
Hà Như Chi, Nguyễn Hữu Chính, Nguyễn Quốc
Hùng, Trần Văn Thọ.( 160) Thứ Tư,
10/4/1963, Ngoại trưởng Mẫu than
phiền với Rusk về những nỗ lực của một số người Pháp trong kế
hoạch trung lập
hóa và tự hỏi tại sao những phần tử như Trần Văn Hữu
có thể qua Mỹ.( 161) 1. Ðại sứ Roger Lalouette Những tài
liệu văn
khố đã giải mật cho thấy phía sau lớp bình phong
“không can thiệp chính trị”
của chính phủ de Gaulle, Ðại sứ Lalouette tích cực
dàn xếp cho Nhu tiếp xúc đại
diện Hà Nội. Theo Lalouette, vì kinh tế miền Bắc gặp
khó khăn, và áp lực Trung
Cộng ngày một gia tăng, Bắc Việt thành tâm muốn
tìm giải pháp chính trị, để
trục xuất Mỹ khỏi miền Nam, và tránh áp lực Trung
Cộng. Hơn nữa, Hồ vốn là người
bài Hoa, thân Tây phương.( 162) Vai trò
của Lalouette thoáng bộc lộ trong
chuyến về nước nghỉ phép vào tháng 6/1963.
Ngày 25/5/1963, Diệm tiếp kiến
Lalouette. Trong cuộc gặp gỡ kéo dài 3 tiếng đồng hồ
này, Diệm bàn về rất nhiều
vấn đề. Về các nước lân bang, Diệm đặc biệt quan tâm
đến Lào. Theo Diệm, Hà Nội
và Bắc Kinh tạo nên tình trạng căng thẳng ở
Lào. Vì cảm thấy phải bỏ ý định
chiếm Nam Việt Về bang giao
Việt-Pháp, Diệm ghi nhận sự
hợp tác của Pháp kiều tại Nam Việt Về tới
Pháp,
Lalouette làm phiếu trình đặc biệt ngày 21/6/1963
lên Couve de Murville. Không
rõ Bộ Ngoại Giao Pháp có quyết định nào hay
chăng.( 165) Trở lại
Sài Gòn,
Lalouette tiếp tục làm chim xanh cho Nhu và Hà
Nội. Lalouette, phối hợp với các
Ðại sứ Như để tiếp tay
de
Gaulle, ngày 29/8/1963, Mao Trạch Ðông gặp phái
đoàn đại diện MT/GPMN tại Bắc
Kinh. Ðây có thể chỉ là dấu ấn đóng
lên MT/GPMN, biến cơ cấu ngoại vi của Ðảng
Lao Ðộng Việt Nam thành một thực thể chính trị; nhưng
cũng có thể hàm ý một
thông điệp ngoại giao nào đó. Qua
Lalouette
và
một
số
nhà
ngoại
giao
khác,
tối
25/8/1963,
Maneli
gặp
Nhu,
mở đường
cho cuộc gặp mặt chính thức tại Dinh Gia Long. Năm ngày
sau, 30/8, Maneli lại
tiết lộ kế hoạch “đi đêm” này với CIA. Lodge bèn
tới gặp Lalouette. Lalouette
khuyên Lodge nên làm việc với họ Ngô để chiến
thắng, và còn đề nghị đưa Nhu lên
làm Thủ tướng. Lalouette cũng nhận định rằng cuộc chiến sẽ sớm
kết thúc trong
vòng 1, 2 năm. Khi cuộc chiến chấm dứt, chính là
miền Nam, lúc ấy sẽ mạnh hơn
miền Bắc, sẽ đề nghị hiệp thương, trao đổi gạo miền Nam lấy than miền
Bắc. Ðiều
này có thể dẫn tới việc thống nhất đất nước với miền Nam
vượt thắng. Tuy nhiên,
chuyện còn xa.(166) Hôm
sau,
Lodge
báo
cáo
thêm
rằng
Lalouette
đã
có
mặt
bên
Nhu
khoảng
4 tiếng đồng hồ
trong cuộc “vét chùa.” Một nguồn tin đáng tin cậy
còn cho Lodge biết là
Lalouette muốn Mỹ triệt thoái khỏi miền Nam, và
Pháp sẽ đứng ra dàn xếp giữa
Bắc và Nam Việt Nam. . . .
Nhu
đang
ở
vào
tình
trạng
bốc
đồng
và
một
vài
cử
chỉ
với Bắc Việt qua Nhu chẳng
phải là không thể xảy ra.( 167) Ngày Thứ
tư, 4/9, Lodge báo cáo thêm rằng, trong buổi gặp
mặt, Lalouette
lập lại rằng Nhu có thể dàn xếp một thỏa hiệp với VC để
ngừng chiến tranh. Khi
Lodge hỏi với điều kiện nào [quid pro quo
hay consideration trong luật khế ước],
Lalouette đáp: “Triệt thoái một số lính Mỹ.”
Lalouette còn nhấn mạnh rằng không
có một giải pháp khác Diệm và Mỹ phải hợp
tác với Diệm [Lalouette
“reiterated
that
Nhu
believed
he
could
work
out
an
arrangement
with
the
VC
whereby the guerrilla war would be ended. I
asked what would be the quid pro quo, and he said: the withdrawal of
some Ngay hôm
sau, 5/9, “Tôi
muốn
lập
lại
với
ông
[Lalouette]
rằng
chúng
ta
không
hề
có
ý định can thiệp vào nội
tình Việt Nam hay biến thành những nhà
vô địch bên cạnh ông Nhu hay bà Nhu. Những
công điện trước đây của tôi đã chỉ
thị chính xác vấn đề này. Chúng ta cũng
không muốn cố vấn cho ông Cabot-Lodge
hay chịu trách nhiệm về việc ông ta làm hay
không làm đối với gia đình Diệm.
Cuối cùng, ví thử thống nhất là mục tiêu của
chúng ta, chúng ta cũng không
khuyến khích những cuộc tiếp xúc của ông Nhu với
các sứ giả của miền Bắc.”( 169) Bài
viết
trên
New
York
Thời
Báo
xác
nhận
những
tin
đồn
đã
báo cáo lên chúng
tôi từ Ðại sứ Bri-tên (xem CÐ số 740). Nó
theo đúng
điều ông đã trình bày trong phiếu
trình ngày 21/6 vừa qua và nó, trên
mọi phương
diện, không thể là bản văn những chỉ thị mà
ông nhận được. Hôm
sau, BNG Pháp cho hãng tin AP cải chính rằng
Lalouette không hề dính líu vào
nội tình chính trị Việt Riêng
báo cáo của Lalouette về buổi gặp mặt Diệm ngày
2/9/1963, chẳng hiểu có gây phản ứng nào tại
Ngày
10/9, đúng ngày Lalouette nhận lệnh triệu hồi, Lalouette
gửi về
2. Kế hoạch trung lập hóa Việt Ngày
29/8–giữa lúc
Bạch Cung chấp thuận cho các Tướng làm đảo chính,
với mục tiêu tối thiểu là
loại bỏ Cố vấn Nhu–Bộ trưởng thông tin Pháp Peyrefitte đột
ngột công bố quyết định
của de Gaulle về Việt Nam trong một buổi họp Hội đồng chính phủ
tại Paris: Ðó
là dân tộc Việt Nam xứng đáng được sống trong
hòa bình, độc lập, thoát khỏi sự
can thiệp của ngoại bang. Do những liên hệ của Pháp với
Việt Ngày 30/8,
báo chí
Mỹ phản ứng giận dữ. Nhiều báo cho rằng de Gaulle muốn can thiệp
vào Việt Nam,
loại bỏ ảnh hưởng Mỹ. Bộ Ngoại Giao Mỹ phải yêu cầu Ðại sứ
Pháp tại
Oat-shinh-tân giải thích rõ lập trường của de
Gaulle. Alphand được yêu cầu phải
giải thích lời tuyên bố của de Gaulle chỉ là một
viễn kiến cho tương lai. Nhưng báo
chí Việt
trong hai ngày 30 và 31/8 nồng nhiệt tán thưởng đề
nghị của de Gaulle. Theo
Quyền Ngoại trưởng Cừu, bản tuyên bố này được cứu
xét trong phiên họp Hội đồng
chính phủ và đi đến quyết định cho in nguyên văn
bản dịch tin này trên trang
nhất bản tin Thông Tấn Xã Việt Nam. Bản
tin VTX chỉ bỏ đi câu trả lời của Peyrefitte với phóng
viên hãng Reuter rằng “Elle signifie
que nous donnons un rendez-vous à
l’avenir.” [Ðiều này có nghĩa chúng tôi
có một cuộc hẹn gặp trong tương lai]. Các giới
chức chính phủ, theo Cừu nói với Lalouette, hiểu tất cả
ý nghĩa lời tuyên bố
của de Gaulle, và giữa lúc cuộc khủng hoảng đang diễn ra
ở Việt Nam, lời tuyên
bố của de Gaulle được một sự cộng hưởng đặc biệt [la
portée
de
la
déclaration
qui,
dans
la
crise
que
traverse
présentement
le
Vietnam, avait une résonnance
particulière.] VTX
viết: “Trên bình diện chính thức, không
có gì chứng tỏ rằng lời tuyên bố trên
làm phiền đến Tổng thống Kennedy” [que,
sur
le
plan
officiel,
rien
ne
permet
de
justifier
l’interprétation
d’après
laquelle
cette
déclaration
pourrait être ‘une nouvelle facon d’ennuyer le
Président Kennedy’]. Lalouette
kết luận: “Quelque soit
l’issue de la crise actuelle la sémence est jetée, elle
germera.” [Dù cuộc
khủng hoảng hiện tại này ra sao, việc gieo mạ đã bắt đầu,
nó sẽ nẩy mầm].( 174) Tại Paris,
ngày 2/9, Ðại sứ Phạm Khắc Hy
xin yết kiến Couve de Murville, yêu cầu Ngoại trưởng Pháp
giải thích thêm về
lời tuyên bố của de Gaulle ngày 29/8/1963. De Murville
khẳng định Pháp chỉ có
quyền lợi kinh tế văn hóa ở Nam Việt Trong khi
đó, tại Sài Gòn, trong buổi gặp
mặt Lodge từ 16G00 tới 18G00 tại Dinh Gia Long, Nhu tuyên bố: De
Gaulle có
quyền phát biểu ý kiến, nhưng những người không
tham chiến không có quyền can
thiệp. Sự trung thành của chúng tôi với Mỹ ngăn cấm
chúng tôi nghiên cứu tuyên
bố của de Gaulle hay Hồ. Người Mỹ là dân tộc duy nhất
trên trái đất dám giúp
Nam Việt Nam.( 176) Cùng
ngày 2/9, Giám
đốc Nha Á châu-Ðại dương Lucet cũng thông
báo cho Lalouette biết rằng theo tình
báo Bri-tên ở Sài Gòn, người ta tự hỏi phải
chăng chính sách của Pháp là yểm
trợ Ngô Ðình Nhu như người tốt nhất để theo đuổi
chính sách thống nhất và độc
lập với Mỹ [on
pouvait
se
demander
si
la
tendance
actuelle
de
la
politique
francaise
n’était
pas de soutenir M. Ngo
Dinh Nhu comme étant l’homme le mieux placé pour engager
son pays
dans une politique d’unité et d’indépendance
vis-à-vis de l’Amérique.] BNG Pháp
trả lời với Ðại sứ Bri-tên tại Ngày 3/10,
Couve de Murville giải thích trước Ủy ban
Ngoại giao QH Pháp về lời tuyên bố ngày 29/8 của de
Gaulle: Pháp ủng hộ giải
pháp thống nhất, độc lập của Việt Ngày 5/9,
sau khi New York Thời Báo đăng bản tin về
Lalouette yêu cầu Lodge ngừng công kích Diệm,
chính phủ Pháp cho AP đăng bản
tin cải chính: “Những
tin
tức
trên
tuyệt
đối
không
phù
hợp
với
chính
sách
của
Pháp
. . .
Thật
khó
thể
tưởng
tượng
được
rằng
một
Ðại
sứ
Pháp
có
thể
hướng dẫn một cuộc vận động như trên. Người ta thêm
rằng lời tuyên bố tại
phiên họp Hội đồng chính phủ tuần qua của Tướng de Gaulle,
mong muốn rằng nền
hòa bình nội bộ của Việt Nam sẽ được thể hiện không
do ảnh hưởng ngoại bang, tự
nó đã phủ nhận những tin tức trên tờ New York
Times. Vả lại, cần nhấn mạnh rằng
lời tuyên bố của Tướng de Gaulle nhằm diễn tả một quan điểm cho
tương lai và
không nên coi như chống lại Liên bang Mỹ.( 179) Ngày 6/9,
khi tiếp
kiến phái đoàn Nhật Ohira và Haguiwara, Couve de
Murville tái khẳng định rằng
lời tuyên bố của de Gaulle nhắm vào tương lai, không
phải là giải pháp tức
khắc. De Gaulle theo đuổi lập trường các ngoại cường không
nên can thiệp vào
nội tình các nước khác [non-ingérence]. Chính
sách của Pháp là không can thiệp
vào nội tình Việt Nhưng ngày
18/9, báo Washington
Post vẫn đăng bài “Very Ugly Stuff” [Những thứ rất xấu
xí] của Joseph Alsop.
Bài này dựa theo tin đồn và những cuộc phỏng vấn,
kể cả Nhu. Nói về nỗ lực tìm
cách giải hòa Nam-Bắc với sự tiếp tay của Pháp.
Alsop nghĩ rằng hai anh em họ
Ngô có lẽ không còn tỉnh táo nữa [he
feels that “both Ngos brothers may no longer be rational.”]( 181) Như để trả lời,
ngày 28/9, de Gaulle lập lại ước muốn thống nhất và
hòa
bình cho các quốc gia nghèo, bị chia cắt do sự can
thiệp từ bên ngoài với sự
trung gian tự nguyện của nước Pháp.( 182) Phần III
“SỰ ÐIÊN CUỒNG
TẬP THỂ CỦA MỘT GIA ÐÌNH CAI TRỊ”
Ngày
11/9/1963, trong buổi họp Ban Tham Mưu Bạch Cung, sau khi bàn về
công điện số
478 của Lodge về hiện tình Nam Việt Nam và đề nghị
có những biện pháp trừng
phạt (sanctions), Cố vấn An Ninh Quốc
Gia Mỹ, McGeorge Bundy khá nhức đầu vì bài “On
Suppressing the News Instead of
the Nhus” [Về việc cắt bỏ tin tức thay vì vợ chồng Nhu]
trên New York Thời Báo của James Reston.
Giữa
lúc đó, Michael Forrestal báo tin Tổng Giám
Mục Thục đã rời Roma qua Ðây
là
lần
đầu
tiên
thế
giới
phải
đối
diện
với
“sự
điên
cuồng tập
thể của một gia đình
cai trị” chưa hề thấy sau thời các Nga hoàng.( 184) Thực ra, Bundy
chưa
nghiên cứu kỹ tiểu sử Diệm và họ Ngô, nên cho
rằng gia đình Diệm đang điên rồ
tập thể. Lời phê bình của ký giả Alsop một tuần
sau, rằng anh em họ Ngô không
còn biết lý lẽ, cũng quá phiến diện. Lý lẽ của
họ Ngô,
nếu biết rõ về gia đình này, rất dễ hiểu ở Việt Anh em họ
Ngô, sau buổi họp
gia đình vào cuối tháng 6/1963, có lẽ
đã quyết định theo đuổi chính sách “ăn
không được thì đạp đổ” này. Không những thẳng
tay đàn áp Phật Giáo, họ Ngô còn
dùng báo chí trong nước, kể cả tờ Việt
Nam
Thời
Báo
bằng Anh ngữ ở Sài Gòn, và
vài ký giả ngoại quốc chịu ảnh hưởng
hay có cảm tình với họ Ngô. Margueritte Higgins chỉ
là một trong số này. Không
kém hiệu lực là Tổng Giám mục Thục và Lệ
Xuân. Thục có tước vị Tổng Giám Mục
Ki-tô. Lệ Xuân thì có nhan sắc, và
miệng lưỡi “tinh tinh” đã được tinh luyện
qua những lần gọi điện thoại chửi bới Trần Văn Ðỗ khi Ðỗ , em
cùng cha khác me
với Chương, nghiêng về phía Bình Xuyên, hay
những Dân biểu VNCH dám chống lại
dự thảo Luật Gia Ðình. Mùa Thu 1963, sau khi bị đuổi
khỏi nước, Lệ Xuân chỉ
trích cả Kennedy hay các viên chức Mỹỳ. Nhu
cùng đi một chuyến đò. Nhưng vì còn
e sợ người Mỹ, Nhu chỉ cho tung tin có âm mưu ám
sát Lodge mà không dám dùng
những lời đe dọa công khai như “treo cổ” cha vợ (Trần Văn Chương)
tại bùng binh
Sài Gòn, để Lệ Xuân hớn hở “xiết chặt giây
thòng lọng.” (Người thay Nhu làm việc
này với cả hai vợ chồng Chương vào tháng
7/1986 là Trần Văn Khiêm, em trai Lệ Xuân) Diệm
cũng vậy. Ẩn dấu phía sau bề ngoài “đạo
đức Khổng
học” là một tâm hồn bệnh hoạn (psychopath), vui buồn bất
chợt (maniac). Người
Việt chưa quên những ngón nghề tra tấn như dùng nến
đốt hậu môn nghi can Cộng
Sản của tri huyện, tri phủ Diệm ngày nào–những trò
tra tấn giúp Tể tướng Bài
cho Diệm thăng quan, tiến chức không ngừng từ 1922 tới 1933;
nhưng cũng đồng
thời, nếu tin được lời Thục viết cho Toàn quyền Decoux
ngày 21/8/1944, khiến
Cộng Sản phải thuê sát thủ người Hoa ra tận Phan Rang trừ
khử đi, nhưng Diệm
may mắn chỉ bị thương.( 186) Trong những năm
cầm quyền ở
miền
Phần IV
Hành động
“ve vãn” [flirtation]
Cộng Sản của anh em Diệm-Nhu–và như thế phản bội lại đa số
dân chúng miền
Nam–chỉ được đồn đãi từ năm 1962 ở Sài Gòn,
và được bạch hóa sau ngày các Tướng
làm đảo chính giết chết họ Ngô năm 1963. Yếu tố
“phiến Cọng” này mới thực sự
mang lại sự sụp đổ của Ðệ Nhất Cộng Hòa (1956-1963),
mà không phải cuộc tranh đấu
của Phật Giáo, hay cái gọi là “bảo vệ chủ quyền
quốc gia,” “quốc thể,” “nền độc
lập” như nhiều người tưởng nghĩ. Trong công
điện gửi về
Oat-shinh-tân ngày 31/8/1963 để báo tin hoãn
lại cuộc đảo chính dự trù vào hôm
sau, ngày 1/9, Ðại sứ Lodge ghi thêm chi tiết: Cố vấn
Nhu đang bí mật tiếp xúc
với Cộng Sản Bắc Việt qua trung gian hai đại sứ Pháp và
Poland [Ba Lan], vì hai
chính phủ này muốn một giải pháp Việt Nam trung
lập. Ngay trong ngày 31/8, Hội
Ðồng ANQG Mỹ đã thảo luận về việc này. Hilsman
tuyên bố đã có trong tay một
công điện chứng tỏ Nhu liên lạc với Việt Cộng qua trung
gian Pháp, và đang vận động
trục xuất các cố vấn cấp tỉnh. Cựu Ðại sứ Nolting, có
mặt trong buổi họp, bào
chữa cho Nhu là Nhu sẽ không chịu chấp nhận mọi điều kiện
của Hồ Chí Minh.( 188) Tuy nhiên,
hột xúc xắc đã được
gieo xuống. Cơ sở
thành lập chế độ miền Nam sau Hiệp định Geneva (20-21/7/1954)
là
lập trường chống Cộng. Sở dĩ người Mỹ
đổ bao tiền của, vũ khí và nhân vật
lực vào miền Nam từ năm 1950 cũng chỉ nhằm mục tiêu chiến
lược duy trì “một
tiền đồn chống Cộng của thế giới tự do.” Bởi thế, sau Hiệp định Geneva,
họ Ngô được
toàn quyền Tố Cọng, Diệt Cọng, bắt giữ hàng chục
ngàn người tình nghi. Chỉ cần
liên hệ hay phổ biến tài liệu Cộng Sản đã là
một hình tội, được qui định rõ
ràng trong luật pháp cũng như sinh hoạt hàng
ngày ở miền Nhưng ai ngờ
chính anh em Diệm-Nhu, người đang được Mỹ ủng hộ và trao
phó
trách nhiệm chống và Diệt Cọng, từ đầu năm 1963 đã
trở thành, âm mưu trở thành,
hoặc bị Mỹ tình nghi là, “phiến Cọng” nằm vùng
hàng đầu trong Dinh Gia Long–và
như thế đáng bị tử hình theo Sắc Luật 10/59 do
chính Diệm ban hành.( 189) Khó kết
luận thực chăng anh em Diệm-Nhu
muốn bắt tay với Hà Nội, hay chỉ muốn đánh một canh bạc
với Mỹ. Ngày 30/9/1963,
Phụ tá đặc biệt Thứ trưởng đặc trách Chính trị vụ
BNG là Sullivan báo cáo rằng
XLTV Ðại sứ Pháp, Canada và India đều tỏ ý
nghi ngờ về thực chất của những tin đồn
quanh mối giao dịch Hồ-Diệm. Tuy nhiên, tất cả nhấn mạnh rằng mối
giao dịch đó
có thể xảy ra trong tương lai. XLTV Ðại sứ Pháp
[Perruche] cho rằng có thể xảy
ra trong vòng ba, bốn tháng.( 190) Tất cả cảm thấy
rằng miền Bắc đang bị suy
thoái về kinh tế và biết rằng Việt Cộng đang thua trận
tại miền Robert
S. McNamara và Tướng Maxwell D. Taylor, Tổng Tham Mưu trưởng
Liên Quân Mỹ–những
người không muốn thay ngựa–cũng chẳng dấu nổi khó chịu về
sự “trở cờ” của Nhu.
Trong báo cáo ngày 2/10/1963 đệ trình
lên Kennedy sau khi tham quan Việt Một
khía
cạnh
gây
khó
chịu
khác
nữa
là
việc
Nhu
đang
ve
vãn
ý đồ thương thuyết với
Bắc Việt, dù ông ta có thực tâm hay chăng.
Ðiều này gây bối rối cho những người
Việt có trách nhiệm và, trên căn bản, tạo sự
lo ngại rằng có thể không có sự đồng
nhất với các mục đích của Liên Bang Mỹ. (192) Trong
công điện gửi lên TT Lyndon B. Johnson ngày
1/1/1964, Lodge cho rằng Kennedy chưa
được ca ngợi đúng mức về việc ngăn chặn khuynh hướng tàn
hại ở Việt Lời chứng của
Lodge trước Ủy
Ban Ngoại Giao Thượng Viện ngày 30/6/1964, còn đi thẳng
vào vấn đề hơn: Mùa
Thu
[1963]
vừa
rồi,
nếu
chính
phủ
Diệm
không
bị
dứt
điểm
và tồn
tại thêm khoảng một tháng nữa,
tôi nghĩ chúng ta đã thấy Cộng Sản cướp
chính quyền. Tôi nghĩ yếu tố này rất
quan trọng.”( 194) Lodge, tưởng cần
nhấn mạnh, được Kennedy
giao cho đặc quyền hành xử ở Sài Gòn. Bởi thế,
dù Lodge có bất mãn về những trò
khiêu khích của vợ chồng Nhu hay chăng, việc ve vãn
Cộng Sản của Nhu–giống như
hành động của Raymond Khánh vào cuối năm 1964, đầu
năm 1965–là chiếc đinh cuối
cùng đóng lên nắp quan tài chế độ Ðệ
Nhất Cộng Hòa. Những lời
cáo buộc các Tướng cầm đầu cuộc
đảo chính 1/11/1963 là “sát nhân” mà
Lệ Xuân rên rỉ, hay âm thầm nguyền rủa
trong vùng bóng tối lạnh lẽo của kiếp lưu vong tại Paris,
chỉ là dư hưởng của
“cơn điên cuồng tập thể của một gia đình cai trị”
đã bị ném xuống mặt đất sau
cuộc tế lễ “chống Cộng.” Hai viên đạn bắn vào gáy
anh em Diệm-Nhu, cuộc hành
hình Cẩn vào tháng 5/1964, hay cảnh chết
già trong điên loạn, bị rút phép thông
công của Tổng Giám mục Thục hai mươi năm sau ở
Missouri–dù có khiến trạnh lòng
trắc ẩn của người Việt, một dân tộc đầy lòng độ lượng
và khoan hồng–nhưng chính
thực là những bản án xứng
đáng cho tội bội phản và âm mưu bội phản của họ
Ngô.
|
Giới
Thiệu Sử Gia Vũ Ngự Chiêu
Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu
Chính Đạo là một trong hai bút danh của Vũ Ngự Chiêu. Bút danh kia là Nguyên Vũ, rất nổi tiếng ở Miền Nam trước năm 1975. Trước 1975, Vũ Ngự Chiêu phục vụ trong binh chủng Pháo Binh Dù, QLVNCH, và đã có hơn 20 tác phẩm xuất bản. Sau khi ra hải ngoại, ông vừa tiếp tục cầm bút vừa đeo đuổi việc học. Tốt nghiệp Tiến Sĩ Sử tại Đại Học Wisconsin-Madison năm 1984, sau khi cùng gia đình di chuyển về Houston, ông là Giám Đốc nhà xuất bản Văn Hóa và tốt nghiệp Tiến Sĩ Luật tại Đại Học Houston năm 1999. Những tác phẩm của Vũ Ngự Chiêu xuất hiện trước năm 1975 dưới bút danh Nguyên Vũ gồm có Đời Pháo Thủ (bút ký), Những Cái Chết Vô Danh (tập truyện), Trở Về Từ Cõi Chết (truyện), Vòng Tay Lửa (trường thiên), Thềm Địa Ngục (truyện), Đêm Hưu Chiến (truyện), Sau Bảy Năm Ở Lính (bút ký), Đêm Da Vàng (trường thiên), v.v. Tại hải ngoại, Vũ Ngự Chiêu đã in thêm các tập Xuân buồn thảm: Cuộc Sụp Đổ của Nam Việt Nam (bút ký), Trận Chiến Chưa Tàn (truyện), Giặc Cờ Đỏ (trường thiên), cùng hai tâm bút Paris: Xuân 1996, và Ngàn Năm Soi Mặt. Về nghiên cứu sử học, ông đã in ba tác phẩm bằng tiếng Anh dưới tên thực, và 10 biên khảo bằng Việt ngữ với bút danh Chính Đạo. Biên khảo duy nhất bằng Việt ngữ ký tên thực của ông là bộ Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, 1883-1945, gồm ba tập. Những tác phẩm ký tên Chính Đạo thường được viết cho độc giả không chuyên môn, dễ đọc hơn, không quá khô khan như các biên khảo đúng yêu sách bác học. Ông vừa xuất bản tác phẩm mới nhất với tựa đề Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, 1945-1975, tập I, gồm 5 phần: Sơ lược tiểu sử Tổng thống Jean Baptiste Ngô Đình Diệm (1897-1963); Từ Điện Biên Phủ tới Geneva; Cuộc truất phế Bảo Đại; Mùa Phật Đản đẫm máu (1963); và “Phiến Cộng” trong Dinh Gia Long. Sau năm 1975 ở hải ngoại, có những dòng thác ngụy tạo ngụy biện nhằm vặn méo sử kiện để chạy tội và biện minh cho sự vô minh của mình, Vũ Ngự Chiêu đã dần dần xuất hiện như một nhà sử học khai sáng và can trường. Giá trị tinh thần của người trí thức không chỉ là tôn trọng sự thật mà còn nói lên sự thật và chấp nhận hậu quả của quyết định can trường đó. Đó là một sự đổi đời tâm linh có ý nghĩa đã hình thành nơi Vũ Ngự Chiêu. Huyền thoại và huyễn mị lịch sử đã làm cho người Việt xa nhau, chỉ có sự thật mới làm cho người Việt gần lại với nhau, trong tình dân tộc, nghĩa đồng bào. Những tác phẩm mới của Vũ Ngự Chiêu là một đóng góp sáng giá và có ý nghĩa trong chiều hướng đó.
Trích Từ :
http://www.chuyenluan.net
Những biên khảo cuả
Tiến Sĩ Vũ Ngự
Chiêu đã và đang được phổ biến trên trang
mạng Việt Nam Văn
Hiến như sau: 1- Trụ Đồng
Mã Viện:
Sự Đàn Hồi của Biên Giới Trung Hoa
Trân trọng giơí thiệu cùng
bạn đọc
|