Việt
Nam
Văn
Hiến
Năm Thứ 4889 www.vietnamvanhien.net www.vietnamvanhien.info VÕ
NGUYÊN GIÁP (1912 [1911]-?) Nhìn
Lại Bản Lý Lịch Tự Khai Chính
Ðạo
Võ
Nguyên Giáp (ảnh
cuả
Wikipedia.org)
Kính dâng vong
linh những người đã nằm xuống
trong cuộc chiến 1945-1975 Thứ
Hai, 23/8/2010, vô tình vào mạng lưới điện tử Việt
Nam–như Tuổi Trẻ (Sài Gòn), Sài
Gòn
Giải Phóng–được biết Tổng Bí thư Nông Ðức
Mạnh của Ðảng Cộng Sản Việt Nam [CSVN] mới đến
thăm chúc thọ 100 tuổi [ta]
Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi trạnh nhớ
đến một tựa truyện ngắn nổi danh thời “đổi
mới”–“Tướng Về Hưu,” một thứ anh hùng ca về vị tướng xa rời
chiến trận, đối mặt
thực trạng xã hội hậu chiến nhem nhuốc như cô con
dâu y sĩ nuôi lợn bằng nhau
thai nhi, hay “đầu đường Ðại tá vá xe,”
nên tình nguyện trở lại chiến trường đón nhận
cái chết. Rồi đến câu tuyên bố
của Tổng thống Putin, phản ánh sự vận hành của xã
hội Nga hậu Cộng Sản, là ông
ta sẽ lập một đảng đối lập sau khi về hưu. Võ Nguyên
Giáp–Ðại tướng đầu tiên
của Việt Nam hơn 60 năm trước, về hưu đã gần bốn thập
niên–chẳng những không
xin ra mặt trận để da ngựa bọc thây, cũng chẳng lập đảng đối lập.
Gần cuối đời
chỉ viết vài kháng thư về quặng bô-xít
[bauxite: mỏ nhôm], nhưng Ðảng vẫn đường ta, ta cứ đi. Vì
tài liệu văn khố Ðảng CSVN và Bộ Quốc Phòng
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
[CHXHCNVN] chưa giải mật, chưa thể có tiểu sử đầy đủ về
Võ Nguyên Giáp. Ngay
bản tự khai lý lịch trong Kho Quốc Hội của Trung Tâm Lưu
Trữ Quốc Gia [TTLTQG]
3 (Hà Nội) cũng còn thiếu sót. Bản tóm lược
này im lặng về cha mẹ, ba đời lý
lịch, hay hai đời vợ của Tướng Giáp. Hoạt động chính trị
từ 1925-1946 cũng quá
sơ lược và đôi chỗ sai lầm. Trường thiên anh
hùng ca “Ðiện Biên Phủ” ngày càng
vụn rơi son phấn vì dù diễn ra trên đất nước Việt
Nam, hàng chục ngàn thanh
niên thiếu nữ Việt thương vong–kể cả nguyên một Trung
đoàn hậu thân của Trung
Ðoàn Thủ Ðô bị tiêu diệt–người hoạch định,
chỉ huy chiến dịch là Mao Trạch
Ðông, Quân Ủy Trung Ương và Bộ Tổng Tham Mưu
Quân Giải Phóng, Vi Quốc Thanh và
cố vấn Trung Cộng. Mục đích chính cũng không nhằm
định thắng bại mà là đình
chiến, tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập trung
quân sự–với lời hứa hẹn
tổng tuyển cử trong vòng hai năm. Nó là sản phẩm
tuyên truyền sỉn máu của tổ
hợp Mat-scơ-va, Bắc Kinh và Tuyên Quang. Tướng
Giáp–với phương vị chỉ huy
hờ–thêm một lần có công đứng ra nhận chiến
công. I. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ:
Từ năm
1945, “Võ Nguyên Giáp” được nhắc nhở khá
nhiều, trong nước cũng như ở hải
ngoại, bằng nhiều ngôn ngữ, có lẽ chỉ thua Hồ Chí
Minh (1890-1969), tức Nguyễn
Sinh Côn (1892-1969). Thực ra, Võ Nguyên Giáp
chỉ là một bí danh của Võ Giáp.
Trong số những bí danh khác có tên Văn (ghi
trong lí lịch Ðảng và tài liệu Mỹ năm
1945), và Dương Hoài Nam. Chắc
chắn là chưa tác giả thế giới nào đã biết
hoặc nhắc đến tên “Võ Giáp,” sinh
ngày “25/8/1911 [2/7 Tân Hợi] tại thôn An Xá,
nay thuộc xã Lộc Thủy, Lệ Thủy,
Quảng Bình; xuất thân từ một gia đình trung
nông; bản thân trí thức” (1) Bách
Khoa Từ Ðiển Quân Sự [BKTÐQSVN] của
Bộ Quốc Phòng CHXHCNVN, ấn bản 1996, ghi Giáp sinh năm
1911. Một tài liệu CSVN
khác ghi Giáp sinh năm 1910. (2) Tài
liệu Pháp thường ghi năm sinh 1912 tại An Xá, Quảng
Bình, Trung Kỳ. (3) Trong năm
1946 tình báo Pháp phong Võ Nguyên
Giáp năm 1937 [26 tuổi] làm “Khoa trưởng trường
Luật Hà Nội,” qua Nga huấn luyện trong thời gian 1939-1940, rồi
gặp Hồ Chí Minh
ở Trung Hoa, gia nhập Việt Minh, về nước năm 1944. (4) Cũng có
tài liệu ngoại
quốc ghi Giáp là Tiến sĩ Luật. Sự hoang tưởng này
do thiếu hiểu biết hệ thống
giáo dục Ðông Dương thời Pháp thuộc. Trường
Luật thời đó chỉ có chương trình cử
nhân ba năm, và chương trình huấn luyện quan lại,
gọi là Cao Ðẳng Pháp Chính.
Muốn thi Tiến sĩ phải qua Pháp học thêm. (5) Các y
sĩ Ðông Dương cũng vậy.
Những người xuất sắc nhất được học bổng qua Pháp, hoàn
tất bằng tú tài Pháp
(Baccalaureat) rồi trình luận án. Theo
tóm lược lý lịch, đầu thập niên 1920, khi mới 9
tuổi, Võ Giáp vào Huế trọ học.
Năm 1925-1926, dù còn là thiếu niên, mới
13-14 tuổi khai sinh, Giáp đã tham gia
bãi khoá đòi phóng thích Phan Bội
Châu (1868-1940), hay làm quốc táng Phan Chu
Trinh (1872-1926). Thời
gian này, ảnh hưởng của nhóm Thanh Niên, tức Việt Nam Thanh Niên Kách Mệnh Ðồng
Chí Hội [VNTNKM/ÐCH] ở Quảng
Châu–tiền thân Ðảng Cộng Sản Việt Nam
[CSVN]–bành trướng tới bắc Trung Kỳ và Huế.
Giáp từng leo lên cây đọc vụng
trộm tập sách quốc cấm, Le procès de la
colonization francaise [Bản Án Chế Ðộ Thuộc Ðịa
Pháp] của Nguyễn Ái Quốc
(1894-1932, 1941), tức Nguyễn Sinh Côn (1892-1969) lúc ấy
hoạt động cho QTCS dưới
bí danh Lý Thụy. Theo
lí lịch tự khai, năm 1927 Giáp gia nhập Tân
Việt
Cách Mạng Ðảng. Chi tiết này có lẽ
không đúng. Năm 1927, tổ chức Hưng Nam
của nhóm Trần Mộng Bạch, Ðào
Duy Anh, v.. v... mới đổi tên thành Việt
Nam Cách Mệnh Ðảng [VNCMÐ]. Bạch cử Trần Phú
(1903-1931) sang Quảng Châu để
bàn chuyện thống nhất với nhóm Thanh Niên, nhưng
Phú gia nhập tổ chức này, được
vào trường Whampao [Hoàng Phố], rồi gửi qua Ðại Học
Phương Ðông [KUTV] ở Mat-scơ-va.
Năm 1928, nhóm Trần Mông Bạch, Ðào Duy Anh,
Hà Huy Tập (1906-1941) mới đổi tên
VNCMÐ thành Tân Việt Cách Mạng
Ðảng
[TVCMÐ]. Ngày 14/7/1928, Ðào Duy Anh được cử
làm Tổng thư ký. Nhân kỳ
(Trung) có Ðặng Thái Mai, Võ Liêm Sơn,
Nguyễn Hữu Diếu, Trần Hữu Duẩn, Nguyễn
Khoa Văn, Võ Giáp, v.. v.. Tháng 7/1929, do lời
khai của Tú Ðàn, Anh bị bắt ở
Huế. Ngày 1/1/1930, TVCMÐ đổi tên thành Việt
Nam Cộng Sản Liên Ðoàn hay Ðông
Dương
Cộng Sản Liên Ðoàn [CSLÐ]. (6) Trong
khi đó, hội Thanh Niên do Hồ Tùng Mậu điều khiển từ
Hong Kong bị phân hóa trầm
trọng. Sau Hội nghị tháng 5/1929, ngày 17/6/1929 xứ ủy
Bắc Kỳ của nhóm Trần Văn
Cung, Ngô Gia Tự v.. v... thành lập Ðông
Dương
Cộng Sản Ðảng [ÐDCS], xuất bản cơ quan ngôn luận Búa Liềm, rồi gửi Ngô Gia Tự (Ngô Sĩ
Quyết), Hạ Bá Cang, Nguyễn
Trọng Nhã và Võ Phong vào hoạt động ở Nam
Kỳ. Tháng 8/1929, xứ ủy Nam Kỳ của
VNKMTN/ÐCH cải danh thành An Nam Cộng Sản
Ðảng [ANCSÐ]. Tháng 11/1929, Lê Văn Phan
[Hồng Sơn] tán thành và khuyến
khích nhóm ANCSÐ. (7) Ngày 6/1/1930, do Hồ
Tùng Mậu yêu cầu, Nguyễn Ái Quấc tự động
triệu tập Hội nghị thống nhất gồm 5 đại biểu hai nhóm Thanh
Niên–tức ÐDCSÐ ở
miền Bắc và ANCSÐ ở miền nam. Ðại diện ÐDCSÐ
yêu cầu Quấc phải trình giấy ủy
nhiệm của QTCS mới chịu họp. Kết quả, Thanh Niên biến
thành Ðảng Cộng Sản Việt Nam [CSVN].
Ðích thân
Hồ soạn thảo mọi tài liệu, tức “Sách lược vắn tắt của
Ðảng” và “Lời kêu gọi.”
(8) Ngày 18/2/1930, Quấc (Victor) báo
cáo lên QTCS về hội nghị thống nhất trên. QTCS
không chấp thuận, cử Trần Phú
(Likwei, 1904-1931) về triệu tập Hội nghị Ban Chấp Ủy Trung Ương
[BCUTƯ] lần
thứ 1 để đổi tên thành Ðảng CSÐD,
với
Phú làm Tổng thư ký chỉ định. Ngày
11/4/1931, QTCS thừa nhận Ðảng CSÐD làm đoàn
viên, trợ cấp 5,000 quan Pháp [francs] hay 1,200 MK mỗi
năm. (9) Quấc
không được mời tham dự Hội nghị 1, đúng ngày lễ
Song Thập [10/10/1930]. QTCS
cũng ngừng giao công tác cho Quấc. Mùa
Ðông 1930, Quấc tìm quên trong cuộc hôn
nhân cách mạng thứ hai với Lý Huệ Sương, tức
cô Duy Nguyễn Thị Vịnh, vì Lâm Ðức
Thụ (Nguyễn Công Viên) đã ra mặt chống Cộng,
và người vợ Quảng Ðông Tăng Tuyết
Minh biệt tích. (10) Trong khi đó, Hà Huy Tập
và một số cán bộ ở Mat-scơ-va phê
bình điều lệ cùng các tài liệu Ðảng
CSVN nặng mùi cải lương [reformist], tư
sản, quốc gia [nationalistic]. Thời gian này, đảng
CSÐD tổ chức một loạt những cuộc đình công từ
các đồn điền cao su ở miền nam
tới Nam Ðịnh, Hải Phòng, Hòn Gai, rồi những cuộc biểu
tình ngày Lễ Lao động
1/5/1930, và lên cao điểm với phong trào
Sô-viết Nghệ An từ tháng 8/1930, tới đầu
1931–đốt phá trụ sở hành chính xã
thôn, bắt quan lại ký tên vào đơn xin giảm
sưu
dịch. (11) Pháp phải sử dụng Lê Dương và phi cơ
đánh dẹp “phong trào khủng bố đỏ”
này, bắt giữ gần trọn BCUTƯ và các xứ ủy. Tổng
lý Nguyễn Hữu Bài và quan lại
Việt rất hăng hái lập công, kể cả Ngô
Ðình Khôi, Ngô Ðình Diệm. Dài
theo đường
xá, chợ búa, thủ cấp nạn nhân đối mặt nhau, đong
đưa theo gió. Sau Hội nghị
BCUTƯ thứ 2 ngày 12/3/1931, Trần Phú bị sa lưới
ngày 19/4, rồi “chết vì ho lao”
trong ngục ngày 6/9/1931. Một số cựu học viên KUTV
tích cực góp công lớn, kể cả
anh em Thomas Ðặng Ðình Thọ và Ðặng Văn Thu,
chủ một quán ăn ở Le Hâvre. (12) Pháp còn phối hợp với Bri-tên
và
Dutch [Hòa Lan] mở chiến dịch thanh Cộng toàn Viễn
Ðông. Hồ Tùng Mậu và cô Duy
bị bắt ở Hong Kong ngày 21/4/1931, rồi trục xuất qua Quảng
Châu. (RC 495, 201,
35) Ngày 6/6/1931, đến lượt Quấc bị bắt ở Cửu Long [Kowloon],
vì nhập cảnh bất
hợp pháp. (13)
Tháng
12/1932, Toàn quyền Pierre Pasquier kiêu hãnh
tuyên bố đã tiêu diệt được Ðảng
CSÐD. Ðồng thời yêu cầu Hong Kong dẫn độ Quấc về
Ðông Dương–vì ngày 11/10/1929,
Quấc cùng 6 người khác đã bị toà án
Vinh kết án tử hình khiếm diện. Tuy nhiên, Hội Thập tự đỏ của
QTCS mướn văn phòng luật sư Frank Loseby chống lại việc dẫn độ
Quấc. Cuối cùng,
ngày 19/1/1933, Thống đốc Hong Kong William Peel thông
báo cho Ðông Dương biết
Quấc đã chết trong ngục vì ho lao và nghiện thuốc
phiện. (14) Hôm sau, ngày
20/1/1933, Quấc được dàn xếp đưa lên Thượng Hải, và
tìm đến Vladivostok [Hải
Sâm Uy] vào giữa năm 1933. Tin đồn Quấc chết
là do Luật sư Loseby tung ra. (New
York Times, 6 Sept 1969), và KUTV cũng từng làm lễ
tưởng niệm Quấc vào
tháng 6/1932. Tháng 9/1933, khi được Dalburo Thượng Hải
hỏi về Song Man Cho
(Quấc), thoạt tiên QTCS nói không biết là ai.
Nhưng sau đó dàn xếp cho Quấc về
Mat-scơ-va, theo học trường Lenin từ ngày 1/10/1934 dưới
bí danh “Lin.” (15)
Bức hình Quấc chụp trong thời kỳ này do Hồng Hà
công bố năm 1980 cho thấy Quấc
cạo trọc đầu–chẳng hiểu vì “sốt rét” hay trải qua một
thời gian giam cứu, hoặc
cả hai. Phần
Võ Giáp bị bắt năm 1930 vì gia nhập hội
kín, và ngày 25/11/1930 bị toà Thừa
Thiên kết án hai năm tù. Gần một năm sau,
ngày 18/11/1931, được tạm thích, chỉ định
cư trú tại Quảng Bình. Do sự ưu đãi của Louis
Marty, Giám đốc Liêm Phóng
[Sureté] Ðông Dương, năm 1932 Giáp ra Hà
Nội tiếp tục học. (Có tin Giáp là con
nuôi Marty) Ðồng thời dạy học tại trường tư thục Thăng Long,
Hà Nội. II. NGỰA MỚI:
Theo
lý lịch tự khai, trong ba năm 1936-1939, Giáp hoạt động
trong Mặt Trận Dân Chủ Ðông Dương, ban
nửa hợp
pháp của Ðảng CSÐD. Ðây là Ðảng
Cộng Sản mới do các cựu học viên Ðại học Phương
Ðông [KUTV] tái tổ chức năm 1935. Giáp
là biên tập viên các báo Ðảng;
sáng lập
báo Le Travail [Lao Ðộng] (có
Ðặng
Thái Mai, cha vợ tương lai thứ hai, cộng tác). Viết báo Notre Voix [Tiếng
nói chúng
ta], En Avant [Tiến lên], Rassemblement [Tập hợp], Ðời nay,
Tin tức, Thời báo,
Cờ Giải Phóng. Tham gia phong trào
Ðông Dương Ðại Hội (1936-1937), để nộp
lên chính phủ Pháp và phái
đoàn điều tra Quốc Hội những đòi hỏi cải cách.
Giáp được
cử làm Chủ tịch Ủy Ban Báo chí Bắc Kỳ. Trong
số cấp chỉ huy của Giáp thời gian này có Peznhef
Trần Ðình Long (1904-1946),
gốc Nam Ðịnh. Năm 1927 Long lưu lạc tới Paris, làm nghề
đánh vẹc-ni. Rồi sang
Mat-scơ-va học tại KUTV từ 20/3/1928 tới 20/11/1931. (Sokolov, 269-70).
Năm
1932, cùng Litvinov Lê Huy Doãn (Hồng Phong,
1902-1942) trở lại Trung Hoa để
tái lập Ðảng CSÐD. Năm 1935, bị bắt ở Sài
Gòn 4 tháng, ra Hà Nội hoạt động cho
các báo Le Travail, Rassemblement, En
Avant. Báo Thời thế từng đăng
phần đầu hồi ký “Ba Năm Ở Nga Xô Viết” (1937) của Long.
Năm 1938-1939, tham gia
các báo Tin Tức, Ðời Nay, Notre Voix.
Năm 1940, bị tập trung ở Sơn La tới tháng 3/1945. Ðây là giai đoạn có thể mệnh danh
là “hòa hoãn” [détente], hay mặt trận thống
nhất [united front] giữa Ðệ Tam
QTCS và mọi khuynh hướng chính trị hay hệ thống xã
hội khác nhau, kể cả thực
dân–hòn đá tảng của Nghị quyết Ðại hội thứ VII
QTCS (7-8/1935). QTCS cho lệnh
Ðảng CSÐD phải bạch hóa mọi tổ chức ngoại vi. Litvinov
Doãn cử Cinitchkin Tập
về nội địa, tái lập Ban Chấp Ủy Trung Ương [BCUTƯ] và
các xứ ủy. Hội nghị Bà
Ðiểm cử Cinitchkin Tập làm Quyền Tổng Thư Ký. Nhưng
Cinitchkin Tập không tuân
theo chỉ thị tranh đấu hợp pháp của QTCS. Sau chuyến viếng thăm
Ðông Dương của
Dân Biểu CS Pháp Maurice Honel từ tháng 7 đến
tháng 9/1937, Cinitchkin Tập mới
nhượng bộ. Trong mùa Hè 1937, nhóm
Stalinist
như Dương Bạch Mai, Lê Văn Kiết và Nguyễn Văn “Bảy” Trấn
cũng đoạn tuyệt với
nhóm Trotskyite tờ La Lutte/Tranh Ðấu
Kiết và Trấn lập tờ Avant Garde, rồi
thuê thêm tờ Kịch bóng, Le
Peuple/Dân
Chúng. Nội bộ những trí thức tả phái, tự nhận
là Trotskyite, cũng phân hóa—những
cuộc bút chiến giữa nhóm La Lutte/Tranh
Ðấu và Tháng Mười của Hồ Hữu
Tường
gay gắt chẳng kém cuộc bút chiến giữa Ðệ Tam
và Ðệ Tứ. Phản ứng của nhóm tư sản
ôn hòa hay thân Pháp—như Bùi Quang
Chiêu, Nguyễn Phan Long, Lê Quang Liêm tự
Bảy của nhóm Lập Hiến hay Nguyễn Văn Thinh, Trần Văn
Ðôn thuộc nhóm Dân
Chủ–cũng ngày thêm gia tăng. Họ rút ra khỏi tổ chức
Ðại Hội Ðông Dương, và một
số ít được đưa lên thay thế các đại diện Trotskyite
bị kết tội tranh cử bất hợp
pháp. Nhóm Stalinist cũng đứng ra riêng một
liên danh tranh cử Hội đồng thành
phố Sài Gòn. Thực ra, quan hệ giữa Tạ Thu Thâu,
Trần Văn Thạch và Phan Văn Hùm
với nhóm Stalinist (Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Nguyễn
Văn Trấn) chỉ dựa
trên giao tình cá nhân. Ða số đều du học
Pháp và bị trục xuất khi tranh đấu đòi
trả tự do cho đảng viên VNQDÐ trong vụ nổi dạy ở Yên
Bái và Phú Thọ. Nhưng
Litvinov Doãn hay Cinitchkin Tập đã nhận chỉ thị
rõ ràng: Hợp tác với bất cứ
ai, ngoài bọn Trotskyite. Phần các nhóm kháng Pháp
không
Cộng Sản, ngoài cán bộ VNQDÐ kỳ cựu, xuất hiện nhiều
tổ chức Ðại Việt có khuynh
hướng thân Nhật. Anh em Ngô Ðình
Khôi-Ngô Ðình Diệm thì được xếp hạng
là “nhóm
1884”–tức đòi hỏi Pháp trở lại với tinh thần Hiệp ước Bảo
hộ 1884, sát nhập Bắc
Kỳ vào Trung Kỳ, trở lại với chính sách bảo hộ
kiểm soát hơn trực trị. Nhóm
Cinitchkin Tập không ngớt đả kích chủ trương
“Pháp-Việt đề huề” của Phan Bội
Châu, Huỳnh Thúc Kháng, hay anh em họ Ngô. Tại Hà Nội, Giáp kết hôn lần thứ
nhất với Nguyễn Thị Quang Thái, học viên trường nữ hộ
sinh. Quang Thái là con
Nguyễn Huy Bình, thư ký tàu lửa ở Vinh, và,
Ðỗ Thị Thơ, quê Hà Tĩnh. Chị ruột
Thái là Vịnh, tức cô Duy, Fan Lan hay Minh Khai
đã lược nhắc ở trên. Trở lại Sài Gòn vào tháng 7
hay
tháng 8/1937, Minh Khai–với sự tiếp sức của Honel của Ðảng
CS Pháp–khuyên bảo
Cinitchkin Tập bỏ thái độ biệt phân, tuân
hành chủ trương “Mặt Trận Thống Nhất”
của Ðại hội QTCS VII. Litvinov Doãn cũng trao UBCHON cho Kan
Nguyễn Ngọc Vi,
trở lại Sài Gòn với phương vị đại diện QTCS. Litvinov
Doãn trở thành chồng cách
mạng của Minh Khai, và giúp đưa Nguyễn Văn Cừ
(Phùng Ngọc Tường) lên chức Tổng
Thư Ký. Năm 1939, Minh Khai cũng được cử làm Thành
Ủy Viên Sài Gòn-Chợ Lớn. Từ năm 1937, các viên chức thuộc địa
Pháp bắt đầu đổi sang thái độ đàn áp ngăn
ngừa. Ngày 8/3/1937, báo Le Travail [Lao
Ðộng] bị đưa ra trước
tòa án thành phố Hà Nội. Báo Dân Chúng
ở Sài Gòn cũng trở thành mục tiêu của mật
thám Pháp. Tháng 4/1938, Tổng thư ký
Nguyễn Văn Cừ bị bắt ở Sài Gòn, rồi chỉ định cư
trú ở quê. Cinitchkin Tập bị
bắt tại Chợ Lớn tháng 5/1938 rồi năm sau cũng bị dẫn giải về
quê. Những công đoàn
và báo chí liên hệ với CS liên tục bị
đàn áp. Litvinov Doãn rút vào
bí mật nhưng
vẫn bị bắt ngày 22/6/1939 khi mang thông hành giả
tên La Anh. (16) Sau khi Thế
chiến II bùng nổ, ngày 28/9/1939, Toàn quyền
Georges Catroux (1939-1940) theo gương
Paris đặt Cộng Sản ra ngoài vòng
pháp luật, và tảo thanh các phe phái
chính trị, tôn giáo khắp Ðông Dương.
Tháng
11/1939, Hội nghị 6 của Ðảng CSÐD tại Bà Ðiểm nghị
quyết thành lập Mặt
Trận Thống Nhất Dân Tộc Phản Ðế Ðông Dương
mục đích đánh đổ đế quốc Pháp,
vua chúa bổn xứ và tất cả bọn
tay
sai của đế quốc phản bội dân tộc chuẩn bị cướp
chính quyền khi thời cơ đến,
dưới sự chỉ huy của vô sản giai cấp. (VKÐTT, 6:1936-1939, 2000:539-43) Tuy
nhiên, đoạn cuối của thời những cựu sinh viên Nga
khó tránh. Tháng 12/1939, Litvinov Doãn được
phóng thích, nhưng ngày 18/1/1940 bị bắt lại ở
Phan Thiết cùng Cinitchkin Tập,
rồi dẫn giải về Sài Gòn. Ngày hôm trước,
17/1, Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn cùng hai
người khác bị bắt giữ ở số 19 hẻm Nguyễn Tấn Nghiệm, phía
sau ga Sài Gòn [cũ],
vì một liên lạc viên người Minh hương của Quấc
đã tìm đến đây. Ðảng CSÐD nói
riêng và các đảng phái Việt Nam trải qua một
cuộc khủng bố trắng, có phần sắt
máu hơn cả thời Sô-Viết Nghệ An năm 1930-1931. Chưa
có tài liệu văn khố nào giúp xác
định liên hệ giữa Minh Khai và Võ Giáp trong
thời gian này. Chỉ biết học hết năm thứ hai Luật (chương
trình cử nhân ba năm),
Giáp ly khai gia đình, rút vào bí
mật năm 1939, rồi được Bùi Ðức Minh đưa qua
Vân Nam cùng Phạm Văn Ðồng (1908-2000) vào
tháng 5/1940. Ðồng, nhân vật thân tín thứ hai
của Hồ Chí Minh, là con một quan lớn ở triều đình
[Phạm Văn Nga hay Ngà], gốc
Quảng Ngãi. Từng trốn qua Quảng Châu tham dự lớp huấn
luyện của Lý Thụy năm
1925, rồi năm sau bị đuổi học vì tham gia phong trào
bãi khóa để tang Phan Chu
Trinh. Sau đó, Ðồng ra Hà Nội cố thi Tú
Tài I, hai lần đều trượt. Bỏ vào Nam,
tìm đường sang Pháp, nhưng không thành, phải
dạy Pháp văn độ nhật ở Chợ Lớn.
Sau khi sang Hong Kong dự Ðại hội Thanh Niên vào
tháng 5/1929, với tư cách đại
biểu Nam Kỳ, Ðồng bị bắt vì liên quan đến vụ giết
người ở đường Barbier Tân
Ðịnh ngày 9/12/1928. Ngày 28/7/1930, Ðồng bị kết
án 10 năm tù, đầy ra Côn Ðảo.
Tháng 6/1936 mới được phóng thích. Năm 1938,
được phép rời Quảng Ngãi ra Hà Nội
và bí mật hoạt động trong Mặt Trận Dân Chủ. Nhưng
tài liệu Mật Thám Pháp ghi
trong hai năm 1938-1939, Ðồng không có hành vi
khả nghi nào. (17)
Việc đưa Giáp và Ðồng ra hải
ngoại này do sự hiện diện của Quấc [Lin] ở Côn Minh từ
tháng 2/1940. Sau khi
móc nối được BCHON của Kan Vi (Phùng Chí
Kiên), Quấc mở liên lạc vào trong nước
vì Toàn Quyền Catroux đã bắt giữ hầu hết
các cán bộ Ðảng CSÐD hay cựu chính trị
phạm từ đầu năm 1940. Thời gian này, tình hình
Ðông Dương
thật phức tạp. Ngày 22/ 6/1940, tại Âu Châu,
Pháp đầu hàng Ðức. Nhật Bản bắt đầu
nhòm ngó Ðông Dương, yêu cầu Pháp
chấm dứt việc chuyên chở quân viện cho Tưởng
Giới Thạch. Sau đó, quân Nhật được sử dụng Bắc Kỳ để mở
một thêm chiến tuyến
phía nam, cô lập Tưởng với thế giới (30/8/1940).
Thái Lan cũng thừa cơ, đòi
Pháp trả lại lãnh thổ cắt nhượng cho Lào và
Căm-Bốt [Kampuchea] vào đầu thế kỷ
XX, tạo nên những cuộc xung đột dài theo biên giới
Lào và Căm-Bốt. Tại Việt
Nam, rối loạn bùng nổ khắp ba kỳ. Miền Bắc, Kiến Quốc Quân
của Trần Trung Lập
theo Sư đoàn 5 Ngự Lâm Quân Nhật vào Lạng Sơn
ngày 23-24/9/1940, phá hủy lũy
Ðồng Ðăng. Ngày 24/9, quân Pháp ở Lạng-Sơn
đầu hàng. Hôm sau, 25/9, Quân đoàn
Viễn chinh Ðông Dương của Nhật, do Tướng Nishimura Takuma chỉ
huy, đổ bộ ở Ðồ Sơn,
rồi tiến về hướng Hải Phòng, cách đó khoảng 20
cây số về hướng Bắc. Decoux cho
lệnh di tản các đơn vị Pháp để tránh chạm
súng, nhưng ngày 26/9, Nishimura vẫn đánh
bom cảnh cáo Hải Phòng. Ngày 21/10/1940, Sư
đoàn 5 Ngự Lâm Quân Nhật triệt
thoái Lạng Sơn, về Quảng Châu, Khoảng hơn 1,000
lính bản xứ, kể cả Thượng sĩ Lương
Văn Ý (được mang lon Thiếu úy do nhu cầu chiến tranh),
ngả theo Kiến Quốc Quân,
kéo sang Quảng Châu. Trần Trung Lập quyết giữ Lạng Sơn
làm căn cứ. Ngày
28/11/1940, Paul Chauvet tái chiếm Lạng Sơn và Ðồng
Ðăng. Trần Trung Lập thua trận, bị xử tử ngày 28/12/1940. (18) Trong khi đó, tù nhân Cộng Sản
cũng phá ngục cùng một số lính đào ngũ
thiểu số nổi lên ở huyện Bắc Sơn, phía
tây tỉnh Lạng Sơn. Tại Nam Kỳ, tình hình trầm trọng
hơn. Xứ ủy lâm thời, dưới
quyền Thư ký Tạ Uyên, nổi dậy ở Sài Gòn
và 11 tỉnh từ tối ngày 22/11 tới
2/12/1940. Nhờ bắt giữ được Uyên lúc 13 giờ ngày
22/11 giữa lúc Uyên đang thảo
hịch khởi nghĩa, Thống sứ René Véber kịp thời cho lệnh
các tỉnh tăng cường
phòng bị, và mở nhiều cuộc hành quân cảnh
sát khắp Sài Gòn / Chợ Lớn / Gia
Ðịnh. 17 cán bộ–kể cả những quân nhân nằm
vùng, người phụ trách vận tải và Phan
Ðăng Lưu, mới họp ở Bắc về–bị bắt giữ. 17G00 chiều đó,
đích thân Giám đốc Cảnh Sát Arnoux tới bệnh
viện Chợ Quán, bắt tất cả các tù
bệnh–như Litvinov Doãn, Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu v..
v...– mang về biệt giam
trong Khám Chí Hoà. Ðồng thời tăng cường
phòng thủ nhà lao và việc tuần tiễu
trên đường phố.
Tính đến
ngày 2/12/1940, CS đã nổi lên ở ngoại ô
Sài Gòn và 11 tỉnh Nam Kỳ, tấn công 14 đồn
(3 ngoại ô Sài Gòn, 1 ở Cần Thơ, 1 tại Chợ Lớn, 1
Gia Ðịnh, 3 Mỹ Tho, 1 Sóc Trăng,
1 Tân An, 3 Vĩnh Long), 10 quận (2 Cần Thơ, 1 Chợ Lớn, 1 Gia
Ðịnh, 1 Long
Xuyên, 2 Mỹ Tho, 2 Trà Vinh, 1 Vĩnh Long), 21 làng
(1 Cần Thơ, 2 Châu Ðốc, 3
Chợ Lớn, 2 Gia Ðịnh, 2 Long Xuyên, 6 Mỹ Tho, 1 Tân An,
1 Trà Vinh, 3 Vĩnh
Long). Hai cầu bị phá hủy (Tân An). Lần đầu tiên CS
sử dụng lá cờ đỏ, sao vàng
làm kỳ hiệu. Về phía Pháp, 20 người bị giết (3
Pháp, 13 lính Việt, và 4 dân
sự), 9 lính dõng và hương chức mất tích hay
bị bắt, 21 người bị thương, 63 súng
đủ loại và 298 viên đạn bị mất. Phía Cộng Sản, chết
16 người, 21 bị thương, và
hơn 600 người bị bắt (19) Nhân cơ hội này, tân Toàn Quyền
Jean Decoux (1940-1945) quyết tắm máu những phần tử kháng
Pháp. Vichy đồng ý. Bộ Thuộc Ðịa cho phép
xét xử ngay một số
lãnh tụ CS để làm gương. (20) Một mặt, Decoux sử dụng phi
cơ, Lê Dương Âu-Phi
và lính khố đỏ, khố xanh bản xứ (Việt và Khmer)
tái chiếm những làng khởi
nghĩa, giết trên 100 cán bộ Cộng Sản, và bắt giữ
khoảng 8,000 người tình nghi. Mặt
khác, dùng toà án để xét xử, giết
hay làm án tù chung thân, khổ sai tất cả
những người có thành tích chống Pháp–bất kể
Ðệ tam, Ðệ tứ Cộng Sản [Trốt Kít],
Cao Ðài hay Phật Giáo. Minh Khai–dù bị bắt
cùng Nguyễn Hữu Tiến, Lê Văn Kiết,
tức Rémy, trước cuộc nổi dạy 23/11-2/12/1940, bị kêu hai
án tử hình. Gaston
Joseph, Tổng Giám đốc Chính trị vụ Bộ Thuộc địa,
yêu cầu Decoux khoan hồng cho
Minh Khai, nhưng Decoux bác đơn ân xá ngày
17/5/1941, và xử bắn Vịnh tại Hóc
Môn ngày 28/8/1941 cùng với Nguyễn Văn Cừ,
Cinitchkin Tập, v.. v.. Litvinov
Doãn, Lê Duẩn, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu bị
đầy ra Côn Ðảo. Litvinov Doãn và
Ninh bỏ mình vì bệnh tật và sự hành hạ thể
xác. Những cán bộ CS cao cấp khác,
như Trần Văn Giàu, Trần Văn Di đã mãn án
tù, bị tập trung vào các trại như Tà
Lài, Bà Rá, v.. v... Cuộc khủng bố trắng
kéo dài tới cuối năm 1942 mới tạm dứt. Nhưng cuộc tắm máu của Decoux mở
ra một cơ hội mới cho Nguyễn Sinh Côn. Từ ngày rời
Mat-scơ-va về Trung Hoa, Côn
[Lin] đã ngụy trang như một Thiếu tá [giáo quan]
trong phái đoàn Diệp Kiếm Anh
huấn luyện du kích chiến cho quân đội Tưởng Giới Thạch
nhằm mục đích liên lạc
với Ban Chấp Ủy Trung Ương Ðảng CSÐD, và giải quyết cuộc
tranh chấp giữa
Cinitchkin Tập với Litvinov Doãn [Hồng Phong]. (21) Hạ
tuần tháng 1/1939, báo Dân Chúng–cơ
quan
ngôn luận bán công khai của Ðảng CSÐD
đã đăng hai bài tố cáo sự tàn ác của
Nhật ở Trung Hoa của “Ð.C. Lin.” Nhưng chẳng hiểu tại sao
vào cuối tháng
7/1939, Lin chỉ nhắc đến hai tờ Notre
Voix và Ðời Nay, Và báo
cáo chưa
liên lạc được BCU/TƯ. Khi tìm đến một cơ sở bí mật ở
số 19 hẻm Nguyễn Tấn Nghiệm đã bị Pháp khám
phá nhiều tháng trước, liên lạc
viên của Lin khiến các lãnh tụ CSÐD–kể cả Tổng
thư ký Nguyễn Văn Cừ, Litvinov
Doãn, Cinitchkin Tập, Lê Duẩn–bị sa lưới Mật Thám
Pháp hai ngày 17-18/1/1940. Từ Hoa Nam, Lin (dưới tên Ông
Hoàng [Vương] hay Trần [Hồ] Quang) khởi đầu tái lập
Ðảng CSÐD và làm sống lại
tổ chức Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh
hay Việt Minh–đã được Hồ Học Lãm
và
Nguyễn Hải Thần xin phép hoạt động ở Nam Kinh từ năm 1936. Sau
khi tuyên thệ
cho Giáp và Ðồng, Lin gửi Giáp, dưới bí
danh Dương Hoài Nam, tới Quảng Tây, xâm
nhập tổ chức Việt Cách của Trương Bội Công. Ðồng được
đổi tên làm Lâm Thế Kiệt,
đứng ra tái lập Việt Minh ở hải ngoại với chức Phó Chủ
tịch. Tháng 5/1941, Lin triệu tập Hội
nghị thứ tám [8] khoá I mở rộng ở hang động đá
vôi gần biên giới Cao Bằng-Quảng
Tây. Ðặng Xuân Khu–Quyền Tổng thư ký từ Hội nghị
bảy [7] (11/1940), sau này lấy
bí danh Trường Chinh–được tái cử chức Tổng thư ký.
Quan trọng hơn, Ðảng CSÐD
chấp nhận Việt Minh như mặt trận thống nhất [united front] ngoại vi để
hoạt động–kháng
Pháp, thân Trung Hoa, thân Mỹ, thân
Bri-tên và ngay cả Pháp tự do. Tại
Hà Nội, ngày 10/5/1941, Quang Thái bị trục xuất
khỏi trường nữ hộ sinh vì “nhục
mạ cờ tam tài,” nên mang con trở lại Vinh, sống bằng nghề
bán vải của gia đình.
Tháng 8/1941 Quang Thái vào Gia Ðịnh chứng
kiến cuộc xử tử Minh Khai ở Hóc Môn.
Trở lại Vinh. liên hệ với nhóm Nguyễn Hữu Xuyến,
Ðào Duy Dzếnh, Ðào Duy Kỳ
trong công tác mở đường giây liên lạc giữa Bắc
Kỳ với xứ ủy Nam Kỳ. Do đồng chí
cung khai, Thái bị bắt ngày 6/6/1942, dẫn ra Hà
Nội. Sau đó chết trong ngục. Ðể
lại một con gái. (CAOM (Aix), RST F30 [4]) Võ
Giáp đón tin buồn về “chị Thái” khi đang hoạt động
ở Cao Bằng để xây dựng căn
cứ và mở đường liên lạc với Ban Chấp Ủy Trung Ương của
Xuân Khu ở đồng bằng.
Giáp cùng Chu Văn Tấn còn được giao tổ chức hai
đội du kích đầu tiên. III. QUAN HỆ VỚI OSS MỸ:
Cuối
tháng 8/1942, Lin cải danh thành Hồ Chí Minh, vượt
biên giới qua Trung Hoa xin
cầu viện và đánh phá tổ chức Hoa quân Nhập
Việt của Trương Phát Khuê, Tư lệnh
Ðệ Tứ Phương Diện Quân, Quảng Tây. Bị bắt giữ hơn một
năm vì nhập cảnh lậu,
mang giấy thông hành quá hạn. Nhờ sự can thiệp của
thuộc hạ–nhất là Phạm Văn
Ðồng, Hoàng Văn Hoan và nhóm Phạm Việt Tử ở
Vân Nam, dưới danh nghĩa Hội Chống Xâm Lược
Ðông Dương, và Hội Giải Phóng
chống Nhật–Hồ lọt vào sự
chú ý của Mỹ và Ðái Lập, Giám
đốc Mật Vụ của Tưởng Giới Thạch. Tháng 5/1943, Hồ
được tạm thích, đặt dưới sự kiểm soát của Tướng Hầu
Chí Minh, đại diện Trung Hoa Quốc Dân Ðảng
bên cạnh Trương
Phát Khuê và chỉ đạo thất Việt Nam
Cách
Mệnh Ðồng Minh Hội (VNCMÐMH, tức Việt
Cách hay Ðồng Minh Hội) ở Liễu
Châu. Tổ chức này do Trương Bội Công cầm đầu, với sự
tham gia của Nguyễn Hải
Thần, Vũ Hồng Khanh, Hoàng Lương và nhóm Kiến Quốc
Quân khoảng 500-600 người
của Thượng sĩ Lương Văn Ý. Ngày
10/9/1943, Hồ được tự do. Tháng 9/1944, Hồ về nước, mang theo 18
cán bộ Việt
Cách đã được Trung Hoa huấn luyện. Việc hồi hương của Hồ
như một mũi thuốc bổ
chích vào cánh tay Việt Minh. Hồ kịp thời
bác quyết định nổi dạy theo gương Nam
Kỳ năm 1940 của BCUTƯ. Thêm vào đó, du kích
Việt Minh mới giải cứu được một phi
công Mỹ bị bắn rơi, đưa về Tổng Hành Dinh. Hồ muốn
dùng phi công Shaw làm chất
xúc tác liên lạc với Bộ Tư lệnh Phi đoàn Cọp
Bay của tướng Claire Chennault tại
Côn Minh. Ngày
22/12/1944, Hồ giao cho Giáp trách nhiệm thành lập
Ðoàn vũ trang tuyên truyền
giải phóng, tức tiền thân Quân Ðội Nhân
Dân [QÐND] hiện nay. Những
nỗ lực đầu tiên móc nối với Mỹ trong tháng 2/1945
bị thất bại. May mắn, giữa
lúc đó xảy ra chiến dịch Meigo của
Nhật. Hầu hết những nguồn tin tình báo tại nội địa
Ðông Dương do Pháp [France
Libre] và Hoa kiều [GBT] cung cấp đều bị cắt đứt. Các
viên chức Mỹ bèn quyết định
sử dụng Hồ và Việt Minh, song song với các quân
nhân Pháp đã bỏ chạy qua Trung
Hoa như Trần Văn Ðôn, Lê Văn Kim, Monfort, v.. v.. đang
tập trung huấn luyện ở
Bách Sắc. Ngày 27/3/1945, Tướng Chennault tiếp kiến Hồ
tại Côn Minh. Sau đó Hồ được
đáp phi cơ qua Bách Sắc để giới thiệu với Trương
Phát Khuê và viên chức Mỹ. Ðại
tá Paul Helliwell, Giám đốc OSS Secret
Intelligence [SI] Branch tại Trung Hoa, cử Ðại úy Archimedes
Patti, Phụ tá đặc
trách Ðông Dương, nghiên cứu về Việt Minh, gặp
Hồ ở Bách Sắc, ngày
27/4/1945, trước khi Hồ cùng hai
nhân viên Mỹ Frank Tan, đại diện AGAS,
và Mac Shin. Cuối tháng 4/1945, Frank Tan cùng
Mac Shin vượt biên trở lại nội địa. Tình
báo
Pháp ghi HCM nhận được tài trợ ít nhất 1 triệu
quan TH [500 MK] một tháng. (22) A.
TOÁN CON NAI [DEER TEAM]: Tháng
5/1945, Hồ phong Giáp làm Tư lệnh Việt
Nam Giải Phóng Quân, mở đường về phía
tây nam, thành lập căn cứ ở Kim Lung
[Luông], huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, phía
tây Thái Nguyên và Quốc lộ 3 (Hà
Nội đi Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng). Hồ
mang
Frank Tan cùng Mac Shin theo về Kim Lộng. Cùng đi
có 44 người hộ vệ, và 25 phu
thồ súng tiểu liên Sten, Thompson, carbines, đạn dược,
dụng cụ truyền tin. Cuối
tháng 5/1945, Trung úy Dan Phelan nhảy dù xuống
Kim Lộng. VM làm một phi trường
nhỏ để phi cơ thám thính L-5 có
thể
hạ cánh. Ngày
16/7/1945, toán biệt kích Con Nai [Deer Team] của Thiếu
tá Allison K. Thomas
nhảy dù xuống căn cứ Kim Lung (Luông). Mỹ còn gửi
xuống một toán OSS thứ hai,
vì Hồ không chấp nhận cán bộ Pháp hay Việt
trong quân đội Pháp (đang huấn luyện
ở Bách Sắc). Từ đầu tháng 8/1945, Deer Team huấn luyện
khoảng 100 “bộ đội Việt
Mỹ” do Hồ cung cấp. Theo Thomas, Giáp là “Văn,”
nhân vật thứ hai trong Ủy Ban
Lãnh Ðạo chín [9] người của Mặt Trận Việt Minh. Trong
công điện gửi về Côn Minh
ngày 17 và 20/7/1945, Thomas cho rằng Hồ Chí Minh
(M. C. Hoo) hay Văn [Võ Giáp]
không phải là Cộng Sản. Mặt Trận Việt Minh [VML] chỉ muốn
độc lập và tự do. Hai
tháng sau, trong báo cáo tổng kết ngày
17/9, dù ngưỡng mộ cả Hồ và Văn, Thomas
nhận định họ khuynh tả, và theo Ðại úy Patti, Hồ
là một cán bộ Cộng Sản chính
gốc [an outright Communist]. Thomas cho rằng tất cả lãnh tụ Việt
Minh, kể cả Hồ
và Văn, nếu không phải là Cộng Sản thuần
thành thì cũng tả khuynh; một số có
khuynh hướng xã hội chủ nghĩa [socialism]. Nhưng đại đa số
đoàn viên chưa bao
giờ nghe đến tiếng Cộng Sản, hay hiểu Cộng Sản là gì. Với
Mỹ, theo Thomas, Hồ
và Văn rất thân thiện, chăm sóc tận tình.
Quan trọng hơn cả, Thomas thủ diễn
vai đặc sứ của Hồ, gửi ra ngoài tất cả những tin tức về Việt
Minh, nhất là mục đích
đòi độc độc lập, tự do trong vòng từ 5 tới 15 năm. (23) B. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
VIỆT MINH: Nhiều yếu tố chủ và khách quan khiến Việt Minh
phát triển mau chóng trong
nửa năm đầu 1945. Lợi dụng nạn đói lan tràn ở miền Bắc,
cán bộ Việt Minh tổ
chức những cuộc cướp phá kho thóc của Nhật, nêu cao
uy tín trong dân chúng. Các
toán vũ trang tuyên truyền và ám sát
đoàn hoạt động hầu như công khai ở Hà Nội
và các vùng ven thị trấn. Chu Văn Tấn và
Võ Nguyên Giáp thành lập an toàn khu
ở
vùng Tuyên Quang-Bắc Kạn, trải tới Cao Bằng. Tháng
5/1945, Hồ di chuyển từ Pác
Bó xuống Kim Luông, Tuyên Quang. Toán Con Nai
[Deer Team] của Thomas từng cứu
Hồ thoát khỏi cơn bệnh mười chết một sống. Việc tình
báo Mỹ và Trung Hoa chấp
thuận sử dụng Việt Minh để thu thập tin tình báo
còn tạo cho Việt Minh sức mạnh
tinh thần và một vũ khí tuyên truyền sắc
bén. (24) Giữa
tháng 8/1945, Giáp tham dự Hội nghị toàn quốc lần
thứ 2 của Ðảng CSÐD, được bầu
vào Ban Chấp Ủy Trung Ương Ðảng, và UB Khởi nghĩa.
Tại Ðại hội Tân Trào, được
cử vào Ủy Ban Dân Tộc Giải Phóng Việt Nam
[UBDTGPVN]. Sau
khi Thành ủy Hà Nội đã cướp được chính
quyền ngày 19/8, Giáp từ Thái Nguyên về
lo việc an ninh. Ngày Chủ Nhật, 26/8, Giáp tổ chức biểu
tình đón tiếp một số
“ủy viên trong chính phủ và phái bộ điều tra
Mỹ [của Patti] mới về Hà Nội.”
(Cứu Quốc, 29/8/45). Ngày này, Patti thông
báo cho HCM và Giáp biết quyết định
của Hội nghị Potsdam chia Ðông Dương làm hai
vùng chiếm đóng. (Patti 1980:202).
Phía nam vĩ tuyến 16, Bri-tên được quyền nhận lễ đầu
hàng của Nhật. Tại miền
Bắc, Tưởng Giới Thạch được quyền giải giới Nhật. Mặc
dù sau này tài liệu tuyên truyền Pháp
và CSVN trình diện quốc quân Trung Hoa dưới
góc cạnh xấu xí nhất–như tai hại hơn bom nguyên
tử–ở thời điểm này, 152,000
quốc quân Trung Hoa phần nào giúp một số cán
bộ Ðại Việt và VNQDÐ thoát cảnh
cắt tiết, mổ bụng, hay “mò tôm” trong tay những kẻ
kiêu hãnh lấy sự giết người
làm thành tích cách mạng. Phe chống
Cộng–nhờ thế tựa quốc quân TH–cũng tăng gia
hoạt động. Họ không chỉ chống Cộng mà còn chống cả
Pháp. Các toán cảm tử VNQDÐ
ra sức chống lại chiến dịch khủng bố của Việt Minh bằng cách
ám sát “Ba” [Ðại
úy Nguyễn Văn] Viên, một “đảng viên” phản bội, mưu
sát Bồ Xuân Luật, bắt cóc Trương
Trung Phụng, một lãnh tụ Ðồng Minh Hội. Có lần,
VNQDÐ còn bắt cóc được Võ
Nguyên Giáp. Trần Ðình Long bị bắt cóc
rồi thủ tiêu đầu năm 1946. (25)
C.
BẠO LỰC CÁCH MẠNG: Ngày
29/8/1945, trong danh sách chính phủ lâm thời
công bố trên báo chí, Võ Nguyên
Giáp được cử làm Bộ trưởng Nội Vụ. Ít ngày
sau, báo Ðộc Lập giới thiệu Giáp
thuộc nhóm “Văn Hoá,” trong khi Hồ Chí
Minh–một cái tên xa lạ–thuộc “đảng Quốc Gia.” Một
trong những việc làm đầu tiên của Giáp là
đặt ra ngoài vòng pháp luật tất cả
những đảng phái chống Cộng, nhất là các
nhóm Ðại Việt vàThanh Niên do Nhật bảo
trợ. Những cuộc tàn sát “Việt Gian,” tay sai cho
Pháp diễn ra khốc liệt. Ngay đến
các bậc tu hành–từ Thượng tọa Ðại Hải (sư phụ Ðại
Lão Hòa thượng Thích Quảng
Ðộ) tới các linh mục, thày tế, trùm họ đạo
Ki-tô cũng bị thảm sát hay tập trung
cải tạo. Chính sách tiêu diệt đối thủ chính
trị này lan nhanh xuống Trung và
Nam Kỳ. Phạm Quỳnh, cha con Ngô Ðình Khôi,
dòng dõi Nguyễn Thân, Tạ Thu Thâu,
Vũ Ðình Di, bị giết ở Thừa Thiên và Quảng
Ngãi. Bùi Quang Chiêu, Lê Quang Liêm
tự Bảy, Phan Văn Hùm bị thảm sát trong tay Dương Bạch
Mai, Lê Duẩn, Nguyễn Văn
“Bảy” Trấn, Trần Văn Trà, v.. v.. ở Chợ Ðệm và
Bình Dương. Hàng chục ngàn người
khác bị mò tôm, cắt lưỡi, khoét mắt, mổ bụng
thả trôi sông. Từ
ngày 2/3/1946–sau khi thành lập chính phủ
liên hiệp, Giáp được cử làm Chủ tịch
Ủy ban Liên hiệp Kháng chiến, Bí thư Quân ủy
TW, và Ủy viên thường vụ TW Ðảng
CSÐD (thực tế đã giải thể, mang tên Hội
Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mã Khắc Tư). Ðược Huỳnh
Thúc Kháng và Vũ Trọng Khánh
tiếp tay, Giáp và thuộc hạ phát động hàng
loạt những cuộc thanh trừng mới. Mở
những phiên tòa hình sự, xét xử các
đối thủ chính trị qua những tội danh tưởng
tượng như trộm cắp, hiếp dâm. Ngay tại Hà Nội, số phận
cán bộ VNQDÐ không kịp
thoát thân ra hải ngoại cực kỳ bi thảm, thường được biết
như “vụ án Ôn Như
Hầu.” Ngày 16/7, Thúc Kháng họp báo,
bênh vực việc làm của Giáp và Việt Minh, đả
kích VNQDÐ nặng nề. Cuối tháng 10/1946, tại
phiên họp Quốc Hội thứ hai, Tiến sĩ
Kháng phái biểu “Lỗi tại tôi,” nhưng không
nói thêm được điều gì. Cù Huy Cận đại
diện Bộ Nội Vụ cướp lời, tuyên bố: Các đại biểu VNQDÐ
như Lê Ninh, Hoàng Ngọc
Bách, Phan Kích Nam, Vũ Ðình Tri (người từng
thuyết phục Bảo An hàng Việt Minh
vào tháng 8/1945), trực hay gián tiếp nhúng
tay vào những vụ tống tiền như vụ
án Ôn Như Hầu. Bùi Vĩnh Liên ghi tên
định hỏi về việc 6 đảng viên QDÐ bị bắt,
nhưng cuối cùng cũng đổi đề tài. (26) Tại miền Trung,
Việt Minh bắt giữ một số
lớn cán bộ VNQDÐ như Phan Trung Thuyết (Liên Hiệp Quốc
Dân), Trần Thanh Mại,
Ngô Han (?),Bửu Viêm, Nguyễn Khoa Phong v.. v... Tại
Lào Cai, các khóa sinh trường
Lục Quân Trần Quốc Tuấn bị vây hãm, tấn công
liên tục, phải vượt qua biên giới.
(27) Tháng
4-5/1946, Giáp còn tham dự Hội Nghị Trù Bị
Ðà Lạt (19/4-11/5/1946), với chức vụ
Phó Trưởng Ðoàn. Trưởng đoàn miễn cưỡng
là Ngoại trưởng Nguyễn Tường Tam, lúc
ấy mọi nỗ lực chỉ dồn vào việc tìm cách xuất ngoại
theo quân Trung Hoa. Hội
nghị Ðà Lạt thất bại, nhưng trên căn bản Phụ ước
Quân Sự của Hiệp ước sơ bộ
6/3/1946, mà Giáp và Vũ Kim Thành ký
với Salan, quân Pháp lũ lượt kéo ra thay
quân Trung Hoa ở phía bắc vĩ tuyến 16, chuẩn bị
đánh đuổi chính phủ Hồ ra mật
khu. Trong
thời gian Hồ qua Pháp thương thuyết một hiệp ước chính
thức (5-10/1946), Trường
Chinh, Phạm Văn Ðồng, Trần Ðăng Ninh và Giáp
xúc tiến việc thành lập chiến khu,
mua khí giới, tích trữ thuốc men và thực phẩm, đưa
nhà máy in giấy bạc ra an
toàn khu. Mật khu ở Thái Nguyên-Tuyên Quang
được chỉnh đốn. Trở lại Hà Nội ngày
20/10/1946 với Tạm ước [Modus vivendi] 14/9/1946, Hồ chỉ có thời
gian vội vã
triệu tập Quốc Hội, ban hành Hiến Pháp và
thành lập một chính phủ mới hoàn toàn
dưới sự kiểm soát Cộng Sản. Ngày 3/11/1946, khi mới 35
tuổi, Giáp được cử làm
Bộ trưởng Quốc Phòng, kiêm Tổng chỉ huy quân đội
nhân dân và dân quân tự vệ,
chuẩn bị răng đối răng, mắt đối mắt với Valluy. D.
CUỘC TỔNG TẤN CÔNG 19/12/1946: Ngày
20/11/1946, Pháp lợi dụng cơ hội Tự Vệ (Công An) Việt Minh
bắt giữ một xà-lan
chở xăng nhớt của Hoa Kiều ở Hải Phòng, đánh chiếm thị
xã cảng, và rồi Lạng Sơn.
Lo sợ Pháp sẽ chiếm Hà Nội, Thường vụ Trung Ương
và Quân Ủy Trung Ương quyết định
đồng loạt tấn công 5 vị trí Pháp phía bắc vĩ
tuyến 16 tối ngày 19/12/1946. Giai
đoạn 2 của cuộc chiến tranh Pháp-Việt Minh bắt đầu. Nhiều năm
sau, Giáp nhận định
cuộc chiến khó tránh. Ðiều này có phần
hữu lý, vì với những người như Giáp,
cách mạng là tấn công, không tấn công
tất thất bại. Phía Charles de Gaulle,
Linh mục/Cao Ủy Thierry d’Argenlieu và quan tướng Pháp,
nhất là Jean Valluy,
quân đội Pháp mạnh hơn, nên ưa thích thương
thuyết bằng súng đạn, xe tăng và
phi cơ hơn nguyên tắc công pháp quốc tế.
Tháng 1/1946, khi tiếp Paul Mus–đặc
phái viên của d’Argenlieu về Paris xin phép được
nhắc đến tiếng “độc lập” trong
khi thương thuyết–de Gaulle chẳng những không thuận, còn
đứng thẳng người lên,
tuyên bố: “Chúng ta trở lại đó vì
chúng ta là những kẻ mạnh hơn.” [Nous
rentrons en Indochine parce que nous sommes les plus forts]. (28) Thực
ra, từ thời điểm này nhìn lại, hiệp ước sơ bộ 6/3/1946
và Modus vivendi
14/9/1946 là giải pháp tốt đẹp cho cả hai phe. Nhưng “sự
ưu việt Trung Cổ” của
những de Gaulle, d’Argenlieu, Valluy cùng Trường Chinh,
Võ Giáp, v.. v.. khiến
bỏ lỡ một cơ hội bằng vàng, đưa đất nước và dân tộc
Việt vào một địa ngục có
thực, suốt hơn 30 năm dài–trong đó người Việt nấu cơm
bằng nước mắt, hầu như
không nhà nào không có khăn tang
và áo sô. Con số hơn 300,000 bộ đội CSVN bị
mất tích, chưa được kiểm kê chỉ là một khiá
cạnh của cuộc chiến. Ðó là chưa nói
đến gông cùm muôn đời của thực dân Hán
tộc–dưới đủ loại màu sắc ý thức hệ–để
thôn tính thiên hạ. Tháng
7/1947, Giáp thôi chức Bộ trưởng Quốc Phòng
[BT/QP], lên làm Tổng Tư lệnh quân đội
[TTL/QÐNDVN]. Sau chiến dịch Thu-Ðông 1947, tháng
1/1948, Hồ phong Giáp lên
chức Ðại tướng. Chức Ðại tướng này chỉ có
giá trị chính trị hơn khả năng quân
sự. IV. CHIẾN CÔNG . . . CỦA AI? Trước năm 1977,
Võ Giáp thường được coi như tác giả của những
chiến công lừng lẫy tại vùng biên
giới Việt-Bắc (9-10/1950) hay Ðiện Biên Phủ (1954). [BKTÐQSVN ấn bản 1996 còn ghi Võ
Giáp chỉ huy chiến dịch Biên Giới
1950] Tuy nhiên, tài liệu Trung Cộng và Việt Nam
(hồi ký Lê Văn Hiến) cho rằng
Chen Geng [Trần Canh] và 281 cán bộ cố vấn quân sự
Trung Cộng mở chiến dịch Lê Hồng Phong II
(9-10/1950) đánh khai
thông biên giới, bắt sống được hai chỉ huy cấp tá
nổi danh Marcel Le Page và
Pierre Charton, cùng khoảng 8,000 tù binh Liên Hiệp
Pháp. Trước khi mở chiến
dịch, ngày 28/6/1950 HCM đã ký Thông tri tự
mình lên chức Tổng Tư lệnh, Võ
Nguyên Giáp xuống làm Phó Tổng Tư lệnh
kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng; Nguyễn Chí
Thanh, Chủ nhiệm TC/CT, và Trần Ðăng Ninh, Chủ nhiệm TC/Hậu
Cần. Nhưng sau buổi
họp Hội Ðồng Chính Phủ ngày 10/7/1950, chẳng hiểu tại
sao Hồ tạm hoãn kiêm chức
TTL/QÐ, cho Giáp tiếp tục làm TTL. (29) Hồ cũng chỉ
ban thưởng Giáp huy chương
quân cộng hạng ba, trong khi gửi công điện tạ ơn từ Trần
Canh, Vi Quốc Thanh,
La Quí Ba, Tống Nhiệm Cùng, tới Lý Thiên
Hữu, Trương Quân Dật, Diệp Kiếm Anh,
Phương Phương. Theo Trần Canh,
VM sử dụng tới khoảng 10,000 lính để đánh khoảng 260 binh
sĩ Pháp trấn thủ đồn
Ðông Khê, tỉ lệ 500:13= 3836% [tức hơn 38 lần], với hỏa
lực pháo ưu thắng. Nhưng
trận đánh kéo dài tới hơn hai ngày. Sau khi
diệt đồn, VM thiệt hại 500 người,
và một số tàn binh Pháp vài chục người chạy
thoát. Vẫn theo Trần Canh, trong
trận Thất Khê, các đơn vị của Ðại đoàn 308 bỏ
đi lấy gạo, khiến Chiến đoàn Le
Page an toàn tới Ðông Khê. Trần Canh phải điện
thoại cho Vương Thạc Tuyền, Cố
vấn ÐÐ 308, tổ chức truy kích, tập trung được đại đội
đánh theo đại đội, tiểu đoàn
đánh theo tiểu đoàn. Nhờ vậy, Marcel Le Page bị chặn ở
Cốc Xá, không tiến lên được
điểm hẹn với cánh quân triệt thoái Cao Bằng của
Ðại tá Pierre Charton. Rồi cả
hai chiến đoàn Pháp bị gần hai sư đoàn Việt Minh
đánh tan tác, bắt gọn làm tù
binh. Ngày 11/10/1950,
khi gặp Hồ và Giáp thảo luận về ưu khuyết điểm của VM,
Trần Canh còn dạy bảo Hồ
và Giáp cách vận động tinh thần anh
hùng
cách mạng [revolutionary heroism] để giữ tinh thần chiến đấu
cao. Hồ và
Giáp rất vui vẻ đón nhận “những nghi thức Mao-ít”
[Maoist rituals] này. Không
những chỉ học tập tổng kết chiến thắng, đưa ra những giai thoại anh
hùng của bộ
đội hay nữ dân công, Hồ còn phối hợp với Bắc Kinh tổ
chức một đoàn du thuyết ở
Hoa Nam về chiến thắng biên giới, mà theo Hồ “là
thắng lợi của tinh thần chủ
nghĩa quốc tế vô sản [triumph of proletarian internationalism.”
(30) Cá nhân Hồ cũng tạo nên huyền
thoại về những cuộc tiếp xúc tù binh Pháp, kể cả
Charton và Le Page. Hồ còn mời
Ðặng Văn Ngữ ở Nhật và Tiến sĩ Toán Lê Văn
Thiêm dự tiệc chiến thắng. (31) Cuối
năm 1950, đầu 1951, Giáp muốn theo lời chỉ dạy của Trần Canh
phô diễn tài năng
quân sư tại trung du, ở Vĩnh Yên và Mạo Khê,
lập tức bị de Lattre de Tassigny đánh
thảm bại khiến Hồ bắt Lê Trọng Tấn phải “rửa mặt.” Tài
liệu Trung Cộng cũng tự nhận năm 1953-1954, Vi Quốc Thanh cùng
cố vấn TC mới
thực sự tổ chức và chỉ huy chiến dịch Ðiện Biên
Phủ—trận đánh vang dội thế
giới. Năm 2001, Võ Giáp chống chế là chính
mình cho lệnh tạm ngừng tấn công
Ðiện Biên Phủ—đổi từ đánh nhanh thắng
nhanh qua đánh chậm, thắng chắc.
Nhưng khó thể phủ nhận được điều mùa Thu 1953, Vi Quốc
Thanh và Quân Ủy Trung Ương
Hồng quân Trung Hoa hủy bỏ kế hoạch sơ khởi đánh đồng bằng
của Võ Giáp, chuyển
sang hướng tây bắc Bắc Việt (tức Lai Châu), rồi tạo
nên trận Ðiện Biên Phủ để
có thể đình chiến cho Pháp rút quân,
và chia Việt Nam làm hai vùng trú
quân với
vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Ðiều
khiến các sử gia và chiến thuật gia thắc mắc là
tại sao Bộ Chính Trị và Quân Ủy
Trung Ương QÐND Việt Nam không bạch hoá tư liệu về hai
chiến dịch trên? Sự im
lặng của Quân Ủy Trung Ương QÐNDVN gần 20 năm qua,
cùng những lời tự biện hộ
vụng về của Võ Giáp trong các tập hồi ký
tái bản năm 2001 có lẽ cho thấy tinh
thần kỷ luật khá cao của Võ Giáp: Theo lệnh Hồ
và Ðảng, đứng ra nhận những
chiến công của “bạn!” Sau
Hiệp định Geneva (20-21/7/1954), Giáp lên đến tột đỉnh uy
quyền. Tháng 9/1955,
Giáp là Ủy viên Bộ Chính Trị (xếp
hàng thứ 5), Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng
Quốc Phòng, Tổng Tư Lệnh Quân đội. Tháng 9/1960,
tại Ðại Hội kỳ III Giáp vẫn được
bầu vào Bộ Chính trị (dưới Phạm Hùng, trên
Lê Ðức Thọ), và tiếp tục giữ chức Bí
thư Quân ủy Trung ương. (ND, 11/9/1960) Tuy
nhiên, uy quyền Giáp ngày một soi mòn sau
Hội nghị 10 (khóa II) năm 1956–với
nghị quyết sửa sai, ngưng đấu tố. Hồ tự mình giữ chức Tổng
Bí thư, và gọi Lê
Duẩn từ trong nam ra làm Thường vụ Ban Bí thư. Là
một trong những cán bộ kỳ
cựu, Xứ ủy viên Trung Kỳ và Ủy viên Ban Chấp Ủy
Trung ương lâm thời, rồi Thư ký
Trung Ương Cục Miền Nam, Lê Duẩn loại bỏ dần ảnh hưởng
nhóm Trường Chinh và Võ
Giáp, mở đầu cuộc thôn tính miền nam, tức giai đoạn
II của Cuộc Chiến 30 Năm từ
năm 1957. Nhưng mãi tới Hội nghị thứ 15 mở rộng (1-5/1959), mới
được Mao Nhuận
Chi bật đèn xanh—với điều kiện chỉ được đánh nhỏ, nặng về
chính trị hơn quân
sự—mà sau này, Trường Chinh và Trần Văn
Giàu từng gọi là “chống Mỹ đến người
Việt Nam cuối cùng.” Ðáng
ghi nhận là chưa thấy công bố hồi ký Võ
Giáp về giai đoạn II của cuộc Tam Thập
Niên Chiến (1959-1975)—hay nghệ thuật đi giây giữa
Mat-scơ-a và Bắc Kinh để có
quân viện đánh chiếm (hay, giải phóng, nếu muốn)
miền nam—nới rộng biên giới
của vùng ảnh hưởng “tân thực dân xã hội chủ
nghĩa” Hán tộc [neo-socialist colonialism].
Anh hùng từng đại thắng thực dân Pháp khép
mình trong những chuyến đi cầu viện
khắp nơi—đặc biệt là Bắc Kinh và Mat-scơ-va. Từ sau cuộc
Tổng công kích Mậu
Thân (1968) và, đặc biệt, từ sau cái chết của Hồ
Chí Minh ngày 2/9/1969, uy thế
Giáp bắt đầu xuống dốc. Tại Ðại Hội kỳ IV của Ðảng CSVN
(12/1976), dù vẫn giữ
ghế Bộ Chính Trị, Giáp bị xếp hạng dưới Phạm Hùng
(hạng 4) và Lê Ðức Thọ (hạng
5) (ND, 21/12/1976). Tiếp tục làm BT/QP cho đến năm 1978 nhưng
mờ khuất dần trước
hào quang của Văn Tiến Dũng. Rồi, ngày 7/2/1980,
Giáp mất chức BT/QP và Bí thư
Quân ủy Trung ương. Tháng 3/1982, ở tuổi 71, Giáp
ra khỏi Bộ Chính Trị, và chỉ
còn hư vị Phó Thủ Tướng đặc trách Khoa Học
và Giáo Dục. (TTLTQG 3 (Hà Nội), QH,
HS 5865) Uy
tín Giáp bị xuống dốc hơn nữa từ khi guồng máy
tuyên truyền Bắc Kinh tiết lộ
rằng các cố vấn quân sự Cộng Sản TH đã đóng
góp không nhỏ trong việc bầy binh,
bố trận của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ năm 1950 tới
1954, đặc biệt là các
chiến dịch biên giới 1950 và chiến dịch Ðiện
Biên Phủ 1954. Ngày 17/2/1979,
320,000 Quân Giải Phóng Trung Hoa, có tăng
pháo và Không quân yểm trợ, còn lũ
lượt
kéo sang phá hủy và tàn sát
dân chúng sáu tỉnh biên giới, từ Lai
Châu, Lào Kai,
đến Lạng Sơn, Móng Cái trong cái gọi là
“bài học Ðặng Tiểu Bình” cho Lê Duẩn và
Ðảng CSVN. Những đại anh hùng tự nhận “đánh
Pháp, đuổi Mỹ” đều còn sống, nhưng
chỉ cúi đầu im lặng. Rồi, tới năm 1999 và 2000 cắt đất
cắt biển cho Bắc Kinh, đổi
hòa bình. Một thời, Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Dy
Niên và trợ lý không ngừng
tuyên bố rất hài lòng với các hiệp ước
đã ký kết—mở đường cho Trung Nam Hải tự
nhận chủ quyền 80% biển Ðông cùng hai quần đảo Trường
Sa và Hoàng Sa vào năm
2009. Trong nước, áp lực của Ðại sứ quán Trung Cộng
khiến Ðảng và chính phủ
CHXHCNVN nghẹt thở. Các tùy viên văn hóa,
kinh tế hay chính trị không ngớt cho
lệnh bắt giữ người này, truy tố người khác vì
“bài Trung Quốc.” Ngư dân Việt
không ngừng bị bắt giữ hay thảm sát vì lệnh cấm tự
áp đặt của Trung Nam Hải.
Những người còn thiết tha với tiền đồ dân Việt và
nước Việt không khỏi bùi ngùi
tự hỏi Việt Nam đi về đâu? Một
trăm tuổi. Giấc mơ của bao người, cũng lời chúc
tụng quen
thuộc lên những bậc trưởng lão. Sự thăm viếng của
Nông Ðức Mạnh có lẽ hứa hẹn
rằng tướng Giáp sẽ được lễ quốc táng, như một khai quốc
công thần–khác hẳn cái
chết tối tăm, u uất của “Chín Vinh” Tạ Ngọc Phách, tức
Trung tướng Trần Ðộ thập
niên trước. Nhưng thực chăng, xét theo khả năng quân
sự, Võ Nguyên Giáp xứng đáng
là một Ðại tướng? Tại sao Hồ Chí Minh không
phong Thống chế cho tướng Giáp? Tại
sao Lê Duẩn “chê” tướng Giáp, chọn Văn Tiến Dũng
(1915-2002) chỉ huy những trận
như Mậu Thân (1968), Hạ Lào (1971), Quảng Trị (1972)?
Và rồi, chiến dịch Hồ Chí
Minh (1975)–trên thực tế chỉ có hai trận đánh Phước
Long (1/1975) và Ban Mê
Thuột (3/1945)–tiếp nối bằng chiến lược bỏ của chạy lấy người của
Nguyễn Văn
Thiệu (1923-2001), và bài diễn văn đẫm nước mắt, nước
mũi, của những cai thầu
chiến tranh tối ngày 21/4/1975 trước ngày phản bội đồng
đội, tháo chạy qua Ðài
Loan. Ðược
Hồ tuyên thệ vào Ðảng CSÐD năm 1940–giống như Phạm
Văn Ðồng, Giáp là thuộc hạ
và học trò trung thành nhất của Hồ, làm bất
cứ điều gì Hồ sai bảo, từ đứng ra
nhận chiến công biên giới 9-10/1950, hay Ðiện
Biên Phủ 1953-1954 tới trấn áp
cuộc nổi dạy của nông dân Quỳnh Lưu. Chỉ có những
“sử gia nhân dân,” mới ca
ngợi Giáp là anh hùng dân tộc, ngang
hàng những Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Ðạo
hay Quang Trung. Họ không phân biệt nổi rằng trên
thực chất ba vị anh hùng dân
tộc Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Ðạo và Nguyễn Huệ dạy
cho những quan tướng Tống,
Nguyên và Thanh những bài học quân sự chua
cay, trong khi Võ Giáp chỉ có công đứng
ra nhận chiến công đả bại Pháp của Trần Canh và Vi
Quốc Thanh. Mùa
Hè năm 2010 này, còn quá nhiều vấn nạn về
Võ Giáp chưa được giải đáp. Houston,
31/8/2010
Chính
Ðạo Phụ Chú: 1.
TTLTQG 3 (Hà Nội), Quốc Hội [QH], Hồ Sơ [HS] 5865. Xem
thêm, Bernard Fall, The Two Vietnams (New York:
1965), tr.
10; Qiang Zhai, China and the Vietnam
Wars, 1950-1975 (Chapel Hill: 2000), tr. 33-4. 2. Nhân Dân [ND] (Hà
Nội), 11/9/1960. 3.
SHAT (Vincennes), 10H xxx. 4.
Amiral Thierry d’Argenlieu, Chronique
d’Indochine, 1945-1947 (Paris: Albin Michel, 1985), tr. 254 (dẫn
tin tình
báo ngày 11/4/1946). 5.
Xem tiểu sử Vũ Văn Hiền, Phan Anh trong Vũ Ðình Hoè, Hồi ký Vũ Ðình Hoè (Hà
Nội: 2004) 6.
Ðào Duy Anh, Nhớ Nghĩ Chiều Hôm
(Hà Nội:
NXB Trẻ, 1989), tr. 44; Văn Kiện Ðảng
Toàn Tập [VKÐTT], vol I.: 1924-1930,
(Hà Nội: 2002), tr. 333-80,
401-5 [CSLÐ]; CAOM (Aix), SLOTFOM, III, Carton 48; Huỳnh Kim
Khánh, Vietnamese Communism, 1982:122. 7.
CAOM (Aix), GGI, d. 64234; Ibid., SLOTFOM, III, carton 34 (note
tháng
3-4/1930); Hoàng Quốc Việt, Chặng đường
nóng bỏng (Hà Nội: Lao dong, 1985), pp. 59-73; Huỳnh
Kim Khánh, 1982:120. 8.
Huỳnh Kim Khánh, 1982: 125-26, 182, chú 94; Chính
Ðạo, Hồ Chí Minh, 1892-1969: Con Người &
Huyền Thoại, 3 tập (Houton:
Văn Hoá, 1991-1997), I:247, II:100-2; William Duiker, Ho Chi Minh, 2000:610n39. 9. VKÐTT, III:1931, 1999:309;
Báo cáo ngày 15/1/1935 của Hải An [Litvinov]
gửi Comintern [tiếng Nga, 12 tr], RC 495, Box 154, 686; Ðỗ Quang
Hưng, 1999,
3:4; Lê Hồng Phong [LHP], (Hà Nội:
2002), tr. 685-97;
UBNCLSD/TU, 50 nam, pp. 30-41; Huynh Kim Khánh,
1983:125n1. 10.
CAOM (Aix), SPCE 367; Duiker, 2000:198-99, 247. 11. Báo cáo ngày 19/2/1931,
Victor [Con] gửi Ban Phương Ðông; VKÐTT,
III.: 1931, 1999:55-8; LHP,
2002:699-706. Năm 1936, để giúp Quấc [Lin] sửa sai và
bạch hóa hồ sơ,
Vassilyeva báo cáo: “Nó [hội nghị thống nhất hai
nhóm Thanh Niên] là một việc
làm sáng tạo gần giống với ý định QTCS. Sau
đó, tại Ðông Dương, một đảng thống
nhất được thiết lập; RC 495, Box 10a, 139a, p. 10; Kurihara, 2000,
60:29. 12. CAOM
[Aix], SLOTFOM, III, c.
115; GGI, DAP & SG, Contribution,
vol V: Le Dang Cong San Dong Duong
(Hanoi: 1933); Huynh Kim Khanh, 1982,
chapters II and III. 13. W 8677, 8756, 8757, 8886,
8930, 9205, 9339; RC 300/17/T 8635/Fed 8635/374; CAOM (Aix), SLOTFOM,
III, c.
140. 14. CAOM [Aix], GGI, d. 64234;
“Biographie de Ho Chi Minh (1949);” Ibid., 19 PA, c. 4, d. 62; Chinh Dao, Ho Chi Minh, vol. II, tr. 83,
99; Duiker, 2000:618ns13,15. 15.
RC 495, Box 184, File 54, p. 106 and 36, pp. 175; Tran Van Hung, 2000,
8:54. 16. CAOM (Aix), RST F69(24);
“Notice . . . Jan
1940”; Ibid., 7F 27; VKÐTT,
6:1936-1939, 2000:509-67; LHP, 2002:129,
133. 17. CAOM (Aix), INF, c. 360, d.
2848; dẫn trong Chính Ðạo, VNNB, 1997:429-32. 18. Tels số 2852-3, ngày
30/10/1940, Gougal gửi Colonies; CAOM [Aix], CP 193; Cable No. 3369,
30/11/40;
Decoux gửi Colonies Vichy; SHAT (Vincennes), 10H xxx; IMTFE, Ex 618-A,
III:6865. 19. CÐ số
5306 ngày 23/11/1940; số 5323, ngày 25/11/1940; số 1375
ngày 26/11/1940; số
1383, 27/11/1940, số 1401, ngày 29/11/1940; Goucoch gửi Gougal;
số 7539, ngày
2/12/1940, Sureté gửi Dirsurge; CAOM (Aix), 14 PA, c. 1; Ibid.,
INF, C. 100, d.
960; Xem thêm Hưởng ứng cách mạng Bắc Sơn và Nam
Kỳ; VKÐTT, 7:1940-1945, 2000:93-5. 20. CÐ số
981/R, ngày 26/11/1940; CAOM [Aix], 14 PA, c. 1. 21.
“Notice... 2/1940;” CAOM [Aix], 7F 27; Hoàng Văn Hoan, 1977:97;
Nguyễn Lương
Bằng, 1977:34; VKÐTT, 6, 2000:484-506;
22.
Charles Fenn, Ho Chi Minh: A Biographical
Introduction (New York: 1973), 71-5, 76-7, 78, 81; Báo
cáo ngày 22/8/1945,
William J. Donovan gửi Byrnes; Bộ Quốc Phòng, US-Vietnam
Relations, 1947-1967 (Washington, DC: GPO, 1971), Bk I,
C 58-9, 67; The Pentagon Papers
(Gravel), vol. I, pp. 17, 20, 50, 51; Archimedes L. Patti, Why
Viet-Nam? Prelude to America's Albatros (Berkeley,
Cal.: Univ of California Press,
1980), tr. 29-30, 31, 46, 50, 51, 61-3, 67-71, 82-8; CAOM (Aix), INF, c. 134, d. 1229; René
Defourneaux, “Secret Encounter with Ho Chi Minh;” Look (NY),
8/9/1966, tr. 32-33; Chính Ðạo, Hồ Chí Minh:
II, 1993:356; Phùng Thế Tài, Bác Hồ
những kỷ niệm
không quên (Hà Nội: QÐND, 2002), tr. 57-63, 82-7.
[Tài là cận vệ của Hồ trong chuyến đi này]; David G. Marr, Vietnam 1945: The
Quest for Power (Berkeley, Cal.: Univ.
of California Press, 1995), tr. 227-29, 241, 283 [282-85], 288-91, 304n33, 476-79, 482-90, 498-501, 538-39;
Robert Shaplen, The
Lost Revolution (NY: Harper & Row, 1965), tr. 30; 23. US
Congress. Senate. Causes, Origins, and
Lessons of the Vietnam War. Hearings before the Committee on Foreign
Relations,
92nd Congress, 2nd Session, May 1972 (Washington: GPO, 1973), tr.
249,
266-67, 270; Fenn, 1973:80-2, Shaplen, 1965:18-29;
Marr, 1995:284. 24. Lê
Tùng Sơn, Nhật ký một chặng đường
(Hà
Nội: Văn học, 1978), tr. 110-12 [Mỹ thả 2 đợt,
gần 80,000 truyền đơn của Việt Minh xuống Hà Nội, Huế và
Việt Bắc]) 25.
SL số 8, CQ, 9/9/1945; SL số 30 ngày
5/9/1945; Dân Chủ (Hải Phòng),
19/9/1945; Cờ Giải Phóng (Hà Nội), số
21, 30/9/1945; Nguyễn Xuân Chữ, 1996:294-304; Vũ Ðình
Hoè, 2004:750-812; VKÐTT, 7:1940-1945,
2000:431-33; Vũ Ngự Chiêu, “Khái Hưng Trần
Khánh Giư
(1896-1947?): Nỗi buồn người trí thức trong cuộc đổi đời đầy bạo
lực, xương
máu.” Hợp Lưu Magazine (Fountain
Valley, CA), No. 104 (3-4/2009), tr.
3-25. 26. TTLTQG 3 (Hà Nội), QH, HS 4:
Khoá họp thứ hai của QH nước VNDCCH tại thủ đô Hà
Nội (từ 28/10 đến 9/11 năm
1946). [56 trang. Sao lục lại ngày 1/4/1954]; VKÐTT,
tập 8:1945-1947, 2001:104; Võ Nguyên Giáp, KTNQ, 2001:256-57, 258-59. 27.
CAOM (Aix), INF, c. 138-139, d. 1245; L’Humanité
(Paris), 29 & 30/12/1946; Phạm Văn Liễu, Trả
Ta Sông Núi, Hồi ký, I, 2002:153-56, 192-201. 28. L’Institut Charles de Gaulle [ICG], Le
Général de Gaulle et l’Indochine,
1940-1946 (Paris: Plon, 1982), tr. 73; D’Argenlieu, Chronique,
1985:131-33. Chính Ðạo, VNNB, I-A: 1939-1946,
1996:301. [Tài liệu văn khố ghi nhận ngày
7/1/1946, de Langlade thông báo với d’Argenlieu là
Mus gặp Bộ trương Hải Ngoại
Soustelle; rồi ngày 20/1/1946, de Langlade cho biết Mus sẽ gặp
de Gaulle,
Soustelle và Tướng Juin]; SHAT (Vincennes), Indochine, 10 H xxx]. 29.
Thông tri ngày 28/6/1950; VKÐTT,
11:1950, 2001:346-47, 380-81. 30.
Hoàng Văn Hoan, 1987:352;
Zhai, 2000:32-3. 31. Lê
Văn Hiến, Nhật ký một Bộ trưởng, 2
tập (Ðà Nẵng: 2004), II:439.
Tiến
Sĩ Vũ Ngự Chiêu Chính
Đạo
là một
trong hai bút danh của Vũ
Ngự Chiêu.
Bút danh kia là Nguyên
Vũ, rất nổi tiếng ở Miền Nam
trước năm 1975. Trước 1975, Vũ Ngự Chiêu phục vụ trong binh
chủng Pháo Binh Dù, QLVNCH, và đã có
hơn 20 tác phẩm xuất bản. Sau khi ra hải ngoại, ông vừa
tiếp tục cầm bút vừa đeo đuổi việc học. Tốt nghiệp Tiến Sĩ Sử
tại Đại Học Wisconsin-Madison năm 1984, sau khi cùng gia
đình di chuyển về Houston, ông là Giám Đốc
nhà xuất bản Văn Hóa và tốt nghiệp Tiến Sĩ Luật
tại Đại Học Houston năm 1999.
Những
tác
phẩm
của
Vũ
Ngự
Chiêu
xuất
hiện
trước
năm
1975
dưới
bút danh Nguyên Vũ gồm có Đời
Pháo Thủ (bút ký), Những Cái Chết Vô
Danh (tập truyện), Trở Về Từ Cõi Chết (truyện), Vòng Tay
Lửa (trường thiên), Thềm Địa Ngục (truyện), Đêm Hưu Chiến
(truyện), Sau Bảy Năm Ở Lính (bút ký), Đêm
Da Vàng (trường thiên), v.v. Tại hải ngoại, Vũ Ngự
Chiêu đã in thêm các tập Xuân buồn
thảm: Cuộc Sụp Đổ của Nam Việt Nam (bút ký), Trận Chiến
Chưa Tàn (truyện), Giặc Cờ Đỏ (trường thiên), cùng
hai tâm bút Paris: Xuân 1996, và Ngàn
Năm Soi Mặt.
Về
nghiên
cứu
sử
học,
ông
đã
in
ba
tác
phẩm
bằng
tiếng
Anh dưới tên thực, và 10 biên khảo bằng
Việt ngữ với bút danh Chính Đạo. Biên khảo duy nhất
bằng Việt ngữ ký tên thực của ông là bộ
Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, 1883-1945, gồm ba tập. Những
tác phẩm ký tên Chính Đạo thường được viết
cho độc giả không chuyên môn, dễ đọc hơn, không
quá khô khan như các biên khảo đúng
yêu sách bác học.
Ông
vừa
xuất
bản
tác
phẩm
mới
nhất
với
tựa
đề
Cuộc
Thánh
Chiến Chống Cộng, 1945-1975, tập I, gồm 5 phần: Sơ lược
tiểu sử Tổng thống Jean Baptiste Ngô Đình Diệm
(1897-1963); Từ Điện Biên Phủ tới Geneva; Cuộc truất phế Bảo Đại;
Mùa Phật Đản đẫm máu (1963); và “Phiến Cộng” trong
Dinh Gia Long.
Sau
năm
1975
ở
hải
ngoại,
có
những
dòng
thác
ngụy
tạo
ngụy
biện nhằm vặn méo sử kiện để chạy tội và biện
minh cho sự vô minh của mình, Vũ Ngự Chiêu đã
dần dần xuất hiện như một nhà sử học khai sáng
và can trường. Giá trị tinh thần của người trí
thức không chỉ là tôn trọng sự thật mà
còn nói lên sự thật và chấp nhận hậu quả của
quyết định can trường đó. Đó là một sự đổi đời
tâm linh có ý nghĩa đã hình
thành nơi Vũ Ngự Chiêu. Huyền thoại và huyễn mị
lịch sử đã làm cho người Việt xa nhau, chỉ có sự
thật mới làm cho người Việt gần lại với nhau, trong tình
dân tộc, nghĩa đồng bào. Những tác phẩm mới của Vũ
Ngự Chiêu là một đóng góp sáng
giá và có ý nghĩa trong chiều hướng
đó. Trích Từ : http://www.chuyenluan.net Những biên khảo cuả Tiến Sĩ Vũ Ngự
Chiêu đã được phổ biến trên trang mạng Việt Nam Văn
Hiến như sau: 1- Trụ Đồng
Mã Viện:
Sự Đàn Hồi của Biên Giới Trung Hoa 20- Võ
nguyên Giáp- Nhìn
Lại Bản Lý Lịch Tự Khai Trân trọng giơí thiệu cùng
bạn đọc Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Võ Nguyên Giáp www.vietnamvanhien.info www.vietnamvanhien.net Email: thuky@vietnamvanhien.net Trang
mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của
Việt tộc
và phục hồi nền An Lạc & Tự Chủ. |