Việt
Nam
Văn
Hiến
Năm Thứ 4889 www.vietnamvanhien.net "Phiến Cộng" Trong Dinh Gia Long (The communist rebels in the Gia Long Palace) Chính Đạo ©
2004,
2010 by Chieu N.
Vu. All Rights Reserved.
Một trong những vấn nạn, nếu không phải nghi án,
lịch sử cận đại
còn gây nhiều tranh luận là vấn đề âm mưu ve
vãn [flirtation] Cộng Sản Hà Nội của anh
em Tổng thống Ngô Ðình Diệm
(1897-1963) trong hai năm 1962-1963.
Nhiều học giả
thế giới đã cố gắng đưa ra những giải thích về vấn đề
này. Người cho rằng anh
em họ Ngô không còn biết lý lẽ [no
longer
be
rational] nữa trước áp lực Mỹ. (1) Người cho rằng
họ Ngô chỉ muốn blackmail hay chơi một
ván bài poker với Mỹ. (2) Người cho rằng
họ Ngô thực sự
muốn nói chuyện với miền Bắc, (3) và nếu
không có cuộc đảo chính 1/11/1963, Cộng Sản
đã chiếm
miền Nam vào cuối năm 1963. Bi thảm cho họ Ngô là
những người tin rằng họ Ngô
muốn dâng miền Nam cho Cộng Sản Bắc Việt–đặc biệt là
Ðại sứ Henry Cabot
Lodge–lại có quyết định chung cuộc số phận họ Ngô. Vấn đề ve
vãn Cộng Sản này khá
phức tạp. Nó không hạn chế trong phạm vi quốc nội
mà còn bị chi phối, hoặc ít
nữa ảnh hưởng, bởi các trào lưu chính trị
và chiến lược thế giới của nhiều hơn
một ngoại bang. Ngoài Liên bang Mỹ, Liên Sô
Nga và Trung Hoa Cộng Hòa Nhân Dân
Quốc [Trung Cộng]–ba quốc gia ảnh hưởng sâu đậm trên nội
tình Việt Nam–còn có
những quốc gia khác như Pháp, India [Ấn Ðộ], Poland
[Ba Lan] hay vương quốc
Ki-tô Vatican. Trong biên
khảo Tôn Giáo & Chính Trị: Phật
Giáo,
1963-1967 dưới bút danh Chính Ðạo, và
tâm bút Ngàn Năm Soi Mặt,
ký tên Nguyên Vũ, chúng tôi đã
lược nhắc đến vấn
nạn “Phiến Cộng trong Dinh Gia Long.” (4) Bài viết
này–được tu chỉnh
lại trong thời gian tác giả soạn thảo tập Lâu
Ðài Trên Bãi Cát, dựa trên
tiểu luận Master’s Degree, “The Vietnam War: Lost or Won?,”
tại Ðại học Wisconsin-Eau Claire năm
1977, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư Richard D. Coy–xin được coi như
đóng
góp thêm vào vấn nạn trên. Kết luận của
chúng tôi là chưa đủ tư liệu để biết rõ
mục đích của anh em họ Ngô trong việc ve vãn Cộng
Sản giữa lúc áp lực Mỹ ngày
một nặng từ năm 1960. Dẫu vậy, có thể tạm thời kết luận rằng họ
Ngô, qua thành
tích dĩ vãng, khó thể có ý định
tìm hòa bình cho tương lai của đất nước và
dân
tộc. Hành động của họ Ngô có thể là một thứ
quyết định, hoặc đe dọa, “ăn
không được thì đạp đổ” để cảnh giác người
Mỹ–hoặc một cái tát xiếc lãnh tụ
Ðảng Cộng Hòa mà anh em
họ Ngô đoán biết đang có sứ mệnh lật đổ họ. Cũng
có thể nó được phóng đại lên để
Ðại sứ Lodge ép Tổng Giám mục Ngô
Ðình Thục (1897-1984) cùng vợ chồng Ngô
Ðình
Nhu-Trần Thị Lệ Xuân ra đi, khởi đầu một thí nghiệm mới,
hy vọng tìm ra một
chính phủ chống Cộng hữu hiệu hơn. I. TIẾP XÚC VỚI CỘNG SẢN: Không ai
có thể chối cãi việc anh em họ Ngô tiếp xúc
Cộng Sản. Nếu thời điểm
họ Ngô bắt đầu ve vãn Cộng Sản còn gây
bàn cãi, đầu mối bằng xương, bằng thịt
xuất hiện tại ngay chính Dinh Gia Long sáng ngày
2/9/1963 là Mieczylslaw
Maneli, Trưởng đoàn Poland trong Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát
Ðình Chiến (ICC, sẽ
dẫn UBQT/ KSÐC). Cố
vấn Ngô Ðình Nhu (1910-1963) cũng tuyên bố với
viên chức tình báo Mỹ, và ngay
cả các Tướng miền Nam, nhiều lần, rằng ông ta–ngoài
Maneli–từng tiếp xúc Việt
Cộng.(5)
Tình
báo
Mỹ, Pháp và Việt đều nói về buổi họp
mặt bí mật với
Phạm Hùng (Phó Thủ tướng Bắc Việt, đặc trách kế
hoạch thống nhất hai miền
Nam-Bắc từ năm 1958). Một số người, kể cả Trung tá Nguyễn Văn
Châu, còn tiết
lộ, dù chẳng trưng được bằng cớ có thể kiểm chứng
nào, những cuộc tiếp xúc giữa
Nhu và cán bộ CSBV ngay tại Sài Gòn
vào hạ tuần tháng 10/1963.( 6) Ðích
thân Tổng thống Diệm, theo Trần Văn Dĩnh–một cựu thông
ngôn tại Tòa
lãnh sự Nhật ở Huế, có liên hệ với Diệm từ năm
1942, và xử lý thường vụ Tòa Ðại
sứ Việt Nam tại Oat-shinh-tân từ ngày 22/8/1963, đang
trên đường qua India nhận
nhiệm sở mới–cũng định tìm cách tiếp xúc một
cán bộ cao cấp của Hà Nội ở New
Dehli vào khoảng trung tuần tháng 11/1963.(7) A. NHỮNG ÐẦU MỐI: Có nhiều
đầu mối Cộng Sản mà Nhu tiếp xúc hay có tin
đã tiếp xúc. 1. Mieczylslaw
Maneli: Từ mùa
Xuân 1963, theo Maneli,
nhiều nhà ngoại giao đã yêu cầu Maneli gặp Nhu.
Trong số này có Ðại sứ Pháp
Roger Lalouette, Ðại sứ India (Ấn Ðộ) trong UBQT/KSÐC,
Ramchundur Goburdhun,
Ðại sứ Italia (Ý) Giovanni d'Orlandi và tân
Ðặc sứ Vatican (Tòa thánh La Mã)
Salvatore d'Asta. Họ cho biết đã nói với Nhu về Maneli,
và Nhu ngỏ ý muốn gặp.
Tối Chủ Nhật, 25/8, Maneli được giới thiệu với Nhu trong buổi tiếp
tân của Trương
Công Cừu, vừa để ra mắt ngoại giao đoàn nhân dịp
được cử thay Vũ Văn Mẫu làm
Ngoại trưởng, vừa đón tiếp Ðại sứ Lodge.(8)
Ngay
sau
lần gặp
sơ khởi này, Maneli vội báo cáo về Warsaw, đồng
thời thông báo với Ðại sứ Liên
Sô Suren A. Tovmassian ở Hà Nội và Hà Văn
Lâu, Trưởng đoàn VNDCCH tại
UBQT/KSÐC. Lâu và Tovmassian, theo Maneli, tán
thành. Ðiều Maneli không nói rõ
trong hồi ký là từ cuối tháng 8/1963 tình
báo Mỹ đã biết về hành vi “bí mật ai
cũng biết” của đại biểu Ngay chiều 2/9,
Cố vấn Nhu nhìn nhận với
Lodge rằng mới gặp Maneli hôm đó. Theo Nhu, Maneli hỏi
có thể báo cáo gì với
Phạm Văn Ðồng về những lời tuyên bố của Charles de Gaulle
(ngày 29/8/1963), và
Hồ Chí Minh (tháng 8/1963 hoặc ngày 29/5/1963).
Nhu trả lời: “Không.”(10) Ngày
2/9/1963 này, mật báo
viên của tình báo Mỹ–người từng tiết lộ tin Maneli
gặp Nhu tối 25/8 từ ngày
30/8–nhận xét rằng việc Maneli và nhân viên
Pháp (không phải cá nhân Lalouette)
làm trung gian cho Nhu và Phạm Văn Ðồng là một
thứ bí mật chẳng dấu được ai (open
secret) trong giới ngoại giao Sài Gòn đã
nhiều
tháng. Mật báo viên này cũng được Maneli nhờ
giới thiệu với Nhu nhưng từ chối.(11) Bốn ngày
sau, chiều 6/9, Nhu
lại xác nhận với viên chức CIA là d'Orlandi
và Goburdhun đã nhiều lần yêu cầu
Nhu gặp Maneli. Ngày 2/9, theo Nhu, Maneli
khuyên Nhu nên lợi dụng những lời tuyên bố của de
Gaulle và Hồ để thương thuyết
với Hà Nội. Maneli nói đã được Phạm Văn Ðồng
ủy quyền làm trung gian [authorized
by
Pham Van
Dong to act as intermediary]. Nhu trả lời
Maneli rằng lời tuyên bố
của de Gaulle rất “lôi cuốn” [interesting], nhưng chỉ những
người thực sự chiến đấu mới có quyền
nói và hành động. Nam Việt Nam liên kết với
Mỹ và sẽ là điều vô luân khi đơn phương
dò dẫm sau lưng người Mỹ. Vấn đề hiệp thương bất lợi cho tinh
thần chiến đấu
cũng như sự thông suốt về chính trị của dân
chúng miền Nam. Nhu khẳng định không
thương thuyết với Hà Nội, chỉ tiếp xúc Việt Cọng miền Như thế,
đích miệng Nhu hai
lần thú nhận từng gặp Maneli, người tự nhận là sứ
giả của Phạm Văn
Ðồng, Thủ tướng Bắc Việt–một hành động phạm pháp cũng
như đi ngược lại quốc
sách chống Cộng. Ngày 16/9,
Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm
mật báo với Mỹ rằng các Tướng nóng lòng
làm đảo chính hơn khi thấy thêm nhiều
chứng cớ về việc Nhu muốn thương thuyết với miền Bắc. [The
Generals
are
. . .
becoming
increasingly
concerned over additional evidence [of] Nhu negotiating for settlement
with
North]. Theo Khiêm–người từng cứu giá chế độ trong
cuộc đảo
chính hụt ngày 11/11/1960–Nhu tiết lộ với một số Tướng
(như
Big
Minh,
Lê Văn Nghiêm) về cuộc tiếp xúc với Maneli.
Maneli đã mang tới đề
nghị của Ðồng về việc hiệp thương giữa Bắc và 2. Cán bộ “Việt Cộng”: Nhu còn
thú nhận đã bí mật tiếp xúc với một số
cán bộ Việt Cộng (hiểu theo nghĩa Mặt Trận
Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam).
Mùa Xuân 1963, nhân dịp phát động chiến dịch
Chiêu Hồi (tháng 4/1963), Nhu
nhiều lần khoe đón tiếp cán bộ Cộng Sản cao cấp ngay tại
Dinh Gia Long. Có lần, Nhu chỉ vào chiếc ghế
Ðại sứ Frederick (Fritz) Nolting đang ngồi, nói một
lãnh tụ Việt Cộng vừa mới
rời chỗ đó. Rồi giải thích rằng đang gặp lãnh tụ
Việt Cộng để thuyết phục họ
mang quân về hàng. Nolting báo cáo chi tiết
này về Oat-shinh-tân, và xin cho
Nhu toàn quyền hành động hầu thành lập một
chính phủ “mở rộng.” Nhưng các cố
vấn của Kennedy không hài lòng–họ coi đó gần
như một hành động bội phản.(14) Chieàu
ngaøy 24/5, Nhu yeâu caàu Töôùng
Paul Harkins (Tö
leänh MAC-V), Richard G. Weede, (Tham möu
tröôûng MAC-V), John H. Richardson
(CIA) vaø coá vaán chính trò William
C. Trueheart vaøo Dinh Gia Long hoïp baøn
veà lieân heä vôùi caùn boä
CS. Nhu tieát loä môùi nhaän
ñöôïc tin maät laø CS
vöøa toå chöùc moät Hoäi
nghò caùn boä chính trò vaø
quaân söï ngaøy 19/5/1963
taïi ñoàn ñieàn Memot treân
ñaát Cambodia [“Mieân” hay Kampucuhea]. Maät
baùo
vieân cuûa Nhu tham gia hoäi nghò naøy. Keát quaû,
Hoäi nghò treân quyeát ñònh
ruùt
saùu [6] tieåu ñoaøn ñaëc
coâng töø Vieät Chiều
2/9, Nhu cũng thú nhận với Lodge rằng mình tiếp
xúc với Việt Cọng. Những cán bộ
VC này đã rất chán nản, muốn ngừng hoạt động.
Sáu tháng trước, một Ðại tá VC
muốn đào ngũ với ba [3] tiểu đoàn, nhưng Nhu khuyên
ông ta ở lại biên giới Lào
chờ cơ hội thuận tiện. Một Tướng VC ở Có người
cho rằng đây
là lời bịa đặt của Nhu. Nhận định này quá vội
vã. Trong hậu trường chính trị
Sài Gòn, luôn luôn có những màn
đi đêm lạ lùng. Không thiếu người nỗ lực “lôi
kéo những phần tử Quốc Gia” ra khỏi sự kiềm tỏa của Cộng Sản
trong MTDT/GPMN.
Trong số nhân vật được coi là “người quốc
gia” có Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát và
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Từ năm
1948-1949, Y sĩ Lê Văn Hoạch, một cựu Thủ tướng Nam Kỳ Tự Trị
(1946-1947), và
Nguyễn Hòa Hiệp đã không ngừng tìm
cách đưa phần tử quốc gia về thành. Mùa Thu
1964, Ðại tướng Raymond Nguyễn Khánh–cũng qua Quốc Vụ Khanh
Lê Văn Hoạch–trao đổi
thư từ với Phát, Tổng thư ký MTDT/GPMN, nhưng cũng đồng
thời cầm đầu guồng máy
tình báo trí vận tại Sài Gòn-Gia
Ðịnh. Món quà trao đổi là vợ con Phát
lấỳ tù
binh Mỹ. Hai năm sau, dù đang lưu vong ở Paris, Khánh
còn mưu toan móc nối
Nguyễn Hữu Thọ, đưa Chủ tịch MTDT/GPMN về hồi chính. Một trong
những trung gian
là Lê Văn Trường ở Paris, người tự nhận là “thượng
cấp” của Thọ. Năm 1966,
Lodge cũng lọt vào một màn ảo thuật âm mưu đưa
Nguyễn Hữu Thọ bỏ mật khu.(17)
Năm
1967,
tình báo Mỹ còn mở đường
giây liên lạc trực tiếp với MTDT/GPMN bằng cách
phóng thích vợ Trần Bửu Kiếm,
vợ Trần Bạch Ðằng, cùng một cán bộ cao cấp qua
khuôn khổ trao trả tù binh.
Trần
Bạch
Ðằng còn nhận được một máy
truyền tin để liên lạc với tình báo Mỹ. Các
giới chức cao cấp của VNCH–từ Thiệu,
Kỳ, tới Linh Quang Viên, Nguyễn Ngọc Loan–đều được thông
báo về kế hoạch “BUTTERCUP”
này và quay mặt làm ngơ. Dư luận bào
chí Sài Gòn từng một thời loan tin VNCH đã
bắt được một cán bộ giao liên của Việt Cộng khi vào
Sài Gòn tiếp xúc Tòa Ðại sứ
Mỹ. Những người giàu tưởng tượng còn suy diễn rằng kế
hoạch “BUTTERCUP” trực
tiếp ảnh hưởng đến cuộc Tổng Công Kích và Tổng Khởi
Nghĩa Tết Mậu Thân (1968),
nên trong những ngày đầu Xuân khói lửa,
các đơn vị Mỹ và Ðồng Minh đã án binh
bất động. Trong hai năm
1962-1963, chung quanh Nhu có khá nhiều cán bộ
tình báo
chiến lược CSBV. Phạm Ngọc Thảo, và Vũ Ngọc Nhạ chỉ là
hai người được biết
nhiều nhất. Lời thú nhận “móc nối Việt Cộng” của Nhu, bởi
thế, cần được nghiên
cứu kỹ càng hơn trước khi có một nhận định võ
đoán [sweeping
remark]. Cho tới khi có tài
liệu chứng minh ngược lại, chúng ta không thể không
tin lời khai của chính Nhu. (Theo hình luật
Mỹ, lời tự thú của nghi
can là bằng chứng rất đáng tin cậy) 3. Phái viên khác
của Hà Nội: Theo một nguồn
tin, Nhu còn mượn cớ đi săn, để bí mật gặp cán bộ
CSBV. a. Truờng hợp
Phạm Hùng: Cán
bộ CS được William Colby nêu đích danh là Phạm
Hùng, Ủy viên Bộ Chính Trị Ðảng
Lao Ðộng Việt Nam, Phó Thủ tướng,
từng là Chủ Nhiệm Ủy Ban Thống Nhất. Theo Colby–trưởng lưới
tình báo CIA tại
Sài Gòn, Giám đốc Sở CIA Ðông Nam
Á, Phụ tá Giám đốc kế hoạch bình định
nông
thôn ở Việt Nam [CORDS], và rồi Tổng Giám đốc
CIA–nhiều năm sau cái chết của
anh em Diệm-Nhu, một Tướng cao cấp thuộc nhóm đảo chính
1963 [Trần Văn Ðôn?]
tuyên bố đã nghe tin Nhu gặp Phạm Hùng vào
[tháng 2/1963]. Cuộc gặp mặt này xảy
ra trong giai đoạn Diệm-Nhu có nhiều dị biệt lớn lao với Mỹ (hậu
quả của bản
báo cáo của Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield), và
đang nỗ lực tìm cách thoát khỏi
sự bế tắc giữa hai gọng kìm Mỹ và Cộng Sản.( 18) Là
người thân thiết với Nhu và chống việc thay Diệm, Colby
không trích dẫn lời
chứng của Tướng [Ðôn?] một cách tắc trách. Muốn
bác bỏ hay “chỉnh lý”, cần tìm
ra tư liệu văn khố Bộ Chính Trị Ðảng CSVN, Nga hay Trung
Cộng chứng minh không
có màn đi đêm, mà không thể chỉ
dùng lối nhận định võ đoán là “tin đồn
vô căn.”
Về chi tiết Phạm Hùng là “người cầm đầu các nỗ lực
của Cộng Sản tại miền Cuộc gặp mặt
Hùng-Nhu này, tưởng nên ghi thêm,
cũng
được tình
báo Pháp ghi nhận. Tin tình báo thì
thường chỉ ghi “reliably informed.” Lời chứng của
các Tướng Ðôn, Khiêm, Minh hay
Nghiêm có mức khả tín nào sẽ được tài
liệu văn khố bạch hóa trong tương lai. . b. Những đầu mối khác: Vài
tác giả còn ghi nhận đại diện CSBV vào gặp Nhu
ngay tại Sài Gòn, qua
trung gian Ðại sứ Những âm
mưu đi đêm giữa Nhu với Hà Nội, dĩ nhiên, phải nhiều
thời gian
nữa mới có thể rõ chi tiết, khi tài liệu văn khố
Bộ Chính Trị Ðảng CSVN, Trung
Cộng, Liên Sô Nga hay B. NHỮNG BIỂU HIỆU: Việc ve
vãn Cộng
Sản Hà Nội còn có thể tăng bổ [corroborate] bằng những lời
tuyên bố và việc làm của họ Ngô trong ba
năm 1961-1963 liên quan đến các vấn đề “thống nhất
và trung lập,” yêu cầu cắt
giảm lính Mỹ và tuyên truyền chống Mỹ. 1. Thống nhất và trung lập: Những tài
liệu văn khố hiện đã mở ra cho người nghiên cứu chưa tiết
lộ rõ
ràng chi tiết về phản ứng của họ Ngô với điều kiện “thống
nhất và trung lập” mà
Hà Nội cũng như MTDT/GPMN tung ra từ năm 1962. Ngô
Ðình Diệm, vào
tháng 5/1963, tâm sự với Ðại sứ Lalouette rằng chiến
trận sẽ tự động tàn lụn đi,
không cần phải có thương thuyết, vì các
lãnh đạo miền Bắc cảm thấy được sự vô
ích trong âm mưu đánh chiếm miền Nam.(22)
Chỉ
từ
tháng 8/1963, Diệm mới có vẻ tách khỏi lập
trường
chống Cộng, nghiêng về “trung lập.” Ngày
30/8, Diệm triệu tập Hội đồng
chính phủ để nghiên cứu tuyên ngôn ngày
29/8/1963 của Tổng thống de Gaulle, về
giải pháp trung lập, thống nhất, độc lập với mọi ảnh hưởng ngoại
bang. Rồi cho
lệnh Việt Tấn Xã dịch tuyên ngôn trên, in
trên trang nhất bản tin Việt Tấn Xã.
Chính phủ Diệm cũng cho lệnh Ðại sứ Phạm Khắc Hy ở Nhu là
người duy nhất trực hoặc gián tiếp
đề cập đến trung lập. Gần cuối tháng 8/1963, Trần Thiện
Khiêm mật báo với Mỹ
rằng Nhu từng tuyên bố với các Tướng (kể cả Dương Văn
“Big” Minh, Lê Văn
Nghiêm) là nếu Mỹ cắt viện trợ, Nhu có thể
liên lạc với Hà Nội, yêu cầu giảm
bớt cường độ chiến tranh, trong khi thương thuyết một thỏa ước vĩnh
viễn.( 24)
Nguồn
tin
tình
báo Mỹ ngày 30/8/1963 khẳng quyết rằng
ít tháng trước ngày Nhu tiếp
Maneli tại Dinh Gia Long, Nhu đã chủ trương trung lập hóa
và thống nhất Việt
Nam.(25) Nhưng trong lần gặp Lodge chiều Thứ Hai 2/9/1963, và
John H.
Richardson
(?)
chiều Thứ Sáu, 6/9, Nhu minh xác rằng mình cực
lực chống
trung lập, vì trung lập hoàn toàn đi ngược với
quan điểm và chính sách VNCH.( 26) 2. Giảm quân số Mỹ: Việc đòi
hỏi giảm quân số Mỹ được Nhu đề cập từ đầu năm
1963.(27)
Ngày
Thứ
Sáu,
12/4/1963, khi tiếp chuyện một viên chức CIA ở Sài
Gòn Nhu tuyên bố cần giảm từ
500 tới 3,000 hay 4,000 lính Mỹ. Nhu nói khi người Mỹ mới
tới, người Việt rất kính nể
họ vì họ làm việc chăm chỉ, có kỷ luật và
không gấu ó lẫn nhau hay với người
khác. Tuy nhiên kỷ luật đã bị sa sút, theo
thời gian và nhân số. Diệm đã nhận được
quá nhiều lời than phiền. Tướng Tôn Thất Ðính,
chẳng hạn, than phiền rằng có
quá nhiều người Mỹ.(28)
Tại
quân
trường sĩ quan trừ bị Thủ Ðức, trong
mùa Hè 1963 được lưu truyền những việc làm “anh
hùng” của một số sĩ quan Việt
chống lại thái độ trịch thượng, thực dân của cố vấn Mỹ.
Ðại tá “Lam Sơn,” chẳng
hạn, từng “gõ can [gậy chỉ huy] lên đầu một cố vấn Mỹ,”
hay Tướng Ðính “rút
súng dọa bắn” một nhân viên CIA Mỹ. Ngày
22/4/1963, cơ
quan CIA tiên đoán chế độ Diệm sẽ yêu cầu Mỹ giảm
quân số tại miền Hơn một
tháng
sau, trong bài phỏng vấn Nhu trên báo Hạ tuần
tháng 5/1963, sau khi chào Diệm để
về Pháp nghỉ, Lalouette cũng tiết lộ Diệm và Nhu
đã yêu cầu giảm bớt số cố vấn
Mỹ.(33) Phó Tổng
thống Nguyễn Ngọc Thơ, người được chính phủ Mỹ coi như
nhân vật
có thể kế vị Diệm trong trường hợp bất trắc, cũng xa gần
không muốn Mỹ gửi cố
vấn dân sự xuống các tỉnh. Mạnh miệng nhất
là Lệ Xuân. Trong thời gian đi giải độc ở châu
Âu và Mỹ,
“Rồng Cái” ví von quân nhân Mỹ tại Việt Nam
như những tên lính đánh thuê nho
nhỏ [little
soldiers
of
fortune]. Vợ chồng
Nhu còn chê bai cả binh chủng Lực lượng Ðặc biệt do
Kennedy lập nên; và, nói
thẳng rằng quân đội Mỹ không thích hợp với chiến
tranh du kích. Trong bài
phỏng
vấn trên tờ Espresso của Italia, ra ngày
10/10, Nhu tuyên bố miền 3. Chống Mỹ: Suốt từ đầu năm
1950, sau khi lội núi vượt sông đi bộ 17 ngày qua
Bắc Kinh xin viện trợ, ngày
3/2/1950 Hồ được Phó Chủ tịch Trung Cộng là Liu Shaoqi
[Lưu Thiếu Kỳ] cho qua
Mat-scơ-va gặp Josef Stalin để giải thích lý do giải
tán Ðảng Cộng Sản Ðông Dương
ngày 11/11/1945, Hồ
ngả hẳn về khối Cộng Sản do Liên sô Nga cầm đầu.
Ngoài những chiến dịch suy tôn
Stalin, Mao Trạch Ðông, tái lập Ðảng Cộng Sản dưới
bảng hiệu Ðảng Lao Ðộng Việt Nam [LÐVN]
năm 1951,
hay chỉnh phong, chỉnh cán, chỉnh quân, cải cách
ruộng đất, áp dụng những “nghi lễ Mao-ít”
trong đời sống thường
nhật, Hồ chỉ thị cho thuộc hạ đẩy mạnh phong trào tố cáo
“đế quốc Mỹ xâm lược.”(35)
Sau
năm
1954, cơ quan tuyên truyền Hà
Nội cũng ngày đêm ra rả gọi sự trợ giúp của Mỹ cho
chế độ chống Cộng ở miền Nam
là “đế quốc” hay “tân thực dân.” Từ sau cuộc đảo
chính của Nhảy Dù và TQLC ngày 11/11/1960,
chế độ Diệm
bắt đầu dùng đến thuật ngữ “thực dân Mỹ.” Ngày
17/11, Ủy Ban Nhân Dân Chống
Phiến Cọng của Trương Công Cừu, Ngô Trọng Hiếu và
Nguyễn Văn Châu sử dụng phương
tiện của chính phủ rải truyền đơn tố cáo “thực
dân
Mỹ,
Anh, Pháp” dính líu vào cuộc đảo
chính. Ðích thân Diệm tố cáo với Tướng
Lionel McGarr, Tư lệnh MAAG, rằng có những phần tử Mỹ nói
xấu chế độ. Nhu thì đi
thẳng vào vấn đề hơn. Trong cuộc thảo luận với Lalouette, Nhu
nghi Mỹ nhúng tay
vào cuộc đảo chính. Một trong những chứng cớ là
Ðại sứ Elbridge Durbrow chỉ đứng
ra hòa giải, và còn cho Hoàng Cơ Thụy
vào bao tải đựng văn kiện ngoại giao đưa
trốn khỏi nước. Nhóm sĩ quan Nhảy Dù thì
tuyên bố ở Báo
cáo ngày 18/12/1962 của TNS Mike Mansfield (1903-2001),
Chủ tịch Khối
đa số Thượng viện Mỹ, khiến vợ chồng Nhu lại xa gần đả kích
“thực dân.”(37) Ngày
2/3/1963, Diệm tuyên bố không cần học hỏi gì ở
Oat-shinh-tân.( 38) Gần cuối
tháng 3/1963, Nhu cho lệnh Tung và Ðính mở
chiến dịch tuyên
truyền “chống Mỹ.“(39)
Lệ
Xuân
mượn ngày Lễ Hai Bà Trưng 1963,
và rồi tổ chức Phong Trào Phụ Nữ Liên
Ðới
[PTPNLÐ] để chỉ trích Mỹ can thiệp vào nội
tình Việt Từ cuối
tháng 8/1963, nữ phát ngôn viên bán
chính thức của chế độ–tức Lệ
Xuân–ngày càng bộc lộ bản chất và tư
cách đích thực của một người ít học vấn,
nhưng do “Thiên mệnh Mỹ” và viện trợ Mỹ bỗng dưng lọt
vào trung tâm quyền lực
của miền Tuy
nhiên,
cho tới nay
vẫn chưa có tài liệu về những đầu mối bản xứ giúp
gia đình họ Ngô ve vãn Việt
Cộng. Có người cho rằng Mã Tuyên, một lãnh
tụ Hoa kiều ở Chợ Lớn, là đầu mối
quan trọng. Lại có tin Albert Phạm Ngọc Thuần [sau đổi
thành Phạm Ngọc Thảo],
cựu Giám đốc Mật vụ của Ủy Ban Hành Chính
Kháng chiến Nam Bộ (1947-1949), và
lúc đó giữ chức Thanh tra Ấp Chiến
lược,
với
cấp Trung tá, là đầu mối khác. Ngoài
ra, phải kể Vũ Ngọc Nhạ của cụm
tình báo chiến lược A-22, và các ổ
trí vận ở Sài Gòn dưới quyền Trần Bạch Ðằng,
với những thành viên như em gái Bộ trưởng Trần
Lê Quang, v.. v...
B. NGUYÊN DO: Có nhiều
yếu tố dẫn đến việc Diệm-Nhu tự biến mình thành “phiến
Cộng.” 1. Giải tỏa áp lực Mỹ: Mục tiêu
tối hậu của người Mỹ là duy trì một miền Trong khi
đó, từ năm
1960, người Mỹ muốn “rút ngắn hơn giây cương” con ngựa
kéo cỗ xe chống Cộng
miền Cuộc tranh đấu
của
Phật giáo từ ngày 7/5/1963 khiến áp lực Mỹ
ngày một gia tăng. Chính phủ John F.
Kennedy (1/1961-11/1963) công khai áp lực Diệm phải
đáp ứng những nguyện vọng
của Phật giáo, thành thực tôn trọng bản Tuyên
cáo chung 16/6/1963, và từng đe
dọa sẽ tách biệt khỏi chính sách Phật giáo
của chế độ Diệm nếu có thêm một vụ
tự thiêu. Diệm-Nhu quyết không nhân nhượng,
tìm đủ cách phản ứng: Từ bịa đặt
ra việc Cộng Sản ném lựu đạn (sau sửa sai thành hai trái mìn từ lực) trước
Ðài phát thanh Huế, đàn áp, bắt giữ
người biểu tình, tới vu cáo cuộc tranh đấu
của Phật giáo do Cộng Sản chi phối, nhằm lật đổ chính
quyền. Cả Diệm lẫn Nhu đều
lên án “đế quốc” [và Cộng Sản] nhúng tay
vào cuộc tranh đấu của Phật Giáo.( 42) 2. Lo ngại bị Mỹ bỏ rơi: Từ năm 1960, họ
Ngô không còn được chính phủ Mỹ chiều chuộng
như xưa. Sau
cuộc đảo chính hụt ngày 11/11/1960, Diệm-Nhu bắt đầu nghi
ngờ sự yểm trợ mà Bảo
Ðại từng cay đắng gọi là “mù lòa” của
chính phủ Mỹ, và nhóm “Những người bạn Mỹ
của Việt Nam” [American
Friends
of
Vietnam] như cựu Tướng William Donovan, TNS Mike Mansfield, Hồng
y Francis Spellman, v.. v... (43) a. “Sự áp bức của
báo chí Mỹ”: Ðiều
khiến họ Ngô cực kỳ bất mãn là báo
chí Mỹ không ngừng đả kích chế độ Diệm. Từ đầu
năm 1957, báo Foreign Affairs [Ngoại
giao] đã cảnh giác dư luận Mỹ về tình trạng
“cảnh sát trị ở miền Vài học
giả ít nhiều liên hệ
với Ðại học Công Lập Tiểu Bang Michigan [MSU], Ðại học
ký giao kèo cố vấn cho
những kế hoạch hành chính và luật pháp với
Sài Gòn, cũng công bố những nghiên
cứu bất lợi cho chế độ như Milton C. Taylor trên tờ New
Republic ngày 14/6/1961, và Frank C. Child trên
cùng báo này
ngày 4/12/1961. Dưới mắt Diệm, nhóm MSU chịu trách
nhiệm về các chỉ trích
“không đúng sự thực, không hợp lý, và
phá hoại”. Diệm và Nhu cho rằng các giáo
sư MSU đã lợi dụng cơ hội để nghiên cứu làm
công tác gián điệp và tiết lộ những
tin xấu về chính phủ.( 44) Trong
khi đó một nhóm ký giả trẻ như Neil Sheehan,
Malcom Browne, David Halberstam,
v.. v... được Trung tá Paul Vann, cùng viên chức
trong Dinh Gia Long (Trần Kim
Tuyến, Nguyễn Ðình Thuần), và cán bộ
tình báo chiến lược Bắc Việt (như Vũ Ngọc
Nhạ, Pham Xuân ẩn) cung cấp tin tức mật–do những lý do
và mục đích khác
nhau–tìm cách trình bày chiến cuộc
và gia đình họ Ngô dưới những góc cạnh bi
quan nhất. Sợi giây xuyên suốt qua những bài tường
thuật của họ là trận chiến đang
thua và Mỹ không thể thắng trận với họ Ngô. Theo họ,
Nam Việt Nam đang trở
thành một thứ “bãi lầy” hay “cát lún,”
nghĩa địa của uy tín và danh dự của siêu
cường Mỹ. (“Chiến thắng” Ấp Bắc ở Mỹ Tho vào đầu năm 1963 chỉ
là một thí dụ)
Qua những cuộc phỏng vấn Nhu và nhất là Lệ Xuân, họ
biến vợ chồng Nhu-Lệ Xuân
thành một thứ quái vật đen của chế độ. Trong một chuyến
thăm
Mỹ bí mật, ngày 7/9/1960 Lệ Xuân đã nhờ
Tướng Edward Lansdale và CIA bí mật can
thiệp, công khai thanh minh cho Lệ Xuân về những tin
đồn vô căn.
Tại
sao
cơ
quan CIA không nói Lệ Xuân là người thứ tư
trong danh sách cần tiêu diệt
của Cộng Sản (sau Diệm, Nhu và Cẩn). Tại sao những người Mỹ
không hành động như
Tướng Williams, Tư lệnh MAAG, con người chỉ biết làm bổn phận
của mình? Các
nhân viên và sĩ quan Mỹ tại Sài Gòn
không thân thiện với chính phủ VNCH. Khi VC
gia tăng tấn công, Durbrow chẳng những không tích
cực giúp đỡ mà chỉ lo can
thiệp vào nội tình cai trị của Diệm. Thái độ của
Mỹ về việc tranh chấp biên
giới với Miên thật khó hiểu. VC đột nhập qua ngả
biên giới trong khi Mỹ cố tình
ve vãn Sihanouk, tảng lờ việc Sihanouk thân thiện với
Trung Cộng. Nhưng
Lansdale chẳng làm được gì giúp vợ chồng Nhu.(45) Vì
không thích bị chỉ trích,
họ Ngô tìm đủ cách phản ứng. Từ áp lực
Tòa Ðại sứ Mỹ can thiệp, tới sử dụng tờ
nhật báo Mỹ ngữ ở Sài Gòn, Times of Cuối năm 1961,
sau
khi Kennedy không đồng ý gửi quân chiến đấu
vào Nam Việt Nam như Taylor đã hứa
với Diệm, lại còn ép Diệm phải cải tổ chính phủ,
họ Ngô mở chiến dịch chống Mỹ trên
báo chí Việt Nam để cảnh giác Kennedy về thứ gọi
là “tự do quá trớn” của báo
chí Mỹ. Trong buổi nói chuyện với Robert J. Manning
ngày 17/7/1963, Nhu nhận định
rằng một số ký giả trẻ Mỹ có tham vọng lật đổ
chính phủ hiện hữu để lập một chế
độ mới, và “chính phủ Việt Nam bị báo chí
Mỹ áp bức.”( 47) b.
Lo sợ Mỹ thay đổi chính sách: Từ sau cuộc đảo
chính hụt
11/11/1960, anh em Diệm-Nhu-Thục luôn luôn lo sợ Mỹ thay
đổi chính sách. Trong hai năm
1960-1961, Ðại sứ Lalouette ít nhất hai lần dò hỏi
Ðại sứ
Durbrow về việc liệu chính phủ Mỹ có thay đổi
chính sách với miền Tình
hình chính trị và quân sự tại Lào
và diễn biến cuộc thương thuyết Hiệp ước
Geneva 1962, bảo đảm nền trung lập của chính phủ liên hiệp
Lào, cũng khiến Diệm
và Nhu lo sợ Mỹ bỏ rơi miền Nam. Ngày 19/10/1961, khi gặp
Lansdale, Nhu không
dấu sự lo sợ rằng diễn biến ở Lào được coi như sự bỏ rơi
chính sách chống Cộng,
và giải kết Liên phòng Ðông Nam Á.
Ngày
10/7/1962,
đích thân Kennedy phải
viết thư trấn an Diệm là không thay đổi chính
sách từ ngày nhiệm chức, và sẽ
tiếp tục giúp VN tự bảo vệ và chiến thắng CS. Riêng
tại Lào, nếu không trung
lập, sẽ là chiến tranh. Trong buổi họp thượng đỉnh với
Khrushchev tại Có lẽ
vì mối lo ngại canh cánh bên lòng
này,
ngày 21/7, Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu còn nêu
lên vấn đề liệu Nga Sô có kiềm chế
Trung Cộng hay CSVN tại Lào. Và, khi TNS Mansfield
hoàn tất bản báo cáo vào
cuối năm 1962, phản ứng của họ Ngô giận dữ khác
thường–khởi đầu một chuỗi những
dữ kiện được biết như “cơn điên cuồng [hay mê sảng] của một
gia đình cai trị chưa
từng thấy từ thời các Ngs hoàng.” Ngoài ra,
cần đề
cập đến không khí hòa hoãn đặc biệt giữa Mỹ
và Nga vào cuối năm 1962, đầu 1963.
Tháng 12/1962, Nikita S. Khrushchev đề nghị hai siêu cường
nên hạn chế cuộc
chạy đua vũ trang nguyên tử. Ngày 10/6/1963, Kennedy
đáp ứng bằng bài diễn văn
tại Ðại học American ở Việc thay thế
Ðại sứ Nolting bằng Lodge
vào giữa năm 1963 càng tăng thêm nỗi hãi sợ
bị bỏ rơi của họ Ngô. Nhu dùng
tiếng “Toàn quyền” để gọi Lodge, trong khi Diệm hờn oán
sai Thuần
cho
Truheart
biết Diệm rất bất mãn việc thay đại sứ Mỹ ở Sài
Gòn. và nghi rằng
Mỹ đang thay đổi chính sách, bắt Diệm phải làm
theo Mỹ hay sẽ bị loại bỏ [Diem
thought
a new American policy was involved
and an effort to force him to do our bidding or to unseat him].
Diệm cũng tuyên bố dẫu có gửi
10 Lodge tới Sài
Gòn, vẫn phải huấn luyện pháo binh bắn vào Dinh
Gia Long [“they
can
send ten Lodges, but I will not
permit myself or my country to be humiliated, not if they train their
artillery
on this Palace”].
(50) (Ngày
1/11/1963, Thiếu úy Hoàng Nguyên của Pháo
binh Sư đoàn 5 là sĩ quan tiền sát điều
chỉnh tác xạ vào Thành Cộng Hòa và
một số mục tiêu khác) Phía sau
hậu trường chính trị, Nhu tìm
cách giảng hòa với Pháp, hy vọng dùng
Pháp để giảm bớt áp lực Mỹ. (Kế hoạch này
đã khởi xướng từ năm 1961). Có lúc Nhu còn
xa gần nhắc đến Trung Cộng. Và, đáng
sợ hơn nữa, nuôi ý định ve vãn Cộng Sản. c. Lo sợ
Mỹ bỏ rơi họ Ngô: Mối lo ngại
này chẳng phải vô bằng chứng. Từ sau cuộc Trưng
cầu truất phế Bảo Ðại ngày 23/10/1955, các viên
chức Mỹ và dư luận thế giới đối
diện một sự thực khó thể chối cãi là chế độ Diệm
độc tài, gia đình trị, và giáo
phiệt. Ngay những
người thân cận cũ trong nhóm Bạn Mỹ của Việt Ngày
24/1/1962, Giáo sư Wesley
R. Fishel của Ðại học Tiểu bang Thượng
Nghị sĩ Mike Mansfield, lãnh tụ khối đa số, người đỡ đầu của chế
độ Diệm và
từng ba lần cứu nguy cho Diệm trong hai năm 1954-1955, cũng bắt đầu đổi
ý. Cuối
năm 1962, sau một chuyến thăm Việt Nam, Mansfield kết luận là Mỹ
phải duyệt xét
lại chính sách, vì sau khi đã trút
vào miền Nam nhiều tỉ [hơn hai tỉ] Mỹ kim,
tình hình an ninh đã trở lại với giai đoạn Diệm
mới lên cầm quyền. Nguyên
văn:
“Indeed, it
was distressing on this visit to hear the situation described in much
the same
terms as on my last visit although it is seven years and billions of
dollars
later. Vietnam, outside the cities, is
still insecure place which is run at least at night largely by the
Vietcong.
The government in Một số
viên chức trẻ tung tin họ Ngô phải ra đi [The
Ngos
must go]. Ðại sứ Durbrow đề
nghị “thay ngựa” một cách hợp pháp qua cuộc bầu cử Tổng
thống vào tháng 4/1961. Ngày
22/10/1961,
Joseph A. Mendenhall, Cố vấn chính trị Sài Gòn,
đặt câu hỏi: “Sự vững chắc của
chính phủ Diệm ra sao?”
(“How stable is the
Diem government?”) rồi tự trả lời:
“Chính phủ này
ít vững chắc hơn so với sáu hay ba tháng trước,
và ít vững chắc ngay cả với tuần
trước.”
(“It is less stable then it was six or three
months ago or even than it was a week ago;”) Những cuộc thất
trận trong hai tháng 9-10/1961
và cái chết của Ðại tá [Hoàng Thụy] Từ
năm
1962, các viên
chức Mỹ lại bắt đầu nghiên cứu một giải-pháp-khác-Diệm.
Ngày
16/8/1962,
trong phiếu trình về tình hình Việt
Nam, Mendenhall ghi nhận:
Lực lượng Việt Cộng (VC) đã tăng từ 2,000 vào cuối năm
1959 lên 20,000 trong năm
1962. Chính phủ chỉ còn kiểm soát được
thành phố và các tỉnh, quận lị. Tình
trạng an ninh ngày một tồi tệ hơn. Tổng thống Diệm và sự
yếu kém của ông ta là
nguyên nhân chính của tình trạng thoái
hóa. Hai nhược điểm của chính phủ Diệm
là: (1) Chính quyền tổ chức không hữu hiệu, hậu quả
của việc Diệm không có
những quyết định dứt khoát, không chịu chia xẻ bớt
trách nhiệm, không có hệ thống
chỉ huy, không nhìn nhận lỗi lầm và thiếu tin
tưởng; và (2) thiếu khả năng lôi
kéo quần chúng vì Diệm không có những
đặc tính của một nhà chính trị. Ðể chiến
thắng VC, cần một chính quyền hữu hiệu hoặc phải được dân
chúng mến mộ, nhưng
Diệm thiếu cả hai. Ấp Chiến lược không đạt được những kết quả
mong muốn. Dân
chúng không được bảo vệ kịp thời và đúng
mức; chính sách Ấp chiến lược khiến
mất lòng dân hơn lôi kéo họ về phía
chính quyền. Chính phủ cũng chẳng quan tâm
gì đến các khía cạnh xã hội và kinh
tế trong các Ấp Chiến lược. Chẳng có cơ hội
nào khiến Diệm và Nhu thay đổi. Diệm đã già
(65 tuổi) và không bỏ được lề lối
quan lại. Diệm và Nhu đều nghĩ rằng họ biết người Việt hơn ai
hết, vì thế ít
khi nhận lời khuyên can. Cả hai đều không tin cậy người
ngoài gia đình và họ
không thể thay đổi nguyên tắc “chia để
trị.” Không thể thắng VC với cách làm việc của
Diệm-Nhu, và dù áp lực cách
nào đi nữa, Diệm-Nhu cũng không chịu thay đổi lề lối
làm việc. Ðề nghị: Loại
bỏ Diệm, vợ chồng Nhu, và tất cả những người trong họ Ngô.
(54) Phó
Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách Viễn Ðông vụ,
Edward E. Rice, phê bình: “Có vẻ như
một việc rất phức tạp và không dễ giữ bí mật trước
khi thi hành.” Ngày
17/8/1962, Bạch Cung quyết định rằng báo cáo tháng
5/1961 của PTT Lyndon B.
Johnson là căn bản của chính sách Việt Ðặc biệt,
quyết định thay Ðại sứ Nolting
bằng Lodge vào tháng 6/1963–giữa cơn khủng hoảng Phật
Giáo–càng tăng thêm nỗi
hãi sợ bị bỏ rơi của họ Ngô. (56) 3. Ðụng chạm cá nhân
với Mỹ: Sự căng thẳng
liên hệ với Mỹ trước hết là do quyền lợi cá
nhân của họ
Ngô. Anh em họ Ngô không thể hiểu nổi tại sao người
Mỹ yểm trợ nhiệt tình miền a. Mặc cảm “vệ tinh”: Việt Nam Cộng
Hòa là một thực thể chính trị do Mỹ lập nên
và cần viện trợ
Mỹ để tồn tại, vào khoảng 200-400 triệu MK mỗi năm và
ngày càng gia tăng. Họ
Ngô hiểu rõ điều ấy hơn bất cứ một ai tại Nam Việt Trên căn
bản đây là thứ liên hệ bất bình đẳng, giữa
người cho và người
nhận. Nhưng họ Ngô lại muốn được nhìn ngắm và
hành xử như lãnh tụ một quốc gia
hoàn toàn độc lập, có khả năng tự túc, tự
cường, một “chí sĩ,” “lãnh tụ anh
minh” của toàn quốc dân Việt Ngày
12/4/1963,
khi
tiếp chuyện một viên chức CIA ở Sài Gòn [ Vào trung
tuần tháng 9/1963, cơ quan CIA
trình lên Kennedy “Vấn đề Nhu” [Problem
of
Nhu] như sau:
Nhu có tinh thần chống Mỹ, cáo buộc Mỹ là thực
dân, phong kiến, đang muốn biến
Nam Việt b. Khác biệt trong ước muốn viện
trợ: Trong giai đoạn
1955-1959, kinh viện của Mỹ cho Việt Trên
nguyên tắc, họ
Ngô không hài lòng với cách viện trợ
của Mỹ. Thứ nhất, viện trợ Mỹ không tháo
khoán cùng một lúc mà chỉ tháo
khoán theo thời kỳ, cho từng chương trình viện
trợ. Thứ hai, viện trợ
Mỹ chỉ được dùng để mua hàng Mỹ, chuyên chở bằng
các phương
tiện của Mỹ. Thứ ba, miền Họ Ngô muốn
được viện trợ theo kiểu Lend-Lease [mua/thuê trả
dài hạn], hay cho vay dài hạn với lãi xuất
thấp nhưng Mỹ không chấp thuận. (61) Chiều
ngày 2/9/1963, Nhu còn lập lại rằng muốn được vay
dài hạn, với lãi xuất thấp, hơn
là viện trợ. Như thế người Mỹ tránh được trách
nhiệm về những gì người Việt
làm.( 62) Chủ
đề Nhu ưa thích nhất là làm một cuộc cách
mạng tiến tới tự lực và tự túc. Nhưng,
như Nhu than phiền với Ðại sứ Nolting vào hạ tuần
tháng 5/1963, Nhu đã bị hiểu
lầm quá nhiều là bài ngoại hay chống Mỹ. Nhu nhấn
mạnh rằng chỉ làm một cuộc
cách mạng thực sự (kiểu mỗi gia đình một miếng đất trong
khu vực Ðồng Tháp Mười
và các chiến khu C, D, v.. v..., hay khẩu hiệu “tam
giác,” “tam túc”) nhưng bị
hiểu lầm, và phá bĩnh bởi những kẻ bên lề. (63) Từ tháng
9/1963–sau khi bị Mỹ áp lực rời
nước–vợ chồng Nhu-Lệ Xuân còn tuyên bố không
cần viện trợ Mỹ. Trong bài phỏng
vấn trên tờ Espresso của Italia, ngày
10/10, Nhu tuyên bố miền Nam có thể sống còn
dù có Mỹ yểm trợ hay không. Nhu muốn
Mỹ đối xử với Việt Ngô Trọng
Hiếu cũng tuyên bố “Chúng tôi
không cần người Mỹ, trên cả phương diện kinh tế.”( 65) c. Khác biệt trong triết
lý hành động: Họ Ngô tin
rằng chỉ
có họ mới biết chống Cộng một cách hữu hiệu. Theo họ,
người Mỹ không biết gì
nhiều về Việt Cộng. (66) Họ Ngô cũng
tin rằng không thể
áp dụng thể chế dân chủ kiểu “một chính phủ bao gồm
nhiều khuynh hướng chính
trị quốc gia.” Diệm chủ trương độc tài hay trung ương tập quyền,
theo kiểu Cộng
Sản Bắc Việt, nhưng chỉ khoác cho nó lớp xiêm
áo dân chủ tượng trưng, trên giấy
tờ. Hiến Pháp 1956, chẳng hạn, dành cho Diệm quyền uy tối
thượng, như ban hành
các sắc luật cần thiết trong trường hợp lâm nguy. Một quan
sát viên ngoại quốc,
vốn có lập trường chống Cộng vững mạnh, gọi chế độ VNCH
là chế độ “Cộng
Hòa Nhân Dân chống Cộng” duy nhất
trên thế giới; và trong vòng 24 giờ,
nếu người ta thay đi lá quốc kỳ [nền vàng ba sọc đỏ],
nó sẽ giống hệt miền Bắc.
Trong khi đó, dư luận Mỹ nối liền viện trợ với tinh thần
dân chủ thực sự, và
chẳng ưa thích gì loại “dân
chủ
Nhân Vị, chậm tiến” của họ
Ngô. Sở dĩ năm 1954-1955, chính phủ Eisenhower coi Diệm
như cá nhân duy nhất
xứng đáng được nhận viện trợ Mỹ vì họ tin rằng độc
tài bản xứ không xấu bằng
thực dân Pháp, và các viên chức Mỹ tự
tin có khả năng “uốn nắn” Diệm theo con đường
dân chủ. Nhưng từ Dulles tới Rusk đều sai lầm. Chẳng những
là “một nhà tiên tri
không có lời rao giảng [a
messiah
without
a message]”
Diệm còn nặng mang tinh thần “thánh chiến Trung Cổ” [medieval
crusade].
Diệm vừa chống Cộng vừa nặng mang tự ti mặc cảm với các
lãnh tụ Cộng Sản, trong
khi đánh giá thấp mọi tổ chức và cá
nhân chống Cộng không Ki-tô. Ngày
12/4/1961, Diệm tuyên bố với ký giả
Joseph Alsop rằng chính phủ Mỹ không yểm trợ Diệm
đúng cách.( 67) Ngày
6/1/1962, khi gặp các viên chức Mỹ, Diệm cũng qui
trách cho lỗi lầm của Mỹ
khiến không chống Cộng hữu hiệu. Theo Diệm, sai
lầm của Mỹ là không chấp
thuận đề nghị xin tăng 20,000 quân VNCH trong chuyến qua Mỹ năm
1957, coi Bảo
An như lực lượng cảnh sát thôn quê hơn là
quân đội; không xây dựng các trục lộ
chiến lược mà Diệm đề nghị. Xen kẽ với các phê
bình trên là một cuộc độc thoại
miên man về thành tích và kinh nghiệm 40 năm
chống Cộng: từng bị Việt Minh bắt
giữ sau năm 1945 và bị giam trong một vùng rừng
núi Bắc Việt; lý do từ quan năm
1933 là do lập trường chống cả thực dân lẫn Cộng Sản [Diem’s anti-colonialist and anti-communist
convictions led to his withdrawal from the French civil service];
và, từ năm 1922, khi khởi đầu hoạn lộ với chức tri huyện, Diệm
đã chống Cộng và
nghiên cứu về Cộng Sản qua các tài liệu ấn
hành ở Switzerland [Thụy Sĩ]. Suốt
40 năm kế tiếp, lập trường này không thay đổi.( II:41-2)
Nhưng ngày 26/1/1962, Phụ tá Giám đốc Viễn
Ðông vụ, Sở Quốc tế An ninh vụ của
Bộ Quốc Phòng Mỹ [Far East Affairs, Office of International
Security Affairs,
DOD], Kent, nhận xét: Diệm
là
người không biết
san xẻ quyền lực; không biết hòa hài hay nhân
nhượng; có ảo tưởng về sự toàn năng
của mình. Diệm là một ông quan qua huấn luyện
và thừa kế. Ông ta tự cho mình là
chính nghĩa, được thần linh hướng dẫn. Ông ta có lẽ
thiếu khả năng nhận hiểu
rằng lợi ích quốc gia Việt Họ Ngô
không thể
chấp nhận những thứ quái lạ như “tự do báo chí”
(tự do quá trớn, tự do thiếu
trách nhiệm). Cuối năm 1961, họ Ngô cho báo
chí Mỹ tấn công chính phủ Mỹ để dạy
Mỹ một bài học về cách kiểm soát báo
chí. Ðầu năm 1962, Diệm còn định viết thư
cho Kennedy than phiền về sự “lộng hành” của báo
chí Mỹ.( 69) d. Kỳ thị chủng tộc: Ẩn tàng
dưới sự chống Mỹ âm thầm, thẳm sâu trên là mặc
cảm bài ngoại [xenophobia]. Người
Việt thường có thói quen coi người ngoại quốc như “mọi
rợ” hay “ngu xuẩn,” “khờ
khạo.” Tiếng thông dụng nhất trong dân gian về một người Mỹ
là “mọi da đỏ.”
Tiếng thông dụng trong giới có quyền chức là
“bàn tay lông lá.” Nhiều sĩ quan
cho rằng cố vấn Mỹ chẳng có gì để “cố vấn” được họ,
vì họ là những người từng
“dày dạn kinh nghiệm trận mạc”–như đóng đồn, khai
thông trục lộ, v.. v... dưới
sự che chở của đạo quân viễn chinh Pháp. Ngô
Ðình Nhu nhiều
hơn một lần chê người Mỹ “muốn giúp” mà “chẳng hiểu
mô tê gì cả.”( 70) Mặc dù Nhu
có lần
khẳng định với viên chức Mỹ là không có tinh
thần bài ngoại hay chống Mỹ, việc
làm và lời nói của Nhu biểu lộ quá
rõ ràng những cá tính này. e. Mặc cảm tự tôn “văn
hóa”: Anh em họ
Ngô, đặc
biệt là Nhu, còn mang thêm mặc cảm tự tôn văn
hóa. Ngô
Ðình Diệm, vì chỉ đậu Trung học đệ nhất cấp
[Diplôme]–khởi đầu hoạn
lộ bằng chức cửu phẩm tập ấm tại Tân thư viện Huế năm 1917,
và trong vòng 8, 9
năm thăng tiến lên chức Tuần vũ Phan Thiết–nặng mang tinh thần
Ki-tô Vatican
trung cổ, phảng phất thứ luân lý Nho giáo phổ
thông. Bởi thế, dù ngưỡng mộ xã
hội Mỹ và nền văn minh Mỹ, Diệm không chấp nhận được nền
văn hóa pháp trị, sự
biệt phân giữa nhà nước và giáo hội, hay bầu
không khí “dân chủ quá trớn” của nước
Mỹ. Từng tốt nghiệp
trường cổ ngữ Chartes (chương trình quản thủ thư viện và
văn khố) tại Mặc cảm tự
tôn văn hóa trên, thực ra do
lòng tự ti mà thành. Ðược huấn luyện ở
Pháp trong thập niên 1930, trở lại sống
trong xã hội bảo hộ và rồi một xã hội
nửa-thuộc-địa đang bị chiến tranh tàn phá
trong hai thập niên 1940-1950–tức một xã hội chậm tiến hay
kém phát triển [underdevelopped], theo cách
diễn tả của Nhu–nên Nhu chưa
có dịp nghiệm chứng nền văn hóa kỹ-nghệ-hóa của
một siêu cường, với những phát
kiến đưa nhân loại vào một cuộc cách mạng khoa học
chưa hề có tiền lệ, một nền
văn hóa vật bản thực dụng, thắng vượt khỏi thứ nền văn
hóa vật bản/Ki-tô cứng đọng
của Âu Châu. Nhu cũng chưa từng cảm nhận được sự chuyển vận
của một xã hội thực
sự độc lập, pháp trị hiến định. Tóm lại, Nhu chẳng hiểu
gì về người Mỹ, văn hóa
Mỹ, cấu trúc xã hội Mỹ ngoài những cảm nhận
bình dân. Mặc cảm tự tôn của
Diệm-Nhu, ngắn và gọn, là thứ tự tôn văn hóa
kiểu Trung cổ.( 72) Vợ Nhu, một phụ
nữ
chưa kịp tốt nghiệp trung học, cũng lây cái bệnh “tự
tôn văn hóa” trung cổ này.
Chung qui cũng do họ bị vây bủa tứ hướng bằng những vách
đá “ngu dốt sặc sỡ và điêu
ngoa hào nhoáng” lạnh lẽo của những giai tầng tự nhận
là “sang cả” [elite] của
các xã hội thuộc địa mà Nhu rất thích gọi
là “chậm tiến” [underdeveloped]. Là một gia
đình thăng tiến vượt mức nhờ
theo đạo Ki-tô, hết lòng phục vụ bảo hộ Phàp, lại
có một người đi tu lên tới
chức Giám mục từ năm 1938, họ Ngô cho rằng tôn
giáo Ki-tô của họ là chân lý,
và
tâm niệm rằng tất cả những người theo đạo khác đều
là ác quỉ (Satan). Thái độ
kiêu ngạo, cửa quyền của Diệm-Thục đối xử với các
giáo phái Cao Ðài, Hòa Hảo
trong thập niên 1950 và rồi Phật giáo từ năm 1956
tới 1963 là những bằng chứng
cụ thể. Cuộc đấu tranh của Phật giáo trong năm 1963, bởi thế,
được nhìn ngắm và
kết tội như âm mưu chống lại chính quyền, do Cộng Sản
và “những tên phiêu lưu
quốc tế” giật giây. Anh em họ Ngô tìm đủ cách
trình bày cuộc tranh đấu Phật
Giáo dưới những góc cạnh xấu xí nhất–như
các nhà sư đã biến nhà chùa
thành nhà
chứa, các sư ni không tự thiêu mà đã
bị mưu sát, và hành động tự thiêu chẳng
là
gì khác hơn “nướng thịt sư,” v.. v... –những lời
tuyên bố mà bất cứ ai có lương
tâm và giáo dục gia đình cơ bản cũng
khó thể phát biểu, nói chi những người đang
thực sự cầm quyền một chế độ.( 73) 4. Niềm tin vào “Ấp Chiến Lược”: Chính thức
phát động ở Nam Việt Nam từ năm 1962, kế hoạch Ấp Chiến Lược
chỉ là một mô hình cải tổ hiện đại trong nỗ lực trị
an từ cổ xưa. Hình thái sơ đẳng
nhất là các đơn vị “đồn điền” mà Nguyễn Tri Phương
đã thực hiện tại miền Nam
trong thập niên 1850. Dòng họ Ngô đã
có kinh nghiệm gia truyền này từ Ngô
Ðình
Khả, cha họ, một thời là phụ tá của Khâm mạng tiết
chế Nguyễn Thân khi đánh dẹp
phong trào Cần Vương/Kháng Pháp trong hai năm
1895-1896 ở Hà Tĩnh/Quảng Bình.
Ðại cương, kế hoạch này nhằm loại bỏ những cán bộ đối
nghịch nằm vùng khỏi dân
chúng, ổn định tình hình an ninh/trật tự tại
các xóm thôn, song song với việc
truy lùng và tiêu diệt các đơn vị vũ trang
đối nghịch. Ý niệm này được cải
thiện dần theo kinh nghiệm đánh dẹp Cộng Sản trong thập
niên 1920 và đầu thập
niên 1930 của Pháp mà Diệm đã hăng say tham
dự, thăng quan tiến chức vượt mức
thông thường, nên, nếu tin được lời chứng của Ngô
Ðình Thục, Cộng Sản phải gửi
sát thủ người Hoa ra tận Phan Rang thanh toán, nhưng Diệm
chỉ bị thương. Ðầu
thập niên 1940, Pháp sử dụng chiến thuật “vét
láng” tại vùng thượng du Bắc
Việt. Ðầu thập niên 1950, Thủ hiến Nguyễn Hữu Trí thực
hiện khu trù mật Ðồng
Quan, và các làng chiến đấu ở đồng bằng Bắc Việt. Từ năm 1961,
Ngô Ðình Diệm đã chọn kế hoạch của Robert
Thompson, một
chuyên viên Bri-tên từng thành công
trong việc diệt Cộng ở Malaya, lúc đó cầm đầu
Ðoàn cố vấn Bri-tên tại Sài Gòn. Nhưng
kế hoạch Ấp Chiến Lược của Diệm-Nhu được
tổ chức qui mô hơn, trên bình diện quốc sách.
Những thắng lợi
nho nhỏ vào đầu năm 1962 khiến họ Ngô lạc quan thái
quá.
Thực ra, những chiến thắng này phần lớn do việc tăng cường hỏa
lực Mỹ (thiết
vận xa, trực thăng, khu trục, bom đạn, và nhất là thuốc
khai quang mà Diệm
nhiều lần thúc dục Mỹ sử dụng, trong khi Tổng thống Kennedy
không hoàn toàn ủng
hộ vì biết rõ những hậu quả tệ hại cho môi sinh),
và chiến thuật “diều hâu” (đổ
quân bằng trực thăng). Họ Ngô cũng không thể dự
đoán được phản ứng của CSBV
nhằm phá hoại quốc sách này: Gài nhân
viên tình báo chiến lược tìm hiểu và
phá
hoại, vận động dân chúng phá Ấp Chiến Lược,
và nhất là sử dụng cơ quan tuyên
truyền quốc tế, qua Nga và Trung Cộng, để lên án Ấp
Chiến lược là “trại tập
trung,” v.. v... Bởi thế, họ
Ngô tin
tưởng rằng Ấp Chiến Lược, một khi hoàn tất và củng cố, sẽ
khiến Bắc Việt tự động
ngưng lại tham vọng chiếm miền Ngày
30/8/1963,
Lalouette
cũng san xẻ với họ Ngô nhận định chủ quan rằng cuộc
chiến
tranh du kích sẽ sớm kết thúc trong vòng 1, 2 năm.
Việt Cộng hiện đang chán nản
và tinh thần miền Bắc xuống thấp. Khi cuộc chiến du kích
chấm dứt, chính là
miền Nam, lúc ấy sẽ mạnh hơn miền Bắc, sẽ đề nghị hiệp thương,
trao đổi gạo
miền Nam lấy than miền Bắc. Ðiều này có thể dẫn tới
việc thống nhất đất nước
với miền Nam vượt thắng [“In
a year or two the guerrilla danger might be ended. The
Viet Cong are very discouraged and morale is very low in Chiều Thứ
Sáu, 6/9/1963, Nhu tuyên bố với nhân viên CIA
rằng chiến tranh
du kích sẽ nghiêng về phía miền Nam vào cuối
năm 1963 và trong tương lai VNCH
và Mỹ có thể thương thuyết với miền Bắc ở thế mạnh [at some future time SVN and US might be able [to]
negotiate with North Vietnam from position of strength]. Không
một chính phủ nào, theo Nhu, có thể thương thuyết
với miền Bắc dù công khai hay
bí mật, ngoại trừ trường hợp đã thắng cuộc chiến tranh du
kích và cũng không
với điều kiện trung lập mà phải trong khuôn khổ một miền
Nam mạnh tìm cách kết
hợp miền Bắc vào Thế Giới Tự Do. (76) Thực tế, việc
thực hiện Ấp Chiến Lược không tiến triển tốt đẹp như họ Ngô
ảo tưởng. Ngày1/5/1963, Rufus Phillips, Phó Giám
đốc USOM, nhận định rằng mặc
dù trên lý thuyết Ấp Chiến Lược thật tuyệt hảo,
nhưng việc thực thi gặp nhiều
khó khăn lớn: thiếu sự hiểu biết về nguyên tắc Ấp Chiến
Lược, và thiếu ý chí
thực hiện. Các
viên chức mọi cấp khiến dân chúng xa lánh hơn
là ngả theo chính phủ. (77)
Vào
tháng
9/1963,
Phó Tổng thống Thơ vẫn hoài nghi hiệu quả của kế hoạch Ấp
Chiến Lược, và nhận
xét rằng toàn quốc chỉ có chừng 20-30 ấp được
phòng thủ tốt. Dân chúng không
chỉ ở lại các làng xóm vì bị VC đe dọa
mà vì họ bất mãn chính phủ. (78) 5. Dự đoán sai lạc về thực lực
Cộng
Sản: Không
kém quan
trọng, cuộc chiến chống Cộng đang bị thất lợi. Việt Cộng không
những chỉ khủng
bố, ám sát các viên chức hành
chính nông thôn hẻo lánh, mà
còn dám tấn công cả
những đơn vị lớn của VNCH. Các trận đánh Tua Hai
(Tây Ninh, 1960), Pleiku (công
trường làm đường, 1960) hay Quảng Ngãi mới chỉ là
khởi đầu. Ðáng sợ hơn nữa,
Việt Cộng trở thành những bóng ma, khi ẩn khi hiện bất
thường. Du kích Cộng Sản hoàn
toàn nắm thế chủ động.( 79) Nhưng họ
Ngô, như đã
lược nhắc, vẫn cả tin rằng phe miền Nam đang thắng to, và
có thể giải phóng được
miền Bắc. Niềm tin này đi ngược với thực tế chiến trường. Ðể đáp
ứng sự tăng gia viện trợ quân sự Mỹ, BV điều động một số binh đội
từ Lào vào
Việt Tính đến
ngày 1/7/1963, tức hơn một năm sau ngày phát động
quốc sách Ấp
chiến lược, VNCH kiểm soát được khoảng 6,766,000 dân
trên tổng số 14.8 triệu.
Tuy nhiên, chỉ hoàn toàn kiểm soát khoảng
3.5 triệu, giảm đi 100,000 người. Số
làng chính phủ kiểm soát là 939, với 741
làng hoàn toàn. Việt Cộng kiểm soát
431 làng, kể cả 375 làng hoàn toàn. (82) Từ mùa Thu
1961, Trung Ương
Cục Miền Vậy mà
chiều ngày
2/9, Nhu vẫn còn tiên đoán một cách lạc quan
rằng trong tương lai BV phải tiếp
tế bằng không quân. Tiếp vận đường biển đã bị ngăn
cản, và đường bộ cũng hầu như
bất khả. Nếu tiếp tế bằng phi cơ, sẽ bị phòng không bắn
hạ.( 84) 6. Lo sợ bị đảo chính: Trong khi
đó, giới quân đội ngày thêm bất mãn.
Cuộc đảo chính hụt
11/11/1960 hay cuộc đánh bom Dinh Ðộc Lập ngày
27/2/1962 chỉ là những dấu hiệu
mặt nổi của sự bất mãn sâu xa, tiềm ẩn này. Một số
tướng và sĩ quan cao cấp như
Dương Văn “Big” Minh, Lê Văn Kim, Lê Văn Nghiêm, Phạm
Văn Ðổng lúc nào cũng chờ
cơ hội làm đảo chính. Ðó là chưa kể
những Phạm Ngọc Thảo, Huỳnh Văn Trọng, Trần
Kim Tuyến, Huỳnh Văn Lang, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh,
Nguyễn Văn Thiệu,
v.. v... Không chỉ
có giới quân đội bất mãn. Các tầng lớp
trí
thức và thị dân ngày càng thất vọng với họ
Ngô. Không
kém nguy hiểm là chính sách giáo
phiệt. Những phần tử không Ki-tô
ngày thêm chống đối. Từ năm 1956, Ðại sứ/Cao ủy
Pháp, Henri Hoppenot, đã nêu
lên vấn đề hiềm khích giữa Phật Giáo và
Ki-tô giáo, cũng như sự tranh chấp trong
nội bộ Ki-tô giáo, nhất là giữa phe phù
Ngô Ðình Thục và phe di cư. Từ cuối năm
1954, Ðặc sứ Collins, một tín đồ Ki-tô Roma, đã
báo cáo về Oat-shinh-tân là
ngày 11/12/1954, Giám Mục Lê Hữu Từ than phiền về
sự thất bại của chế độ Diệm. Theo Từ,
ngày Diệm mới lên cầm
quyền, một niềm hy vọng lan rộng trong mọi tầng lớp dân
chúng. Nhưng niềm hy
vọng đó đã giảm mất một nửa [50%], và sự bất
mãn ngày thêm gia tăng. Diệm có đầu
óc độc tài và tìm đủ cách đốn hạ bất
cứ ai có tài năng. Diệm còn thiếu cương
quyết, và vây bọc bởi những cố vấn xấu, phần lớn là
phần tử trong gia đình. (85) Ðại đa số
nông dân,
những người cày sâu, cuốc bẫm, hai sương một nắng, cũng
ngừng ủng hộ. Từ năm
1957, họ phải chịu cảnh một cổ hai tròng. Là nạn
nhân của Việt Cộng ban đêm,
ban ngày họ trở thành nạn nhân của cường
hào, ác bá, cùng các tệ nạn Tố Cộng,
Diệt Cộng, rồi đến những kế hoạch Khu trù mật, doanh điền, ấp
tân sinh, v..
v... Chính phủ Diệm có phần hữu lý khi nhận định
rằng nông dân đã phải ngả theo
Cộng Sản vì sợ hãi cái gọi là “bạo lực
cách mạng.” Nhưng không chỉ có một yếu
tố này. Một trong những lý do trực tiếp là
chính phủ và quân đội thiếu khả năng
hay phương tiện duy trì an ninh và bảo vệ dân
chúng, kể cả những gia đình bị
dồn vào Khu trù mật hay Ấp chiến lược. Không thiếu
viên chức lợi dụng các kế
hoạch quốc sách này để thu đoạt tư lợi.( 86) Nhưng thay
vì phân
tích rõ ràng tình hình và
tái duyệt quốc sách của mình, cũng như vấn đề
nhân sự
và thực hiện, để kịp thời đối phó, Diệm-Nhu trút
trách nhiệm mọi thất bại cho
sự thiếu ủng hộ của Mỹ, và còn nghi ngờ rằng chính
người Mỹ đã “bật đèn xanh”
cho phe chống đối. Từ đó, nảy sinh ra sự căng thẳng liên
hệ Mỹ-Việt, và cuộc đương
đầu khó tránh. 7. Kế hoạch gài bẫy của Bắc Việt: Ðáng
ngại hơn nữa, và đây là
thảm kịch của họ Ngô nói riêng, toàn
dân quân miền a. Ðộc lập, thống nhất, trung lập Từ ngày
ký Hiệp ước Từ đầu năm 1959,
Ðảng LÐVN
quyết định đánh chiếm miền Tuy nhiên,
kế hoạch đánh chiếm
miền Ngày
1/1/1962, Hồ lại chính
thức đề nghị thống nhất, hòa bình trong khuôn khổ
Hiệp định Ngày
28/3/1962, Nhân Dân đăng bài phỏng
vấn HCM của báo Daily Telegraphs. Hồ đề nghị
bình thường
hoá ngoại giao giữa hai miền về mặt văn hoá và
kinh tế, về việc đi lại và thư
tín giữa hai miền v... v... Ngoài ra, còn những
lời tuyên bố và bài viết của
Thiếu tướng Nguyễn Văn Vịnh,(89) rồi đến buổi gặp bí mật giữa
Ngoại trưởng Ung
Văn Khiêm và Harriman tại Ngày
19/4/1962, Phát ngôn viên BNG Bắc
Việt cũng nhắc đến công hàm ngày 16/4/1962 của
Bri-tên gửi Mat-scơ-va. Hàm ý
tán thành một hội nghị quốc tế về Việt Nam.( 91) Trong năm 1962,
Lê Duẩn cũng chỉ thị cho
miền Vào
tháng 5/1963,
trong bài phỏng vấn của Alfred Burchett trên tờ báo
chuyên về ngoại giao của
Liên Sô Nga bằng Anh ngữ, New Times [Tân
Thời Báo], Hồ còn lập lại đề nghị này. Bài
này có lẽ được trích đăng trên các tờ
tuần báo Người bảo vệ Dân tộc và
tuần báo Cách mạng Châu Phi tại Lập trường “trung
lập” của Ðảng LÐVN được một số người lưu vong ở Pháp
và Miên (Trần Văn Hữu, Hồ
Thông Minh, Lê Văn Trường, Trần Ðình Lan, v..
v...) hưởng ứng, với sự tiếp sức,
trực hay gián tiếp, của những nhân vật có quyền lực
ở Pháp.( 95) b. Mỹ triệt thoái: Hồ Chí
Minh, Phạm Văn Ðồng cũng như MTDT/GPMN không ngớt nêu
ra điều kiện
Mỹ không được can thiệp vào nội tình chính
trị miền Cho tới nay, vẫn
chưa đủ tài liệu khả tín để giải thích lý
do anh em
Diệm-Nhu công khai bài Mỹ và đặt vấn đề Mỹ giảm
quân từ đầu năm 1963, Như đã
lược nhắc, ngày Thứ Sáu,
12/4/1963, khi tiếp chuyện một viên chức CIA ở Sài
Gòn Nhu đã nêu lên vấn đề
rút bớt quân số Mỹ. Ngày 22/4/1963, cơ quan CIA ghi
nhận có những dấu hiệu cho
thấy Diệm-Nhu muốn giảm lính Mỹ ở Nam Việt Nam vì vi phạm
chủ quyền của Việt
Nam [infringements”
of
Vietnamese
sovereignty], đặc
biệt là Lực lượng đặc biệt Mỹ.( 96) Ngày Chủ Nhật,
12/5/1963, Warren Unna tường
thuật trên báo Washington Post, rằng
Nhu muốn quân Mỹ sẽ giảm xuống một nửa. (97) Ðiều
đáng ngạc
nhiên là ngày 23/5/1963, Diệm không hề thảo
luận với Lalouette vấn đề giảm quân
Mỹ khi Lalouette vào chào Diệm để về Pháp nghỉ. Nhưng cuối tháng 8/1963, sau khi từ Pháp trở
lại nhiệm sở và gần gũi với
Nhu trong cuộc tấn công chùa chiền đêm 20-21/8/1963,
Lalouette khuyên Lodge nên
tiếp tục yểm trợ Diệm-Nhu, mặc dù Nhu có khả năng thương
thuyết với Hà Nội, và điều
kiện cho một giải pháp chính trị là sự triệt
thoái của quân Mỹ. Bởi thế, ngày
4/9/1963, Lodge lại báo cáo rằng Nhu có thể
dàn xếp một thỏa hiệp với VC để
ngừng chiến tranh, và một trong những điều kiện [quid
pro
quo= consideration] là “Triệt thoái một số
lính Mỹ.”( 98) c. Thành lập chính phủ
liên hiệp: Trong số những
mục tiêu giai đoạn của CSBV là thành lập một
chính phủ
liên hiệp ở miền Tuy nhiên,
ngày 28/8/1963, Hồ đột ngột thay đổi thái độ; lên
án việc đàn
áp Phật Giáo là “tội ác dã man của
chúng trời đất không thể dung.” Hồ còn trở
lại với thứ luận điệu hiếu chiến quen thuộc, gọi chính phủ Diệm
bằng những lời
nặng nề như “bè lũ” đã “gây
những
tội ác tày trời, là vì có quan
thầy ủng hộ,” là “bọn Ngô
Ðình Diệm buôn dân, bán nước.”( 100) Lời khen ngợi
Diệm là “a patriot”
[người ái quốc] mà Maneli gợi nhớ hoặc đã chuyển
cho Nhu ngày 2/9/1963, khó có
vẻ gần gũi với tiếng “buôn dân, bán
nước”
đã công bố bốn ngày trước trên báo Nhân
Dân và đài phát thanh Hà Nội.
Phải chăng ngay chính Maneli cũng biến thành
một người đưa tin bị Hồ và Ðảng LÐVN đưa vào
cuộc chơi
“tiến công ngoại giao” ác nghiệt? Có lẽ
vì vậy, chính
phủ Nếu quả thực
những đề nghị trở lại với Hiệp ước Geneva và triệt thoái
quân Mỹ là nhắm vào một giải pháp
chính trị cho miền Nam, hẳn phản ứng của Hồ
với sự ve vãn của Nhu hay lời tuyên bố của de Gaulle
đã khác. Cho đến khi có
tài liệu chứng minh ngược lại, cuộc “tấn công hòa
bình” của Hồ và Ðảng
LÐVN có lẽ
chẳng nhắm
mục đích nào khác hơn khoét sâu sự
nghi kỵ giữa Mỹ và họ Ngô. Nhưng Nhu, trong
cơn mê sảng vì bị loại khỏi quyền lực, không nhận
hiểu được điều này. Phụ
chú: 1.
William
Henderson
and Wesley R. Fishel, “The Foreign Policy of Ngo Dinh Diem,” 2.
George
McT
Kahin, Intervention: How 3.
Kahin,
Intervention, tr. 153-55;
Fredrik Logwall, Choosing War: The Last
Chance for Peace and the Escalation
of War in Vietnam (Berkeley: Univ of California Press, 1999), tr.
7-8;
Francis X. Winters, The Year of the Hare:
America in Vietnam, January 25, 1963-February 15,
1964 (Athens: Univ. of Georgia Press, 1997), tr. 43-4. 4.
Ðộc
giả
Ði Tới và Hợp Lưu cũng đã có dịp đọc qua
bài “Cái chết của một hàng tướng:
Dương Văn Minh (1916-2001),” trước khi bài này in trong Ngàn Năm Soi Mặt ( 5.
Frederick
Nolting, From Trust to Tragedy: The Political
Memoirs of Frederick Nolting,
Kennedy’s Ambassador to Diem’s Vietnam (New York: Prager
Publishers, 1988),
tr, 117-18; Chính Ðạo, Tôn Giáo
&
Chính Trị: Phật Giáo, 1963-1967 (Houston: Van Hoa,
1997), tr. 51. 6.
Nguyễn
Văn Châu, Ngô Ðình Diệm: Nỗ
lực hòa bình dang dở, bản dịch Việt ngữ của
Nguyễn Vi Khanh (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1988), tr. 161-64.
Trung tá
Châu–một cựu Quân ủy trung ương của Ðảng Cần Lao, trước
khi nắm Nha Chiến tranh
Tâm lý, và rồi đưa qua Oat-shinh-tân
làm tùy viên quân sự vào tháng
9/1962–thời
gian này có mặt ở Sài Gòn, nhưng
không nêu tên nhân chứng. Ðây
là một nỗ lực
vụng về để chạy tội “phản bội và âm mưu phản bội” của họ
Ngô. 7.
Ellen
Hammer, A Death in November (NY: Oxford Univ
Press, 1987), tr. 268-70; Winters, Year
of the Hare, tr. 99; Seymour M. Hersh, The
Dark Side of Camelot (Boston: Little, Brown, 1997), tr. 433-34;
Philip E.
Catton, Diem’s Final Failure
(Lawrence, Kansas: Press of Univ. of Kansas, 2002), tr. 195. 8.
Maneli,
1971:137-39. Từ cuối tháng 8/1963, tình
báo Mỹ đã
biết tin về kế hoạch của Maneli; Foreign
Relations of the 9.
Maneli,
1971:140-47; FRUS, 1961-1963, IV:89 [một
nhân chứng đã cho CIA biết tin
Maneli gặp Nhu từ tối ngày 30/8/1963]; Tel 403, 2 Sept
1963, Lodge gửi
BNG; Ibid., IV:84-5 [TL 44] 10.
CÐ
403, ngày
2/9/1963, Lodge gửi BNG; Ibid., IV:85. 11.
CÐ
CIA
ngày 2/9/1963; Ibid., IV:89-90. 12.
CÐ
0689, CAS gửi CIA; Ibid.,
IV:125-26. 13.
Ibid.,
IV:239-40. 14.
Nolting,
From Trust to Tragedy,
1988:117-18. 15.
Thö ngaøy 25/5/1963, Trueheart göûi Hilsman; FRUS, 1961-1963, III:327-30. Theo
Trueheart, Nhu ñaõ cung caáp loaïi tin
voâ caên cöù naøy nhieàu
laàn. [Noù cuõng
chöùng minh tình baùo cuûa Nhu
hoaøn toaøn ñi ngöôïc laïi
söï thöïc] 16.
CÐ
403,
ngày 2/9/1963, Lodge gửi BNG; Ibid., IV:85. 17.
Xem
Chính Ðạo, VNNB, 1939-1975, tập I-D:
1964-1968 (đang
in). 18.
William
Colby,
Lost Victory,
1989:102-3. Trong cuốn Our Endless War in
năm 1987, Ðôn không nhắc đến chi tiết này. Ấn
bản tiếng Việt của tập hồi ký
trên ghi rằng Nhu được Trung tá Bường, tỉnh trưởng
Bình Tuy, đưa đến gặp Phạm
Hùng và hai người khác. Nhu hứa với Phạm
Hùng là sẽ cho Lệ Xuân và Lệ Thủy ngồi
lên chuyến xe lửa thống nhất đầu tiên ra Hà Nội (tr.
183). Tướng Ðôn, tưởng
cũng nên ghi nhận, là một trong những “nguồn tin
đáng tin cậy” của các viên
chức Mỹ. Một trong những lý do là Ðôn từng được
OSS huấn luyện vào mùa Hè 1945,
rồi gửi trở lại nội địa lấy tin tức về quân Nhật. Ðôn
rất thân thiết với Lucien
“Lou” Conein và Edward Lansdale. 19.
Colby
dùng từ “apocryphal”
[sự phóng đại], khi phê bình lời nhận xét
của Phạm Hùng về Ấp chiến lược do người
bạn [Ðôn hay Khiêm?] thuật lại, mà không
nhắm vào bản tin về buổi gặp mặt giữa
Ngô Ðình Nhu và Phạm Hùng; Colby
1989:102-3. 19b.
Phỏng
vấn
tại Sài Gòn, Việt 20.
Châu,
1988:162-163. 21.
Chẳng
hiểu do ngẫu
nhiên hay vì một lý do nào cả Châu
và Dĩnh, hai cán bộ Cần Lao cao cấp, đều có
mặt ở Sài Gòn vào những ngày cuối của chế
độ Diệm. 22.
Báo
cáo ngày
29/5/1963, Lalouette gửi BNG; CLV, SV, d. 18. 23.
Xem
Ðoạn
II, infra. 24.
FRUS, 1961-1963, IV:89-90. 25.
Ibid.
[FRUS,
1961-1963, IV:89-90]. 26.
Nguyên
văn: “He said
he is adamantly opposed to neutralism, ... Neutralism,
according to Nhu, is completely contrary to GVN’s outlook and policy.” FRUS, 1961-1963, IV:126. 27.
Tính
đến
ngày 9/1/1962,
quân Mỹ ở Nam Việt 28.
FRUS, 1961-1963, III:222-25. 29.
FRUS,
1961-1963, III:246-47. 30.
Việt
Nam cũng hứa sẽ đóng
góp 2.3 tỉ đồng; FRUS, 1961-1963,
III:307-8,309n3. 31.
FRUS, 1961-1963, III:309. 32.
FRUS, 1961-1963, III:317-21. 33.
Báo
cáo ngày 29/5/1963; AMAE (Paris), CLV,
SV, d. 91:137-143; CÐ ngày 31/5/1963; Ibid., d.
91:144-147. 34.
CÐ
652, ngày
7/10/63, Lodge gửi McNamara; FRUS,
1961-1963, IV:386. (Nên lưu ý là lời
tuyên bố này xảy ra sau khi Lodge áp
lực Nhu phải rời nước). 35.
Tới
cuối năm 1949, HCM
vẫn giữ kín liên hệ với QTCS; tự nhận là “người
quốc gia.” Phía sau hậu trường,
từ năm 1945-1946, Hồ đã nối lại liên lạc với CSTH tại
vùng Quảng Tây-Quảng Ðông.
Hồ còn đồng ý cho Trung đoàn 1 của Quân khu
Quảng Ðông hoạt động trong lãnh thổ
Việt Bắc từ tháng 3/1946. Ðơn vị của Ðồng chí
“Lộc” [Huang Jingwen] này còn
huấn luyện cho các binh sĩ Việt Minh, cũng như tổ chức
các đơn vị võ trang người
Việt gốc Hoa. Zhai 2000:11-12. 36.
Xem
Chính Ðạo, Việt 37.
FRUS, 1961-1963, II:779-787. 38.
Báo
cáo ngày 2/3/1963, Lalouette gửi BNG; AMAE
(Paris),
CLV, SV, d. 17. Xem thêm bài phỏng vấn trên
báo US News & World Report. 39.
Ðính
1998, tr. 270-272. 40.
FRUS, 1961-1963,
III:225. Ngày 16/4/1963, khi vào gặp
Diệm để thông báo sắp về Mỹ nghỉ, Nolting than phiền về
những lời tuyên bố của
Lệ Xuân. Diệm hứa sẽ không còn tái
diễn nữa. 41.
FRUS, 1961-1963, IV:175. 42.
Xem,
thư
Diệm gửi U Thant ngày 5/9/1963; United Nations, General
Assembly,
Official Records, Agenda Item 77, và lời khai của Nhu
cùng các viên chức khác
trong Ibid., Doc. A/5630, 7/12/1963; Xem thêm Chính
Ðạo, “Mùa Phật đản đẫm
máu;” đã phổ biến trong Ði Tới (Canada), số 75-76,
tháng 12/2003; website
Chuyển Luân (Australia), tháng 12/2003, Hợp Lưu và
Việt Nam Văn Hiến. (ấn bản
2010). 43.
VNNB, I-C: 1955-1963, tr. 203. 44.
Ngày
24/1/1962,
Diệm trả đũa bằng cách cho Fishel biết sẽ chấm dứt
giao kèo với
nhóm chuyên viên MSU. Fishel nghĩ rằng giọng
nói là của Diệm, nhưng lối lý luận
là của Nhu [The voice was that of the President, but the
reasoning was that of
his brother, Nhu]. Thư ngày 17/2/1962, Fishel gửi Hannah; FRUS, 1961-1963, II:148-52. 45.
FRUS, 1958-1960, I:568-69. 46.
Xem
David
Halberstam, The Making of A
Quagmire ( 47.
FRUS, 1961-1963, III:500-4. [“It was
his firm convicton that the Government of Vietnam was being oppressed
by the 48.
FRUS, 1961-1963, I:1961, tr. 411-16.
48; Tels 20, 6/7/1962, và 28, 9/7/1962, BNG gửi Sài
Gòn; & Tel 35,
10/7/1962, Sài Gòn gửi BNG; FRUS, 1961-1963, II:1962, tr.
497-98 [TL 234],
511-13 [TL 238] và 514-15 [TL 239]. Về
phía
QTCS, Kremli chống lại việc gây chiến ở Lào
và Việt Nam do
Hà Nội đề xướng, với sự chấp thuận của Mao, nên có
lẽ “phe ta” không ngồi lại được
với nhau như Lê Duẩn sau này nhận xét.. 49.
CIA
Information report
ngày 2/9/1963; FRUS, 1961-1963,
IV:91. Tưởng cũng nên ghi nhận sự hòa hoãn Mỹ-Nga
này, theo tài liệu Trung
Cộng, cũng khiến Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ
nghiêng hẳn về phía “giáo điều” của Bắc
Kinh, và xa gần đả kích chủ nghĩa “xét lại” của
Nga. 50.
CÐ
số 1250 gửi Sài
Gòn, DOS, Central Files, PER-Lodge, Henry Cabot; CÐ số 1230
từ Sài Gòn; FRUS, 1961-1963, III:414.
Theo Thuần,
Diệm sẽ trở nên cứng đầu hơn. Truheart nói không
biết Lodge đã nhận được những
chỉ thị gì, nhưng cách tốt nhất để tránh đương đầu
với Mỹ là chính phủ Diệm nên
bắt đầu thay đổi cách làm việc.( Ibid) 51.
Thư
ngày
17/2/1962, Fishel gửi Hannah; FRUS,
1961-1963, II:149. Theo Fishel, một Bộ trưởng (Huỳnh Hữu Nghĩa)
đã cải đạo;
(Ibid, II:46) và nhiều sĩ quan cũng cải đạo để mong được thăng
cấp. (Ibid.,
II:56, 45) 52.
Báo
cáo
ngày 18/12/1962, FRUS, 1961-1963,
II:779-84; Chính Ðạo, VNNB, I-C:
1955-1963, tr. 239-40, 268-69. Báo cáo này
đã nạp cho Bạch Cung ngày
26/12/1962; nhưng chỉ được phổ biến ngày 25/2/1963. Xem
thêm Báo cáo ngày
2/3/1963 của Ðại sứ Herve Alphand; AMAE (Paris), CLV, SV, d. 17, và báo cáo ngày 2/3/1963 của
Lalouette; Ibid. (Dư luận là liên hệ giữa Mỹ
và VN
khó thể cải thiện. Hệ thống quân sự
Mỹ, 5 ngành, 11 Tướng. Chiến tranh đưa vào các mật
khu VC, Cà Mau và chiến khu
D, nhưng các Tướng hoài nghi về một giải pháp
quân sự). Chester L. Cooper, trong The
Lost
Crusade:
America in Vietnam, nhận định: “Thus a bare five years
after
Diem’s assumption of power, his ‘miracle’ began to show stains of ugly
reality;
p. 165) 53.
Chính
Ðạo, VNNB,
I-C: 1955-1963, tr. 203-6, 220; FRUS, 1961-1963, I:416-17, 54.
FRUS, 1961-1963, II:596-601; Chính
Ðạo, VNNB, I-C: 1955-1963, tr. 256-58.
Những người có thể thay thế: (1) Phó Tổng thống Nguyễn
Ngọc Thơ và Tướng Dương
Văn Minh; (2) Tướng Lê Văn Kim và Dương Văn Minh; (3) Trần
Quốc Bửu. 55.
FRUS, 1961-1963, II:601-3. 56.
Xem
chú 50 supra. 57.
Các
viên chức Mỹ cho
lối diễn tả này rằng nó là tuyên truyền của
Cộng Sản. Thư ngày 4/4/1963, Wood
gửi Nolting, III:205. 58. FRUS,
1961-1963,
III:222-25. 59.
FRUS, 1961-1963, IV:212-15. 60.
Cooper,
Lost Crusade, tr. 165-67. 61.
FRUS,
1961-1963,
III:501-2, IV:84-5. 62.
Xem
thêm việc tài trợ
quĩ chống phản loạn; FRUS, 1961-1963,
III:210-11. 63.
Nguyên
văn: “He is neither anti-American nor xenophobic
. . .
He
is unpopular
because he wants to promote a genuine revolution among the people and
this
annoyed the stand-patters;” Tel
1056,
23 May 1963, Nolting gửi BNG; FRUS, 1961-1963,
III:324 [TL134]. 64.
CÐ
652, ngày
7/10/63, Lodge gửi McNamara; FRUS,
1961-1963, IV:386. 65.
Nguyên
văn: “We
don’t need the Americans anymore even in the economic field, as we can
confront
our economic problems with our own resources.” Ibid. 66.
Châu,
1988:164. 67.
Durbrow
đề
nghị BNG Mỹ cho lệnh Durbrow bảo thẳng Diệm rằng nếu Diệm
không thi
hành kế hoạch chống phản loạn, sẽ tạm ngưng việc tăng gia 20,000
quân nhân
VNCH. 68.
Biên
bản
buổi nói chuyện ngày 26/1/1962 giữa [Diệm với Fowler
Hamilton (USAID,
Administrator), Arthur Z. Gardner (USOM director), và Henry
Koren (Office of
SEA Affairs, Director); FRUS, 1961-1963, II:41-4;
60-2. 69.
Ibid.,
II:44. 70.
Ðoàn
Thêm, Những ngày chưa
quên, 1954-1963 (Los
Alamitos, CA: Xuân Thu, 1989), tr. 188; Châu, 1988:109. 71.
Thêm,
Những ngày chưa quên,
1989:188. Nhu
nhiều hơn một lần thố lộ: “Một thằng [Pháp] rất hiểu mình
thì chỉ tính xỏ mình,
một thằng [Mỹ] muốn giúp mình thì chẳng hiểu
mô tê gì cả.” Châu, 1988:109. Tôi
chưa tham khảo bản Pháp ngữ của Trung tá Châu,
chẳng hiểu tác giả dùng danh từ
nào để dịch thành “thằng” trong bản
Việt ngữ. 72.
Tuy
nhiên, Nhu học thuộc lòng bài học Machiavelli:
Không
ngại ngần khẳng định lòng trung thành với Mỹ, dù
chỉ đầu môi chót lưỡi, để đạt
mục tiêu. Ngày 2/9/1963, chẳng hạn, Nhu từng tâm sự
với Ðại sứ Lodge là từng
bảo sứ giả của Hà Nội rằng Nhu luôn luôn trung
thành với Mỹ nên không thèm chú
ý đến những lời tuyên bố của Hồ Chí Minh hay de
Gaulle; FRUS, 1961-1963, IV:85. Bốn ngày sau,
6/9, Nhu còn khẳng định không
thể làm một việc vô đạo đức như móc nối với
Hà Nội sau lưng người Mỹ; Ibid.,
IV:125. 73.
Có
tất cả 7 cuộc tự thiêu vì đạo pháp của
tăng
ni. Thượng tọa Quảng Ðức (11/6/1963, Sài Gòn),
Ðại đức Nguyên Hương (4/8/1963,
Phan Thiết), Ðại đức Thanh Tuệ (13/8/1963, Huế), Ni cô Diệu
Quang (15/8/1963,
Ninh Hòa), Thượng tọa Tiêu Diêu (16/8/1963, Huế),
Ðại đức Quảng Hương
(5/10/1963, Sài Gòn), và Ðại đức Thiện Mỹ
(27/10/1963, Sài Gòn); Chính Ðạo, Tôn
Giáo & Chính Trị: Phật Giáo, 1963-1967
(Houston: Văn Hóa, 1994), tr.
334-335. Ngoài ra, còn một Phật tử, Thương phế binh Hồng
Thể (29/9/1963, Vũng
Tàu). Xem thêm Thích Thiện Hoa, 50 Năm
chấn hưng Phật giáo Việt 74. Xem những lời
tâm sự của Diệm với
Lalouette vào tháng 5/1963; nhận xét của Hilsman, FRUS, 1961-1963, III:189-92, hay Thompson; Ibid.,
III:193-95. 75. CÐ 384,
Saigon, 30/8/1963, Lodge gửi
Rusk; FRUS, 1961-1963, IV:58-9; Vũ
Ngự Chiêu, “Social and Cultural Change in 76.
Nguyên
văn: “Neither
the GVN nor any other government could possibly negotiate with Hanoi
either
openly or secretly, except after having won guerrilla war and not in
terms of
neutralization but rather within framework of strong SVN seeking to
incorporate
North Vietnam within free world order;” FRUS,
1961-1963, IV:126. 77.
FRUS, 1961-1963, III:256-257. 78.
FRUS, 1961-1963, IV:323. 79.
Xem,
chẳng
hạn, chiến dịch “Hòa Bình” tại Củ Chi từ 21 tới
25/1/1962; FRUS, 1961-1963, II:99-101. 80.
Trần
Văn
Trà 1993:165ff. 81.
Chính
Ðạo, 55
Ngày & 55 Ðêm: Cuộc sụp đổ của VNCH, in lần
thứ 5, có bổ sung (Houston:
Văn Hóa, 1999), tr. 55. 82.
FRUS, 1961-1963, III:Tài liệu 253. Tài liệu chính thức của Việt 83.
Ngày
18/1/1962,
đài phát thanh Hà Nội loan tin
thành lập Ðảng Cách Mạng Nhân
Dân miền Nam; AMAE (Paris), CLV, SV, d. 91, tr. 35. 84.
FRUS, 1961-1963, IV:126. 85.
Báo
cáo
số 085/HC/2, ngày 28/7/1956, Hoppenot gửi Nha
Á Châu-Ðại dương; SLV,
SV, 46:33-5; FRUS, 1952-1954, XIII, 2:2361-362. 86.
Tại
miền
Tây, trong ba năm 1964-1967 người viết từng được nghe kể lại
hàng trăm
mẩu chuyện cười ra nước mắt về các “Khu trù mật” hay “Ấp
chiến lược” dựng lên
trong khoảng 48 giờ trước ngày Diệm đến thanh tra. Giữa năm
1966, vẫn còn cảnh
một Thủ tướng bay tới một “ấp tân sinh” mới thành lập,
phát heo giống cho thân
nhân các viên chức tỉnh Chương Thiện, ngụy trang
thành dân.ỳ Xem thêm Hilsman’s
Research Paper on strategic concept of SVN, 2 Feb 1962; FRUS,
1961-1963,
II:73-5. 87.
Báo
cáo số 41/AS, Lalouette gửi Couve de
Murville; AMAE (Paris), CLV, SV, hộp 91; Nhân Dân,
1/1/1962; Hồ Chí Minh Toàn
Tập, 1989, 9:272. 88.
Theo
Tướng
Ðỗấ Mậu, ông Diệm khoe chậu đào do bà con
ngoài Bắc gửi tặng. Cựu
Tổng Giám đốc Thanh Niên Cao Xuân Vỹ cho rằng Hồ gửi
chậu đào vào dịp Tết Quí
Mão, 1963. 89.
Ngày
1/1/1962, Thiếu tướng Nguyễn Văn Vịnh
tuyên bố rằng miền Nam chưa chuẩn bị tấn công ra Bắc.
Ngày 18/4/1962, Ðài phát
thanh Hà Nội trích lời Dân biểu Vịnh (Chủ nhiệm Ủy
Ban Thống nhất trung ương,
Thứ trưởng Quốc Phòng) là nên tái triệu tập
Hội nghị Geneva; CÐ 1330, ngày
20/4/1962, Ðại sứ Sài Gòn gửi BNG; FRUS, 1961-1963,
II:342. 90.
FRUS, 1961-1963, II:543-44. 91.
CÐ
1330, ngày 20/4/1962, Ðại sứ Sài Gòn
gửi
BNG; FRUS, 1961-1963, II:343. 92.
Thư
vào Nam của Lê
Duẩn về việc thành lập một chính phủ miền Nam liên
hiệp, trung lập, và tuyên
cáo 14 điểm của MT/GPMN ít lâu sau cho thấy
có thể Hà Nội muốn thấy có một
chính phủ miền Nam “trung lập” và “độc lập” với Mỹ. Cho
tới khi có tài liệu
chứng minh ngược lại, khó thể nhìn những kế hoạch
này ngoài “chiến tranh toàn
diện” của Hà Nội–tức sử dụng mọi phương tiện để đạt chiến thắng
cuối cùng; và,
bước đầu tiên là ngăn chặn Mỹ đưa quân tác
chiến vào miền Nam, uy hiếp cửa ngõ
chiến lược Ðông Nam của Trung Cộng. 93.
Viện
Sử
học, Việt 94.
Hồ Chí Minh
Toàn tập, tập 9:1961-1964 (Hà Nội: 1978), tr. 533-40. 95.
Xem,
chẳng hạn, cuộc tiếp xúc điện thoại
giữa viên chức ngoại giao Pháp và Trần Văn Hữu
ngày 23/8/1963: “Diệm đang bị đánh
đến chết. Còn phải chịu đựng thêm vài tháng.
Chậm lắm là cuối năm sẽ có một
chính phủ mới. Ðể lập nên một đội ngũ
mới,
cần kêu gọi những người đang bị bắt giữ hay đang lẩn trốn ở Việt 96. CIA
Information Report,
TDCSDB-3/654,285, 22/4/1963; JFKL, NSF, 97.
Lời
tuyên bố của Nhu
khiến các viên chức Mỹ cực kỳ quan tâm. Ngày
Thứ Hai, 13/5, lúc 18G46 [07G46
14/5 Việt 98.
CÐ
số 410, Saigon to 99.
Nhân Dân, 8/8/1963; Hồ Chí Minh
toàn tập, 9:537-538. 100.
Nhân Dân, 29/8/1963; dẫn trong Hồ
Chí Minh toàn tập, 9:549-560. Tài
liệu Việt
“PHIẾN
CỘNG” TRONG DINH
GIA
LONG [The
Communist Rebels in the Chính Ðạo © 2004, 2010 by Chieu N.
Vu. All Rights Reserved.
Trang mạng Việt Nam
Văn Hiến
Trang Phiến Cộng Trong Dinh Gia Long www.vietnamvanhien.net email: thuky@vietnamvanhien.net Trang
mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa
và phục hồi nền "An Lạc
& Tự Chủ" của Việt tộc.
Trở lên đầu trang |