Năm Thứ 4889 www.vietnamvanhien.net Nh́n Lại Mùa
Xuân
Khói Lửa 1789
Chính
Đạo
© 2010, by Chieu N. Vu. All Rights Reserved Đức Quang Trung 1753-1792
Trước năm 1975, mỗi dịp Tết âm lịch, văn gia và dân chúng miền nam thường làm lễ kỷ niệm chiến thắng Tết Kỷ Dậu (31/1/1789) của Quang Trung Nguyễn Huệ (1753-1792). Đây là một trong những vơ công lịch sử vệ quốc của dân tộc Việt chống lại âm mưu thôn tính của bắc phương từ ngày giành được độc lập năm 939–sau khi Ngô Quyền (898-944) phá quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng (theo Nguyễn Trăi, c̣n gọi là sông Vân Cừ), khai sinh ra một vương quốc mới, tức Đại Việt (từ năm 1054) hay Việt Nam (từ năm 1804). (1) Vơ công Kỷ Dậu lừng lẫy này–ngoài tư liệu Trung Hoa và quốc sử Lê-Nguyễn–c̣n có thêm tư liệu Pháp, qua các nhà truyền giáo ở Đại Việt hay Xiêm La, và tư liệu Lào-Thái Lan, giúp tái dựng một cách khá trung thực, khác hẳn mối bang giao Hán-Việt trước thế kỷ XVI. Tuy nhiên, vẫn c̣n những khoảng trống cần được điền vào hoặc sửa chữa lại trong tương lai. Lư do thứ nhất là trong khi viết ra những tài liệu tuyên truyền cho sự chính thống của họ Nguyễn (1802-1945), hay nhà Thanh (Qing, 1644-1912), sử quan Nguyễn và Thanh chỉ nhấn mạnh vào công đức của Nguyễn Chủng (Gia Long, 1802-1820) hay Hoằng Lịch (Càn Long [Quainlong] tức Cao Tông, 1736-1796, TTH, 1796-1799). Trong khi đó, tài liệu truyền giáo Ki-tô hay “sử” Lào và Thái Lan nghiêng về phía Nguyễn Chủng–một chư hầu của Rama I. Mặc dù từ năm 1945, và nhất là từ thập niên 1970, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa [VNDCCH] đă cho lệnh viết lại về nhà Tây Sơn (1778-1802), mục tiêu chính trị giai đoạn thống trị, nên những cung văn về một cuộc cách mạng của nông dân dưới ngọn cờ đào trở nên thái quá: Anh em Tây Sơn không là nông dân thuần túy ; họ sống bằng nghề “đổi trầu” hay “đổi Thượng” tức mua bán, trao đổi với sắc dân Thượng ở đầu nguồn sông Côn—có lẽ cùng nghề với những Châu Văn Tiếp v.. v.. Văn gia Trung Hoa —từ Bắc Kinh cũng như Đài Bắc—phản công bằng cách công bố những văn kiện ngoại giao giữa Tây Sơn và Hoằng Lịch, hạ thấp giá trị vơ công vệ quốc Kỷ Dậu, cũng như những biểu, sớ do nhóm Ngô Th́ Nhiệm thảo ra, với giọng điệu “sự đại chi lễ” [phép nước nhỏ thờ nước lớn], như con với cha, môi với răng quen thuộc từ triều Đinh, Tiền Lê, tới họ Mạc, hay Lê-Trịnh. (2) Bài khai bút đầu Xuân này muốn tóm lược lại những nét chính về vơ công Kỷ Dậu, quan hệ ngoại giao Thanh-Tây Sơn trong hai năm 1789-1790 và sự đe dọa của Liên minh Nguyễn Chủng-Rama I-Giáo sĩ Ki-tô. Kết luận sơ khởi của chúng tôi là khó thể có việc Quang Trung–dưới tên Nguyễn Quang B́nh–đă lên Bắc B́nh dự lễ thượng thọ bát tuần (80) của Hoằng Lịch vào năm 1790 như văn gia Trung Hoa cả đoan.
I. TRẬN ĐÁNH KỈ DẬU (1789): Cuộc xâm lăng của Tôn Sĩ Nghị vào cuối năm 1788, đầu năm 1789, cho đến nay, chỉ được ghi lại một cách sơ sài và thiếu nhất quán.
A. TỔNG SỐ QUÂN THANH: 1. Tài liệu Thanh không nhắc đến tổng số quân thủy bộ tham dự cuộc xâm phạm này. Chỉ nói cho lệnh điều động quân Lưỡng Quảng, Vân Nam và Quí Châu. Ngày 15/11/1788 [20/10 Mậu Thân Thanh], Tôn Sĩ Nghị ra khỏi ải Trấn Nam. Mang quân thuộc bốn tỉnh Hoa Nam, chia làm hai [2] cánh tiến vào đất Bắc. a. Cánh quân phía Đông, chia làm ba [3] mũi: (1) Mũi chủ lực do Tôn Sĩ Nghị và Hứa Thế Hanh ra cửa Trấn Nam, tiến vào Lạng Sơn, xuống Kinh Bắc, rồi Thăng Long. (2) Mũi thứ hai do Sầm Nghi Đống, tri chi phủ Điền Châu, mang theo 2,000 quân Nùng tiến vào Cao Bằng, xuống Thái Nguyên. (3) Mũi thứ ba, tiến từ Khâm Châu vào Quảng Ninh, Hải Dương. b. Cánh quân Vân Nam phía tây, dưới quyền Đề đốc Ô Đại Ḱnh, từ Mông Tự tiến vào Tuyên Quang, Việt Tŕ trên bờ sông Thao. Lực lượng xung kích gồm 10,000 kị mă, do Hứa Thế Hanh chỉ huy, để bảo vệ Tôn Sĩ Nghị. c. Ngoài ra, c̣n khoảng 10,000 quân bản xứ “pḥ Lê.” Một trong những nhiệm vụ chính là làm cầu phao cho quân Thanh qua sông. Và, trừng trị những người hợp tác với Tây Sơn, kể cả ba chú vua, bị chặt chân. (3)
2. Chính sử nhà Nguyễn, tức Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục và Đại Nam Thực Lục không ghi rơ số quân Thanh tiến vào Đại Việt, chỉ nói mù mờ [theo Thanh sử và Đại Thanh Thực Lục] rằng Sĩ Nghị điều động quân bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Quí Châu; [và, quân Thanh bị chết, bị thương đến quá nửa dưới tay “giặc” Tây Sơn]. (4) Sử quan Nguyễn phụ trách soạn bộ Đại Nam Liệt Truyện ghi tổng số quân Thanh lên tới “20 vạn” [200,000]. [“Nghị độc phụng chiếu xuất Lưỡng Quảng Vân Quí lượng lộ binh nhị thập vạn, phân vi lưỡng đạo.” ( 5) Ai đó có thể hoài nghi con số “20 vạn” v́ sử quan Việt hay phóng đại sự thực. [Giống như số phi cơ Mỹ bị CSVN bắn hạ (Phùng Thế Tài, 2001) hay “600,000” quân Trung Cộng tràn vào Bắc Việt trong Bài học 30 ngày của Đặng Tiểu B́nh (17/2-19/3/1979) (chỉ có 320,000, theo một tư liệu Trung Cộng)]. (6) Có thể sử quan Nguyễn đă dựa theo tài liệu tuyên truyền của cả nhà Tây Sơn lẫn nhà Thanh. Tây Sơn có thể đă nâng số quân Thanh lên 20 vạn để tự quảng cáo chiến thắng vĩ đại của ḿnh. Nhà Thanh tuyên truyền rằng mang 20 hay 50 vạn quân xâm phạm Đại Việt để kinh động nhân tâm, hầu “thanh oai.” Theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí, trong tờ hịch của Tôn Sĩ Nghị phát ra trước khi xâm phạm Đại Việt, quân Thanh lên tới “50 vạn” [500,000]. (II, tr. 153) Con số này khó tin, v́ nhà Thanh chủ trương “thanh viện” [đánh tiếng giúp] vua Lê hơn thực sự giao chiến với Tây Sơn–dù phía sau chủ trương “thanh viện” ấy là âm mưu chia nước ta làm hai vương quốc nhỏ, một giao cho họ Lê, một cho anh em Tây Sơn, rồi đồn trú quân ở chỗ hiểm yếu hầu thực sự chiếm đóng Đại Việt. (7) 3. Ngụy Nguyên (1794-1854), một học giả đời Thanh, trong bài “Càn Long Chinh vũ An Nam kư,” của tập tài liệu tuyên truyền Thành Vũ Kư (1842) —nhằm khích động tinh thần quân sĩ Thanh giữa cuộc chiến tranh nha phiến (1834 [1839]-1842) —ghi rằng riêng cánh quân Tôn Sĩ Nghị từ Lạng Sơn kéo xuống Hà Nội có 10,000 người, giữ 2,000 ở lại Lạng Sơn, lấy 8,000 làm tiên phong kéo thẳng xuống Hà Nội. Đề đốc Vân Nam Ô Đại Ḱnh đem 8,000 quân theo đường qua cửa Mă Bạch, vượt sông Chúc, vào cơi Giao Chỉ (Tuyên Quang), theo đường cũ của Mộc Thạnh nhà Minh năm 1407. Thái thú Sầm Nghi Đống mang hơn 2,000 lính Nùng từ chi phủ Điền Châu, tiến vào Cao Bằng, rồi Thái Nguyên, Ngoài ra, c̣n hai cánh quân Lưỡng Quảng khác, và một đạo thủy binh từ Quảng Đông đáp thuyền vào đất Hải Đông [Quảng Yên]. Nhưng “tiếng rằng đại binh có vài chục vạn.” Tổng đốc Vân Quí [Vân Nam-Quí Châu] là Phú Cương xin đi, nhưng Càn Long chỉ cho coi việc vận tải quân lương trong nội địa để tránh cảnh tranh chấp tướng lệnh với Tôn Sĩ Nghị. (8)
4. Tài liệu truyền giáo ghi tổng số quân Thanh ước lượng 280,000 người. Một nửa đóng quanh Hà Nội. Một nửa ở bên kia sông. Các làng mạc đánh trống ăn mừng. Giáo sĩ Pháp La Mothe ghi nhận: Ngày 17[/1/1789], một phần quân đội Trung Hoa vào thủ đô cùng với Vua Chiêu Thống. . . . Viện binh Trung Hoa gồm độ 280,000 người, một nửa đóng trong thành phố, nửa c̣n lại ở bên kia sông... (9)
Con số “280,000” quân Thanh, do nguồn tin t́nh báo đại chúng của La Mothe, vượt trên ước lượng của sử quan Nguyễn. Con số này khó chính xác v́ cả La Mothe lẫn hậu thế chẳng có cách nào kiểm chứng. Nhưng báo cáo của La Mothe hay Giám mục Jean la Bartette ở Ái Tử, Quảng Trị—người tạm thay Pierre Pigneau de Béhaine coi Giáo phận Đường Trong (Cohinchine)—khi về tới Macao, Pondichéry hay Paris, hẳn có phần đóng góp vào quyết định không tôn trọng ḥa ước 28/11/1787 giữa Pháp và Pigneau de Béhaine (đại diện Nguyễn Ánh). (10)
5. Năm 1960, Tưởng Quân Chương, một tác giả Đài Loan, c̣n ghi Sĩ Nghị chỉ đưa “6,000 kị mă” vào Hà Nội. (11) Con số này quá thấp, do dụng ư nào đó. Trong cuộc phản công Tết Kỷ Dậu (1789), chỉ riêng ở Thăng Long quân Thanh chết hơn 7,000 tại trận. Cầu phao [nổi] bắc ngang sông Hồng [do quân sĩ Lê Duy Kỳ xây dựng] bị sập, khiến khoảng 3,000 người chết đuối, nước sông bị nghẽn. (12) Các chi tiết trên cũng thấy trong Lê triều dă sử, hay Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Dĩ nhiên, lối diễn tả “người chết khiến nước sông bị nghẽn” là lối diễn tả ước lệ trong sử văn Trung Hoa, và các tác giả Việt có thể đă chỉ bắt chước. Cách nào đi nữa, với lệnh chỉ được thắng, ngoài thời điểm tiến quân vào mùa Thu để giảm thiểu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới, Tôn Sĩ Nghị không thể mang theo “6,000 kị mă,” tức tinh binh của nhà Thanh như Tưởng Quân Chương hoang tưởng. Chỉ cần chút kiến thức quân sự sơ đẳng cũng hiểu rằng khi xâm phạm một nước láng giềng, phải có lực lượng khả dĩ bảo đảm sẽ chiến thắng hoặc rút lui an toàn. Ví thử chỉ dùng “8,000” (hay “6,000 kị binh”, “600 kị binh,” nếu muốn) cần mang theo số biền binh gấp 5, 10, hay 20 lần con số kể trên hầu trấn giữ các vị trí chiếm đóng được. Đó là chưa kể công tác tiếp vận lương thực, vũ khí. Lực lượng 10,000 quân Lê và dân công, kể cả phụ nữ, có thể được trưng dụng, nhưng tư liệu Thanh và Việt im lặng về yếu tố cực kỳ quan trọng này. Nên thêm, kế hoạch đánh cướp Việt Nam đă được đích thân Hoằng Lịch duyệt xét và phê chuẩn, nên từ việc tiếp vận quân lương tới điều động lực lượng, và ngay cả tuyên truyền đều được bàn định kỹ càng. Cánh quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị và Hứa Thế Hanh được bảo vệ khá kỹ: Quân Vân Nam từ Tuyên Quang xuống tới Việt Tŕ. Sầm Nghi Đống và đạo quân Nùng Quảng Tây tới Thái Nguyên. Thủy quân từ Khâm Châu kéo vào Quảng Yên, Hải Dương. Đó là chưa kể chi tiết Sĩ Nghị mang theo đại pháo, một loại vũ khí tương đối mới mẻ với chiến trường Á châu. Như thế, tổng số quân Thanh đâu đó trong khoảng 20,000 tới 50,000, hoặc nhiều hơn. Sử quan Nguyễn có thể đă dựa theo tư liệu dă sử nhà Lê hay truyền khẩu sử, và sửa lại đôi chút. [Riêng học giả Trần Trọng Kim chỉ lập lại con số 200,000 (20 vạn) của sử Nguyễn một cách máy móc, khiến dễ gây ngộ nhận rằng 200,000 quân Thanh chỉ đóng ở kinh đô Thăng Long và vùng phụ cận].
B. THỜI ĐIỂM THIẾU CHÍNH XÁC: Giống như bất cứ cuộc chiến vệ quốc nào của Việt Nam, vấn đề thời điểm thường có sự dị biệt giữa các tài liệu Hoa và Việt. Hai thế kỷ sau vơ công lừng lẫy của Quang Trung (1788-1792)—một kẻ thù không đội trời chung của họ Nguyễn và Trịnh—vẫn c̣n tranh luận về ngày chết của Quang Trung hay những chi tiết về chiến dịch Xuân Kỷ Dậu.( 13) Ngày quân Thanh tiến vào Thăng Long là một thí dụ. Khi đổi từ ngày âm lịch sang dương lịch, c̣n trở ngại về sự khác biệt giữa lịch Thanh, với lịch Đường Trong (của chúa Nguyễn) với Đường Ngoài và Tây Sơn. (Chúng tôi sử dụng bộ Lịch Vạn Niên của Lư Quí Ngưu, và so sánh một số ngày, tháng do các giáo sĩ sử dụng vào thế kỷ XX. Việc này giúp phát hiện sử quan Nguyễn đă sử dụng một số thông tin từ tư liệu Thanh khi viết lại về “Ngụy Tây.” Sự khác biệt giữa các văn gia Lê và dă sử Nguyễn cũng xuất hiện khi ghi lại các biến cố trong giai đoạn 1773-1789). 1. Theo Tôn Sĩ Nghị, đại quân Thanh qua cửa Trấn Nam ngày 20/10 Mậu Thân lịch Thanh [15/11/1788]. và tới Hà Nội một tháng sau, ngày 20/11 Mậu Thân [15/12/1788]. Tài liệu Việt và Hội truyền giáo Ki-tô đưa ra những thời điểm khác. 2. Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục [CM] không ghi rơ ngày. Chỉ chép tháng 10 Mậu Thân [29/10-27/11/1788], Sĩ Nghị mang quân xâm phạm “An Nam.” Lê Duy Kỳ trở lại Thăng Long (Đông Kinh) trong dịp này, nhưng tháng 11 Mậu Thân [28/11-26/12/1788] mới được Sĩ Nghị phong vương. Đại Nam Thực Lục, ghi mơ hồ Lê Duy Kỳ (tức Chiêu Thống) khôi phục đô thành vào tháng 10 Mậu Thân [29/10-27/11/1788]. Đại Nam Liệt Truyện chép tướng Tây Sơn là Phan Văn Lân tấn công quân Thanh tại Thị Cầu, nhưng thua to. Hỏa lực Thanh phá tan chiến thuyền Tây Sơn, khiến người chết v́ súng đạn, người chết đuối. (14) 3. Ngày 16/12/1788 [21/11 Mậu Thân Thanh], Tôn Sĩ Nghị niêm yết sắc phong Lê Duy Kỳ của Hoằng Lịch. (15) Như thế, Nghị vào Thăng Long ngày 15/12/1788 [20/11 Mậu Thân], đúng như tài liệu Thanh. Tuy nhiên, các tác giả Liệt truyện không ghi rơ là lịch Thanh hay Việt. Nếu lịch Thanh, tương ứng với ngày 15/12/1788; lịch Việt, ngày 17/12/1788 như ghi trong Bách Khoa Từ Điển Quân Sự [BKTĐQS] ấn bản 1996. 4. Tài liệu truyền giáo ghi ngày 17/1/1789: Theo các giáo sĩ Pháp th́ khoảng một tháng sau ngày vượt biên giới, “ngày 17 [tháng 1/1789, tức 22/12 Mậu Thân Việt, 24/12 Mậu Thân Thanh], một phần quân đội Trung Hoa vào thủ đô cùng với Vua Chiêu Thống....” (16) 5. Dă sử không chính xác. a. Theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí [HLNTC], Sĩ Nghị vào Hà Nội ngày 8/12/1788 [11/11 Mậu Thân]. Hôm sau, [9/12] Nghị phong vương cho Duy Kỳ. (II:165-66) [Có lẽ không đúng. Đây chỉ là thời điểm quân Thanh đang tiến đến sông Thị Cầu, chuẩn bị qua sông. Đả bại Phan Lân.
b. Lại có tin Nghị tới Hà Nội ngày 16/11/1788 [19/10 Mậu Thân]. Có Lê Chiêu Thống theo. [Chi tiết này có lẽ không đúng. Theo tài liệu Thanh, ngày 15/11/1788 [20/10 Mậu Thân Thanh], Sĩ Nghị mới ra khỏi Trấn Nam Quan.
c Một dă sử nhà Thanh ghi tiền quân Thanh tới sông Thị Cầu (bến Đáp Cầu) ngày 10/12/1788 [15/11 Mậu Thân Thanh]. Cho lệnh quân Lê bắc cầu phao qua sông. Đêm 11-12/12 [16-17/11 Mậu Thân Thanh], quân Tây Sơn tấn công nhưng thất bại. Quân Thanh giết cả 423 tù binh. Dọc đường tiến quân về Hà Nội, giết thêm 115 người khác) (17) [Truyền bản dă sử này có nhiều chi tiết sai lầm sơ đẳng, như vừa qua Trấn Nam Quan đă tới Mục Mă (phủ Cao Bằng từ đời Tây Sơn), nơi cỏ hai bên đường chia đôi như ranh giới tự nhiên! Nếu vừa qua biên giới đă thấy cỏ chia đôi bờ bắc-nam, trục tiến quân có lẽ từ Khâm Châu sang Quảng Yên. Người viết lại dă sử đă hỗn loạn, thiếu hiểu biết về các địa danh dài theo biên giới đông bắc Việt-Hoa.]
II. CUỘC PHẢN CÔNG CỦA QUANG TRUNG: Cuộc phản công của Nguyễn Huệ tiến hành trên ba lănh vực: chính trị, quân sự và ngoại giao.
A. CHÍNH TRỊ: Như trong biểu Tôn Sĩ Nghị tŕnh lên Hoàng Lịch, “chính nghĩa” xâm lăng Đại Việt hay “An Nam” là lời xin giúp đỡ của mẹ con Lê Duy Kỳ—một cơ hội bằng vàng. Mặc dù năm 1786 Nguyễn Huệ đưa Lê Duy Kỳ lên ngôi sau khi diệt họ Trịnh, nhưng những biến cố trong hai năm kế tiếp—từ việc đ̣i đất Nghệ An không thành, tham vọng phục hưng nghiệp chúa của họ Trịnh, tham vọng của Nguyễn Hữu Chỉnh, rồi đến chuyến ra bắc dẹp Chỉnh của Vơ Văn Nhậm (hay Sĩ), con rể Thái Đức Nguyễn Nhạc cuối năm 1787, đầu năm 1788—khiến Duy Kỳ phải bỏ kinh thành chạy đi khắp nơi tị nạn. Trong hai tháng kế tiếp, các cựu thần nhà Lê, kể cả một số Hoàng thân ở Thanh Hóa và Hoàng đệ Duy Chí ở Thái Nguyên dấy binh chống Tây Sơn. Thổ hào Thái Nguyên và Tuyên Quang đều hưởng ứng. Tháng 4-5/1788, từ Lạng Giang, Duy Kỳ xuống hịch chống Tây Sơn. Nhân dịp này, Nguyễn Huệ ra bắc lần thứ hai, diệt Vơ Văn Nhậm. V́ không thuyết phục được các Hoàng thân tôn ḿnh làm vua, Nguyễn Huệ đặt anh vợ là Lê Duy Cận làm Giám quốc, Đại Tư Mă Ngô Văn Sở làm trấn phủ. (18) Giống như hầu hết các nhà cầm quyền bị thua cuộc nào, mẹ con Duy Kỳ cùng các thuộc hạ t́m cách cầu viện nhà Thanh. Nguyên trước đó, Lê Duy Kỳ sai bọn Trần Danh Ân và Lê Duy Đản mang thư sang Nam Kinh xin cầu viện nhưng không thành công. Tháng 8/1788 [Tháng 7 Mậu Thân], mẹ Duy Kỳ chạy lên Cao Bằng, sai đốc đồng Nguyễn Huy Tú đem thư sang Long Bằng [Long Châu và Bằng Tường] xin cầu viện. Bị quân Tây Sơn truy kích, bọn Nguyễn Huy Túc, Hoàng Ích Hiểu, Lê Quưnh, Nguyễn Quốc Đống đưa Hoàng Thái hậu chạy qua ải Thủy Khẩu, sang Long Châu. Rồi kéo nhau đến Nam Ninh, khóc lóc thảm thiết trước Tuần phủ Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh và Tôn Sĩ Nghị, Tổng đốc Lưỡng Quảng—người chịu trách nhiệm việc ngoại giao với Nam Man di và Tây phương. V́ Quảng Châu là hải cảng duy nhất các thuyền buôn ngoại quốc tới “thông hiếu,” Sĩ Nghị trên thực tế là người phụ trách ngoại giao, và gọi tôn lên là “Phó vương.” Tôn Vĩnh Thanh không muốn can thiệp. Chiến công phá Xiêm (1785), diệt Trịnh (1786) của Nguyễn Huệ và chủ trương ôn ḥa khiến Vĩnh Thanh e ngại. Nhưng Sĩ Nghị lại muốn nhân cơ hội mở rộng ảnh hưởng. Nguyễn Chủng và các nhà truyền giáo phần nào đóng góp vào quyết định của Sĩ Nghị. Từ mùa Thu 1787, khai thác viêc anh em Tây Sơn bất ḥa, gây cuộc tương tàn, Chủng bí mật rời Krung-thêp về miền nam, mang theo lê dương đủ quốc tịch, tái chiếm Sài G̣n (Gia Định thành). Chủng cũng liên minh với Xiêm và Lào, dự trù mở thêm mặt trận phía tây, tấn công vào Thuận Hóa hay Nghiă [Nghệ] An. Nanthasen (1781-1795), vua Viêng Chăn [Vientiane], và em là Inthavong hay Chao In [Chiêu Ấn] (1795-1804) công khai chống Tây Sơn. Nguyễn Chủng c̣n gửi người tới mua chuộc nhà Thanh—nói rơ nội t́nh Tây Sơn và tự nguyện giúp đỡ quân lương nếu Sĩ Nghị tấn công An Nam. Bởi thế, Sĩ Nghị cho gọi bọn Lê Quưnh tới tra hỏi t́nh h́nh, rồi sai binh bị đạo Tả Giang (Tô Châu) đưa mẹ Duy Kỳ sang Nam Ninh chăm sóc, và dâng biểu lên Hoằng Lịch xin cứu giúp Duy Kỳ, v́ tổ tiên đă cống lễ cả 300 năm. Hoằng Lịch bàn với Nội các đại học sĩ Ḥa Khôn, và đồng ư cho Sĩ Nghị sử dụng lực lượng từ Quảng Tây can thiệp, giúp Duy Kỳ tái chiếm ngôi vua. Tiếp đó, truyền dụ cho Sĩ Nghị ra hịch cho dân Việt về ư định “pḥ Lê.” Sĩ Nghị xin phép dùng một ḥn đá ném hai chim, giúp đưa Duy Kỳ lên ngôi ở Hà Nội, rồi chia quân đóng giữ miền bắc, và tùy theo diễn biến áp lực Nguyễn Huệ phải chấp nhận cắt đất xin hàng. Tôn Vĩnh Thanh không đồng ư, nói nên chờ đợi cho Tây Sơn và Lê tranh hùng, sau đó sẽ quyết định (theo chiến lược tọa sơn quan hổ đấu). Nhưng dù đă gần 80 tuổi, Hoằng Lịch vẫn nuôi tham vọng mở rộng thánh đức, chấp thuận đề nghị của Sĩ Nghị, truyền lệnh: “Viện quân nên từ từ, không nên hấp tấp. Hăy nên đưa hịch truyền thanh thế đi trước, và cho các quan nhà Lê về nước cử họp nghĩa binh t́m tự quân nhà Lê đem ra đứng đầu để đối địch với [Nguyễn Huệ] thử xem sự thể thế nào. Nếu ḷng người nước Nam c̣n nhớ nhà Lê, có quân ta đến, ai chẳng giúp sức. [Nguyễn Huệ] tất phải tháo lui.
Vĩnh Thanh bèn cáo ốm xin nghỉ, phó mặc cho Sĩ Nghị tổ chức và điều động binh mă Lưỡng Quảng, Vân Nam và Quí Châu đưa Duy Kỳ về nước. (19) Điều cả Sĩ Nghị lẫn Hoằng Lịch sai lầm là uy thế của nhà Lê đă phá sản trong dân chúng. Sau hơn 200 năm thủ vai h́nh nhân giát vàng của chúa Trịnh, ḍng giơi Lê Lợi chỉ c̣n sự ủng hộ của một thiểu số tham vọng tự xưng trung thần. Sau khi Nghị sai Lê Quưnh cùng Nguyễn Quốc Đống mang mật thư về trao cho Duy Kỳ chuẩn bị đón Thanh binh và ấn vàng An Nam Quốc Vương ở Hà Nội, nhóm cố vấn của Nguyễn Huệ khuyên nên nhân cơ hội nhà Thanh can thiệp, đi t́m cho ḿnh sự chính thống hay thiên mệnh mới—dù chỉ là một bản sắc phong cùng con ấn An Nam Quốc Vương bằng bạc.
B. QUÂN SỰ: Ngày 4/11/1788 [6/10 Mậu Thân], từ Phú Xuân, Nguyễn Huệ viết thư cho Ngô Văn Sở [không ghi ngày], dặn ḍ chiến thuật pḥng thủ. Khi quân Thanh vừa vượt qua biên giới, Sở cùng Giám quốc Lê Duy Cận lui giữ Thanh Hóa. Đêm 11-12/12/1788 [16-17/11 Mậu Thân Thanh], Phan Văn Lân thua trận Thị Cầu, thiệt hại khá nặng. Ngày 12/12, quân Thanh qua sông. Ba ngày sau, ngày 15/12/1788 [20/11 Mậu Thân Thanh], Sĩ Nghị vào tới Hà Nội. Chia quân một nửa đóng quanh Hà Nội. Một nửa ở bên kia sông. Ngày 16/12 [21/11 Mậu Thân Thanh], Sĩ Nghị niêm yết sắc phong Duy Kỳ của Càn Long. Trù tính sau khi ăn Tết xong sẽ tấn công Tây Sơn. Trong khi đó, Duy Kỳ và thuộc hạ ra tay đền ơn, báo oán. Mổ bụng đàn bà có thai với quan tướng Tây Sơn. Chặt chân ba chú vua. Từ Nam Ninh về tới thủ đô, thấy hành động của Duy Kỳ, Hoàng thái hậu phải than lên: “Thôi diệt vong đến nơi rồi.” (21) Ngày 22/12/1788 [25/11 Mậu Thân], tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ tự xưng Hoàng đế. Lấy đế hiệu Quang Trung. Ngay trong ngày, mang quân ra bắc. Ngày 26 hay 27/12/1788 [29/11 hay1/12 Mậu Thân], Quang Trung tới Nghệ An. Đóng quân ở đây hơn 10 ngày. Lấy thêm 80,000 quân Nghệ An và Thanh Hoa. Cứ 3 đinh lấy 1 lính. Quân Thuận-Quảng chia làm bốn [4] doanh, tiền hậu, tả hữu. Tân binh Nghệ An làm trung quân. Gồm hơn 100,000 quân, voi chiến vài trăm thớt. Duyệt đại binh trước trấn dinh, rồi kéo ra bắc. (22) Theo Liệt Truyện, ngày 15/1/1789 [20/12 Mậu Thân Việt], Quang Trung tới núi Tam Điệp, ranh giới Thanh Hóa và Ninh B́nh. Vua cho lệnh ăn Tết trước, rồi hẹn ngày 7 tháng Giêng [1/2/1789] sẽ ăn Tết ở Đông đô. Ngày 15/1/1789 này, theo tài liệu truyền giáo, quân Tây Sơn đốt trọn một làng lớn gần Kẻ Vinh, Nam-Định. Lư do là hương chức không nạp đủ số lính đ̣i hỏi. Đây là trụ sở giáo phận Tây Đường Ngoài của Giám mục Jacques Benjamin Longer (1752-1831). (23) Ngày 16/1/1789 [23/12 Mậu Thân Thanh], quân Thanh được tin Quang Trung ra tới Thanh Hóa, cho lệnh chuẩn bị chiến đấu. Đại quân Tây Sơn chia làm ba mũi tiến về Hà Nội. Đại Tư Mă Sở và Nội hầu Lân chỉ huy mũi tiên phong. Hố Hổ Hầu cùng đại đô đốc Lộc, đô đốc Tuyết đem hậu quân và thủy sư vượt biển tiến về phía sông Lục Đầu. Đô đốc Tuyết chỉ huy tuyến Hải Dương. Đại đô đốc Lộc tiến đánh Lạng Giang, Phượng Giang, Yên Thế, nhằm chặn đường rút của quân giặc. Đại đô đốc Bảo, đô đốc Mưu đem Hữu quân và voi ngựa tăng cường. Đô đốc Mưu xuyên qua huyện Chương Đức, tiến đến làng Nhân Mục huyện Thanh Tŕ để tấn công ngang hông quân Điền Châu. Đô đốc Bảo dẫn voi và quân đánh làng Đại Áng huyện Thanh Tŕ. Từ Thăng Long đến lũy Ngọc Hồi, quân Thanh đắp đồn, đặt bảo chi chít, trí đại bác trên lũy, lại đặt ngầm địa lôi chung quanh. Tài điều binh khiển tướng của Quang Trung cộng thêm khí thế bách chiến bách thắng của Tây Sơn khiến quân Lê—khâu yếu nhất của liên quân Thanh-Lê—chưa đánh đă tan. Ngày 30 tháng Chạp Mậu Thân [25/1/1789, lịch Việt, hay 23/1, lịch Thanh], quân Lê ở Sơn Nam tự động ră ngũ. Quang Trung thúc quân vượt sông Giản Thủy trong đêm trừ tịch. (24) Đúng Nguyên đán Kỷ Dậu [26/1/1789, lịch Việt, hoặc 24/1/1789 theo lịch Thanh] Quang Trung ra tới Hà Hồi, thuộc huyện Thường Phúc, phủ Thường Tín, Hà Đông. Một số đơn vị từ núi kéo xuống phối hợp đại quân tấn công quân Thanh. Mồng 3 Tết [28 hay 26/1/1789], Ngô Văn Sở tiến đánh một số vị trí quân Thanh ở Hà Đông. Quân Tây Sơn tiến sát thành Hà Nội. Trong đêm dùng loa kêu gọi. Vài vạn người về hàng. (25) Hôm sau, mồng 4 Tết [29 hay 27/1/1789], quân Thanh phản công. Tử thủ được các vị trí ở Hà Đông. Trong đêm 4-5/1 [30-31 hay 28-29/1/1789], quân Tây Sơn tổng tấn công. Đích thân Quang Trung cưỡi voi tham chiến. Sau, bỏ voi, cưỡi ngựa. Nguồn tin các giáo sĩ ghi: “Theo lời đồn, ông đeo hai đoản đao và chạy ngang dọc chém đầu nhiều sĩ quan và binh lính Thanh, làm nhiều người chết dưới tay ông. Ông luôn miệng hô xung phong và lúc nào cũng ở tuyến đầu.”
Theo các sử quan Nguyễn, quân Tây Sơn tiến sát đồn Ngọc Hồi. Trên lũy đạn bắn xuống như mưa. [Nguyễn Huệ] cho lệnh binh lính núp vào ván gỗ để xung trận, c̣n ḿnh cưỡi voi đốc chiến ở phía sau.... Hứa Thế Hanh, Tổng binh Trương Sĩ Long và Thượng Duy Thăng chết tại Hà Hồi và Ngọc Hồi. Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống treo cổ tự tử ở Đống Đa. Sĩ Nghị vội vă rút quân về hướng bắc. Cầu sập, khoảng 3,000 binh Thanh chết đuối. Khoảng 7,000 người khác bỏ xác tại trận. Ngày ấy, Huệ xua quân nhập thành, áo chiến bào biến thành màu đen v́ thuốc súng. [Thị nhật Huệ khu binh nhập thành, sở phục chiến bào biến vi tiêu hắc sắc, giai hỏa dược khí dă]. (Ngụy Tây, tr. 34B) Người nhà Thanh [ở gần biên giới] chấn động dữ dội, già trẻ giắt d́u nhau chạy về hướng bắc. Cả trăm dặm tuyệt không có người và khói [bếp]. [Thanh nhân đại chấn tự quan dĩ bắc lăo ấu phù huề bôn tẩu, số bách lư tuyệt vô nhân yên]. (26) Ngày 2/2/1789 [9/1 Kỷ Dậu Thanh], Sĩ Nghị mới chạy thoát vào Trấn Nam Quan. Duy Kỳ [Chiêu Thống] cùng Hoàng thái hậu chạy theo. Tới Trấn Nam Quan, Duy Kỳ muốn ở lại kháng chiến, nhưng Sĩ Nghị khuyên sang thành Quế Lâm, chờ quân tăng viện. Duy Kỳ bèn cùng 25 người khác vượt biên qua TH. Quang Trung và các cố vấn không đuổi tận, diệt tuyệt. Quang Trung trở lại Huế, chuyển chiến lợi phẩm về miền Trung bằng đường bộ; gồm đại bác, tiền bạc, v.. v... Cử Quang Thùy coi Bắc thành, Vơ Văn Dũng phụ tá; Quang Bàn giữ Thanh Hoa; Nguyễn Văn Duệ trấn thủ Nghĩa An, nơi vua đang xây dựng một thành đất gọi là Trung Đô. Giám Mục La Mothe nhận định: “Ông ta [Quang Trung] đă cho đem về Phú Xuân và về tân Kinh đô [Nghĩa An] của ông bằng đường bộ chứ không phải bằng đường thủy . . . . hai, ba ngh́n cỗ đại bác và súng thần công, không biết bao nhiêu là súng dài và khí giới khác cùng với số tiền bạc và tất cả những vật liệu quư giá bắt được của quân Trung Hoa. Đó, kết quả của cuộc chinh phạt ấy là như vậy, nó đem đến đau đớn và nhục nhă cho quân Trung Hoa và lợi lộc cùng vẻ vang cho quân Tây Sơn... “Tiếm Vương dũng cảm và tàn bạo, chúa tể [Bắc Đường Trong] và [Đường Ngoài] không mấy lo sợ quân đội gồm người Ấn Độ, Xiêm, Trung Hoa và Bồ Đào Nha... Ngay đến Hoàng đế Trung Hoa cũng có vẻ v́ nể Tân Attila này v́ ngài vừa mới phong ông làm vua [Đường Ngoài] qua trung gian một vị đại sứ, quên cả việc 50,000 binh lính Trung Hoa đă chết v́ tay Tiếm Vương năm ngoái chỉ trong một trận giao chiến thôi.” (27)
Những điều Trần Trọng Kim hay Hoa Bằng viết về Quang Trung và nhà Tây Sơn hầu như trích dẫn nguyên văn từ sử Nguyễn. Nói cách khác, Trần Trọng Kim có thể ghét nhà Nguyễn (trước ngày lên làm Thủ tướng vào tháng 4/1945), nhưng việc ca tụng vua Quang Trung chẳng dính nhập ǵ đến sự yêu ghét của riêng ông.
C. NGOẠI GIAO: Từ ngày 14/1/1789 [21/12 Mậu Thân Thanh], có tin Hoằng Lịch bỗng đổi ư, sai chạy ngựa trạm qua Hà Nội, lệnh cho Sĩ Nghị triệt thoái. Tuy nhiên quá chậm. Lệnh chưa tới nơi, Nghị đă thua trận. (28) Hoằng Lịch bèn sai Phúc Khang An làm Tổng đốc Lưỡng Quảng; và dự định đưa quân qua phục thù. Kinh nghiệm “thông hiếu” gần tám thế kỷ khiến cố vấn của Quang Trung khuyên vua lùi một bước, sai sứ xin cầu ḥa. Theo Liệt Truyện, trong khi đánh nhau với nhà Thanh, Tây Sơn bắt được sắc thư của Càn Long [Qainlong] gửi Sĩ Nghị về kế hoạch đánh chiếm Đại Việt. Sau đó, có Thang Hùng Nghiệp, binh bị đạo Giang Tô [Tả], viết thư khuyên Quang Trung nên vào chầu nhà Thanh, v́ Hoằng Lịch không có chủ tâm lấy lại nước Việt. Dù coi khinh nhà Thanh, Quang Trung vẫn muốn tránh việc binh đao, nên sai tướng là Hố Hổ Hầu mang biểu qua xin sắc phong. Trong tờ biểu, qui trách tội lỗi cho Sĩ Nghị. Thang Nghiệp không dám chuyển đạt. Quang Trung cho Ngô Th́ Nhiệm và Phan Huy Ích phụ trách việc bang giao, rồi rút quân về Huế. (29) Sau Phúc Khang An đến Việt [Quảng] Tây, ngỏ ư muốn giảng ḥa, đưa thư chiêu dụ. Tháng 2-3/1789 [tháng 2 Kỷ Dậu], Th́ Nhiệm bí mật gặp Khang An. Tháng 4-5/1789 [4 Kỷ Dậu], Khang An tới Quế Lâm. Tuyên bố trời nóng nực phải tạm ngưng việc binh, và yêu cầu Duy Kỳ gióc tóc theo nhà Thanh để chuẩn bị về đánh Tây Sơn. Sau đó, Khang An mật tâu Duy Kỳ đă xin nhập Thanh, tiếp sứ Tây Sơn. (30) Mùa Hè 1789, Nguyễn Huệ sai cháu là Nguyễn Quang Hiển cùng Vũ Huy Tấn mang vàng bạc qua xin yết kiến Hoằng Lịch. Đọc được tờ sớ do Phúc Khang An giúp phần soạn thảo, Hoằng Lịch vui lắm, đồng ư phong vương cho Quang Trung–lúc này đă đổi tên thành Nguyễn Quang B́nh, có lẽ do thuộc hạ Hoằng Lịch đề nghị; hẹn năm sau khi Quang B́nh tới Yên Kinh mừng thượng thọ 80 tuổi, sẽ chính thức phong làm An Nam Quốc Vương. Nhưng sau đó, đồng ư cho sứ đoàn Nguyễn Quang Hiển mang về sắc phong từ ngày 1/12/1789 [15/10 Kỷ Dậu]. (31) Quang Trung gửi một phái đoàn lên Yên Kinh tạ ơn, hứa sẽ qua dự lễ thượng thọ bát tuần của Hoằng Lịch vào tháng 8 Canh Tuất [9-10/1790]. Đồng thời, gửi một phái đoàn khác qua nạp cống lễ theo định kỳ. Trong biểu lên Quainlong, Th́ Nhiệm viết: Lượng trên như trời đất cha mẹ, khó thể h́nh dung, [Thiên địa phụ mẫu chi vi lượng, cố mạc đức nhi h́nh dung], Phận nhỏ mọn như hạt bụi, bọt nước, biết cách nào báo đáp. [Trần nhưỡng quyên tích chi chí vi, thật hà giai nhi báo xứng!] Ngày 15 tháng 10 [1/12/1789], kính cẩn lănh thụ ngự thi và sắc thư, từ nay chăn giắt đất Nam Giao, thần đời đời con cháu, tuân theo thánh huấn, măi măi phụng sự nhà Đại Thanh. [vu thập nguyệt thập ngũ nhật kính cẩn lĩnh thụ ngự thi sắc thư, ṭng thử ti mục Nam Giao, thần thế thế tử tôn, khác tuân thánh huấn, vĩnh phụng Đại Thanh].
Theo tài liệu Thanh, năm sau, Nguyễn Quang B́nh y hẹn, dẫn Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Vũ Danh Tiêu, Nguyễn Văn Lỗ, Đỗ Văn Công cùng đi. Phúc Khang An và Tuần phủ Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh tháp tùng. Theo tài liệu Nguyễn, thấy Quang Trung nhiều lần t́m cách tŕ hoăn, Khang An đưa ra kế gửi một người giả giống Quang Trung lên Yên Kinh. Tháng 4-5/1790 [Tháng Ba Canh Tuất], Nguyễn Huệ cho người cháu gọi bằng cậu là Phạm Công Trị, nét mặt giống ḿnh đi sứ Yên Kinh. vào chầu Càn Long. Có Ngô Văn Sở và Phan Huy Ích đi theo. Càn Long phong Huệ làm An Nam Quốc Vương. (32) Biết hay không biết sự thực, Ái Tân Giác La Hoằng Lịch vẫn ra sức tŕnh diễn sự hiện diện lịch sử của phái bộ “Nguyễn Quang B́nh” ở Nhiệt Hà, như vào chầu ra mắt, làm lễ bảo tất [ôm đầu gối]. Hoằng Lịch c̣n đích thân viết bốn chữ đại tự “củng cực qui thành” [nghĩa là “chầu vào ngôi sao Bắc đẩu, hết ḷng qui phục] và một đôi câu đối. Sau đó, ban một bài thơ có câu nhắc nhở với ư chê trách tục cống tượng người vàng từ thời nhà Lê. Trước khi về nước, c̣n cho gọi đến bên giường, an ủi, vỗ về, tăng một chữ Phúc cùng nhiều quà cáp. (33) Một câu hỏi không thể không đặt ra là nên tin vào sử sách Thanh hay tài liệu Việt? Có ít nhất ba lư do để tin sử quan Nguyễn hơn Thanh. Thứ nhất, sử quan Nguyễn khó có lư do để bịa đặt ra chi tiết Khang An bày mưu cho Quang Trung đưa người giả mạo lên Yên Kinh. Quốc sử Nguyễn đă nhiều đời ra sức lăng nhục và trừng trị anh em, con cháu nhà Tây Sơn. Minh Mạng c̣n chứng tỏ bản chất man rợ qua việc dùng đầu lâu anh em Tây Sơn làm đồ đựng nước tiểu. Tới đời Thiệu Trị, khóa nhốt vào ngục thất. Quốc sử th́ dành cả một quyển Ngụy Tây để nêu rơ tội trạng Tây Sơn. Đầu thập niên 1830, Minh Mạng c̣n sai Nguyễn Tri Phương đi truy lùng con cháu Nguyễn Nhạc để tiêu diệt. Thứ hai, có luật bất thành văn trong giới lănh đạo Việt—khởi đi từ kinh nghiệm nhà Zhao [Triệu]: “không đích thân vào triều cống.” Vua Trần đă hai lần chấp nhận cảnh binh lửa thay v́ “vào chầu” Qublai Khan [Hốt Tất Liệt]. Quang Trung cũng đang ở vào thế mạnh, nuôi hùng tâm khôi phục tất cả những đất đai đă mất. Thứ ba, năm 1790 là năm cực kỳ nghiêm trọng cho nhà Tây Sơn. Liên minh Nguyễn Chủng-Rama I thế lực đang lên. Bí mật rời Xiêm ngày 13/8/1887, Nguyễn Chủng đă chiếm lại Sài G̣n từ ngày 7/9/1788 [8/8 Mậu Thân]. (34) Tư lệnh Tây Sơn miền nam là Phạm Văn Sâm rút về Ba Thắc, rồi đầu hàng. Thế lực Chủng ngày một gia tăng, nhất là hải quân. Lính Lê dương Pháp của Pigneau de Béhaine lục tục kéo đến, ngày một đông đảo. Các giáo sĩ Âu Châu, từ nam chí bắc, đều pḥ “ông Chủng,” chống Tây Sơn. Đồng thời, Krungthêp vẫn chưa nguôi ngoai mối hận bại trận năm 1785, sử dụng vua Viêng Chăn Nanthasen (1781-1795) cùng em là Inthavong hay Chao In mở mặt trận phía tây đối diện Nghệ An và Thuận Hóa. (35) Năm 1790, Quang Trung sai đốc trấn Nghệ An Trần Quang Diệu làm tổng quản, cùng đô đốc Nguyễn Văn Uyển đem 5,000 quân theo thượng đạo đi đánh Viêng Chăn. Tháng 7-8/1790 [Tháng 6 Canh Tuất], lấy được Trấn Ninh, Trịnh Cao, Qui Hợp. Tháng 11-12/1790 [Tháng 10 Canh Tuất], tiến đến Vạn Tượng, sát biên giới Xiêm La. Chém Phan Dung, Phan Siêu, rồi kéo quân về Bảo Lạc. Quang Trung sai Vũ Vĩnh Thành, Trần Ngọc Thị qua nhà Thanh báo tin. Tiếng là kính thuận, nhưng thực ra để khoe. Là một danh tướng, thật khó nghĩ Quang Trung phó mặc cho Trần Quang Diệu đơn độc tiến hành chiến dịch có tầm mức an nguy cho cả vương quốc, đi Yên Kinh dự yến, họa thơ. Hơn nữa, theo tài liệu Thái, truyền giáo và nhà Nguyễn, Quang Diệu c̣n nhận nhiệm vụ chuẩn bị chiến dịch sử dụng đường thượng đạo Trường Sơn đánh Sài G̣n. (36) Mặc dù t́nh báo của Nguyễn Chủng, Xiêm La và các nhà truyền giáo Pháp tiết lộ tin Quang Trung giả, nhưng Hoằng Lịch và triều Thanh—do ảnh hưởng Khang An và Ḥa Khôn—chỉ quay mặt làm ngơ. Thân ái mời Quang Trung giả đến bên giường an ủi, ban tặng chữ “Phúc” cùng nhiều lễ vật trước khi về nước. Sau đó, thỏa măn mọi yêu cầu của “Quang Trung,” từ mở chợ thông thương ở cửa ải B́nh Thủy, Cao Bằng, cửa ải Du Thôn ở trấn Lạng Sơn. Lập nhà hàng ở Nam Ninh. Quang Trung c̣n định đ̣i lại sáu [6] châu ở Hưng Hóa, ba [3] động ở Tuyên Quang đă bị nhà Thanh tằm thực vào cuối đời Lê-Trịnh. Sau khi tổng đốc Lưỡng Quảng nhiều lần từ chối, Quang Trung móc nối với giặc biển Tề Ngôi, Thiên Địa Hội, chuẩn bị binh thuyền nḥm ngó Lưỡng Quảng. Lại thực hiện thẻ “tín bài” để kiểm soát dân đinh. Năm 1792, Quang Trung c̣n cho soạn biểu xin cầu hôn công chúa nhà Thanh. Tuy nhiên, bị bạo bệnh đột ngột từ trần, nên dấu việc này đi. Điểm đáng chú ư là tài liệu truyền giáo im lặng về chuyến đi này, trong khi cung cấp nhiều thông tin về mặt trận Ai Lao—dù chỉ là những nguồn tin loại “dit-on” hay “hearsay” quen thuộc. Bởi thế, cho tới khi có tài liệu chứng minh ngược lại, khó thể bác việc Quang Trung giả đă tới Yên Kinh và Nhiệt Hà năm 1790.
III: TRUYỀN THUYẾT “CHIÊU THỐNG:”
Phần Lê Duy Kỳ và tùy tùng, tháng Chạp Kỷ Dậu [15/1-13/2/1790], mới tới Yên Kinh. Được nhà Thanh cho mũ áo tam phẩm. Sau đó thuộc hạ bị phân tán đi các nơi, chỉ c̣n lại hai người hầu cận. Ngày 19/11/1793 [ngày Ất Tị, 16/10 Quí Sửu], Duy Kỳ chết. Hơn mười năm sau, tháng 3-4/1804 (tháng 2 Giáp Tí, 12/3-19/4/1804), Ngung Diễm (Gia Khánh hay Nhân Tông, 1796-1820) cho lệnh đưa về nước. Mở quan tài ra, trái tim vẫn chưa tiêu. Tháng 12/1804 [tháng 11 Giáp Tí], táng ở lăng Bàng Thạch. (37) Dưới thời Pháp thuộc—qua thứ kiến thức lịch sử cấp tiểu học—bùng lên những lời buộc tội Chiêu Thống thật nặng nề, như “cơng rắn cắn gà nhà.” Loại lịch sử nhiều người viết này–chẳng rơ ai là tác giả–đơn giản hóa sự việc đến cùng cực. Thừa hưởng vơ công phục quốc 1418-1427 của Lê Lợi, con cháu nhà Hậu Lê (1528-1789) đă được sử dụng làm ṿng hoa vương giả chính thống, trong cuộc tranh đoạt quyền lực giữa nhiều phe nhóm: nhà Mạc (1527-1593, 1595-1677), Nguyễn Kim (Cam, 1533-1545) và con cháu (1600-1776, 1788-1802), họ Trịnh (1545-1787), Tây Sơn (1773-1802), cùng các châu mục và thủ lĩnh thiểu số ở tây bắc như Vũ Văn Mật, Hoàng Công Chất (giặc Khâu Mắt), v.. v.. Lê Duy Kỳ không phải là người đầu tiên hay cuối cùng “cơng rắn cắn gà nhà.” Lịch sử “anh hùng khất thực” và “cơng rắn” kéo dài tới năm 1975, do cả hai chế độ quốc-cộng tác động, với đầy đủ bi hài. Duy Kỳ, thực ra chỉ là nạn nhân của tham vọng quyền lực và sự cận thị lịch sử, nên huyền thoại khi chết đă hàng chục năm mà trái tim c̣n đỏ đáng là bài học ngàn đời, nhưng ít ai t́m hiểu. Là sản phẩm của phe nhóm Nguyễn Kim và họ Trịnh ở Thanh Hóa–từ Lê Trang Tông (1533-1548), “con” Lê Chiêu Tông (1516-1523), tới Lê Hiển Tông (1740-1786), các vua Lê trở thành Nghiêu Thuấn, chỉ buông tay áo cho người khác cai trị. Không những nắm hết thực quyền, chúa Trịnh đă duy tŕ con cháu nhà Lê v́ rất nhiều lư do ngoại trừ ḷng trung thành với nhà Lê. Các triều thần hầu như chỉ biết đến phủ chúa (chính phủ) hơn điện vua. Mặc dù từ Lê Anh Tông (1557-1573) về sau, ḍng giơi anh Lê Lợi đă được phục hưng, nhưng chỉ những người pha gịng máu họ Trịnh mới được đưa lên ngôi. Hiển Tông ngồi trên ngai vàng được lâu dài nhờ đặc tính nhẫn nhục, chấp nhận cả việc Trịnh Sâm bắt con trưởng ḿnh mang đi thủ tiêu. Duy Kỳ—tên thực Duy Khiêm—đích thân nghiệm chứng nỗi khủng hoảng ấy của ông nội và cha. Được Nguyễn Huệ miễn cưỡng đưa lên ngôi, Duy Kỳ sớm nhận chân được thân phận một ông vua ở ngôi nhưng không cai trị. Những tác nhân có thế lực—từ Đinh Tích Nhưỡng, Trịnh Bồng, Trịnh Lệ, tới Nguyễn Hữu Chỉnh—khiến Duy Kỳ chẳng được một tháng yên ổn. Lưu vong khỏi kinh thành năm 1788, Duy Kỳ được chuyền từ tay cường thần này tới thổ hào khác. Nhờ vả đến nhà Thanh là biện pháp cuối cùng—nhưng quái ác thay, đó là con đường ṃn quen thuộc của bất cứ con cháu một nhà cai trị thất thế nào. Con cháu nhà Trần, nhà Mạc, và ngay cả Nguyễn Kim (Cam) đều từng kiện đến triều Trung Hoa xin phân xử “tội cướp ngôi” của đối thủ. Trường hợp Nguyễn Chủng (Gia Long), và rồi Hường Nhiệm (Tự Đức) c̣n có phần tệ hại hơn. Nguyễn Chủng gọi Rama I là cha, xưng con, cúng hoa vàng, hoa bạc, cắt đất xin viện binh, v́ “chín đời báo thù mới là đại nghĩa.” Hường Nhiệm (Tự Đức), lúc gần cuối đời, gọi người Việt là “Hán nhân,” muốn đổi quốc hiệu thành “Tống,” rồi xin nội thuộc Từ Hi Thái Hậu với ảo tưởng ở sự tốt bụng của thiên triều—ngàn năm sau hẳn c̣n chịu trách nhiệm trước lịch sử và dư luận. Năm 1905, Cường Để trốn khỏi Huế, qua Nhật xin cầu viện. Tháng 1/1950, Hồ Chí Minh đi bộ 17 ngày từ Tuyên Quang tới Long Châu, rồi được đưa lên Bắc Kinh và qua Mat-scơ-va xin cầu viện. Tháng 8/1950, hai anh em Ngô Đ́nh Diệm-Ngô Đ́nh Thục mang món hàng giáo dân Ki-tô chống Cộng qua Mỹ t́m “bạn” và “đồng minh.” Sau năm 1979, Hoàng Văn Hoan rồi nhiều “anh hùng” qua Bắc Kinh, vừa buôn khí giới lậu kiếm sống, vứa mong được Trung Hoa Nhân Dân Cộng Ḥa Quốc giúp lật đổ Lê Duẩn, mới bị Đặng Tiểu B́nh dạy một bài học 30 ngày. Ngạn ngữ Mỹ có một câu có thể dùng làm châm ngôn ngàn đời cho những kẻ muốn đuổi hươu ở Trung Nguyên: “Chẳng bao giờ có bữa ăn trưa không phải trả tiền” [No free lunch].
Kết Từ: Dù đầy thiếu sót, một số chi tiết về vua Quang Trung hay nhà Tây Sơn trong các bộ quốc sử Nguyễn khá hữu ích cho người nghiên cứu đời sau. Hăy thử đọc về Quang Trung dưới ng̣i bút sử quan Nguyễn: [Nguyễn Văn Huệ] tiếng nói như chuông to, mắt lập ḷe như ánh chớp, là người thông minh, giảo hoạt, giỏi chiến đấu, người người đều kinh sợ [thanh như cự chung, mục thiêm thiểm nhược điện quang, giảo hiệt, thiện đấu, nhân giai đạn chi]. (38)
Nếu tạm quên hai chữ “giảo quyệt” sử quan Nguyễn đă để lại cho đời sau những nét phác họa khá chính xác về Quang Trung: một đại tướng thiện chiến, thông minh, tiếng nói như chuông, mắt sáng quắc, uy dũng rất mực. Và nếu bỏ đi những chữ “ngụy” đằng trước tên Nguyễn Huệ, hay các đại tướng nhà Tây Sơn, người đọc có cảm tưởng sử quan Nguyễn đă không dấu vẻ khâm phục tài điều binh, khiển tướng của Quang Trung: Năm 1775, khi mới 23 tuổi, đă đánh phá được Phú Yên, được Hoàng Ngũ Phúc phong làm Tây sơn hiệu Tiền phong Tướng quân. Năm 1786, khi đă 34 tuổi, đánh bại 30,000 quân Trịnh của Phạm Ngô Cầu, lấy được Phú xuân. Giết hết quân Trịnh . . . . . . . . Trịnh Khải chạy lên Sơn Tây bị dân phản nghịch lừa bắt đưa đến nạp cho quân Tây Sơn. Dọc đường, Khải cứa cổ tự tử. Nguyễn Huệ vỗ thây Trịnh Khải, nói: “Đáng tiếc một hảo Nam tử. Lúc đầu nếu sớm đón rước mà đầu hàng th́ hẳn không mất phú quí. Sao lại khổ tự hủy mạng?” [Khả tích hảo Nam tử. Đương sơ nhược tảo tảo nghinh hàng, đương bất thất phú quí, hà khổ tự tương mệnh.] Rồi dùng nghi lễ bậc vương tử mà an táng Trịnh Khải. (39)
Những khiếm khuyết nêu trên về nhà Tây Sơn, các vua Nguyễn chịu trách nhiệm không nhỏ. Chỉ v́ ḷng hận thù—nói theo vua Gia Long, “chín đời báo thù mới là đại nghĩa”—họ đă hủy diệt hầu hết di tích của nhà Tây Sơn, khiến những chiến công như đại phá quân Xiêm và quân Thanh bị mai một. Ngay đến Tự Đức, người tự hào là sử gia chân chính theo khuôn khổ Khổng giáo, cũng không cho các sử quan nghiên cứu rơ ràng hơn về nhà Tây Sơn. Thật đáng tiếc! Nhưng các vua Nguyễn không phải là những người đầu tiên hoặc cuối cùng đă có hành động mà thế giới ngày nay lên án là “cultural barbarism” [sự mọi rợ văn hóa]. Thực ra, họ cũng chỉ bắt chước những Tần Thủy Hoàng ở Trung Hoa, quan tướng nhà Minh vào đầu thế kỷ XV ở Đại Việt, hay vua quan Roma sau thế kỷ thứ III—tức hủy diệt bất cứ chứng tích nào đi ngược lại sự “chính thống” hay “hồng ân” của những kẻ cầm quyền. Những cuộc thảm sát dân Do Thái, hạ ngục và đốt sống các trí thức lỗi lạc xảy ra hàng sáu bảy thế kỷ trước ngày chủ thuyết “Cộng Sản” chào đời. Giáo Hoàng John Paul XXII, rồi Benedicto XVI đă nhiều lần công khai xin lỗi nạn nhân, nhưng quá chậm và quá ít. Sau năm 1975, chế độ “Cộng Sản” Việt—cùng với các bạn đồng chí Khmer Đỏ—cũng ra công đốt sách vở “ngụy, và phản động,” viết lại lịch sử. Những ngôn từ thô bỉ đầu đường xó chợ—như chó săn, bán ḿnh cho thực dân, tư bản—được gay gắt phát ra cho bất cứ ai có thể là đối thủ, hay không chấp nhận thứ chủ nghĩa Trung Cổ hoang tưởng của Karl Marx và đệ tử về “cộng đồng nguyên thủy công hữu”–nhưng bị dịch ra một cách thiếu chính xác thành “cộng sản” [communism]. Tuy nhiên giấy nào gói được lửa? Một sử gia trong nước cho biết không có việc xe tăng húc nghiêng cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975, mà cảnh này đă được tŕnh diễn quay phim về sau! Mặc dù Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia 2 tại thành phố Hồ Chí Minh c̣n giữ các kho tư liệu Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng Ḥa và Đệ Nhị Cộng Ḥa, cùng kho Phủ thủ tướng, nhưng t́nh trạng bảo quản cần được cải thiện. (Hy vọng các quốc gia Pháp, Mỹ, Nhật, v.. v... giúp sớm thực hiện việc sao chụp vào máy vi tính toàn bộ các tư liệu trên)
Houston, 16/2-6/10/2010 Xuân-Thu Canh Dần Chính Đạo © 2010, by Chieu N. Vu. All Rights Reserved
3. CM CB 47:35-39; 1998, II:840-45. 4. ĐNCBLT, q. 1, [Việt ngữ, (Hà Nội, 1963) II:81; CM, 47:41; 1998, tập II, tr. 847. 5. ĐNCBLT, q. 30 [Ngụy Tây], tr. 30B; 1993, II:515.
7. Hoàng Lê Nhất Thống Chí [HLNTC], II, tr. 147, 153. 8. Ngụy Nguyên, “Càn Long Chinh vũ An Nam kư [1842];”dẫn trong Hoàng Xuân Hăn, Toàn Thư, II:1341-342. 9. Đặng Phương Nghi, Một vài sử liệu về Bắc B́nh Vương Nguyễn Huệ, tr. 198.
15. ĐNCBLT, q. 30, Ngụy Tây, (Sài G̣n: 1970); (Huế: 1993), II:517 [503-30] (Huệ). 16. Đặng Phương Nghi, Bắc B́nh Vương Nguyễn Huệ, tr. 198. 17. Trần Nguyên Nhiếp [Lư Hoàn], “Quân Doanh Kỉ Lược;” bản dịch Nguyễn Duy Chính).
24. ĐNCBLT, q. 30; (1970), tôø 13B-14B; 1993, II:518 [503-30] (Huệ). 25. Ibid. 26. ĐNCBLT, q.30, Ngụy Tây, tr. 34B-35A. 27 Đặng Phương Nghi, op. cit., tr. 210-11. [chú 9 supra] 28. D. M., “ Một chút tài liệu về trận đánh quân Măn Thanh năm 1789;” NCLS, No. 170 (9-10/1976), tr. 81. [Dẫn Takashi Inoguchi, Thử bàn về trật tự thế giới Đông Á truyền thống]) 29. ĐNCBLT, q. 30, 1993, II:520-22 [Huệ]). 30. CM, CB XLVII:43-44; 1998, II:849-50. 31. ĐNCBLT, q. 30, 1993, II:522-23 [Huệ]). 32. ĐNTLCB, I, 2:113-14á; ĐNCBLT, q. 30, 1993, II:524 [Huệ]. 33. ĐNTLCB, I, 2:113-14; ĐNCBLT, q. 30, 1993, IIá:524-25 [Huệ]). 34. ĐNTLCB, I, 2:76-7; Thư ngày 24/12 Mậu Thân [19/1/1789], Nguyễn Chủng gửi Jacques Liot; L. Cadière, “Nguyễn Ánh et la Mission;” BAVH, XIII, 1, 1926: 47-8.
37. CM, CB XLVII:48; 1998, II:854. 38. ĐNCB LT, q. 30, Ngụy Tây, (1970), tờ 17B [72-3 Việt ngữ]) 39. ĐNCB LT, q. 30, Ngụy Tây, (1970), tờ 19, 22.
Trang mạng Việt Nam
Văn Hiến
Trang Nh́n Lại Mùa Xuân Khói Lửa 1789 www.vietnamvanhien.net Email: thuky@vietnamvanhien.net Trang mạng Việt Nam Văn
Hiến là nơi
lưu trữ và phổ biến di sản văn hóa. Thắp sáng niềm
tin Diên Hồng
và nếp sông văn hiến hầu phục hồi nền an lạc và tự chủ của Việt tộc. Trở lên đầu trang |