Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com



TỪ ĐIỆN BIÊN PHỦ TỚI GENEVA
Chính Đạo

 

Trong lịch sử cận đại Việt, hai biến cố nổi bật lên như dấu mốc hệ trọng, của khúc quanh ḍng lịch sử Việt. Đó là chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Minh ngày 7/5/1954, và việc kư kết Hiệp định Đ́nh Chiến Geneva [Giơ-neo-vơ] ngày 20-21/7/1954 giữa Pháp và Việt Minh, chấm dứt cuộc tái xâm lăng của Pháp (1945-1956). Nhưng hai biến cố này cũng đồng thời khởi đầu việc Liên bang Mỹ trực tiếp can thiệp vào Việt Nam, thiết lập nên hai thực thể chính trị phía Bắc và Nam vĩ tuyến 17, dẫn đến cuộc can thiệp bằng quân sự của Mỹ từ 1965 tới 1973, thường được biết như “trận chiến ở hải ngoại dài nhất trong lịch sử Mỹ.”( 1)

1. Xem, chẳng hạn, George C. Herring, America’s Longest War: The United States and Viet-Nam, 1950-1975 (New York: John Wisley & Sons, 1978).

 Đă có nhiều nghiên cứu giá trị về hai biến cố trên, bằng nhiều loại ngôn ngữ. Trong thập niên 1980-1990, do sự giải mật một số tài liệu của hai Đảng Cộng Sản Việt Nam [CSVN] và Cộng Sản Trung Hoa [CSTH],(2) cùng những tài liệu văn khố Mỹ, Bri-tên và Pháp, các học giả đă tái dựng khá trung thực hai biến cố trên.( 3)

2. Xem, Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam [CHXHCNVN], Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua (Hà Nội: Sự Thật, 1979); Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam (Hà Nội: NXB QĐND, 1996); Lê Trọng Tấn, Từ Đồng Quan đến Điện Biên, Đỗ Thận ghi (Hà Nội: NXB QĐND, 1994); Vơ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử, Hữu Mai viết (Hà Nội: NXB QĐND, 2001); Idem., Điện Biên Phủ (Hà Nội: NXB CTQG, 1994); Hoàng Văn Hoan, “Sự thực về t́nh hữu nghị chiến đấu Việt Trung không thể xuyên tạc” (Bắc Kinh: 1979), tr.1-10.

3. Hai biên khảo xuất sắc sử dụng tài liệu Trung Cộng là Quang Zhai, China and the Vietnam Wars, 1950-1975 (Chapel Hill, Univ. of North Carolina Press, 2000); Chen Jian, “China and the First Indochina War, 1950-54;” China Quarterly (Aug. 1993), pp. 105-110. Trong số những tác giả sử dụng tài liệu văn khố lục quân Pháp, tác phẩm xuất sắc nhất là Bernard B. Fall, Hell in A Very Small Place: The Siege of Dien Bien Phu [Địa ngục trong một nơi rất nhỏ bé: Cuộc vây hăm Điện Biên Phủ] (New York: Vantage Books, 1966,1968).

 Bài viết này, ngoài những tư liệu đă công bố, dựa theo một số tư liệu nguyên bản Việt và văn khố Pháp, Mỹ khác, nhằm tái dựng lại hai biến cố Điện Biên Phủ và Hiệp ước Geneva trong ánh sáng khách quan lịch sử.( 4)

4. Tư liệu chính chúng tôi sử dụng gồm SHAT (Vincennes), Indochine, 10H xxx [“Fiche de Renseignements,” 3ème Bureau], 246-248; Edmond Chabani, “Notes sur l’histoire des hauts pays du Nord-Ouest Vietnam (Lai chau, 25 mai 1951); Ibid., 10H xxx; Ibid., [Tư liệu Ely], cartons 1, 39, 40; US Department of Defense, US-Vietnam Relations, 1945-1967, 12 tập (Washington, DC: GPO, 1971), Bk 9; US Department of State, Foreign Relations of the United States [FRUS], vol XVI, Geneva; và Great Britain, House of Commons, Documents relating to the discussion of Korea and Indo-China at the Geneva Conference.” Miscellaneous No.16 (1954) ”, Cmd. 9186.


  I. ĐIỆN BIÊN PHỦ

Điện Biên Phủ c̣n có tên là Mường Then (mường trời, mường các thần thánh), Mường Theng, hay Mường Thanh, ở về phía Tây Nam Lai Châu, cách biên giới Lào-Việt khoảng 8 cây số. Đây là vựa lúa và thuốc phiện của miền Tây Bắc. Nó cũng là điểm gặp gỡ của hệ thống đường ṃn từ Hoa Nam xuống Bắc Trung bộ, và từ Lào qua Lai Châu, Sơn La. Thung lũng này dài 18 cây số, rộng từ 6 tới 8 cây số, vây quanh bằng núi rừng trùng điệp. Một con sông nhỏ, Nam Yun (Nậm Rốm), một chi nhánh của sông Mekong (sông Khung hay Cửu Long), chảy xuôi theo hướng Bắc Nam, chia thung lũng làm hai. Khí hậu chỉ có hai mùa: khô và mưa. Mùa khô từ tháng 10 tới tháng 5 Tây lịch (tức tháng chín lịch Thái). Dân Thái ở dưới đồng bằng, sống bằng nghề nông. Dân Mèo sống trên núi, trồng thuốc phiện.

Năm 1886, vua Hàm Nghi phong cho Đèo Văn Chương (tức Trí), Tri phủ Điện Biên, làm Tuyên phủ sứ, v́ có công kháng chiến chống Pháp. Phái đoàn Auguste Pavie Pháp đă đến đây năm 1887, nhưng đầu năm 1888 mới tiếp xúc được với Đèo Văn Trí, cố thuyết phục Trí bỏ rơi Hàm Nghi. Phải tới chuyến đi thứ hai vào vùng 16 châu Thái (12 châu theo truyền thuyết) từ tháng 3/1888 tới tháng 1/1889, Pavie mới thu phục được các tù trưởng thiểu số chấp nhận sự bảo hộ của Pháp từ năm 1890. Năm 1891, đặt vào Đạo quan binh thứ tư [4ème Territoire militaire]. Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đặt tại đây một viên chức hành chính, lo việc sản xuất và vận chuyển thuốc phiện. Năm 1939, một phi trường nhỏ được thiết lập. Từ 1945 tới 1947, Điện Biên Phủ nhiều lần đổi chủ. Sau chiến dịch Meigo (9-10/3/1945), tàn quân Pháp rút về đây hy vọng phát động một cuộc chiến kháng Nhật. Nhưng chưa đầy hai tháng sau, ngày 6/5/1945, Sabattier và Alessandri phải rút chạy qua Vân Nam.

Các Tướng lănh Nhật muốn biến Điện Biên Phủ thành một căn cứ kháng chiến chống Đồng Minh, nhưng hai quả bom nguyên tử trên đất Nhật vào thượng tuần tháng 8/1945 khiến Nhật phải đầu hàng không điều kiện.

Từ tháng 9/1945, quân đội Tưởng Giới Thạch qua Đông Dương giải giới quân Nhật ở phía Bắc vĩ tuyến 16. Quan tướng của Lư Hán khó thể bỏ qua Điện Biên Phủ và số lượng thuốc phiện thô sản xuất tại đây. Mặc dù Pháp bí mật dàn xếp cho đạo quân của Marcel Le Page cùng gia đ́nh Đèo Văn Long trở lại vùng Lai Châu [Mương La], quan tướng Tưởng lưu lại Điện Biên Phủ cho tới hết mùa thuốc phiện 1946 mới triệt thoái.

Từ mùa Thu 1953, Điện Biên trở thành một vị trí quyết đấu giữa tân Tổng Tư lệnh Pháp, Henri-Eugène Navarre, và Đại tướng Vơ Nguyên Giáp cùng các cố vấn Trung Cộng. Cuộc quyết đấu này là một “tai nạn” hơn “điểm hẹn lịch sử.”

A. BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ-QUÂN SỰ:

Thời gian này, dư luận Pháp đang mong muốn t́m lối thoát khỏi băi lầy Đông Dương trong danh dự. Cuộc chiến đă kéo dài 8 năm. Lực lượng chính qui Việt Minh tăng lên tới 6 đại (sư) đoàn, kể cả một đại đoàn pháo binh-pḥng không (351). Các đại đơn vị này được Trung Cộng huấn luyện và trang bị. Cố vấn Trung Cộng–do La Quí Ba và Vi Quốc Thanh cầm đầu–lên tới gần 300 ngườợi, bố trí từ quân ủy trung ương xuống các sư đoàn. Từ năm 1951, cố vấn Trung Cộng thi hành một loạt những cuộc chỉnh quân, chỉnh phong, về chính trị cũng như quân sự. Những đơn vị địa phương, du kích (dân quân) ngày một gia tăng, đặc biệt là tại miền Bắc.

Do áp lực của Đại đoàn 320 (Đại đoàn Đồng bằng), kế hoạch b́nh định của Pháp và Quốc Gia Việt Nam [QGVN] bị bẻ găy từng mảng. Các vùng lănh thổ do Việt Minh kiểm soát gồm nhiều mật khu bất khả xâm phạm: vùng thượng du Bắc Việt, vùng Thanh Hóa-Nghệ An-Hà Tĩnh (Liên Khu IV), vùng Quảng Ngăi-Qui Nhơn-Tuy Ḥa (Liên Khu V), vùng Tây Ninh-Gia Định (chiến khu C, D), vùng Đồng Tháp Mười, vùng U Minh-Cà Mau. Việt Minh thường tuyên bố đă làm chủ được 3/4 lănh thổ. Pháp chỉ kiểm soát được các thành phố, tỉnh lỵ và quận lỵ cùng trục lộ giao thông nối liền chúng với nhau. Phần chính phủ QGVN do Quốc trưởng Bảo Đại (1949-1955) cầm đầu chỉ mờ nhạt trên bối cảnh cuộc chiến ngày một gia tăng cường độ. Chẳng những Pháp không muốn trao trả độc lập thực sự mà cũng rất e dè trong việc tổ chức và huấn luyện quân đội QGVN.( 5)

5. Theo Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm ngày 9/11/1953, trên tổng số 21,063,543 dân, chính phủ QGVN kiểm soát hoặc bán kiểm soát được 39.8%, tức 8,388,693 người. Chia ra như sau: (1) Kiểm soát hoàn toàn được 6,431,453 người (30.5%): Bắc, 1,642,560 / 10,298,337 (15.9%); Trung, 1,552,000 / 6,466,800 (24%); và, Nam, 3,236,893 / 4,298,406 (75.3%); (2) Số dân sôi đậu: Bắc, 1,449,583 (14.1%); Nam, 507,657 (11.8%); (3) Số dân do VM kiểm soát hoàn toàn lên tới 12,676,513 người (60.2%), chia ra như sau: Bắc: 7,207,857 (70%); Trung: 4,914,800 (76%); Nam: 553,856 (12.9%); Tờ tŕnh ngày 9/11/1953, Ban Tham Mưu Đặc Biệt; SHAT (Vincennes), 10H 243, 254.

 Sở dĩ Pháp c̣n cầm cự được là nhờ viện trợ Mỹ. Mục tiêu chiến lược của Mỹ nhằm biến Đông Dương thành một tiền đồn chống Cộng, ngăn cản sự bành trướng của Trung Cộng xuống vùng Đông Nam Á–vựa lúa của Á châu, và cũng đồng thời nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên dồi dào cho thị trường thế giới. Nhưng viện trợ Mỹ có những thắt trói của nó. Mỹ áp lực Pháp phải trao trả dần độc lập thực sự cho chế độ QGVN cũng như quyền tự trị cho quân đội. Mục tiêu giành độc lập khỏi tay Pháp của người Việt không Cộng Sản được chuyển hướng dần thành cuộc “thánh chiến Chống Cộng” [an anti-Communist crusade] trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Nga. Ṇng cốt của cuộc thánh chiến này là chỉ thị của Khâm sứ Antonin Drapier từ năm 1947, và nhất là Thánh lệnh của Giáo hoàng Pius XII ngày 15/7/1949. Tuy nhiên, tới cuối năm 1951, Giám mục Lê Hữu Từ và hai giáo phận Bùi Chu-Phát Diệm mới chính thức “chống Cộng.” Sự thay đổi lập trường này, theo De Lattre de Tassigny, là do chuyến thăm Vatican ngày 15/10/1951 của ông ta. Pius XII không chỉ ban phép lành cho quân viễn chinh Pháp, mà c̣n bổ nhiệm một Linh mục gốc Ireland [Ái Nhĩ Lan], John Dooley, làm Khâm sứ.( 6)

6. Xem Pierre Darcourt, De Lattre au Vietnam (Paris: La Table Ronde, 1965), tr. 257-265.

Nhưng Pháp–một quốc gia theo chính sách đại nghị, và có nền chính trị đa nguyên–chỉ muốn “thánh chiến chống Cộng” nếu cuộc thánh chiến ấy giúp bảo vệ quyền lợi thực dân, kinh tế và văn hóa của Pháp. Niềm tự hào quốc gia và chủng tộc khiến Pháp tiếp tục cuộc chiến, trong khi dư luận ngày một nghiêng về việc kết thúc chiến tranh. Nhiều cá nhân đă lên tiếng gọi cuộc chiến Đông Dương là cuộc chiến tranh bẩn thỉu [la sale guerre] của tư bản và quân phiệt, và hô hào đ̣i thương thuyết với Việt Minh. Trong khi đó, cuộc chiến Đông Dương cũng bắt đầu kích động những mầm mống chống đối bằng vũ lực ở các thuộc địa Bắc Phi, như Algérie, Maroc, v.. v... Ngay những chính khách Pháp thân Mỹ và cực hữu nhất cũng đi đến kết luận rằng thương thuyết là giải pháp duy nhấtợ. Từ tháng 7/1953, một số người đă nghiêng về ư định dùng Trung Cộng và Liên sô Nga làm trung gian ḥa giải. Ngày 29/7/1953, chẳng hạn, Tổng Ủy viên Maurice Dejean nói với Đại sứ Heath rằng có thể đạt một giải pháp chính trị cho Đông Dương qua Trung Cộng.( 7)

7. FRUS, 1952-1954, XIII:705. Hơn 10 năm sau, TT Richard M. Nixon và Tiến sĩ Henry A. Kissinger cũng [bị Jean Sainteny và t́nh báo Pháp?] đưa ra “lối thoátờ” Trung Cộng cho cuộc chiến Việt Nam.

 B. KẾ HOẠCH LANIEL-NAVARRE:

Kế hoạch Navarre thoạt tiên được gọi là kế hoạch “Letourneau-Navarre,” và rồi “Laniel-Navarre.”

Đại tướng Henri-Eugène Navarre được cựu Thủ tướng René Mayer và Thống chế Alphonse Juin, Tổng Tham mưu trưởng, chọn làm Tổng Tư lệnh quân viễn chinh Pháp, thay thế Raoul Salan từ ngày 28/5/1953. Quan điểm chiến lược của Navarre là tập trung lực lượng viễn chinh Pháp thành những “quả đấm mạnh,” lưu động, nhằm truy kích và tiêu diệt các đơn vị chính qui Việt Minh, tạo thế chủ động chiến trường, bẻ găy xương sống Việt Minh trong mùa khô 1954-1955. Việc lưu giữ đồn bót và b́nh định sẽ được giao dần cho chính phủ và quân đội QGVN.

Tháng 3/1953, Jean Letourneau trao cho Mỹ dự thảo đầu tiên của Navarre. Mục tiêu hàng đầu của Navarre là b́nh định phía Nam vĩ tuyến 18 (đèo Ngang), và tạm thời duy tŕ t́nh trạng hiện hữu ở miền Bắc, tức bảo vệ vùng châu thổ sông Hồng và Thượng Lào (trục Luang Prabang-Cánh Đồng Chum [Plaine de Jars]). Đồng thời, xây dựng lựỳc lượng tổng trừ bị chiến lược. Navarre hy vọng rằng từ năm 1954 sẽ lấy lại thế chủ động chiến trường ở miền Bắc đèo Ngang.( 8)

8. Henri-Eugène Navare, Agonie de l’Indochine (tr. 67); Fall, Hell, 1968:ix; Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:17-18; Tấn 1994:279-280.

 Kế hoạch Navarre gồm có việc tăng thêm 59,600 binh sĩ QGVN năm 1953, 76,000 năm 1954, và 20,000 năm 1955, đưa tổng số lên 331,650 vào tháng 1/1956. Navarre c̣n xin tăng viện hai hay ba sư Pháp, thành lập 27 chiến đoàn cơ động [groupement mobile], bốn sư đoàn QĐQGVN cùng 84 tiểu đoàn Khinh Quân.( 9)

9. Ngày 31/12/1953, QĐQGVN có 198,020 người, chia ra 151,020 chính qui và 47,000 phụ lực; VNCH, Bộ TTM, Quân sử, IV, 1972:196.

Ngày 16/6/1953, sau hơn một tháng viếng thăm các chiến trường, Navarre họp với các Tư lệnh vùng tại Sài G̣n để thảo luận về dự thảo kế hoạch mùa khô 1953-1954. Tại Bắc Việt, từ mùa Hè 1953, Navarre sẽ tạo thế chủ động bằng những cuộc hành quân Biệt kích, đột nhập hậu phương của Việt Minh. Từ ngày 15/9, sẽ mở những cuộc tấn công ngăn chặn các âm mưu quân sự của Việt Minh, đánh vào hậu phương và bên sườn các đơn vị chủ lực. Navarre cũng sẽ di tản các đơn vị chủ lực tại những nơi xét không cần thiết, và xúc tiến việc b́nh định. Lập các quân đoàn tác chiến bằng cách gom các tiểu đoàn thành trung đoàn, trung đoàn thành sư đoàn. Tuy nhiên, vẫn duy tŕ các đơn vị trừ bị. Ngoài ra, tiếp tục huấn luyện và tổ chức các đơn vị Quốc Gia Liên Hiệp [Kết], tập cho họ quen tác chiến và được hưởng nhiều tự trị hơn. Navarre muốn triệt thoái căn cứ Na Sản, một cứ điểm quân sự ở phía Tây Bắc, đă bị hai đại đoàn Việt Minh vây hăm và nhiều lần tấn công trong chiến dịch mùa Khô 1952-1953. Trung tướng René Cogny, Tư lệnh Bắc Việt, đề nghị lập thêm một cứ điểm ở Mương Then (Điện Biên Phủ) và dời thủ phủ của Liên bang Thái tự trị [ZANO] từ Lai Châu về đây.(10)

10. The Pentagon Papers (Gravel) 1971, I:496; Fall, Hell, 1968:31-32. Hiện nay Điện Biên Phủ là tỉnh lỵ tân lập Điện Biên.

Tháng 6/1953, chính phủ Mayer bị đổ. Joseph Laniel (6/1953-6/1954) lên thay. Thời gian này, cuộc chiến Triều Tiên (1950-1953) đă tạm ngưng tiếng súng; Mỹ và Trung Cộng đồng ư ngồi vào bàn hội nghị Panmunjon (Bàn Môn Điếm). Ngày 27/7/1953, hai phe lâm chiến kư Hiệp ước đ́nh chiến Panmunjon. Triều Tiên tạm thời chia làm hai nước, ranh giới là vĩ tuyến 38.

Dưới mắt các chiến lược gia Pháp, Bắc Kinh sẽ rảnh tay hơn trong việc trợ giúp Việt Minh. Hơn nữa, đa số chính khách đều kết luận rằng Pháp chẳng c̣n lối giải quyết nào hơn thương thuyết. Ngay trong nội các Laniel, một số Bộ trưởng muốn thảo luận trực tiếp với Hồ Chí Minh; một số muốn Mỹ trực tiếp tài trợ hoàn toàn cuộc chiến, đổi lấy việc Pháp tham gia cộng đồng pḥng thủ Âu châu [communauté européenne de défense hay CED]; một số lại muốn dùng CED để áp lực Liên sô Nga hầu giải quyết cuộc chiến. Một số khác nữa muốn thương thuyết với Bắc Kinh, trao đổi việc chấm dứt chiến tranh bằng viện trợ kinh tế cho Trung Cộng.( 11)

11. Jean Chauvel, “L’Armistice de Genève;” Historia (Paris), hors série No. 25 (1972), tr. 146.

Laniel chủ trương không bỏ rơi Đông Dương, và phải thương thuyết trên thế mạnh, sau khi Pháp giành được thế chủ động trên chiến trường. Laniel trông cậy Mỹỳ gia tăng viện trợ để chống lại khuynh hướng thương thuyết tức khắc, và bằng mọi giá.( 12)

12. CĐ 2110, 30/11/1953, Dillon gửi BNG; FRUS, 1952-1954, XIII: 887-888. Mỹ đă viện trợ cho Pháp tại Đông Dương 568 triệu MK năm 1953 (33% tổng số chiến phí) và dự trù 1.313 tỉ MK cho năm 1954 (61% tổng số chiến phíÔ); The Pentagon Papers (Gravel) 1971, I:408. Từ 1950 tới 31/3/1954, Mỹ viện trợ 785 triệu MK cho quân viễn chinh Pháp và quân đội ba QGLK; Ibid., I:498.

Ngày 3/7/1953–đúng ngày Laniel tuyên bố kiện toàn nền độc lập của QGVN để tạo kích xúc tâm lư (13)–Navarre về nước, vận động cho kế hoạch quân sự 1953-1954. Ngày 24/7, Navarre ra điều trần trước Hội Đồng Quốc Pḥng. Tuy nhiên, Laniel chỉ tăng viện cho Navarre được 10 tiểu đoàn tác chiến, kể cả một tiểu đoàn đang ở Triều Tiên.( 14)

13. Ngoại trưởng Bidault không hài ḷng với quyết định trao độc lập hoàn toàn cho Việt Nam. FRUS, 1952-1954, XIII:706-9.

14. FRUS, 1952-1954, XIII:704.

Ngoài ra, Laniel cũng cho Navarre biết ư định t́m cách ngưng bắn như trường hợp Triều Tiên, và Navarre không cần bảo vệ Thượng Lào.

Kế hoạch “Letourneau-Navarre” được cải danh thành “Laniel-Navarre” khi Laniel xin thêm 400 triệu Mỹ Kim viện trợ cho năm 1954. Về quân viện Mỹ, không gặp trở ngại. Ngày 12/7, Ngoại trưởng Foster Dulles chấp thuận trên nguyên tắc với Bidault.(15) Ngày 30/7, Quốc Hội Mỹ biểu quyết quân viện thêm 150 tỉ francs (400 triệu MK) cho tài khoá 1953-1954 như Laniel yêu cầu.( 16)

15. Ngày 21/7/1953, nhật báo Le Monde tiết lộ nội dung buổi mật đàm giữa Bidault và Dulles ngày 12/7/1953 tại Oat-shinh-tân.

16. FRUS, 1952-1954, XIII:701-703.

Ngày 5/8, BNG Mỹ biện minh cho việc thêm quân viện như sau: nội các Laniel là “chính phủ Pháp cuối cùng c̣n muốn tiếp tục cuộc chiến Đông Dương,” việc mất Đông Dương “rất quan trọng [critical] cho nền an ninh Mỹ;” nếu Cộng Sản kiểm soát Đông Dương sẽ làm nguy hiểm “nguồn cung cấp nguyên liệu thô quan trọng [vital raw material sources];” sẽ khiến các quốc gia Đông Nam Á giảm niềm tin vào sự lănh đạo của phương Tây; gây khó khăn và tốn kém cho việc pḥng thủ Philippines, Đài Loan và Nhậtợ; và khiến việc xây dựng kinh tế Nhật thêm phức tạp. “Nếu Pháp quyết định rút lui, Mỹ phải suy xét rất kỹ là có nên thay thế hay chăng [If the French actually decided to withdraw, the US would have to consider most seriously whether to take over in this area].”( 17)

17. Báo cáo của BNG ngày 5/8/1953 để sử dụng cho phiên họp NSC ngày 6/8/1953; The Pentagon Papers (Gravel) 1971, I:405-407 [Tài liệu 16]).

Tại Đông Dương, trong tháng 7/1953, Pháp tung ra một loạt tấn công chớp nhoáng vào hậu phương của Việt Minh. Ngày 17/7, ba tiểu đoàn Dù nhảy xuống Bắc Lạng Sơn, rồi rút về hướng Đ́nh Lập-Tiên Yên (Hành quân Hirondelle [Chim Én hay Nhạn]). Ngày 28/7, Tướng LeBlanc mở cuộc hành quân Camargue, truy đánh Trung đoàn 95/325 CSBV tại vùng Quảng Trị-Thừa Thiên.

Ngày 2/8, Navarre trở lại Sài G̣n. Sáu ngày sau, Thứ Bảy, 8/8, Pháp di tản Na Sản bằng phi cơ [cho đến ngày 13/8]. Không quân Pháp cũng di tản 10,000 người Thái, tức khoảng 1,800 gia đ́nh.( 18)

18. Có tài liệu ghi từ ngày 7 tới 12/8/1953; SHAT (Vincennes), 10H 282.

Việt Minh không kịp phản ứng trước việc Pháp triệt thoái bằng cầu không vận. Mặc dù Quân ủy trung ương Đảng LĐVN đă chọn Na Sản làm một trong những mục tiêu chính của chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, thời gian này các đơn vị Việt Minh đang trải qua giai đoạn chính huấn quân sự cũng như chỉnh phong chính trị (tinh thần đấu tranh giai cấp).( 19)

19. Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:12-14. Theo Lê Trọng Tấn, các đơn vị Việt Minh đang qua đợt chỉnh quân từ tháng 6/1953. Ngày 7/8, tiến hành chỉnh quân chính trị; Tấn, Từ Đồng Quan Đến Điện Biên (Hà Nội: NXB QĐND, 1994), tr.272-273. Tấn [Lê Trọng Tố, 1914-1986] từng đi lính Không quân Pháp, đá bóng cho đội Avionton (?);Ibid., 1994:273.

Trong tháng 8/1953, Navarre c̣n mở hai cuộc hành quân lớn ở châu thổ sông Hồng. Ngày 13/8, Pháp tảo thanh vùng Tri Lễ, Ước Lễ, khoảng 17 cây số Nam tỉnh lÿ Hà Đông. Từ năm 1952, vùng này trở thành mật khu của Việt Minh, đe dọa khu trù mật Đồng Quan. Ngày Thứ Sáu, 28/8, Pháp mở chiến dịch Claude [cho tới ngày 15/9/1953], tảo thanh vùng Tiên Lăng (10 cây số Nam Hải Pḥng). Tuy nhiên, ngay sau khi Pháp rút lui, VM chiếm lại các căn cứ.

Ngày 15/10, Pháp lại mở chiến dịch Mouette [Hải Âu, cho tới ngày 6/11]. Sử dụng 22 tiểu đoàn đánh vùng Rịa / Nho Quan, Tây Nam tỉnh Ninh B́nh. Các tiểu đoàn được kết hợp thành hai sư đoàn nhẹ, do Đại tá Christian de Castries và Vanuxem chỉ huy. Việt Minh sử dụng đại đoàn 320 chống trả. Ngày 27/10, hai bên chạm súng nặng. Ngày 6/11, Navarre cho lệnh chấm dứt hành quân.( 20)

20. Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:31-39. Ngày 4/11/1953, Phó TT Mỹ Richard M. Nixon thăm các đơn vị đang tham dự cuộc hành quân Mouette. Theo Pháp, Sư đoàn 320 VM thiệt hại trên 20% quân số ; FRUS, 1952-1954, XIII:860.

Cùng ngày 15/10/1953, Pháp mở cuộc hành quân Pélican [Con bồ nông] ở vùng duyên hải Thanh Hóa. Hôm sau, đổ bộ 500 quân xuống Lạch Trường, rồi rút lui.

Theo Tướng John W. O’Daniel–người được Navarre đích thân cho xem kế hoạch Thu Đông 1953-1954 ngày 29/6/1953–chính phủ Pháp không thực hiện đúng những ǵ đă kư kết với Mỹ: (a) Pháp không có những kế hoạch tổng quát cho cuộc tấn công mùa Thu 1953 ngoài những cuộc hành quân giới hạn nhằm khiến quân địch bất ngờ [keep the enemy off balance]; (b) việc cải tổ các đơn vị thành Trung đoàn và Sư đoàn vẫn c̣n trong giai đoạn thiết kế [planning stages]; (c) không khẩn trương huấn luyện các sĩ quan cao cấp Việt và tham mưu, (d) việc tổ chức Bộ chỉ huy huấn luyện đang gặp “khó khăn chính trị;” (e) việc tổ chức lực lượng thủy bộ chưa quá giai đoạn thiết kế.” Do đó Đô đốc Arthur Radford, Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đề nghị phải có điều kiện cho việc tăng quân viện: Pháp cần chứng tỏ hành động ở Đông Dương, và tiếp tục chấp nhận và hành động theo cố vấn của Mỹ. Và các cấp của Pháp phải yểm trợ và nỗ lực thực hiện kế hoạch Navarre.( 21)

21. Phiếu tŕnh [Memorandum] của Radford ngày 28/8/1953; The Pentagon Papers (Gravel) 1971, I:411.

Kế hoạch ṇng cốt của Navarre trong mùa khô 1953 là mặt trận Tây Bắc Bắc Việt và Thượng Lào. Có những dấu hiệu cho thấy các đơn vị chủ lực của Việt Minh đang di chuyển về hướng Lai Châu, đặc biệt là hai Đại đoàn 316 [98, 174, 176] (từ Thanh Hóa) và 308 [36, 88, 102]. Điều này chứng tỏ mục tiêu chiến lược của Việt Minh trong dịp Đông Xuân 1953-1954 là vùng Tây Bắc và Thượng Lào hơn vùng châu thổ Bắc Việt.

         C. CHIẾN DỊCH CASTOR:

Ư định tái chiếm Điện Biên làm điểm tiếp vận cho các đơn vị Thái chống Cộng đă được Raoul Salan đưa ra từ ngày 30/12/1952.( 22) Trước đó một tháng, ngày 30/11, một tiểu đoàn Lào mới di tản khỏi Mương Then. Khoảng 13,000 dân cư ở lại, lọt vào ṿngỳ kiểm soát của Việt Minh. Trung đoàn 148 độc lập của Việt Minh đă có mặt trong khu vực này từ chiến dịch Đông Xuân 1952-1953. Trong tháng 11-12/1952, Trung đoàn 148 tham gia cuộc vây hăm Na Sản, cách Điện Biên khoảng 70 dặm (110 km) về phía Bắc. Bộ Chỉ huy Trung đoàn và Tiểu đoàn 900 đang có mặt tại Điện Biên. Ngày 7/1/1953, Ban Tham mưu của Salan đă thảo kế hoạch tái chiếm Điện Biên. Tuy nhiên, v́ t́nh h́nh suy thoái ở miền Bắc, chưa có cơ hội thực hiện. Ngày 25/5, tức ba ngày trước khi bàn giao cho Navarre, Salan vẫn nhấn mạnh vào sự cần thiết tái chiếm Điện Biên.

Như đă lược nhắc, ngày 16/6, Trung tướng Cogny, Tư lệnh miền Bắc, đề nghị tái chiếm Điện Biên làm thủ phủ Liên bang Thái tự trị. Sau khi Navarre thuyết tŕnh trước Hội đồng Quốc Pḥng ngày 24/7/1953, hôm sau, 25/7, Ban Tham mưu của Navarre soạn chỉ thị số 563 về kế hoạch chiếm Điện Biên để ngăn chặn quân Việt Minh tiến qua Thượng Lào.( 23)

22. Ngày 30/12/1952 Salan ra chỉ thị số 40, cho lệnh tái chiếm Điện Biên Phủ ngày 10/1/1953; Fall, Hell, 1968:25.

23. Fall , Hell, 1968:33.

 Tuy nhiên, trong tháng 8/1953 nỗ lực của Pháp tại Bắc Việt là cuộc di tản 9,000 binh sĩ Pháp và thân nhân bằng hàng không khỏi Na Sản. Măi tới ngày 2/11, Phụ tá Hành quân của Navarre mới ra chỉ thị (số 852) về hệ thống chỉ huy chiến dịch Castor, dự trù sẽ bắt đầu từ ngày 15 tới 20/11/1953, nhưng không thể chậm hơn ngày 1/12/1953. Hai ngày sau, 4/11, Ban Tham Mưu của Cogny viết Tờ tŕnh phản đối chỉ thị chiếm Điện Biên, v́ nơi đây sẽ trở thành “máy nghiền các tiểu đoàn.” Ngày này, Cogny thư cho Navarre phản đối.( 24) Dẫu vậy, ngày 11 và 12/11/1953, Cogny vẫn chỉ thị cho các đơn vị thi hành kế hoạch hành quân Castor.

24. Fall, Hell, 1968:35-36. Thủ tướng Laniel cho rằng đây chỉ là sự phản kháng chiếu lệ để tránh trách nhiệmƯ.

Thứ Bảy, 14/11, Navarre ra lệnh hành quân cuối cùng về Điện Biên. Cogny và Đại tá Boucher de Crèvecoeur, Tư lệnh Lào, được lệnh phối hợp hành quân. Hôm sau, 15/11, Ban Tham mưu của Navarre báo động về sự hiện diện tại vùng Tây Bắc của Đại đoàn 316–đại đơn vị này có 2 trung đoàn 174 và 176 tuyển mộ từ các sắc tộc trong khu Thái tự trị. Hai ngày sau, 17/11, khi Bộ trưởng Các Quốc Gia Liên Kết Marc Jacquet, cùng Navarre, Maurice Dejean và Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm tới thăm Hà Nội, đích thân Cogny tŕnh bày về chiến dịch “Castor” sắp tới. Jacquet không hề phản đối hay bận tâm báo cáo về Paris. Điều này chứng tỏ các cấp chỉ huy Pháp không ngại đương đầu với Việt Minh tại Điện Biên. Họ vững tin ở khả năng không vận của Pháp, và sự khó khăn của Việt Minh về tiếp vận cũng như hỏa lực tại một trận địa cách hậu cứ trên 500 cây số rừng núi.( 25)

25. Ngày 6/11/1953, Tướng O'Daniel thăm Đông Dương [cho tới ngày 15/11]. Sau những buổi bàn thảo với Navarre, hoàn toàn ủng hộ kế hoạch Navarre. Ngày 20/11, Navarre xin Heath thêm phi cơ vận tải C-47. Ngày 23/11, Mỹ đồng ư gửi thêm 25 phi cơ C-47 trước ngày 12/12/1953. Đây là quà tặng cho Laniel và Bidault trước khi Hội nghị Bermuda khai mạc ngày 4/12/1953; FRUS, 1952-1954, XIII:882-3.

Thứ Sáu, 20/11, Chiến dịch Castor bắt đầu. Tướng Jean Gilles chỉ huy sáu tiểu đoàn Dù, kể cả Tiểu đoàn 5 Dù Việt Nam, nhảy xuống Điện Biên trong ba ngày 20-23/11. Các đơn vị truyền tin, thiết giáp, pháo binh, công binh cũng được thả dù hay không vận tới trận địa.

    D. TRIỆT THOÁI LAI CHÂU:

Từ ngày 4/11, Pháp quyết định bỏ Lai Châu (Mường La), và di tản chính phủ Thái tự trị của Đèo Văn Long xuống Điện Biên Phủ. Ngày 13/11, Cogny thông báo cho Chỉ huy trưởng Lai Châu, Trung tá Trancart, biết chi tiết cuộc Hành quân “Pollux” này. Binh đoàn lưu động Thái số 1 (GMPT 1) của Đại úy Bordier lập tức di chuyển từ Lai Châu xuống Điện Biên, nhưng bị Trung đoàn 148 chận đánh và khuấy nhiễu dọc đường. Ngày 22/11, một cánh quân Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù (II/1 RCP) phải rời Điện Biên lên đón. Hôm sau, 23/11, Liên đoàn Thái lưu động 1 bắt tay được Tiểu đoàn 1 Dù (II/1 RCP) ở phía Bắc Điện Biên khoảng 7 cây số. Từ ngày này, cờ Thái tự trị–ngôi sao đỏ 16 cánh trên nền xanh da trời, trắng, xanh da trời–phất phới khắp thung lũng.( 26)

    26. SHAT (Vincennes), 10H 179; Fall, Hell, 1968:19-20.

Ngày Thứ Bảy, 28/11, Navarre bay ra Hà Nội. Cogny đề nghị tấn công hậu cứ Việt Minh v́ các đại đoàn 304, 312 và 351 đang hướng về Tây Bắc, nhưng Navarre không chấp thuận. Hôm sau, Navarre cùng Cogny tới thị sát Điện Biên. Đại tá Christian de Castries, một sĩ quan Kÿ binh từng theo Navarre nhiều năm, được chọn làm Tư lệnh cứ điểm chiến lược Tây Bắc này. Trước sự tập trung đông đảo của quân Việt Minh, ngày 30/11, Cogny ra chỉ thị tổ chức pḥng thủ Điện Biên lâu dài. Ba ngày sau, 3/12, phần nào do lời nghị ḥa của Hồ Chí Minh ngày 29/11, Navarre cho lệnh de Castries giữ Điện Biên bằng mọi giá. Chiến dịch Castor cải danh thành Mặt trận Tây Bắc [GONO].( 27)

27. Fall, Hell, 1968:39-40.

      E. MẶT TRẬN THƯỢNG LÀO:

Ngày Thứ Tư, 25/11, Đại tá Boucher de Crèvecoeur, Tư lệnh Lào, mở chiến dịch Ardèche, tung 6 tiểu đoàn đánh chiếm Mường Ng̣i, Mường Khoa (Thượng Lào). Mục đích nhằm xây dựng một hành lang chiến lược dài theo sông Nam Ou [Nậm U] nối liền Luang Prabang với Điện Biên.

Ngày 3/12, Pháp cũng mở cuộc hành quân Regate từ Điện Biên xuống, và Luang Prabang lên, hợp điểm ở Sop Nao. Liên đoàn GAP 2 của Trung tá Langlais tới Sop Nao không gặp trở ngại, nhưng trên đường về, phải vượt rừợng núi trở lại Điện Biên v́ Trung đoàn 148 VM bám sát. Hành lang chiến lược nối liền với Luang Prabang, dọc theo sông Nậm U, để di tản Điện Biên khi cần thiết hầu như trở thành ảo vọng vào dịp Giáng Sinh 1953.( 28)

28. Fall, Hell, 1968:73-76.

           II. KẾ HOẠCH ĐÔNG-XUÂN 1953-1954 CỦA VIỆT MINH:

Từ tháng 8/1953, Bộ Tổng tư lệnh Việt Minh bắt đầu nghiên cứu kế hoạch hành quân Đông-Xuân (tức mùa khô) 1953-1954. Vấn đề quan trọng nhất là chọn đồng bằng Bắc Việt làm mục tiêu chiến dịch, hay tiếp tục hành quân ở miền Tây Bắc, giải phóng Lai Châu, rồi đánh thông xuống miền Trung.

     A. KẾ HOẠCH VƠ NGUYÊN GIÁP BỊ BÁC:

Ngày 13/8, Ban Chấp hành Trung ương [BCH/TƯ] Đảng Lao Động Việt Nam [LĐVN] gửi điện văn xin ư kiến Bắc Kinh về t́nh h́nh tổng quát và phương hướng chiến lược. Trong thời gian chờ quyết định của Trung Cộng, ngày 18/8, Bộ chính trị Đảng LĐVN, theo đề nghị của Vơ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Việt Minh, ra Nghị quyết lấy đồng bằng làm hướng chủ yếu, và Tây Bắc làm hướng phu.ỳ Thời gian này, Wei Guoping [Vi Quốc Thanh] đang về nước nghỉ. Luo Qibo [La Quí Ba] tham dự buổi họp và báo cáo về Bắc Kinh.( 29)

29. Jian, 1993:99. Qiang Zhai ghi là ngày 22/8/1953; Zhai, 2000:44; Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:22-23. Phụ tá cho Vi Quốc Thanh là Đặng Nhất Phạm; Tin Việt Nam, No. 55 (9/1985). Xem thêm Hoàng Văn Hoan, “Sự thực về t́nh hữu nghị chiến đấu Việt-Trung không thể xuyên tạc” (11/1979), in lại trong Tin Việt Nam, No. 33 (11/1983), tr. 1-30. Tài liệu này để trả lời Sách Trắng (10/1979) của Hà Nội.

Ngày 27/8, và rồi 29/8, Quân ủy TC liên tiếp gửi điện văn cho Luo qibo và BCH/TƯ Đảng LĐVN phản đối việc tấn công đồng bằng. Và đề nghị chiếm Lai Châu, đánh qua Lào, rồi xuống Miên. Tháng 9/1953, Bộ Chính trị Đảng LĐVN đồng ư đề nghị của Bắc Kinh.( 30)

30. Jian 1993:99; Zhai 2000:44-45; Tấn 1994:285-286.

 Ngày 1/10, Vơ Nguyên Giáp tới Tỉn Keo, Tuyên Quang, đệ tŕnh kế hoạch Đông-Xuân 1953-1954. Chỉ có Hồ, Trường Chinh, và Phạm Văn Đồng hiện diện. Nguyễn Chí Thanh và Trần Đăng Ninh vắng mặt.( 31)

31. Giáp, Điện Biên Phủ, 1994:24; Điện Biên Phủ, 2001:23-28.

 Ngày 10/10, Đảng CSTH báo cho Hồ biết Vi Quốc Thanh lại được chỉ định làm Cố vấn trưởng quân sự; và La Quí Ba, Cố vấn trưởng chính trị. Ngày 27/10, Vi Quốc Thanh trở lại Thái Nguyên, mang theo một bản sao kế hoạch Navarre.( 32)

32. Jian 1993:99-100; Zhai 2000:45; Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:46. Theo Giáp, t́nh báo Trung Cộng đă có được bản sao kế hoạch này, kèm theo bản đồ và chuyển cho Việt Nam từ tháng 9/1953; Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:17.

 Ngày 3/11, Bộ Chính trị Đảng LĐVN chấp thuận kế hoạch hành quân Đông Xuân 1953-1954 do Thanh và các cán bộ Việt Nam soạn thảo: Chiến dịch mùa khô 1953-1954 sẽ là hướng Tây Bắc, với mục tiêu Lai Châu.( 33)

33. Jian 1993:100.

Từ ngày 15/10, Giáp đă cho lệnh Đại đoàn 316 từ Thanh Hóa tiến về hướng Tây Bắc. Thực ra, hai Trung đoàn 98/316 và 176/316 vẫn có mặt tại đây. Trung đoàn 98 hoạt động từ Sầm Nưa về Sơn La. Trung đoàn 176 hoạt động dài theo sông Đà. Chỉ có Bộ Tư lệnh đại đoàn và Trung đoàn 174/316 về Thạch Thành, Thanh Hóa chỉnh quân sau chiến dịch Thượng Lào mùa Xuân 1953. Nay Tư lệnh Phó Vũ Lập dẫn Trung đoàn 174/316 và Sở chỉ huy đại đoàn rời Thanh Hóa, vượt sông Đà ngày 15/11/1953.( 34)

34. Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:39.

     B. ĐIỆN BIÊN PHỦ LÀM MỤC TIÊU CHÍNH:

Ngày 20-24/11/1953, Hội nghị phổ biến kế hoạch Đông Xuân của Việt Minh diễn ra tại Đồng Đau, Định Hóa, Thái Nguyên. Giữa thời gian này, đột ngột diễn ra việc Pháp đổ quân xuống Điện Biên, và rồi Crèvecoeur mở hành lang Thượng Lào từ ngày 25/11. V́ chưa hiểu rơ ư định Navarre, Giáp và Thanh chưa có quyết định mới nào hơn đưa đại quân tiến vào Tây Bắc và đánh chiếm Lai Châu.

Giáp cho lệnh Đại đoàn 308 của Vương Thừa Vũ (Trung đoàn 36, 88, 102) tiến về Lai Châu. Đại đoàn 316 (Trung đoàn 98, 174, 176 + đại đội 812 vũ khí nặng) được lệnh phải có mặt ở Tuần Giáo, Nam Lai Châu và Đông Bắc Điện Biên, chậm nhất là ngày 6/12. Đại đoàn 304 (-) (hai Trung đoàn 57, 345) của Hoàng Minh Thảo [và Hoàng Sâm] đang ở Thanh Hóa cũng di chuyển lên Tây Bắc làm kế nghi binh, rồi luồn đường rừng trở lại Phú Thọ, đề pḥng quân Pháp tập hậu mật khu ở đây. Trong khi đó, Đại đoàn 325 [18, 95, 101] của Trần Quí Hai và 1 Trung đoàn của 304 cũng đánh qua Trung và Hạ Lào. Liên Khu V th́ mở rộng hoạt động lên vùng cao nguyên miền Trung.( 35)

35. Giáp, Điện Biên Phủ, 1994:27; 2001:39-41. Ngày 27/11, t́nh báo Lục quân Mỹ ghi nhận 6 Sư đoàn VM đang di chuyển về hướng Tây; FRUS, 1952-1954, XIII:886-887. Ngày 14/1/1954, Giám đốc CIA, Allen Dulles, báo cáo tại phiên họp thứ 180 HĐ/ANQG Mỹ là Pháp có 15 tiểu đoàn tại Điện Biên với 6 ngày lương thực; VM có 19 tiểu đoàn.

Từ ngày 26/11, Hoàng Văn Thái, Tổng Tham Mưu Phó, cùng Mai Gia Sinh, Cố vấn Tham Mưu, cầm đầu Bộ chỉ huy tiền phương rời Thái Nguyên ra mặt trận. Ngày 6/12, Bộ Chính trị Đảng LĐVN và các “chuyên gia” TC đồng ư đánh Điện Biên Ư.( 36) Kế hoạch sơ khởi chia làm hai đợt. Đợt thứ nhất, dùng đại đoàn 316 đánh Lai Châu, kết thúc vào cuối tháng 1/1954. Sau đó cho binh sĩ nghỉ ngơi 20 ngày. Đợt 2 đánh Điện Biên. Thời gian tác chiến khoảng 45 ngày. Chiến dịch sẽ kết thúc vào đầu tháng 4/1954. Đại bộ phận sẽ rút, chỉ dùng một số đơn vị qua Lào, cùng Pathet Lào uy hiếp Luang Prabang. Ba đại đoàn 308, 312 và 316 chính thức tham chiến.( 37) Ngày N dự trù là 25/1/1954.

36. Jian 1993:101; HCMTT, 7:1953-1954, 1996: 574c 18; Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:48.

37. Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:46-47; SHAT (Vincennes), 10H 1174. Báo cáo về phương án tác chiến mùa Xuân 1954 của Tổng Quân Ủy tŕnh bộ CT: Dự trù 45 ngày. Cần sửa đường xá cho xe kéo pháo chạy. Hoàn tất trước cuối tháng 1/1954. Lương thực từ Thanh Hóa và xin TC giúp đỡ. Quân tác chiến dự trù 42,500 và 14,500 nhân công. (VKĐTT, 14:1953, 2001:593-598).

 Đây là một chiến dịch vô cùng gian nan. Vấn đề tiếp vận hầu như bất khả. Việt Minh phải vận dụng tới hơn 100,000 nhân công để di chuyển thực phẩm và đạn dược cho các đơn vị hành quân.

Đầu tháng 12/1953, Đại đoàn 308 vượt sông Hồng, đưa Trung đoàn 36 theo đường tắt chiếm cao điểm Pom Lót, phía Nam-Tây Nam Điện Biên để chặn đường Pháp triệt thoái. Cùng lên đường với đại đoàn 308 [36, 88, 102] có trung đoàn sơn pháo 75 ly 675/351. Giáp c̣n tung thêm vào mặt trận Đại đoàn 312 [141, 165, 209] từ Yên Báy tiến sang Tây Bắc, Đại đoàn 351 (Pháo, công binh), và Đại đoàn 304 [9, 57, 66] thiếu một Trung đoàn.

    C. BỎ ĐÁNH NHANH, THẮNG NHANH.

Ngày 1/1/1954, Vơ Nguyên Giáp được cử làm Tư lệnh kiêm Bí thư đảng ủy Mặt trận Tây Bắc. Bốn ngày sau, 5/1, Giáp lên đường ra Mặt trận. Bộ Chỉ huy, ngoài Giáp, có Hoàng Văn Thái, tham mưu trưởng (đă tới Tuần Giáo từ tháng 11/1953); Lê Liêm, chính trị; Đặng Kim Giang, hậu cần; Lê Trọng Nghĩa, quân báo.( 38)

38. Giáp , Điện Biên Phủ, 1994:28.

 Ngày 12/1, Giáp tới Tuần Giáo. Trong khi thảo luận cách tấn công, mọi người chủ trương đánh nhanh, thắng nhanh (chiến thuật biển người). Vi Quốc Thanh, theo Giáp, nhấn mạnh phải đánh nhanh: tiếp liệu khó khăn, công sự pḥng thủ của Pháp c̣n dă chiến. Giáp cũng đồng ư.( 39)

39. Giáp, Điện Biên Phủ, 1994:33-34. Tài liệu TC cho rằng Giáp muốn dùng chiến thuật biển người.

Thời gian này, theo ước đoán của Navarre, về lượng, VM không tăng gia bao lăm. Về phẩm, quân đội VM tiến bộ đáng kể. Các tiểu đoàn VM thuộc loại thiện chiến hơn các tiểu đoàn bộ binh Pháp, ngoại trừ Nhảy Dù. Về vũ khí, VM có thêm súng nặng như cối 80, 120, Bazoka 90. Các đơn vị pháo binh có 1 trung đoàn sơn pháo 75, 1 trung đoàn pháo dă chiến 105 (ṇng ngắn) của Sư đoàn 351. Pḥng không có đại liên 12.7, đại bác 20 ly, và cả đại bác 37 ly. Bởi thế, ban đêm VM có thể tập trung lực lượng úp đồn; ban ngày đương đầu Pháp ở địa thế chọn lựa sẵn. Viện trợ Trung Cộng đột ngột gia tăng trong mấy tuần qua: súng pḥng không, pháo binh, lương thực, kho tiếp tế gần biên giới, xe hơi, và nhất là cố vấn quân sự. Đặc biệt là cán bộ chính trị của VM đă khiến cả nước lâm chiến; trong khi quân Pháp chỉ hành quân mà không lâm chiến [Nous faisons des opérations militaires mais nous ne faisons pas la “guerre”]. (40)

40. SHAT (Vincennes), 10H 252.

 Ngày 14/1/1954, VM họp ở hang Thẩm Púa, sát Điện Biên, đễ phổ biến kế hoạch. Hoàng Văn Thái tuyên bố mục tiêu chính là Điện Biên Phủ. Hai cách đánh: “đánh nhanh, giải quyết nhanh,” và “đánh chắc, tiến chắc.” “Đánh nhanh, giải quyết nhanh,” th́ tấn công theo hướng Tây; “đánh chắc, tiến chắc” th́ tấn công từ hướng Đông. Giáp và cố vấn Trung Cộng đă quyết định “đánh nhanh, giải quyết nhanh.” Đại đoàn 308 [36, 88, 102] đánh thọc sâu vào cứ điểm phía Tây (đồng bằng). Đại đoàn 312 [141, 165, 209], 316 [98, 174, 176] đột kích vào hướng Đông, nơi có những cứ điểm mạnh. Dự kiến trận đánh sẽ kéo dài ba ngày, ba đêm. Tập trung mọi nỗ lực đưa pháo và pḥng không vào trận địa. Đại đoàn 308 có nhiệm vụ mở đường đưa pháo vào mặt trận. Ngày 17/1, Trung đoàn 165/312 vượt núi Tà Lèng vào sát Điện Biên. Hai trung đoàn 209/312 và 141/312 kéo pháo. Ngày N là 17 giờ ngày 25/1/1954. Nhưng trưa 25/1, có lệnh ngưng tấn công, kéo pháo ra. Đổi sang “đánh chắc, thắng chắc.”( 41)

41. Giáp, Điện Biên Phủ, 1994:36-39; Tấn 1994:305-306.

Theo Giáp, trước ngày N, Pháp bắt được một cán bộ VM. Ngày giờ tấn công bị lộ, nên Giáp đ́nh hoăn 24 tiếng. Ngày 25/1, Giáp cũng đổi ư: Muốn đánh chắc, tiến chắc [steady progress]. Hôm sau, 26/1, Giáp gặp cố vấn trưởng Thanh, đề nghị tạm hoăn tấn công, lùi về vị trí tập kết. Bỏ lối đánh nhanh, thắng nhanh [quick solution] đổi sang đánh chắc, tiến chắc. (42)

42. Giáp, Điện Biên Phủ, 1994:40-41; 2001:93-94, 101-110. Tấn ghi lệnh hoăn tấn công và rút pháo khỏi trận địa vào tối ngày 25/1/1954; Tấn 1994:325-329.

Theo tài liệu Trung Cộng, chính cố vấn TC đă chủ trương đánh chắc, tiến chắc, không tán thành lối đánh biển người của Giáp. Cách nào đi nữa, ngày 31/1/1954, Giáp chuyển sở chỉ huy từ Nà Tấu vào Mường Phăng, rặng núi cao phía Đông Điện Biên.( 43)

43. Giáp , Điện Biên Phủ, 2001:111-112, 144-145.

Ngày 5/2, các đơn vị Việt Minh mới kéo hết pháo ra. Ngày 10/2, Đại đoàn 316, 312 và Trung đoàn sơn pháo 675 bắt đầu làm 6 con đường khác để đưa pháo lên hai đỉnh núi Pú Hồng Mèo và Pú Tà Cọ. Ngày 17/2, hoàn tất. Sau đó, đào hầm dấu pháo. Mỗi hầm pháo ăn sâu vào ḷng núi tới 200-300 mét.( 44)

44. Tấn 1994:331-332. Đây là kinh nghiệm TC ở Triều Tiên; Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:151.

 

         LÊ TRỌNG TỐ hay TIẾN  (Tướng, 1914-1986)

x Bí danh Lê Trọng Tấn

Sinh tại Yên Nghĩa, Hoài Đức, Hà Đông. Theo Việt Minh từ 1944. Đảng viên CS từ 1945. Tháng 8/1945, nhập ngũ. Ủy viên quân sự ban khởi nghĩa Hà Đông. 1945-1950: Phó TrĐ trưởng, TrĐ trưởng, Khu trưởng Khu 14. Phó TL Khu 10; TrĐ trưởng kiêm chính ủy TrĐ 209; tham dự trận Đông Khê (bắt được Charton năm 1950).

1951-1954: Tư lệnh Đại Đoàn 312 (TrĐ 141, 165, 209) [Tài liệu Pháp ghi năm 1953; 10H 281]. 1953-1954: Tham dự chiến dịch Tây Bắc và Điện Biên Phủ.

1962: Thiếu tướng, Phó T/TMT. 1964-1969: Vào Nam. Phó Tư lệnh, ủy viên quân ủy QGPMN. 1970-1971: Phó T/TMT, Tư lệnh Mặt trận đường 9. 1971-1972: Đại diện Bộ TTL/QĐNDVN bên cạnh BCH Quân Giải phóng Lào. 3/8/1972: Thay Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh chiến dịch Trị Thiên. 1973: Tư lệnh QĐ 1. 6/1974: Kiêm Viện trưởng Viện Khoa học quân sự BQP.

Năm 1975, đang là Phó Tổng Tham Mưu trưởng, kiêm Hiệu trưởng trường bổ túc Quân Sự Cao Cấp, Tấn được điều vào làm Tư lệnh chiến dịch Huế-Đà Nẵng. Rồi Tư lệnh cánh quân duyên hải (Lê Quang Ḥa làm Bí Thư). 4/1975: Phó Tư lệnh Chiến dịch HCM.

1976-1977: Phó Tổng Tham Mưu trưởng, kiêm Hiệu trưởng trường bổ túc Quân Sự Cao Cấp. 12/1978-1979: Tư lệnh Mặt trận Tây Nam.

12/1976: Ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương. 1978-1986: UV Thường vụ QUTW. 1980: Thay Văn Tiến Dũng làm Tổng Tham Mưu trưởng. [3/1982: Ủy viên TƯĐ (số 110/116)].

9/1985: Đại tướng, Thứ trưởng Quốc Pḥng, Tổng TMT/QĐND. (ND, 8/9/1985).

6/12/86: Hà Nội loan tin chết. Có tin bị thanh trừng.

Một trở ngại khác cho việc sử dụng pháo là bản đồ. Các pháo đội Việt Minh chỉ có loại bản đồ 1/100,000, nên tác xạ không chính xác. Ngày 1/2/1954, VM lấy được bản đồ 1/25,000 của Trung úy Nègre.( 45) Hai ngày sau, 3/2, đúng ngày Tết, Giáp cho lệnh pháo kích phi trường Điện Biên. 2 máy bay thám thính Morane bị hư hại.( 46)

45. Fall, Hell, 1968:78; Giáp , Điện Biên Phủ, 2001:147-148.

46. Giáp , Điện Biên Phủ, 2001:134-135.

      D. CÁC MẶT TRẬN HỖ TRỢ:

Trong thời gian chuẩn bị đánh Điện Biên, các đơn vị Việt Minh được lệnh mở những cuộc tấn công khắp nơi để tạo rối loạn và khiến Navarre không thể tập trung các cánh quân chủ lực mạnh, hay b́nh yên lo kế hoạch b́nh định ở miền Nam vĩ tuyến 18.

 1. Cao nguyên Trung Việt [Tây Nguyên]:

Tài liệu CSVN ghi chiến dịch “Bắc Tây Nguyên” kéo dài từ ngày 26/11/1953 tới ngày 18/2/1954, do Liên Khu V của Nguyễn Chánh, Tư lệnh kiêm Bí thư, chỉ huy. Lực lượng tham chiến có 2 trung đoàn 108 và 803. Thoạt tiên, các đơn vị VM tấn công cùng một lúc ba cứ điểm: Măng Đen, Kong Pray và Măng Bút. Sau đó, Chánh cho Trung đoàn 108 đánh lên phía Bắc chiếm Dakto. Trung đoàn 803 xuống phía Nam, uy hiếp thị xă Kontum.

Thời gian này, Navarre cũng quyết tiến vào Liên Khu V, vùng bất khả xâm phạm của Việt Minh từ năm 1945. Ngày 12/12, Navarre ra chỉ thị chuẩn bị cuộc hành quân Atlante. Chiến dịch này chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất chiếm Tuy Ḥa-Phú Yên. Giai đoạn thứ hai chiếm Qui Nhơn-Bồng Sơn. Giai đoạn thứ ba nối liền Bồng Sơn với Quảng Nam. Tướng LeBlanc, Tư lệnh Trung Việt, được giao Chỉ huy. LeBlanc sử dụng 22 tiểu đoàn Bộ binh và Dù trong các GM 10 (Bắc Phi), GM 41, 42 và GM 100 mới ở Triều Tiên về.

Ngày 20/1/1954, 15 tiểu đoàn Pháp đổ bộ xuống Nam Phú Yên Tuy Ḥa. Nguyễn Chánh được lệnh tiếp tục chiến dịch “Tây nguyên,” không đưa quân chủ lực trở lại bảo vệ đồng bằng. Ngày 28/1, Việt Minh tấn công Pleiku. Navarre ra lệnh đ́nh chỉ cuộc hành quân ở đồng bằng Liên Khu V. Rút GM 100 và hai tiểu đoàn Dù ra khỏi cuộc hành quân Atlante, cùng với hai GM 11 và 21 lên Cao nguyên, thành lập hai cứ điểm mạnh ở An Khê và Pleiku.( 47)

47.Tấn 1994:302-303.

 Ngày 5/2, Việt Minh chiếm Kontum. Tiến sát đến đường 19. Nhiều đồn bót rút chạy trước khi quân Việt Minh tới nơi.

Ngày 12/3, Navarre cho đổ bộ lên Qui Nhơn. Nhưng hai ngày sau, 14/3, Binh đoàn lưu động 100 bị phục kích trên đường 13 [19], từ Qui Nhơn lên Pleiku. Ngày 22/3, Binh đoàn 100 bị tấn công ở Pleijring Pleiku.

2. Trung Lào:

Ngày 21/12/1953, hai tiểu đoàn của đại đoàn 325 tấn công Khăm He. Hôm sau, 22/12, Pháp rút chạy khỏi Ba-na-phào. Một đại đội của Trung đoàn 66/304 đuổi theo đến Ba Cuội, tấn công. Bắt được 600 tù binh.( 48)

48. Tấn 1994:293.

 Liên quân Việt Minh và Pathet Lào tiến tới Thà Khẹt và truy kích địch tới đường 9. Pháp phải co về Seno (Xê Nô), gần Savanakhet. Ngày 25/12, Việt Minh chiếm Thà Khẹt trên bờ sông Cửu Long, đối diện với Thái Lan, khoảng 400 cây số Nam thủ đô Vientiane. Một số vị trí trên đường 9 phải rút. Pathet Lào-Việt Minh kiểm soát một vùng rộng từ Sầm Nưa tới đường 9, từ Trường Sơn chạy về hướng Tây tới sông Cửu Long. Đường số 13 dài theo sông Cửu Long bị cắt đứt.

Navarre phải rút bốn tiểu đoàn cơ động khỏi đồng bằng Bắc Việt và một tiểu đoàn ở miền Nam qua thiết lập cứ điểm Seno. Chủ Nhật, 27/12, Navarre và Dejean viếng thăm Savanakhet. Một binh đoàn mới, GM 7, được ném xuống đây, trấn giữ Seno.

3. Hạ Lào:

Việt Minh tổ chức tiểu đoàn (+) 436/101/325, trang bị tiểu liên K-50 và trung liên, tấn công xuống Hạ Lào. Xuất phát từ phía Tây Nghệ-Tĩnh đơn vị này vượt rừng núi tấn công Attopeu gần ngă ba biên giới Việt-Miên-Lào. Trong hai ngày 30-31/12/1953, đơn vị này chiếm Attopeu. Thừa thắng, chiếm vùng cao nguyên Boloven thuộc tỉnh Saravan (phía Tây Kontum). Sau đó tiến công Pakse, và tiến vào cao nguyên Boloven chặn đánh tàn quân từ Attopeu. Rồi tiến đến Saravan, nơi Pháp vừa thiết lập một cứ điểm mới.( 49)

49. Tấn 1994:294-300; Giáp, ĐBP, 1994:101.

4. Thượng Lào:

Ngày 3/12/1953, như đă lược nhắc, Pháp hành quân từ Điện Biên xuống, và Luang Prabang lên, hợp điểm ở Sop Nao, hy vong tạo thành một hành lang chiến lược nối liền Điện Biên với Luang Prabang, dọc theo sông Nậm U.

Ngày 26/1/1954, v́ thiếu lương thực, Đại đoàn 308 kéo sang Thượng Lào đánh Nậm U. Ba ngày sau, 29/1, tới Sôp Nao. Trong bốn ngày 29/1-1/2, 308 đánh ép Pháp rút khỏi Mường Khoa, Mường Ng̣i và Nậm Bạc. Trung đoàn 102/308 tiêu diệt được tàn quân rút chạy từ Mường Khoa. Ngày 2/2, hai trung đoàn 36 và 88/308 tới bờ sông Mekong, cách Luang Prabang khoảng 7 cây số. Thủ tướng Souvana Phouma kêu gọi các cường quốc giúp bảo vệ độc lập của Lào. Ngày 5/2 [mồng 3 Tết] truy quét tàn quân Pháp ở Nậm U. Hôm sau, 6/2, Tiểu đoàn 89/36 vượt sông Nậm U, diệt đồn Bản Ca. Đại đoàn chỉ c̣n cách Luang Prabang 10 cây số. Navarre phải đổ quân trừ bị vào Luang Prabang.( 50)

50. Tấn 1994:311ff; Giáp, Điện Biên Phủ, 1994:45, 100-105.

 5. Lai Châu:

Ngày 6/12, Pháp bắt đầu di tản thường dân khỏi Lai Châu. Một số về Hà Nội; số khác xuống Điện Biên Phủ. Đèo Văn Long cùng gia đ́nh về Hà Nội. [Hoàn tất ngày 8/12/1953] Riêng 23 đại đội Thái rải rác khắp lănh thổ Lai Châu được lệnh di tản bằng đường bộ về Điện Biên.

Ngày 6/12 này, Đại đoàn 316 đă có mặt ở Tuần Giáo. Ngày 7/12, Hoàng Văn Thái cho lệnh 316 cắt bằng được con đường Lai Châu-Điện Biên, không cho các đại đội Thái rút về Điện Biên Phủ. Lê Quảng Ba-Chu Huy Mân sai một tiểu đoàn lên Điện Biên, bám quân Thái ở vùng Him Lam-Bản Tấu, không cho tiến ra ngoài hoạt động. Một tiểu đoàn sang Lào, giúp Pathet Lào chiếm Sầm Nưa, bảo vệ sườn cho đại đoàn. Một tiểu đoàn bảo vệ Sơn La, Tuần Giáo. Hai Trung đoàn 174 và 98 làm lực lượng chủ yếu tấn công các đơn vị Thái đang triệt thoái.

Cánh chủ yếu Việt Minh tới Tuần Giáo th́ rẽ tắt qua đèo Pa Thông, cắt đường Lai Châu-Điện Biên ở Pu San-Mường Phồn. Cánh thứ yếu có tiểu đoàn 439/98 tiến thẳng lên Lai Châu. Ngày 10/12, tiểu đoàn 439/98 nương đêm tối đánh đồn Pa Ham dưới chân đèo Cla Vô, cách Lai Châu khoảng 30 cây số. 2 giờ sáng ngày 12/12, tiểu đoàn 439 chiếm Lai Châu.( 51)

51. Tấn 1994:289-291.

 Ngày 11/12, de Castries đă sai Chiến đoàn [GAP] 2 tiến lên hướng đèo Pu San phía Bắc Điện Biên đón các đơn vị từ Lai Châu chạy về. Bị Trung đoàn 98/316 bố trí trên đỉnh núi Pu San cùng 1 tiểu đoàn của trung đoàn 176/316 chặn đánh tại Bản Tấu, cách Mương Thanh 16 cây số. Giao tranh kéo dài suốt hai ngày 11-12/12. Khi tới Pu San, chiến đoàn GAP 2 không thể tiến lên được Mương Pồn, cách đó chỉ 4 cây số, nơi ba đại đội biệt kích Thái đang chờ đợi. Ngày 12/12, cánh quân tiền tiêu của Trung đoàn 174/316 phát hiện đoàn quân di tản từ Lai Châu tại Mường Muôn-Mường Pồn. Ngày 13/12, bao vây và tấn công ba đại đội Thái tại Mường Pồn.

Các đơn vị khác cũng bị Đại đoàn 316 truy kích, tiêu diệt và bắt giữ. Trong số 2,101 người rời Lai Châu ngày 9/12, chỉ c̣n lại 175 binh sĩ Thái và 10 người Pháp về tới Điện Biên ngày 22/12/1953.( 52)

52. Tấn 1994:291.

 6. Đồng bằng Bắc Việt:

Đại đoàn 320 cùng các đơn vị Liên Khu III cũng hoạt động mạnh.

Tháng 1/1954, Đại đoàn 320 tấn công hệ thống pḥng thủ sông Đáy, đánh thông tuyến liên lạc từ Thanh Liêm (Hà Nam), Ư Yên (Nam Định) với Khu III. Hầu hết các trục giao thông thủy bộ đều bị đánh phá.

Du kích c̣n tấn công, phá hoại các phi trường Cát Bi, Gia Lâm. Quốc lộ 5 nối liền Hà Nội-Hải Pḥng bị đặt ḿn, đào xới. Chủ Nhật, 31/1, chuyến tàu chở binh sĩ tăng viện từ Hải Pḥng lên bị trúng ḿn tại Phạm Xá, cách Hải Dương khoảng 20 cây số. 15 chết; 25 bị thương. VM c̣n đột nhập phi trường Đồ Sơn, phá hủy 5 phi cơ DC-3. Ngày 4/3, Việt Minh đột kích phi trường Gia Lâm. 11 phi cơ bị phá hủy. Ngày 7/3, Việt Minh đột kích Cát Bi. Theo tài liệu CS, “38 chiếc phóng pháo kiểu B-26, 10 chiếc khu trục, 3 chiếc vận tải và 9 chiếc “bà già” bị phá hủy.( 53)

53. Sự kiện 1990:86.

 Ngày 16/3, Navarre cho lệnh di tản các làng lân cận phi trường Gia Lâm, Bạch Mai, Cát Bi Đồ Sơn để bảo vệ an ninh. Thủ hiến Trí phản đối nhưng vô hiệu.

B́nh Trị Thiên, t́nh h́nh cũng rộ lên.

 E. GONO:

Mặc dù ngày 28/11/1953 t́nh báo Pháp phát hiện các đại đoàn Việt Minh xuất hiện ở vùng Tây Bắc, Navarre vẫn quyết thử lửa với Việt Minh. Navarre tin vào sự yểm trợ hầu như không giới hạn của Mỹ về chiến phí và phi cơ. Ngày 3/12, giữa lúc lời đề nghị thương thuyết của Hồ Chí Minh đang gây xôn xao dư luận thế giới, Navarre tăng viện cho Điện Biên, quyết cố thủ lâu dài để ngăn chặn Việt Minh tiến qua Thượng Lào. Chiến dịch Castor đổi tên thành Chiến dịch Tây Bắc [GONO].

Ngày 4/12, Cogny đưa tiểu đoàn 31 Công Binh vào Điện Biên, xây dựng phi trường và các bunker. Ngày 25/12, tổng số quân Pháp-Việt pḥng thủ Điện Biên lên tới 10 tiểu đoàn. Điện Biên được tổ chức thành ba phân khu: Bắc, trung tâm, và Nam. Mỗi phân khu gồm nhiều trung tâm pḥng thủ. Chung quanh 49 cứ điểm và mỗi trung tâm đều có công sự hào chiến đấu, dây thép gai dày từ 50 tới 70 mét và hệ thống ḿn đủ loại. Ngoài hệ thống hỏa lực chung, mỗi cứ điểm có hỏa lực riêng bố trí thành hệ thống liên hoàn chặt chẽ. Mỗi cứ điểm, mỗi trung tâm vừa có thể độc lập tác chiến, lại vừa có thể hỗ trợ cho nhau.( 54)

54. 2001:155. Tấn 1994:309. Xem phóng đồ các căn cứ và trận đánh trong Giáp, 1994; Fall, Hell, 1968.

 Ngày 15/1/1954, De Castries rải truyền đơn thách thức Việt Minh nếu không tiến công là hèn nhát.( 55) Giáp và cố vấn Trung Cộng không phản ứng, điều quân vào mặt trận, đặc biệt là kéo pháo lên các cao địa. Măi tới ngày 31/1, sau khi thay đổi cách đánh từ biển người qua giao thông hào, Giáp mới cho pháo kích phi trường lần đầu tiên bằng sơn pháo 75 ly.

55. Tấn 1994:310.

Đầu tháng 3/1954, tại Điện Biên Pháp đă có tới 12 tiểu đoàn và 7 đại đội, quân số 12,000. Mặc dù số quân đồn trú tương đối nhỏ, chỉ khoảng 2% tổng số quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương, đây là lực lượng tinh binh, tổng trừợ bị, quen cơ động chiến. Nhưng cơn ác mộng của Pháp, vượt ngoài mức dự tính của Navarre và Cogny, là mặt trận tiếp vận: Giáp và Đảng LĐVN đă có khả năng vận động một số lượng nhân công hàng trăm ngàn người, và nhất là Trung Cộng cung cấp cho Việt Minh những đoàn công-voa nên có thể di chuyển nhanh chóng từ biên giới Vân Nam tới vùng mặt trận hàng ngàn tấn vật liệu và nhu yếu phẩm, đặc biệt là những dàn pḥng không. Nhưng vượt ngoài mức dự tưởng của Navarre và Cogny là khả năng của Việt Minh đưa được pháo lên các cao địa, và làm hầm che chở kiên cố để dấu súng đạn. Trong khi đó, toa rập với thời tiết của Điện Biên, cố vấn Trung Cộng và Giáp đă trở lại với chiến thuật địa đạo ở Triều Tiên khiến giảm thiểu tầm sát hại của phi pháo. Trọn hai tháng đầu của chiến dịch, những cảnh tượng quen thuộc diễn ra hằng ngày là Pháp dùng bộ binh, thiết giáp và bulldozer lấp các giao thông hào, gài ḿn bẫy; đêm, đại đoàn 312 vừa tháo ḿn vừa đào hào, dưới những cơn pháo khuấy rối của Pháp. Bi thảm hơn nữa là cảnh sống trong các địa đạo của những người lính ngày thêm ṃn mỏi v́ thiếu ăn, thiếu ngủ, thiếu cả nước uống; ngày đêm bị ŕnh rập v́ pháo chùm, pháo trực xạ, lúc nào cũng có thể bị bắn xẻ. Không kém khủng hoảng là thứ xúc động và áp lực phải chứng kiến cảnh thương binh không được di tản, thiếu thuốc men, không có chỗ nằm dưỡng bệnh thoải mái, mà c̣n bị chen chúc ngồi trong hầm sâu, bị thương không chỉ một lần, chết cũng không chỉ một lần. Không chỉ có các binh sĩ Thái hay Việt ră ngũ, đào ngũ. Lính Bắc Phi, Lê Dương cũng mất hết tinh thần lính đánh thuê nhà nghềạ. Ngay đến Nhảy Dù Pháp cũng mất dần sự kiêu ngạo của những ngày xưa cũ. Họ tiếp tục chiến đấu bằng tất cả sự anh dũng có thể có, nhưng không thể thay thế những h́nh hài thương tật, bệnh hoạn.

  IV. MẮT BĂO:

Thứ Bảy, 13/3, sau ba tháng vây hăm, Việt Minh bắt đầu tấn công. Cuộc tấn công này chia làm 3 đợt chính. Đợt 1, từ 13 tới 28/3/1954, nhằm tiêu diệt các căn cứ trọng điểm phía Bắc thung lũng Điện Biên. Đợt 2, từ Thứ Ba 30/3 tới 28/4, khởi đầu bằng cuộc tấn công đồng loạt tuyến pḥng ngự phía Đông, rồi phát triển thành trận chiến địa hào, xen lấn dần vào khu trung tâm, cắt đứt đường không vận bằng các cuộc tấn công từ hướng Tây và trận địa pháo. Trung đoàn 57/304 cũng lấn áp dần vào căn cứ Isabelle [Hồng Cúm] ở phía Nam, và tăng cường chốt chặn không cho Điện Biên bắt tay với lực lượng Pháp ở Thượng Lào. Giai đoạn thứ ba, từ Thứ Bảy 1/5 tới 7/5/1954 là đợt dứt điểm để chào mừng phiên họp đầu tiên của Hội nghị Geneva về Đông Dương (8/5/1954).

A. ĐỢT 1 (13-28/3/1954):

Mục tiêu chính của đợt này là các tiền đồn phía Bắc thung lũng: Béatrice (Him Lam), Gabrielle (Độc Lập) và Anne-Marie (Ban Kéo).( 56)

56. Fall, Hell, 1968:134-171; Tấn 1994:333-357; Giáp, Điện Biên Phủ, 1994; Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:200, 202-237.

 Hai đại đoàn 308 và 312 có nhiệm vụ tác chiến. Đại đoàn 308, tức Đại đoàn Tiên Phong hay Đại đoàn Thép, do Vương Thừa Vũ làm Tư lệnh kiêm Chính ủy; Phó Tư lệnh là Cao Văn Khánh. Gồm ba Trung đoàn 36, 88, 102. Đại đoàn 312 do Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh, Trần Độ làm Chính ủy. Gồm ba Trung đoàn 141, 165, 209. Được tăng cường Tiểu đoàn 154 pháo. Trung đoàn 57/304 có nhiệm vụ kềm chế pháo ở Isabelle. Đại đoàn 316 đánh nghi binh ở một số cứ điểm Đông.

a. Béatrice [Him Lam]:

Căn cứ hỏa lực Béatrice (Him Lam) là cứ điểm mạnh nhất của Điện Biên. Cách Mường Thanh 2.5 cây số, án ngữ đường 41 từ Tuần Giáo tới Điện Biên, Béatrice có 3 mỏm, làm thành 3 đồn có thể chiến đấu độc lập và yểm trợ lẫn nhau. Băi ḿn và dây thép gai dày từ 100 tới 200 mét.

Béatrice do Tiểu đoàn 3 Bán Liên đoàn Lê dương 13 [3/13 DBLE] trấn giữ. Từ ngày 11/3, căn cứ nằm về Đông Bắc tập đoàn cứ điểm Điện Biên này đă bị vây hăm chặt chẽ đến độ phải nhờ thiết giáp mở đường lấy nước uống từ dưới sông Nam Yum. Sáng ngày 13/3, Tiểu đoàn 2 Thái của Thiếu tá Jean Chenel chỉ có thể tiến lên được Béatrice sau khi phi cơ thả bom napalm dọc theo trục tiến quân.( 57)

57. Fall, Hell, 1968:134. Fall có lẽ đă tham khảo báo cáo hàng ngày của pḥng 3 Bộ Tư lệnh Bắc Việt mà chúng tôi có trong tay.

 Ngày này, phi trường cũng bị đóng cửa từ 16G00 sau khi một phi cơ C-119, một phi cơ C-46, hai phi cơ C-47 và một khu trục bị trúng pháo khi cất hay hạ cánh.

Lực lượng VM sử dụng là Trung đoàn 141/312, với Trung đoàn 209/312 phụ lực. Trận đánh khởi đầu bằng những đợt pháo kích của VM từ 17G10 [17G15, theo tài liệu Pháp] trên toàn bộ các vị trí trong căn cứ. Các loại pháo 105, 85 và 75 ly bắn vào Bộ Tư lệnh, vị trí pháo, và hai tiền đồn Béatrice và Isabelle. 17 phi vụ B-26 và khu trục can thiệp từ 17G00.

Từ phía Đông, hai trung đoàn 141/312 và 209/312 vượt sông hướng về Béatrice. Khoảng 17G00 ngày 13/3, Trung đoàn 141 có mặt tại sát đồn. Khoảng18G25, Trung đoàn 209 tới vị trí.

Lúc 18G15 Việt Minh bắt đầu tấn công. 15 phút sau có tin Chỉ huy trưởng và Chỉ huy phó đồn tử trận. 20G00, hai trung đoàn 141/312 và 209/312 đồng loạt tấn công Béatrice. Nửa giờ sau, tiền đồn Đông Bắc Béatrice (TĐ 10) mất liên lạc. Mười phút sau nữa, lúc 20G40, đến tiền đồn Tây Bắc Béatrice (TĐ 11).

Trong khi đó, lúc 19G50, Bộ chỉ huy Chiến đoàn lưu động [GM] 9 bị trúng pháo. Hai sĩ quan chết, kể cả Trung tá Gaucher, Chỉ huy trưởng Phân khu trung tâm, và 2 bị thương.( 58)

58. Theo Tấn, Trung tá Chỉ huy trưởng cùng toàn Ban tham mưu cũng tử thương trong đợt pháo đầu; 1994:343.

 Khoảng 23G00, Đại đội 9/3 Lê dương tái tổ chức pḥng thủ quanh Bộ Chỉ huy Béatrice. Không c̣n một sĩ quan nào, chỉ có Hạ sĩ quan. Nửa giờ sau, lúc 23G30, Béatrice bị tràn ngập. Lúc 00G15, Đại đội 9/3 mất liên lạc. Chỉ c̣n 50 quân nhân Lê Dương chạy thoát qua đồn Dominique.( 59)

59. Theo Tấn, chiếm Béatrice lúc 11G30 ngày 13/3; 1994:350.

 Suốt thời gian này, căn cứ Gabrielle cũng bị Đại đoàn 304 tấn công liên tục vào lúc 22G50, 1G45, 4G40 và 5G10 [ngày 14/3/1954].

Lúc 8G45 ngày Chủ Nhật, 14/3, Việt Minh gửi một sĩ quan Pháp bị thương mang theo một tờ giấy đề nghị ngưng bắn [une trève] cho tới 12G00 để thu dọn người chết và di tản thương binh. De Castries chấp thuận. Trưa đó, lúc 12G45, Hà Nội được tin Bộ Chỉ huy căn cứ Điện Biên vẫn giữ liên lạc với hai tiền đồn Gabrielle ở phía Bắc và Isabelle ở phía Nam. Phía Tây căn cứ Huguette (hệ thống bảo vệ sân bay Mương Thanh) trinh sát t́m thấy công sự chiến đấu. Tại Isabelle, tiền thám phát hiện Việt Minh ở phía Đông.

Buổi chiều, De Castries cho tái chiếm Béatrice nhưng không thành công. Một tiểu đoàn Dù được thả xuống tăng viện. Pḥng không 37 ly của VM dày đặc ở hướng Bắc và Đông Bắc trong khi trận địa pháo Việt Minh tiếp tục khuấy rối phi đạo, vị trí pháo binh và Bộ Tư lệnh.

 b. Gabrielle (Độc Lập):

Gabrielle [Độc Lập], nằm trên một quả đồi dài 700 mét, rộng 150 mét, cách Mường Thanh 4 cây số, do tiểu đoàn 5/7 Bắc Phi (5/7 RTA) trấn giữ. Được tăng cường 4 cối 120 ly, ngăn chặn hướng từ Lai Châu xuống Điện Biên.

Vương Thừa Vũ chỉ huy trận đánh này. Chỉ huy phó là Cao Văn Khánh (phó 308) và Đàm Quang Trung (phó 312). Trung đoàn 165/312 chủ yếu, Trung đoàn 88/308 có nhiệm vụ tiến công tiêu diệt và chiếm lĩnh. Trung đoàn 165/312 đánh hướng Đông Bắc. Trung đoàn 88/308, thứ yếu, đánh hướng Đông Nam.

18G00 ngày 14/3, Việt Minh đă vây kín Gabrielle. 23G30, trận chiến mở màn. Quân đồn trú đẩy lui được đợt tấn công đầu tiên. 3G30 ngày 15/3, VM mở đợt tấn công thứ hai từ hướng Đông. Các căn cứ Eliane 2 (A1), Dominique và Claudine ở phía Nam cũng bị đánh. Isabelle bị pháo và khuấy nhiễu để không thể yểm trợ hỏa lực.

5G30 ngày 15/3, một phần căn cứ Gabrielle thất thủ. Pháp tung toàn lực phản công. Sử dụng cả chiến xa tăng viện. Nhưng bị đẩy lui. Pháo binh Pháp bị thiệt hại nặng. Hai Thiếu tá Pháp bị thương và bắt sống. Một giờ sau, Việt Minh chiếm hoàn toàn Gabrielle.( 60) Chỉ có 14 sĩ quan và 150 binh sĩ sống sót chạy thoát. Pháp ước lượng 1500 VM bỏ xác tại hàng rào kẽm gai. Các tiền đồn khác, tổng cộng 14 chết, 100 bị thương.

60. Tài liệu Pháp ghi thất thủ lúc 9G45 ngày 15/3/1954; Tấn, 1994:352.

 c. Anne-Marie [Bản Kéo]

Anne-Marie [Bản Kéo] nằm trên một ngọn đồi phía Tây Bắc sân bay, cách khu trung tâm 2 cây số. Do tiểu đoàn 3 Thái án ngữ. Ngày 16/3, một đại đội của Tiểu đoàn 3 Thái đột ngột ră ngũ, rút khỏi một tiền đồn ngoài căn cứ. Trong ngày, binh sĩ TĐ 3 Thái tiếp tục rời vị trí. Chẳng hiểu do ảnh hưởng của kế hoạch địch vận của Việt Minh hay đă quá mỏi mệt, sợ hăi.( 61)

61. Lê Trọng Tấn ghi là ngày 17/3/1954; Tấn 1994:353.

 Ngày 16/3 này, thời tiết tốt hơn, cho phép Pháp thu được tất cả số dù tiếp tế. Việc thả Tiểu đoàn 6 Dù hoàn tất lúc 16G00. Ngoài ra, Điện Biên nhận thêm được hai khẩu 105 ly. Nhưng Trung tá Piroth, Chỉ huy trưởng Pháo binh, tự tử v́ chẳng biết cách nào phản pháo Việt Minh.

Một trực thăng di tản thương binh không bị bắn. 1 Dakota chở thương binh rời Điện Biên Phủ. Một trực thăng được sửa chữa, bay về Luang Prabang. VM đề nghị phóng thích 60 thương binh Tiểu đoàn 5/7 RTA.

Ngày 18/3, Castries cải tổ lại hệ thống pḥng thủ. Căn cứ Huguette bắt đầu cai quản thêm hai đồn phía Nam Anne-Marie. Lập thêm một căn cứ nhỏ giữa Huguette 6 và Dominique 1, giao cho TĐ 2 Thái pḥng thủ. Trong căn cứ Dominique đặt thêm một đồn, giao cho hai đại đội của TĐ 5 Dù VN phụ trách. Hai đại đội khác của TĐ 5 Dù giữ một đồn khác trong căn cứ Eliane.

Ngày 19/3, tiếp tục thả thêm binh sĩ tiểu đoàn 5 Dù.

VM bắn vào phi cơ tải thương. Pháp di tản được 132 thương binh bằng một phi vụ Dakota và 4 trực thăng. Trong đêm 19 rạng 20/3, thêm 5 phi vụ Dakota tải thương được hoàn tất.

Kết quả sơ khởi từ ngày 13 tới 19/3/1954, tổng số thiệt hại của Pháp như sau: Chết: 6 SQ, 15 HSQ, và 93 binh. Bị thương: 9 SQ, 30 HSQ, 255 binh. Mất tích: 11 SQ, 31 HSQ, 517 binh. Đó là chưa kể TĐ V/7 RTA và TĐ 3 Thái.

Số thiệt hại của Việt Minh khá nặng (tài liệu CS rất ít khi đưa ra số thương vong). Ngược lại, theo cố vấn của Bắc Kinh, cơ quan tuyên truyền Việt Minh không những chỉ nâng cao số thương vong và thiệt hại của Pháp mà c̣n tung ra huyền thoại người hùng Điện Biên, như lấy người chặn pháo, hay chặt tay xông vào mục tiêu sau khi đă bị thương. Lời khai của các tù binh Viêt Minh phủ nhận những huyền thoại này. Trong số đoàn người gọi là “bầy chuột sông Nậm Rốm,” tức binh sĩ lạc ngũ, bỏ đơn vị không chỉ có lính Pháp, Lê dương, Bắc Phi, QGVN, mà c̣n không ít bộ đội cụ Hồ.

Từ ngày 19/3, cường độ giao tranh lắng xuống. Vơ Nguyên Giáp và các cố vấn Trung Cộng đẩy mạnh công tác đào hào lấn dần tới các vị trí pḥng thủ của Pháp. Bắc Kinh gửi cố vấn có kinh nghiệm về giao thông hào ở Triều Tiên qua giúp. Cố vấn Trung Cộng và Giáp cũng quyết hạn chế dần việc sử dụng phi trường Mương Thanh và Isabelle, bằng pḥng không, trận địa pháo và nhất là t́m cách đặt chất nổ cắt phi đạo làm nhiều đoạn. Ngày 24/3, việc di tản thương binh bằng trực thăng phải tạm hoăn. Ngày 27/3, phi cơ không c̣n hạ cánh được xuống phi trường. Hôm sau, Chủ Nhật, 28/3, phi trường Điện Biên ngưng hoạt động v́ pháo VM khống chế.

Ngày 28/3, Chiến đoàn GAP 2 chạm súng nặng với Việt Minh khi từ Isabelle tiến lên Khu trung tâm. Theo tài liệu Pháp, Pháp chết 20 (2SQ), bị thương 85 (5 SQ). Việt Minh chết 400 và khoảng 1000 bị thương được đồng đội mang đi. Pháp bắt 20 tù binh, thu hơn 100 vũ khí đủ loại.( 62)

62. SHAT (Vincennes), 10H 179.

Thời gian này, chính phủ Laniel cử Tướng Paul Ely, Tổng Tham Mưu trưởng Pháp, qua Mỹ xin cầu viện từ ngày 20/3 tới 25/3/1954. Trong những buổi thảo luận, Đô đốc Radford đề cập đến kế hoạch Vulture (Chim Ưng) để yểm trợ không lực cho Pháp tại Điện Biên.( 63)

63. Fall, Hell, 1968:297-314; The Pentagon Papers (Gravel) 1971, I:97-104, 455-479.

B. TẤN CÔNG ĐỢT THỨ HAI [30/3-29/4/1954].

Trong khi đó, Vi Quốc Thanh và Giáp đang chuẩn bị tấn công đợt hai. Cả 5 đại đoàn sẽ cùng tấn công trong đợt này. Mục tiêu chính là chiếm cao điểm Dominique 1 (E), Dominique 2 (D1) thuộc căn cứ Dominique; Eliane 1 (C1), Eliane 4 (C2), Eliane 2 (A1) thuộc căn cứ Eliane ở phía Đông. Ngày 27/3, Giáp triệu tập Hội nghị về nhiệm vụ tác chiến đợt 2 tại Mương Phăng. Đại đoàn 312 có nhiệm vụ tiêu diệt Dominique 1 (E), Dominique 2 (D1), Dominique 3 (D2), và thọc sâu vào Dominique 6 (căn cứ pháo binh). Đồng thời, tiêu hao lực lượng cơ động Pháp, tức Tiểu đoàn 5 và 6 Dù. Đại đoàn 308 kềm chế pháo ở cánh phía Tây Mương Thanh, giả vờ tấn công Hueguette 7 (cứ điểm 106) và FrancỄoise (311) nằm trong cụm căn cứ Huguette bảo vệ sân bay. Trung đoàn 57/304, cùng tiểu đoàn 888/176 của Đại đoàn 316 kềm chế Isabelle (Hồng Cúm) ở phía Nam. Về lực lượng bộ binh, Thanh và Giáp dùng 18 tiểu đoàn Việt Minh chống 5 tiểu đoàn (tỉ lệ 3.6:1).( 64)

64. Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:255-262.

Những ngày cuối tháng 3/1954, thời tiết thật xấu. Mưa gió tầm tă. Phi cơ tiếp tế phải quay trở lại Hà Nội. Ngày 29/3, Pháp khám phá ra những nỗ lực đào hầm của Việt Minh lấn sâu vào hàng kẽm gai của các căn cứ Huguette 7, Dominique 2, Eliane 1 và 2. Pháp sử dụng bulldozer và tăng phụ giúp bộ binh lấp lại các địa đạo này.

B́nh minh ngày 29/3, dân chúng làng Bản Kéo và Nan Long Tong (Tây Bắc Huguette 7) nhận lệnh di tản. Pháo Việt Minh gia tăng mức khuấy rối và phá hoại tất cả các căn cứ. Nặng nhất là Huguette 7.

Chiều ngày 30/3, Việt Minh pháo kích Isabelle và xâm nhập Dominique 4 cùng Eliane 2 (A1). Lúc 18G45, VM đồng loạt tấn công các căn cứ phía Đông.

Eliane 1 (C1):

Đại đoàn 316 (-) [Trung đoàn 174 của Nguyễn Hữu An, và 98 của Vũ Lăng] đánh Eliane 2 (A1) và Eliane 1 (C1).

Trung đoàn 98 chiếm được Eliane 1 (C-1) trong ṿng 45 phút. Loại khỏi ṿng chiến Đại đội của TĐ 1/4 Maroc. Tuy nhiên, khi đánh xuống Eliane 4 (C2) không thành công.( 65)

65. Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:263-269. Pháp ghi Eliane 1 thất thủ lúc 19G30; EMIFT Fiche số 134, ngày 30/3/1954, 10H 179

Eliane 2 (A1):

Trung đoàn 174/316 của Nguyễn Hữu An chịu trách nhiệm đánh Eliane 2 (A1). An bị mất liên lạc với Đại đoàn từ giờ khởi sự. Lính Maroc và 1 Lê dương Dù dưới quyền Nicolas chống cự quyết liệt. An tung thêm tiểu đoàn 255/174 vào trận, nhưng bị pháo Pháp bắn dữ dội, thương vong rất nhiều. Quá nửa đêm, chưa dứt điểm. Mỗi bên giữ nửa quả đồi.( 66)

66. Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:265-267.

 Dominique:

Phía Đông Điện Biên, các cứ điểm Dominique do Tiểu đoàn 3/3 RTA, một pháo đội 105 ly, và một đại đội Thái giữ. Đại đoàn 312 trách nhiệm nhổ các căn cứ này.

Tại Dominique 1 (E), trận đánh xảy ra khi đang có sự hoán chuyển giữa một đại đội của TĐ 3 Algérie, với một đại đội TĐ 5 Dù. 19G45, thất thủ. Dominique 2 (D1), trận đánh kéo dài 1 giờ. Đại úy TĐT 3 Algérie (Garandeau) chết v́ pháo. 20G00, Hoàng Cầm báo cáo chiếm được mục tiêu.( 67)

67. EMIFT Fiche số 135, ngày 30/3/1954, 10H 179; Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:264-265.

 Dominique 3 (D2):

Thừa thắng, Tấn cho tiểu đoàn 130, dự bị của Trung đoàn 209, đánh xuống Dominique 3 (D-2).

Giáp quyết định giao cho Vương Thừa Vũ chỉ huy cuộc tấn công A1 và C1 trong ngày. Trung đoàn 102/308 được điều từ phía Tây thung lũng qua hướng Đông tăng viện. Trung đoàn 36 và 88/308 thực sự tấn công các cứ điểm 106 và 311 ở phía Tây; Trung đoàn 165/312 đánh cứ điểm Huguette 6 (105) ở phía Bắc phi đạo.( 68)

68. Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:269.

 Huguette:

Tại phía Tây, lúc 20G00, Việt Minh tấn công Huguette 7. Tiểu đoàn Thái số 2[3?] tan hàng. Một pháo đội 105 bị thiêu hủy. Hai khẩu đội 155 ly cũng bị hư.( 69)

69. EMIFT Fiche số 135, ngày 30/3/1954, 10H 179.

 Tổng kết sơ khởi, theo Castries, ba căn cứ Dominique 1, 2 và 6 thất thủ. Eliane 1 thất thủ. Eliane 2 đang giằng co.

Tại hướng Tây, chiến đấu tiếp tục trong căn cứ Huguette 7 (do 1 đại đội TĐ 5 Dù Việt Nam, dưới quyền Đại túy Bizard chỉ huy, tử thủ). Nhờ thời tiết tốt phi cơ có thể can thiệp. Trong đêm 30/3 rạng 31/3, VM đột nhập Huguette 6 (105) và 1. Isabelle bị pháo kích, mất liên lạc. De Castries lại xin tăng viện.( 70)

70. Fall, Hell, 1968:208; EMIFT Fiche số 136, ngày 31/3/1954, 10H 179.

Ngày Thứ Tư, 31/3, Navarre bay ra Hà Nội. Cogny không ra phi trường đón. Măi tới 7G45 mới gặp nhau, hai bên căi vă dữ dội. Dự định thả ba tiểu đoàn 2/1 Dù, tiểu đoàn 1 Dù thuộc địa, và tiểu đoàn 2 Lê dương không thực hiện được v́ pḥng không Việt Minh dày đặc.

Tại Điện Biên, VM đột nhập giữa các căn cứ Epervier 4 và Dominique 3, Dominique 3 và 5. Bị đẩy lui lúc 8G00.

Lúc 04G00, De Castries cho điều một tiểu đoàn của GAP 2, phối hợp với thiết giáp, từ Isabelle lên tăng viện; nhưng bị Trung đoàn 57/304 chặn đường. Thiệt hại nặng. Pháp ước lượng 1000 VM chết.( 71)

71. EMIFT Fiche số 137, 138 ngày 31/3/1954, 10H 179.

 Tại tuyến Đông, Begeard cho lệnh TĐ 8 Dù tiến lên giải tỏa Dominique 2 (D1), và tái chiếm được gần hết đỉnh cao này. Nhưng Việt Minh tung thêm quân, đánh sáp lá cà dữ dội. Cuối cùng, TĐ 8 Dù phải triệt thoái lúc 15G30. Căn cứ Dominique 5 (D3) do một đại đội Thái trấn giữ cũng phải rút bỏ. Đích thân Begeard chỉ huy Tiểu đoàn 6 và một bộ phận TĐ 5 Dù tiến về Eliane 1 (C1). Hai đại đội của Trung đoàn 102/308 và Trung đoàn 98/312 chống giữ mănh liệt. Lúc 18G00, Begeard phải rút lui, để lại trận địa gần 100 xác chết.( 72)

72. Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:272-273; EMIFT Fiche số 142, ngày 31/3/1954, 10H 179.

 Tại Eliane 2 (A1), lúc 8G00, Pháp tái chiếm căn cứ này. Thiết giáp thanh toán chiến trườợng.

Trưa ngày 31/3, Trung đoàn 102/308 của Hùng Sinh bàn giao với 174/316. Tuy nhiên, mới chỉ có 4 đại đội của hai TĐ 54/102 và 18/102 tới kịp mặt trận.

Lúc 18G15 ngày 31/3, Trung đoàn 102/308 lại bắt đầu tấn công Eliane 2 (A1), nhưng vẫn thất bại. Lực lượng Lê dương Dù chống trả mănh liệt. Cận chiến diễn ra trong từng giao thông hào. Những đợt tấn công biển người của Hùng Sinh đều bị hỏa lức từ hầm chỉ huy kiên cố của Eliane 2 đẩy lui. 300 VM tử trận. Lúc 22G45, Trung đoàn 102/308 mở đợt tấn công mới lên Eliane 2 (A1), trong khi Isabelle bị pháo kích và khuấy rối.( 73)

73. EMIFT Fiche số 142, ngày 31/3/1954, & số 143, ngày 1/4/1954, 10H 179; Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:274-275; Fall, Hell, 1968:208.

Ngày Thứ Năm, 1/4, Pháp đưa tăng viện tùng thiết lên giải tỏa Eliane 2 (A1). Giao tranh diễn ra ác liệt. Một đại đội của TĐ 6 Dù (BPC), và binh sĩ sống sót của Tiểu đoàn 1 Lê dương Dù (BEP) dưới quyền Lucciani chiếm lại một cối 120 ly và cải thiện vị trí pḥng thủ. Pháp cũng tăng viện được cho đơn vị này một đội súng phóng lửa. Lực lượng Việt Minh chỉ c̣n khoảng 50 người. Begeard điều tàn quân của Lê dương Dù dưới quyền Trung úy Rancoule về Bộ chỉ huy Tiểu đoàn tại Huguette.

Lúc 14G00, VM gửi thêm tăng viện, và đặt pháo binh ở Eliane 1, Dominique 1, 2, 6. Pháp c̣n 2 đại đội của Tiểu đoàn 1 BEP, 1 đại đội của Tiểu đoàn 6 BPC. Begeard cho lệnh các phần tử Tiểu đoàn 6 BPC và 5 Dù Việt Nam tăng viện cho Eliane 4.( 75)

74. EMIFT Fiche số 145, 146, 147 ngày 1/4/1954, 10H 179.

75. 2001:276-277; EMIFT Fiche số 147 ngày 1/4/1954, 10H 179.

 Sáng Thứ Tư, 2/4, Giáp chỉ thị Vương Thừa Vũ bàn giao Eliane 2 (A-1) cho Trung đoàn 174/316, và chỉ giữ một lực lượng nhỏ tử thủ căn cứ này.

Lực lượng Việt Minh chỉ c̣n khoảng 50 người. Tàn binh của Tiểu đoàn 1/ 4 RTM (Maroc) tập trung về căn cứ Junon. Một phần của Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù thuộc địa được thả xuống Điện Biên. Nhiều binh sĩ phải bay trở lại Hà Nội. (76) Sáng Thứ Tư, 2/4, t́nh h́nh thêm tồi tệ. Trên hướng Đông, lúc1G00 ngày 2/4, VM lại tấn công Eliane 2 .

Tại mặt trận phía Tây, lúc 22G00 ngày 31/3, Trung đoàn 36/308 chiếm được một góc Huguette 7 (cứ điểm 106) do một đại đội vá víu những binh sĩ Lê dương, Việt và Thái trấn giữ phía Tây Bắc phi trường.( 77)

76. Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:276-277.

Ngày 1/4, một đại đội Lê dương Dù lên thay thế Đại đội 1/5 Dù. Khoảng 22G00 ngày 1/4, một đơn vị của Đại đoàn 312 mở đợt tấn công khác vào Huguette 7. Lúc 23G30, đại đoàn này c̣n tấn công vào Huguette 6 (cứ điểm 105), nắm sát phía Tây Bắc phi đạo. 1G00 sáng Thứ Sáu, 2/4, Việt Minh lại tấn công Huguette 6 và 7. Trận đánh tại Huguette 7 và 6 bùng nổ dữ dội lúc 4G00 sáng ngày 2/4. Thiếu tá ClemencỄon tập họp được khoảng 100 binh sĩ Đại đội 1/5 Dù và Lê dương kéo lên tăng viện cho Huguette 7. Nhờ có chiến xa hộ tống, đơn vị này đến được Huguette 7 khi lực lượng pḥng thủ chỉ c̣n Trung úy Spozio bị thương nặng và 13 binh sĩ. 8G05 ngày 2/ 4, Langlais quyết định rút khỏi Huguette 7. Huguette 6 bắt đầu phải gánh chịu mũi tấn kích.( 78)

78. EMIFT Fiche số 149 ngày 2/4/1954, 10H 179. [Trung đoàn 36/308 chiếm được Huguette 7 từ ngày 31/3? (2001:276-277)]

Tại căn cứ FrancỄoise (cứ điểm 311), nằm về phía Nam Huguette 7 và phía Tây Huguette một cây số, t́nh h́nh có đột biến từ đêm 31 rạng ngày 1/4. Căn cứ này do hai đại đội Thái trấn giữ, dưới quyền chỉ huy của Chuẩn úy Cante. 14G00 ngày 1/4, các binh sĩ Thái đột ngột ră ngũ. Hai đại đội của Tiểu đoàn 1/2 REI kịp thời kéo lên, thu được các loại súng cộng đồng, rồi kéo về Huguette. Trung tá Langlais rất bất măn, quyết định tước khí giới binh sĩ Thái, và muốn biến họ thành lao công chiến trường. Nhưng hôm sau, 2/4, lính Thái kéo ra đầu hàng Trung đoàn 88/308. Một số khác gia nhập vào đạo binh ră ngũ được mệnh danh là “bầy chuột sông Nậm Rốm” lên tới khoảng 3,000-4000 người, sống lẩn khuất trong các căn cứ và địa đạo bị bỏ hoang, mưu sinh bằng cách trộm cắp các chuyến thả dù thực phẩm và buôn lậu.( 79)

79. EMIFT Fiche số 151 ngày 2/4/1954, & số 157 ngày 3/4/1954; 10H 179. Theo Giáp, Trung đoàn 88/308 dụ hàng được hai đại đội Thái bảo vệ cứ điểm (Huguette F); Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:276-277.

Chiều ngày 2/4, Trung đoàn 165/312 bắt đầu đánh Huguette 6 (105) do 100 Lê dương Dù trấn giữ, nhưng không chiếm được hoàn toàn căn cứ này. Trận đánh kéo dài suốt đêm. Langlais điều một đại đội Lê dương Dù và ba thiết giáp kéo lên tăng viện. Sáng ngày 3/4, Việt Minh phải rút về vị trí cũ với thiệt hại nặng v́ hỏa lực chiến xa.( 80)

80. Fall ghi biến cố này xảy ra ngày 1/4/1954; Hell, 1968:208-209, 216-217.

Sáng Thứ Sáu, t́nh h́nh Eliane 2 (A1) thêm tồi tệ. Tuy nhiên, sự can thiệp của không quân Pháp, đặc biệt là những thảm bom napalm từ phi cơ C-119, gây thiệt hại lớn cho bộ binh cũng như các căn cứ pháo của Việt Minh tại hai căn cứ cũ Dominique 1 và Eliane 1.

Trong đêm, Hà Nội thả xuống Điện Biên được khoảng 100 lính TĐ 1 Dù thuộc địa (RCP) tăng viện. Các đơn vị này thành lập căn cứ mới mang tên Eliane 3.

Thứ Bảy, 3/4/1954, t́nh h́nh Điện Biên thêm tồợi tệ. Mỗi tiểu đoàn chỉ c̣n khoảng 300 quân nhân.( 81) Tăng viện chỉ nhỏ giọt, không đủ bù cho số thương vong và đào ngũ. Tinh thần TĐ 2 Thái xuống thấp. 12 Lê dương tại Huguette 6 đào ngũ.

81. EMIFT Fiche số 157 ngày 3/4/1954, & 157 ngày 3/4/1954; 10H 179.

Lúc 19G00 ngày 3/4, Trung đoàn 165/312 tấn công Huguette 6 (cứ điểm 105). Pháp phản công bằng chiến xa. Lúc 22G30, VM lại tấn công nhưng không thành công.( 82)

82. Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:276-277.

Trong đêm 3 rạng 4/ 4/1954, Điện Biên được tăng viện 305 quân của Tiểu đoàn 1 Dù thuộc địa (RCP) của Thiếu tá Bréchignac. Một số chuyên viên t́nh nguyện cũng được thả vào thung lũng. T́nh h́nh mặt trận tạm lắng dịu v́ Giáp cũng cần thời gian tái tiếp tế và cho các đơn vị chuẩn bị đợt đánh mới. 3 đợt thả không thành công v́ lư do kỹ thuật [c̣n 192 người nữa]. Lực lượng tăng viện này được đưa vào hai căn cứ tân lập Eliane 10 và D3. Trong đêm, hai căn cứ Huguette 6 và Claudine 4 tiếp tục bị “sờ sẫm [tâtés].”( 83)

83. EMIFT Fiche số 162 ngày 4/4/1954, & số 163 ngày 3/4/1954; 10H 179.

Lúc 9G00 sáng ngày 4/4, Pháp khám phá ra vị trí súng không giật của VM trí tại núi Trọc (hay Cháy [le mont Chauve]). Pháo binh Pháp tiêu diệt được vị trí này. T́m thấy 200 xác VM trướÔc căn cứ Huguette 6. Không có phi cơ lên vùng.( 84)

84. EMIFT Fiche số 164 ngày 4/4/1954, & 165 ngày 4/4/1954; 10H 179.

Tối đó, lúc 22G00, chạm súng ở Huguette 6 và Claudine 5. V́ thời tiết xấu, chuyến thả dù đêm TĐ 1 Dù phải đ́nh hoăn.

Ngày 5/4/1954, lúc 0G30, Huguette 1, 2 và 5 bị “sờ sẫm.” Đại đoàn 312 tấn công Huguette 6. Trận đánh kéo dài đến 2G40. Tăng viện Pháp bắt tay được lực lượng pḥng thủ. Khoảng 1000 tử thi VM. Phần đông c̣n rất trẻ. Pháp cũng thiệt hại nặng v́ pháo binh.( 85)

85. EMIFT Fiche số 166 ngày 4/4/1954, & 167 ngày 5/4/1954; 10H 179.

 Thời gian này, Pháp c̣n các cứ điểm: Epervier: khu chỉ huy; Eliane ở phía Đông; Tây Bắc là Huguette (6 đồn): H6 ở đầu sân bay, H1 ở giữa, H2 và H9 ở phía Nam. H5 và H4 ở Tây Nam. Mất hai đồn trong đợt tấn công thứ hai. Tây Nam là Claudine và Junon, kế sát Bộ Tư lệnh. Claudine gồm 5 căn cứ, sau chia làm hai: Claudine (311B) và Lilie (311A). Junon có 3 cứ điểm.

Ngày 6/4/1954, Giáp họp hội nghị sơ kết đợt tấn công đợt 2. Nguyễn Hữu An bị phê b́nh nghiêm khắc một cách oan uổng: tấn công chậm không v́ lỗi An!( 86)

86. Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:276-277.

 Giáp quyết định xiết chặt ṿng vây, đóng cửa phi trường. Đại đoàn 308 có nhiệm vụ đánh các cứ điểm Huguette 1 (206), Lilie (311A), Claudine (311B). Chia cắt các cứ điểm Huguette 6 (105), Huguette 1 (206), Huguette 2 (208). Phối hợp với 312 làm giao thông hào cắt ngang sân bay phía Nam Huguette 1 (206). Đại đoàn 312 pḥng ngự đồi E và D, chuẩn bị tiêu diệt các cứ điểm Huguette 6 [5?]( 105) ở Bắc sân bay, các vị trí 203, 204 và khu Tiểu đoàn 2 Thái (Huguette 2), phối hợp 308 đào giao thông hào cắt ngang sân bay Mường Thanh.

Đại đoàn 316 củng cố tuyến phía Đông, chuẩn bị tiêu diệt Eliane 2 (A1) và C2.

Trung đoàn 57/304 vây hăm Isabelle do Trung tá Lalande chỉ huy. Cứ điểm này gồm 5 căn cứ.

Ngày 8/4/1954, Giáp cho phổ biến lệnh tác chiến mới.

Giáp xin tăng viện thêm 25,000 tân binh và cố vấn Trung Cộng xin thêm một trung đoàn đoàn pḥng không với 67 đại bác 37 ly.( 87)

87. Fall, Hell, 1968:223.

Tại mặt trận phía Đông, lúc 16G45, Trung đoàn 174/316 di tản triền Đông của Eliane 2 (A1).

88. EMIFT Fiche số 179 ngày 7/4/1954, & số 180 ngày 7/4/1954; 10H 179.

Từ ngày Thứ Tư, 7/4, Việt Minh tăng cường đào giao thông hào phía Tây Isabelle và phía Tây phi trường.( 88) Ngày này, lúc 10G00, Đại đội 12/3 Thái tại Huguette 2 đào ngũ. Việc ră ngũ này tạo nên tinh thần nghi kỵ giữa các sĩ quan chỉ huy Pháp và các quân nhân Việt trong các tiểu đoàn Dù, đặc biệt là Tiểu đoàn 5 Dù Việt Nam. Hai đại đội TĐ 5 Dù đă bị giải khí giới, sử dụng như cu-li. Lư do là tất cả các sĩ quan bản xứ yêu cầu Đại úy Botella cho hạ súng, ngưng chiến đấu. Một Trung úy bị mất tích, và t́m thấy trong nhà ăn Hạ sĩ quan, ngụy trang làm bếp. Những người cai quản họ trong việc thu nhặt thực phẩm tiếp tế được lệnh bắn ngay nếu có dấu vết nhỏ kháng cự hay bất tuân lệnh. ợ, Một Trung đội trưởng Tiểu đoàn 6 Dù cho lệnh binh sĩ rút lui trước cuộc tấn công của VM. Ngày 10/4, hiện tượng tương tự xảy ra tại TĐ 1 Dù. Một binh sĩ Dù tung lựu đạn giết chết Trung sĩ nhất Laire và một số Hạ sĩ quan khác trong hầm v́ bị hành hung và trừng trị v́ tội trễ nải khi phản công VM. Từ đầu tháng 3, lính Bắc Phi cũng đă suy giảm tinh thần, rút về phía sau không chiến đấu. Kỷ luật lỏng lẻo.( 89) Thứ Năm, 8/4/1954, 60 VM thuộc Trung đoàn 57/304 bị giết ở phía Tây Isabelle.( 90)

89. “Critiques des organisations et activités Amies;” 10H 179. [9 trang]) Xem thêm Fall, Hell, 1968:286-288.

90. EMIFT Fiche số 184 ngày 8/4/1954; 10H 179.

Ngày 7/4, Tiểu đoàn 2 Dù Lê dương (2è BEP) xuống tăng viện. Thứ Sáu, 9/4, Pháp đề nghị trao đổi tù binh bị thương. Hôm sau, VM đồng ư, nhưng đề nghị hai điểm trao đổi. De Castries đề nghị tại một vị trí. Cogny đồng ư.

Thứ Bảy, 10/4, Pháp cố tái chiếm Eliane 1. Giao tranh ác liệt. Tiểu đoàn 1/2 Dù lên thay Tiểu đoàn 6 Dù. (91)

91. EMIFT Fiche số 195, 196 ngày 10/4/1954; 10H 179.

 Chủ Nhật, 11/4, lúc 0G45, VM phản công ở Eliane 1. Pháp tiếp tục thả tăng viện xuống Điện Biên được 222 quân nhân. Nhưng ba ngày sau, 14/4, phi đạo bị cắt làm ba v́ địa đạo.( 92)

92. EMIFT Fiche số 222 ngày 14/4/1954; 10H 179.

 Ngày 15/4, t́nh trạng thương bệnh binh Pháp đă đến mức tệ hại. Không c̣n ai được di tản. Số bị thương được phân loại như sau: 405 ngồi, 286 nằm.( 93)

93. EMIFT Fiche số 233, ngày 15/4/1954; 10H 179.

 Thời gian này, mặt trận Điện Biên Phủ đă gây chấn động thế giới. Ai nấy đều cho rằng Điện Biên sẽ là trận đánh quyết định số phận Pháp tại Đông Dương.

Ngày 3/4/1954, Mao Zedong [Mao Trạch Đông] viết thư cho Peng Dehuai [Bành Đức Hoài], Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, thường vụ, cựu Tư lệnh Triều Tiên, nói Việt Minh cần lập thêm 4 trung đoàn pháo binh và hai trung đoàn công binh, phải hoàn tất huấn luyện trong ṿng 6 tháng. Nếu không đủ, lấy pháo từ các đơn vị Trung Cộng. Cũng phải lựa chọn cố vấn có kinh nghiệm Triều Tiên. Việt Minh cần gọi nhập ngũ thêm 5,000-8,000 người và chuẩn bị đánh chiếm Hà Nội vào dầu năm 1955.( 94)

94. Jian 1993:102-103.

Ngày 9/4/1954, QUTƯ/CSTC hai lần gửi công điện cho Vi Quốc Thanh hứa cung cấp đầy đủ đạn dược cho Việt Minh. Chỉ thị cho Thanh chiến thuật đánh ở Điện Biên Phủ: cắt đứt tuyến địa đầu địch bằng cách tấn công ở giữa; phá hủy hầm pḥng thủ bằng cách tập trung hỏa lực; củng cố vị trí ngay sau khi chiếm được một vị trí, như thế tiếp tục xiết chặt ṿng vây; dùng thiện xạ bắn tỉa (snipers), và dùng tuyên truyền.( 95)

95. CMAG in Vietnam, tr. 101; Jian, 1993:103.

 Bắc Kinh c̣n gửi qua Điện Biên một toán “chuyên gia” về địa đạo có kinh nghiệm ở Triều Tiên qua huấn luyện cho Việt Minh.( 96)

96. Jian 1993:102.

Ngày 28/4/1954, Mao thư cho Bành Đức Hoài, nêu lên mối nguy hiểm Pháp có thể thả Nhảy Dù chặn đường tiếp vận. Ngày 30/4, QUTƯ/TC chỉ thị Thanh phải bảo vệ trục tiếp vận. Ngày 3/5, Tướng Su Yu, Tham mưu trưởng Trung Cộng, do chỉ thị của Mao, nhắc nhủ Thanh về nguy hiểm Pháp thả dù cắt trục tiếp vận.( 97)

97. Jian 1993:102, 104-105.

 Phần Pháp cũng hối hả xin Mỹ viện trợ. Như đă lược nhắc, ngày 20/3, Tướng Ely, Tổng Tham Mưu trưởng Pháp, đă qua Oat-shinh-tân gặp Đô đốc Radford xin thêm phi cơ, vũ khí và quân viện. Trong thời gian Ely ở Mỹ, Radford đề cập đến kế hoạch Vulture, tức sử dụng không lực hùng hậu để làm suy yếu tiềm năng của Việt Minh tại Điện Biên. Kế hoạch Vulture này trù tính sẽ sử dụng 98 oanh tạc cơ B-29 và 450 chiến đấu cơ Mỹ từ căn cứ Clark (Philippines) và Nhật. Từ ngày 3-4/4, chính phủ Pháp liên tiếp yêu cầu Mỹ cho biết quyết định về kế hoạch Vulture, v́ t́nh h́nh Điện Biên đă sa lún. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Dulles trả lời sợ Quốc hội không chấp thuận.

Ngày 4/4, TT Eisenhower quyết định không can thiệp vào Đông Dương. Tại Paris, lúc 23G00 ngày 4/4, Đại sứ Dillon được mời dự phiên họp khẩn cấp giới hạn của chính phủ Laniel. Bidault và rồi Laniel nói t́nh h́nh Điện Biên nguy kịch; nếu không có tăng viện, số phận đă định. Pháp chỉ cần chiến hạm Mỹ tiếp tay, như Radford đă hứa với Ely, có thể đảo ngược t́nh h́nh. Hiện nay, Trung Cộng đă công khai yểm trợ VM. Cố vấn kỹ thuật ở cấp Sư đoàn. Ngay tại Bộ Tư lệnh của Giáp có Tướng Ly chen-hou (?).Liên lạc điện thoại do cố vấn TC thực hiện. 40 pḥng không 37 ly, điều khiển bằng radar, do cán binh Trung Cộng điều khiển, đă xuất hiện ở Điện Biên. Tài xế khoảng 1,000 xe vận tải là lính TC; và 500 xe mới tăng cường từ ngày 1/3/1954. TC c̣n trợ giúp nhiều loại quân trang, đạn dược, v.. v...

Đượỳc báo cáo, ngày 5/4, Dulles cho biết Mỹ không thể đơn phương hành động; và đang thảo luận với Bri-tên một liên minh hành động [united action]. Bidault khẳng định với Dillon rằng Pháp vẫn tiếp tục chiến đấu, cho dẫu đơn độc.

Từ 11 tới 14/4/1954, Dulles thăm London (gặp Anthony Eden và Churchill) và Paris (gặp Bidault). Ba nước đồng ư “liên minh hành động”. Nhưng ngày 18/4, Đại sứ Bri-tên Roger Markins thông báo rằng Bri-tên không thể tham dự Hội nghị 10 nước pḥng thủ Á Châu về vấn đề “liên minh hành động” tại Đông Dương. Để gỡ sĩ diện, Dulles phải triệu tập một phiên họp gồm 16 quốc gia, kể cả ba nước Đông Dương.( 98)

98. Gravel 1971, I:

Trong khi đó, tại Điện Biên, t́nh h́nh ngày thêm nguy kịch. Trận địa pháo, các giao thông hào chi chít lún ngập bùn lầy, cùng khí hậu rừng núi vào những ngày cuối mùa khô, đầu mùa mưa, biến thung lũng Mương Thanh thành một địa ngục có thực.

Quân số mỗi tiểu đoàn Pháp chỉ c̣n khoảng 300 người. Ngày 9/4, Cogny thả thêm được hai đại đội của Tiểu đoàn 2 Lê dương Dù xuống Điện Biên. Quá ít và nhỏ giọt. Những binh sĩ mới này được đưa ngay tới căn cứ D3.

Tại hướng Tây, một đại đội TĐ 5 Dù di chuyển lên Huguette 6. Một đơn vị Maroc thiết lập căn cứ Lilie hay Liliane giữa Huguette và Claudine. Claudine 1 (đổi tên thành Lilie 1), và Huguette 4 (Lilie 3) cùng Lilie 2 họp thành một tập đoàn cứ điểm mới, dưới quyền Thiếu tá Nicolas từ ngày 14/4.

Tại hướng Đông, rạng sáng ngày Thứ Bảy 10/4, Bigeard mở cuộc tấn công lên Eliane 1. Đồng thời, lúc 16G00, thay thế Eliane 2 bằng hai đại đội của Tiểu đoàn 1 Dù (1 RCP) của Bréchignac.

Ngay trong đêm 10/4, Trung đoàn 98/316 VM đă tấn công E1. Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 6 Dù tại E4 cũng bị tấn công và pháo. Bigeard tập trung các binh sĩ TĐ 1 Dù, Bắc Phi, Thái và TĐ 5 Dù VN phản công lên A1. Việt Minh phải rút lui, bỏ lại 400 xác. Sáng ngày 11/4, Bigeard điều Đại đội 7/2 Lê dương Dù lên tăng viện E1. Ngày 12/4, Trung đoàn 98 của Vũ Lăng lại mở đợt tấn công khác lên E1, nhưng không thành công. E1 tồn tại cho đến những ngày cuối cùng của Điện Biên.

Ngày 14/4, hai căn cứ Huguette 6 và 1 hoàn toàn bị cô lập với khu trung tâm. Ngày 18/4, Langlais quyết định rút bỏ Huguette 6.( 99)

99. Fall, Hell, 1968:258-260.

Ngày 22/4, Huguette 1 (206), do Lê dương pḥng thủ, bị Việt Minh tấn công. Công điện kêu cứu cuối cùng ngưng lúc 2G30 ngày Thứ Sáu, 23/4/1954.

Số phận Điện Biên coi như chấm dứt. Chính phủ Laniel lại thêm một lần yêu cầu Mỹ tăng viện và can thiệp. Dulles, Bidault và Eden gặp nhau trong ba ngày 22-24/4/1954, nhưng chẳng đi đến kết qủa nào. Ngoại trưởng Eden nói Bri-tên không thể có hành động nào trước khi Hội nghị Geneva kết thúc. Sau buổi họp, Eden về London tham khảo ư kiến thay v́ sang Geneva.

Theo Bidault, trong buổi họp ngày 23/4, Dulles đề nghị dùng bom nguyên tử trong kế hoạch Vulture, nhưng Bidault không chấp thuận. Thứ Bảy, 24/4, tai Hội nghị NATO Radford cố thuyết phục Eden, nhưng Ngoại trưởng Bri-tên cương quyết muốn cho Geneva một cơ hội. Dulles cho Paris biết không thể can thiệp, v́ phải có sự phê chuẩn của Quốc Hội. Ngày 27/4, Đại sứ René Massigli gặp Churchill; nhưng Churchill cũng từ chối “đồng ḷng hành động.”

Ngày 24/4, Pháp yêu cầu Không lực Mỹ can thiệp vào Điện Biên Phủ. Hôm sau, 25/4, Mỹ chính thức từ chối.

Từ ngày 12/4, Navarre cũng đă bắt đầu nghiên cứu kế hoạch Condor (Chim Ưng) để triệt thoái khỏi Điện Biên bằng đường bộ. Ba ngày sau, 15/4, Navarre phong Đại tá Castries lên cấp Thiếu tướng. Chủ Nhật, 18/4, Ely chấp thuận cho Navarre tiếp xúc mật với Việt Minh, không cần thông báo cho Maurice Dejean. Ngày 19/4, Navarre cho Ely biết sẽ có tin tức của VM trong khoảng 1 tuần.

Ngày 23/4, báo Le Figaro đăng một bản tin về Việt Nam, tựa đề “Liệu 100 phi cơ có đủ cứu Điện Biên Phủ?” Theo tác giả Pháp không đủ nhân viên phi hành và phi cơ để tiếp tế cho Điện Biên. Chắc Mỹ cũng không giúp.( 100)

100. Fall, 1968:345/

Thứ Sáu, 30/4/1954–ngày lễ thành lập binh chủng Lê Dương (Camerone)–Việt Minh pháo kích dữ dội Isabelle suốt một tiếng đồng hồ. Hàng không mẫu hạm Belleau Wood thay hàng không mẫu hạm Arromanches. Mang theo phi cơ F14 (Corsair).

 C. TẤN CÔNG ĐỢT 3 [1-7/5/1954]:

Đợt tấn công thứ III tại Điện Biên bắt đầu từ ngày 1/5/1954. Thời gian này, Hội nghị Geneva đă khai mạc từ ngày 26/4. Ngũ cường đồng ư mời 9 phe tham dự, kể cả Việt Minh và Quốc Gia Việt Nam. Phái đoàn Phạm Văn Đồng sẽ tới Geneva ngày 4/5 và phiên họp đầu tiên về Đông Dương sẽ khởi sự ngày 8/5. Trong khi đó, Liên bang Mỹ không ngừng đe dọa sẽ can thiệp vào Đông Nam Á. Bởi thế cuối tháng 3/1954, Hồ và Phạm Văn Đồng đă bí mật qua Bắc Kinh thảo luận về chiến lược tấn công ngoại giao ở Geneva–một hội nghị quốc tế mà Chu Ân Lai quyết định phải đạt được kết quả: nâng cao uy tín Trung Cộng trên chính trường quốc tế. Hồ và Đảng LĐVN cũng đă được thông báo là có khả năng sẽ chia Việt Nam làm hai. Ngoài ra, Bắc Kinh cần một chiến thắng lớn ở Điện Biên để có thế mạnh ở bàn Hội nghị. Bắc Kinh chỉ thị cho Hồ giải quyết Điện Biên càng sớm càng tốt, hầu giải quyết nhanh và ưu thế nhất tại bàn hội nghị. Bắc Kinh không những gửi thêm đạn dược mà c̣n gia tăng lương thực và đưa qua 18 dàn phóng hỏa tiễn 75 ly, một vũ khí lần đầu tiên xuất hiện trên chiến trường Đông Dương. Trong khi đó, hậu phương gửi ra mặt trận khoảng 25,000 tân binh để bù vào số thiệt hại sau hơn một tháng tấn công và vây hăm.

Trong đợt tấn công cuối cùng, dứt điểm này, mục tiêu chẳng c̣n bao nhiêu. Toàn căn cứ chỉ c̣n khoảng 2,900 binh sĩ Pháp khỏe mạnh. Tại phía Đông Bắc, Pháp có các căn cứ Dominique 3 (do Tiểu đoàn 2 Thái, Tiểu đoàn 1 Algériens và một đại đội của TĐ 6 Dù [BPC] giữ), Eliane 1 (E1), do một đại đội của TĐ 5 Dù của Trung úy Phạm Văn Phú (1933-1975), mới được đặc cách mặt trận lên Đại úy, và TĐ 2/1 Dù. Tại E-4, đặt Bộ chỉ huy của Thiếu tá Bréchignac.

Tuyến Đông Bắc, Đại đoàn 316, phối thuộc Trung đoàn 9/304, tiêu diệt A1, C1 và C2.( 101) Phía Đông Đại đoàn 312 sẽ tiêu diệt các cứ điểm 505, 505A, 506, 507, 508 (ở sát sông Nậm Rốm), áp sát vào khu vực hầm chỉ huy của de Castries. Trên tuyến Tây, Đại đoàn 308 đánh Lilie (Huguette 5 cũ, hay 311A), Claudine (Huguette 4 cũ, tức 311B) ở phía Tây Bắc phi đạo, và rồi phát triển vào cứ điểm Lilie (310), cách hầm chỉ huy khoảng 50 thước. Tại phía Nam, Đại đoàn 304, tăng cường thêm 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 9/304, ngăn chặn quanh Isabelle không cho rút qua Lào.( 102)

101. Fall, Hell, 1968:351-353.

102. Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:350-351.

 Ngày N là Thứ Bảy, 1/5/1954. Trận này, Việt Minh được tăng viện thêm một trung đoàn Đại bác 75 ly không giật và 18 dàn phóng hỏa tiễn 75 ly sáu ṇng.( 103)

103. Tấn 1994:375; Jian 1993:105.

  1. Tuyến Đông Bắc:

Đài chỉ huy của Thiếu tá Bréchignac đặt tại E4. Đại úy Botella là sĩ quan thường vụ. Tiểu đoàn 5 Dù trên thực tế đă ngừng hiện hữu. Chỉ c̣n một số quân nhân dưới giao thông hào do Đại úy Bizard chỉ huy, và một đại đội với 80 binh sĩ trên E1, dưới quyền tân Đại úy Phạm Văn Phú, 21 tuổi. Trên E1 c̣n có Đại đội 3 của Trung úy Leguère và Đại đội 1 của Trung úy Périou.

20G00 ngày 1/5, sau đợt pháo kích mở màn, các đơn vị của 312 và 316 tấn công vào khu Eliane cũ và Eliane 2 (A1)

Tại Eliane 1, TĐ 2/1 Nhảy Dù của Trung úy Leguère đánh xáp lá cà với VM. 20G15, Leguère xin tăng viện. Brèchignac cho lệnh Đại đội 1 của Trung úy Périou tăng viện. Lúc 2G07, cả E1 và D3 bị tràn ngập.

Trung đoàn 98/316 có nhiệm vụ đánh C1. 19G27, hỏa lực của Trung đoàn bắn rất chính xác vào C1. Pháp sử dụng cả súng phun lửa, nhưng bị thất thủ trong đêm.( 104)

104. Fall, Hell, 1968:353; Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:356; Tấn 1994:377-378.

Đại đoàn 316, phối thuộc Trung đoàn 9 (-)/304, bắt đầu tấn công Dominique 3 lúc 20G00, và chiếm được căn cứ này lúc 2 giờ 07 sáng ngày 2/5. Sau đó, chiếm căn cứ Eliane 1 (E1).

Eliane 2 (A1) do Tiểu đoàn 1/13 Lê dương Dù của Thiếu tá Coustant trấn giữ bị đánh mạnh nhất. Lúc 20G00, Trung đoàn 174/316 của Nguyễn Hữu An tấn công dữ dội nhưng bị đẩy lui. Lúc 02G50 ngày 2/5, Trung đoàn 174/316 tiếp tục tấn công Eliane 2. Tuy nhiên, cho tới 6G45 vẫn đứng vững.

 2. Tuyến Đông:

Đại đoàn 312 chịu trách nhiệm đánh 505 và Dominique 3 (505A). Đây là dăy căn cứ trên đất bằng, nằm giữa đường 41 và bờ sông Nam Yum. Hai tiểu đoàn 166 và 165 của Trung đoàn 209/312, do Hoàng Cầm chỉ huy, tấn công căn cứ 555 và Dominique 3 (555A). Tiểu đoàn 6 Dù của Thiếu tá Thomas cùng các binh sĩ Thái và Algériens của Chenel hết sức cầm cự. Hoàng Cầm phải đưa thêm tăng viện vào mặt trận. Quân Pháp từ căn cứ 507 cũng cho lính tùng thiết kéo lên phản kích. Lúc 4G20 ngày 2/5, D3 bị tràn ngập.( 105) Từ đây, Hoàng Cầm cho lệnh hai cánh quân cùng đào hào về hướng hai căn cứ 506 và 507.

105. Tấn 1994:376.

3. Tại hướng Tây:

20G00 ngày 1/5, sau một đợt pháo kích dữ dội, Trung đoàn 88/308 tấn công vị trí Huguette 5 (311A), Huguette 4 (311B) ở phía Tây Bắc phi đạo. Huguette 5 (311A) do Lê dương trấn giữ đă bị tấn công ṛng ră một tuần lễ. 20G05, Huguette 5 thất thủ. Sau đó, Trung đoàn 36/308 tiếp tục đánh Huguette 4 (311B), cứ điểm ngay sát phía Tây phi đạo. Lúc 2G07 ngày 2/5, H4 (311B) bị Trung đoàn 36/308 tấn công mạnh. Lúc 03G05 ngày Chủ Nhật, 2/5, VM tấn công lần thứ hai H4. Viện binh từ H3 và Lilie 2 giúp giải tỏa một số địa đạo phía Nam H4. 6G25, H4 vẫn đứng vững.( 106)

106. Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:350-351.

Tuyến Nam, Đại đoàn 304, tăng cường thêm 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 9/304, ngăn chặn quanh Isabelle không cho rút qua Lào.( 107)

107. Tấn 1994:377.

Nhờ thời tiết nắng ráo, không lực Pháp có thể can thiệp mạnh. B29 Mỹ oanh tạc dữ dội các vị trí Việt Minh. Có lẽ v́ vậy mặt trận lắng dịu phần nào.

Thứ Hai, 3/5, lúc 2G50, Pháp được tăng viện thêm Đại đội 2/1 Dù của Trung úy Marcel Edme, với 107 người. Quá ít và phí phạm. Các cấp chỉ huy phải điều thương binh tăng viện đi tăng viện cho E10 và E12.( 108)

108. Fall, Hell, 1968:356, 361-362.

Tại tuyến Đông, Đại tá Langlais điều ngay toán quân tăng viện Tiểu đoàn 1 Dù lên Eliane 2. Hôm sau, Thứ Ba, 4/5, thêm đại đội 3/1 BCP của Đại úy Jean Pouget và một bộ phận chỉ huy của Tiểu đoàn 1 BCP, kể cả Đại úy Francois Penduff, nhảy xuống mặt trận. Đại tá Langlais quyết định hoán đổi các binh sĩ TĐ 1/13 Lê dương của Coutant mệt mỏi ở Eliane 2 (A1) xuống căn cứ E3 ở chân đồi, và đưa đại đội 3/1 Dù mới được tăng viện lên Eliane 2.

Tại hướng Tây, Thứ Ba, 4/5, Trung đoàn 36/308; 3 tiểu đoàn thuộc 88/308 và 102/308, công thêm một tiểu đoàn của Đại đoàn 312 đánh chiếm Lilie (311A), rồi tràn xuống H4 (311B) nằm trong cụm căn cứ Claudine. Thiếu tá Giraud từ Huguette cho quân phản công, tăng viện H4 (311B). 3G35 ngày 5/5, căn cứ này thất thủ. Quân Việt Minh như thế chỉ c̣n cách de Castries khoảng 300 thước.( 109)

109. Fall, Hell, 1968:363; Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:360, 363; Tấn 1994:377.

 Thứ Ba, 4/5, De Castries được thông báo về kế hoạch Albatros [Chim Biển]. Dự trù sẽ bắt đầu lúc 20G00 ngày 7/5. VM biết được một phần kế hoạch này.( 110)

110. Tấn 1994:381; Giáp 2001:359-360.

 Thứ Tư, 5/5, Trung Cộng tăng viện cho Việt Minh 18 dàn phóng hỏa tiễn 6 ṇng.( 111)

111. Jian 1993:105.

Thứ Năm, 6/5, trận địa pháo khuấy rối ở Eliane 4, 10 và 12. 20G00, bắt đầu tổng tấn công. Hiệu lệnh là tiếng nổ của 1000 ki-lô chất nổ chôn ngầm dưới căn cứ Eliane 2 (A1). Căn cứ này mới được hoán đổi quân. Tiểu đoàn 1/13 Lê dương của Thiết tá Coutant xuống căn cứ Eliane 3 dưới chân đồi dưỡng sức, thay bằng đại đội 3/1 Dù, mới nhảy xuống Điện Biên, dưới quyền Đại úy Pouget. (112)

112. Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:360-361; EMIFT Fiche số 373, ngày 6/5/1954; 10H 179.

 Trung đoàn 174/316 sử dụng hai tiểu đoàn tấn công. Một mũi từ hướng Đông Nam. Một mũi từ hướng Tây đánh tới, chặn đường rút về khu trung tâm. Đúng 20G30, Lê Quảng Ba cho lệnh châm ng̣i nổ. Nhưng một tấn thuốc nổ không phát ra tiếng nổ to như mọi người trông đợi. Nguyễn Hữu An vẫn cho nổ súng. Sau 15 phút dùng pháo dọn đường, bộ binh bắt đầu xung phong. Giao tranh diễn ra ác liệt tại cả hai căn cứ Eliane 2 và Eliane 3. 3 giờ sáng ngày 7/5, Trung đoàn 174 chiếm được hầm chỉ huy, bắt sống Pouget và hơn 100 tù binh khác. 4G30 sáng ngày 7/5, mặt trận mới im tiếng súng.( 113)

113. Tấn1994:382-383; Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:361-367.

Tại căn cứ C2, Pháp đă tăng cường thêm 6 đại đội thuộc Tiểu đoàn 2 Dù Lê dương và Tiểu đoàn 5 Dù VN. Trung đoàn 98 của Vũ Lăng gặp sức phản kháng mănh liệt trong từng lô-cốt và địa đạo. Lăng phải điều thêm tiếp viện vào căn cứ. 7G30 phút ngày Thứ Sáu, 7/5, Đại đoàn 316 mở đợt tấn công cuối cùng, chia quân làm ba mũi tiến vào C-2. Măi tới 9G30 phút mới giải quyết xong mục tiêu. Hơn 600 binh sĩ Pháp bị bắt hoặc tử thương.( 114)

114. Tấn1994:383-384.

Như thế, toàn bộ tuyến cao điểm phía Đông Điện Biên đều đă thất thủ.

Tại hướng Đông do Đại đoàn 312 án ngữ, Không quân Pháp đánh bom napalm lên căn cứ Eliane 10 (506), nhưng Trung đoàn 165 không bị thiệt hại nhiều. Tại căn cứ 507, Trung đoàn 209/316 của Hoàng Cầm gặp nhiều khó khăn. Bộc phá không phá nổi loại hàng rào “bùng nhùng.” Măi tới 15G00 mới chiếm được căn cứ 507.( 115)

115. Tấn1994:385-387.

 Lúc 15G00, Đại đoàn 312 bắt đầu vượt qua cầu Mương Thanh đánh sang khu trung tâm. 17G20, Trung đoàn 209/312, với sự trợ lực của Trung đoàn 141/312, tiến được vào hầm chỉ huy và bắt sống Tướng de Castries.( 116)

116. Tấn1994:388-389; Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:373-375.

 Tại phía Tây, trung đoàn Thủ Đô [102]/308 cũng diệt được căn cứ Claudine 5 (510), chỉ cách hầm de Castries khoảng 50 thước.( 117)

117. Tấn1994:385.

Nửa đêm 7/5, tại phía Nam, Chính ủy Lê Chưởng báo cáo đă bắt sống được Đại tá Lalande và toàn bộ binh sĩ.( 118)

118. Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:376.

 V. HIỆP ƯỚC GENEVA 20-21/7/1954:

Tin Điện Biên Phủ thất thủ sau 56 ngày bị vây đánh được đón nhận như một quốc tang ở Paris. Đây không chỉ là sự thất bại quân sự đầu tiên của một cường quốc Tây phương trước một đạo quân bản xứ hạng ba, hạng tư trên thế giới, mà ngay cả giấc mơ “thương thuyết trên thế mạnh” của Pháp cũng tan thành mây khói.

Lúc 16G45 ngày Thứ Bảy, 8/5 (23G45 Việt Nam), để khai mạc Hội nghị nghị Geneva về Đông Dương, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, đối diện bờ hồ, Ngoại trưởng Pháp Bidault đề nghị ngưng bắn để t́m hoà b́nh.( 119)

119. Great Britain, Documents relating to the discussion of Korea and Indo-China at the Geneva Conference. Miscellaneous No.16 (1954), Cmd. 9186, p. 70. Commissaire Général de France et Commandement en Chef en Indochine, “Note a/s Conférence de Genève sur l’Indochine (14 juillet 1954); SHAT (Vincennes), 1K 233 [Tư liệu Ely], carton 39, d. 1; Indochine, 10H 246-248; US-Vietnam Relations, 1945-1967 (Washington, DC: GPO, 1971), Bk 9.

A. ĐƯỜNG TỚI GENEVA:

Sự thất trận ở Điện Biên Phủ, như bản tin t́nh báo Mỹ (NIE 63-54) nhận định, có ảnh hưởng chính trị bất lợi hơn là hậu quả quân sự. Chiến bại này khiến vị thế Pháp ở Đông Dương suy thoái. Nó chẳng những làm giảm uy tín Pháp trong ḷng người Đông Dương, mà c̣n gia tăng mối lo sợ rằng Pháp không đủ sức bảo vệ họ. Nó làm giảm tinh thần chiến đấu của Pháp và dân Đông Dương, và khiến liên hệ Pháp-Việt căng thẳng, v́ người bản xứ lo sợ Pháp “bán đứt” họ cho Việt Minh [sell out to Viet Minh]. Nó cũng gia tăng thái độ “trùm chăn” [fence sitting] trong số người ủng hộ chính phủ Quốc Gia, và gia tăng sự ủng hộ chế độ Việt Minh. Nhưng có thể chưa mang đến sự sụp đổ hoàn toàn của Pháp và chính phủ bản xứ trong vài tháng tới nếu tiếp tục duy tŕ quân viễn chinh Pháp và hy vọng Mỹ sẽ can thiệp.( 120)

120. The Pentagon Papers (Gravel), I:Doc 40 [485]. [Tổng số quân Liên Hiệp Pháp là 605,500 (chính qui và tiểu đoàn khinh quân: 402,000; bán quân sự: 203,500. Việt Minh: 291,000 (chính qui và tiểu đoàn địa phương: 185,000; bán quân sự: 106,000); Ibid., (Gravel), I:486.

Thực ra, từ năm 1952, phong trào đ̣i thương thuyết với Việt Minh đă phát triển ngày một mạnh tại Pháp. Ngày 28/8/1953, Ngoại trưởng Bidault tuyên bố có thể Pháp sẽ t́m giải pháp chính trị cho Đông Dương, nhưng phải hỏi ư kiến Các Quốc Gia Liên Hiệp trước khi có hành động. Gần một tháng sau, 25/9, khi đang tham dự Đại Hội Đồng LHQ từ 15/9 tới 9/12/1953, Maurice Schumann tuyên bố tại Liên Hiệp Quốc là Pháp muốn thương thuyết để đạt một giải pháp chính trị nhằm chấm dứt chiến tranh.

Như để khuyến khích Pháp, ngày 28/9/1953, Liên Sô lập lại đề nghị họp “ngũ cường.” Ngày 8/10, Chu Ân Lai tuyên bố Trung Quốc muốn đóng góp vào việc củng cố nền hoà b́nh ở Viễn Đông và trên thế giới.

Ngày 27/10/1953, Laniel tuyên bố sẵn sàng nắm mọi cơ hội t́m hoà b́nh cho Đông Dương. Ngày này, Quốc Hội Pháp biểu quyết ủng hộ việc đi t́m một giải pháp chính trị, qua thương thuyết.( 121)

121. FRUS, 1952-1954, XIII:854.

Vài tuần sau, ngày Thứ Năm, 12/11, Laniel tuyên bố trước Thượng Viện: Pháp không đ̣i đối phương phải đầu hàng không điều kiện, và cũng không nghĩ rằng vấn đề Đông Dương chỉ có thể giải quyết được bằng quân sự. Laniel thêm rằng từ sau bài diễn văn ngày 27/10/1953 của ḿnh trước Hạ Viện, chưa thấy Hồ trả lời. Đó là nhiệm vụ của những người muốn hoà b́nh tức khắc ở Đông Dương t́m cách thuyết phục Hồ. Hôm sau, 13/11, khi phê b́nh về lời tuyên bố của Laniel trong buổi họp tại Bộ Ngoại Giao, Dulles nói không bất măn v́ đó chỉ là thực tế chính trị–chính phủ Pháp phải nói muốn thương thuyết. Không một chính phủ Pháp nào có thể từ chối thương thuyết khi chính Mỹ đang đàm phán tại Triều Tiên.( 122)

122. FRUS, 1952-1954, I:864, chú 3.

Ngày Chủ Nhật, 29/11/1953, báo Expressen [Tin Nhanh] của Norway [Na Uy], bỗng đăng bài phỏng vấn Hồ Chí Minh hồi cuối tháng 10/1953 để trả lời tuyên bố của Laniel. Hồ nói sẵn sàng cứu xét mọi đề nghị của Pháp, nhưng chỉ thương thuyết với Pháp.

Phản ứng đầu tiên của Ngoại trưởng Bidault là bài phỏng vấn của Hồ chỉ có tính cách tuyên truyền.( 123)

123. FRUS, 1952-1954, XIII:890-891.

Nhưng Tổng thống Pháp có ư nghĩ khác. Ngay 3 giờ sáng Thứ Hai, 30/11, Auriol mời Laniel vào điện Elysée, yêu cầu tiếp xúc ngay với các đại diện Đông Dương, hầu có thể thương thuyết với Hồ càng sớm càng tốt. Laniel không đồng ư, nói cần tham khảo Mỹ và Bri-tên tại Bermuda vào thượng tuần tháng sau, trước khi thảo luận với Các Quốc Gia Liên Hiệp.( 124) Sau đó, Laniel nhờ Đại sứ Mỹ Dillon thông báo với Dulles rằng chính sách của Pháp không thay đổi trước ngày khai mạc Hội nghị Bermuda (4-8/12/1953).

124. FRUS, 1952-1954, I:887-888.

3 giờ chiều ngày 4/12/1953, tại Bermuda, Dulles gặp riêng Laniel. Laniel cũng nghĩ rằng đề nghị của HCM trên tờ Expressen chỉ có tính cách tuyên truyền. Tuy nhiên nó tạo nhiều phản ứng sôi nổi trong chính giới Pháp. Tổng thống Auriol và một số thành viên trong chính phủ muốn thông báo ngay cho HCM là Pháp muốn điều đ́nh. Riêng Laniel vẫn muốn hoà đàm trên thế mạnh–vào khoảng tháng 4/1954, Navarre có thể tạo được ưu thế quân sự, và có thể bắt đầu thương thuyết. Pháp cũng sẽ chỉ nghiên cứu việc thương thuyết nếu Hồ nhờ cậy một trung gian nào đó. Và, Pháp sẽ thảo luận kỹ càng với Các Quốc Gia Liên Hiệp.( 125) Ngày 7/12/1953, Mỹ, Bri-tên và Pháp đồng ư trên nguyên tắc họp ngũ cường.( 126)

125. FRUS, 1952-1954, XIII:897-8.

126. FRUS, 1952-1954, XIII:901-902.

Ngày 14/12/1953, Hồ Chí Minh nhận lời thương thuyết với Pháp. Nhân ngày Tết Nguyên đán Giáp Ngọ (3/2/1954), Hồ lập lại lời đề nghị văn hồi hoà b́nh.

Trong khi đó, Trung Cộng ra công cổ vơ cho việc t́m ḥa b́nh. Tại Vienna, khi Lê Đ́nh Thám, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Hoà b́nh, tuyên bốÔ có thể t́m một giải pháp hoà b́nh ở VN, Quách Mạt Nhược, trưởng phái đoàn TC, ủng hộ nhiệt liệt. Ngày Thứ Ba, 1/12/1953, Nhân Dân Nhật Báo đăng lại lời tuyên bố của Hồ và, trong bài xă luận, hoàn toàn ủng hộ. Ngày 18/12/1953, Chính phủ TC tổ chức một ngày đoàn kết với nhân dân VN tại Bắc Kinh. Lê Đ́nh Thám và Lưu Ninh Nhất, Phó Chủ nhiệm Tổng công hội TQ, nhắc lại những luận điểm “hoà b́nh.”

Ngày 18/2/1954, Molotov lại kêu gọi mở hội nghị để giải quyết vấn đề Triều Tiên và Đông Dương. Tứ cường đồng ư mời Trung Cộng tham dự Hội nghị Geneva, khai mạc ngày 26/4. Sẽ bàn cả vấn đề Triều Tiên và Đông Dương–hai điểm nóng của cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Nga ở Á Châu, cũng hai cửa ngơ chiến lược quan trọng của Trung Cộng.

Sau khi Hội nghị tứ cường tại Berlin [Bá Linh] đồng ư mời 9 phe liên hệ tham dự Hội nghị Geneva, và khi trận Điện Biên vừa bùng nổ đợt 3, Bắc Kinh bí mậtờ áp lực Hồ phải chấp nhận chia đôi Việt Nam, để tránh tạo cơ hội cho Mỹ tham chiến ở Đông Dương. Kinh nghiệm Triều Tiên c̣n đậm nét trong tâm khảm các nhà lănh đạo Trung Cộng.

Ngày 15/3/1954, Chu Ân Lai (1898-1975) điện thư cho Hồ đề nghị: nên chọn một tuyến chia cắt tương đối rơ ràng để khu vực do VNDCCH kiểm soát tương đối toàn vẹn. Vĩ tuyến 16 có thể là một lựa chọn.( 127) Lai cũng mời Hồ sang Bắc Kinh để thảo luận vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4/1954. Khi Hồ và Phạm Văn Đồng tới Bắc Kinh vào hạ tuần tháng 3/1954, Mao, Lưu Thiếu Kỳ và Lai thúc dục Hồ phải đạt kết quả tại Geneva.

127. Nguyên văn: “If a cease fire is achieved, it is better to have a relatively fixed demarcation line so that [the DRV] can keep a relatively complete area]. The site of the demarcation line would be determined by two factors: its advantage to the DRV and its acceptability to the enemy. “The farther south the line is drawn, the better. . . . The sixteenth parallel can be considered as one possible choice.” Zhou nianpu [Chu niên biểu], I:358; dịch qua Anh ngữ trong Zhai, 2000:51.

Ngày 31/3/1954, Bộ chính trị Đảng CSTH chấp thuận kế hoạch của Chu Ân Lai và ủy Lai qua Mat-scơ-va họp bàn với Liên Sô. Hôm sau, 1/4, Lai, Hồ và Đồng bay qua Nga. Tại Mat-scơ-va, Lai và Hồ họp với Nikita Khrushchev và Vyacheslav Molotov. Khrushchev chẳng kỳ vọng nhiều, trong khi Mao coi hội nghị Geneva cực kỳ quan trọng với Trung Cộng.( 128)

128. Zhai, 2000:52.

Ngày 19/4, Bắc Kinh công bố danh sách phái đoàn dự Hội nghị do Chu Ân Lai cầm đầu. Lai cùng tùy tùng ghé qua Mat-scơ-va để tham khảo ư kiến lần chót, và tập luyện các nghi lễ ngoại giao quốc tế, trước khi qua Geneva ngày 21/4/1954. Ngày này, Lai cũng nhắn tin với Laniel là muốn gặp riêng Thủ tướng Pháp.( 129)

129. Ngày 21/6/1954, tân Thủ tướng Mendès-France hỏi ư kiến Thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ, Tướng Walter B. Smith, về dự định mời Chu Ân Lai qua Paris. Smith nhấn mạnh là đă cảnh cáo Nga rằng không nên hạ nhục Pháp, cần đạt một giải pháp hợp lư, và Mỹ luôn luôn yểm trợ Pháp.

Ngày 24/4/1954, phái đoàn Chu Ân Lai tới Geneva. Gồm 200 người. Những nhân vật đáng kể nhất có ba Thứ trưởng Ngoại giao Zhang Wentian [Trương Văn Thiên] (1898-?), Cựu Đại sứ ở Mat-scơ-va; Wang Jiaxiang [Vương Gia Tường](1907-1974), và Li Kenung [Lư Khắc Nông], phụ trách t́nh báo; Wang Bingnan [Vương Bính Nam], Tổng thư kư [Director of the General Office] Bộ Ngoại giao. Có 5 cố vấn: Phương Nghị, Bí thư Vụ chính trị của Bộ Ngoại Giao; Trần Gia Khang, Vụ trưởng Vụ châu Á từ năm 1952; Huang Hoa [Hoàng Hoa], Cố vấn bộ Ngoại Giao từ năm 1953; Hoạn Hương, Vụ trưởng Vụ Tây Âu Bộ Ngoại Giao; và Lôi Anh Phu. Ngoài ra c̣n một số nhân viên không chính thức: Lôi Nhiệm Dân, Thứ trưởng Ngoại thương; Qiao Guanhoa [Kiều Quán Hoa] và vợ là Cung Bành, phát ngôn viên; Kha Bái Niên, Vụ trưởng Vụ Mỹ-Australia; Wu Leng-si, Phó Giám đốc Tân Hoa xă.

Phần Pháp, ngân sách đă kiệt quệ. Mầm mống rối loạn không những chỉ xảy ra tại nội địa Pháp mà bắt đầu nhen nhúm ở các thuộc địa. Áp lực chính trị của Liên Bang Mỹ th́ ngày một tăng theo số tiền viện trợ, khiến Pháp phải tự hỏi tại sao xương máu Pháp phải đổ xuống để mất dần quyền sở hữu Đông Dương? Hơn nữa, mục tiêu đích thực của Pháp là quyền lợi vật chất và tinh thần (văn hóa). Pháp không đặt nặng vấn đề ư thức hệ “chống Cộng” như Mỹ. (130)

130. Ngày 25/7/1954, chẳng hạn, Mandès France tuyên bố sẽ duy tŕ liên hệ văn hóa và kinh tế với miền Bắc, nhưng vẫn giúp đỡ Việt Nam Tự Do (Nam Việt Nam) phát triển. US-Vietnam Relations, Bk 10, 1971: IV, A.3.: 1. Mandès-France cũng hứa tôn trọng Hiệp ước 4/6/1954, trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam.

Thoạt tiên, Pháp, hoặc ít nữa chính phủ Laniel, muốn đạt được ḥa b́nh trong thế mạnh. Nhưng kế hoạch Laniel-Navarre bị phá sản trong mùa Xuân 1954 tại Điện Biên Phủ. Pháp nhiều lần xin Mỹ can thiệp bằng không lực (kế hoạch Vautour hay Vulture), nhưng v́ Bri-tên và khối ANZUS không đồng ư tham chiến, Tổng thống Eisenhower không có quyết dịnh rơ ràng cho tới khi Pháp thất trận Điện Biên Phủ.

B. HỘI NGHỊ GENEVA (26/4-21/7/1954):

Ngày 26/4, Hội nghị Geneva khai mạc. Một ngày họp về Triều Tiên, một ngày họp về Đông Dương. Phiên họp về Triều Tiên không thành công v́ Bắc Kinh không nh́n nhận vai tṛ của LHQ; chỉ muốn có các nước trung lập. Về Đông Dương, ngày 2/5, Mỹ, Bri-tên và Pháp đồng ư công thức Hội nghị do Liên Sô đề nghị–sẽ có 9 phe tham dự, kể cả VNDCCH và Quốc Gia Việt Nam. Ngày 3/5, Việt Minh được mời tham dự Hội nghị Geneva. Ngày này, Ngoại trưởng Mỹ Dulles rời Geneva. Gửi thư cho Bidault, ngỏ ư muốn giúp Pháp. Nhưng từ đó, không trở lại Geneva nữa.

Ngày 4/5, phái đoàn Phạm Văn Đồng tới Geneva. Có Tạ Quang Bửu, Hà Văn Lâu, Hoàng Văn Hoan, v.. v... Ngoại trưởng Nguyễn Quốc Định cầm đầu phái đoàn QGVN. (Sau thay thế bằng Trần Văn Đỗ, Ngoại trưởng chính phủ Diệm)

Giữa lúc phiên họp về Đông Dương sắp khai mạc, ngày 7/5/1954, Điện Biên Phủ thất thủ sau 56 ngày bị vây đánh. Giấc mơ “thương thuyết trên thế mạnh” của Pháp tan thành mây khói. Lúc 16G45 ngày Thứ Bảy, 8/5/1954, (23G45 Việt Nam), để khai mạc Hội nghị nghị Geneva về Đông Dương, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, đối diện bờ hồ, Ngoại trưởng Pháp Bidault đề nghị ngưng bắn tại Đông Dương để t́m hoà b́nh.

4/5/1954: Điện-Biên-Phủ: Pháp tung Tiểu đoàn Dù dự bị cuối cùng vào mặt trận. Tướng de Castries nhận được kế hoạch bí mật Albatros (Hải Âu), tức kế hoạch rút khỏi Điện Biên Phủ qua Lào bằng 3 cánh quân, từ đêm 7/5/1954.

Phía Mỹ không hài ḷng. Trong hai năm 1953-1954, như đă lược thuật, Mỹ không ngừng chống một giải pháp chính trị cho Đông Dương. Ngày 26/4/1954, Dulles bảo thẳng Ngoại trưởng Bidault rằng ngưng bắn là đầu hàng. (131)

131. The Pentagon Papers (Gravel), I:Doc. 37 [478-479].

 Tuy nhiên, Bri-tên chống lại ư muốn mở rộng chiến tranh. Ngày 27/4, khi Dulles tuyên bố không muốn thấy ngưng bắn, Ngoại trưởng Anthony Eden nói can thiệp bằng vơ lực quá nguy hiểm, nguy hiểm hơn cả Triều Tiên [Korea].( 132) Hai ngày sau, 29/4, Dulles đề nghị với Eisenhower rằng giữa cảnh xuống dốc của Pháp, yếu ớt của Bri-tên, Mỹ phải đảm nhiệm vai tṛ lănh đạo.( 133) Nhưng phe quân sự Mỹ chống lại việc can thiệp đơn phương. Eisenhower đồng ư. Dulles chẳng có biện pháp nào hơn bày một cuộc cờ khác.

132. Ibid., I:Doc 38 [480-481). Ngày 25/4/1954, Eden gặp Dulles ở London vào buổi sáng, rồi Bidault ở phi trường Orly, trên đường qua Geneva; Ibid., I:Doc 35 [477]. Ngày 26/4/1954, Dulles gặp Eden và Bidault tại tư dinh Bidault. Eden có vẻ nghiêng về phía ngưng bắn. Bidault cũng vậy; Ibid., I:Doc. 37 [478-479) Ngày 27/4/1954, Bidault gặp Molotov.

133. Dulte 21, ngày 29/4/1954, Dulles gửi BNG; Ibid., I:Doc 39:481-482.

Khi khó thể tránh được việc ngưng bắn, Dulles không tham dự Hội nghị Geneva về Đông Dương, mà chỉ cử đại diện là Thứ trưởng Walter Bedell Smith, với chỉ thị Smith không được liên hệ với đại diện Trung Cộng. Mỹ, Dulles nhấn mạnh, ờ chỉ là một “quốc gia quan tâm” [interested nation] không phải phe lâm chiến hay một thành viên ḥa đàm [“belligerent or a principal in the negotiation.”] Mỹ tham dự để giúp các quốc gia [liên kết] được vẹn toàn lănh thổ và độc lập chính trị, dưới những chính phủ vững chắc, để họ khỏi bị rơi vào ách độc tài đế quốc Cộng Sản [these people should not be amalgamated into the Communist bloc of imperialistic dictatorship]. Mỹ không chấp thuận, dù gián hay trực tiếp, việc ngưng bắn, hay một h́nh thức nào làm tổn hại đến các chính quyền hợp pháp. Ngoài ra, Smith phải hợp tác với Pháp và các nước được công nhận.( 134)

134. Tel. ngày 12/5; Ibid., I:507-508.

21/5/1954: Đề nghị của Tổng Tham Mưu Trưởng Radford; Ibid., I:508-511)

 

Trước đó, Dulles đă tiếp xúc với Bảo Đại và đang cho nghiên cứu việc sử dụng thí nghiệm Ngô Đ́nh Diệm, hy vọng sẽ tạo được một tiền đồn chống Cộng trên phần đất c̣n lại phía Nam vĩ tuyến 17, với những “phần tử quốc gia chân chính.”

Hội nghị Geneva, trên thực tế, chỉ c̣n là cuộc mặc cả giữa Pháp với phe Liên Sô, Trung Cộng và VNDCCH. Đại diện của QGVN bị hoàn toàn lăng quên. Ngoại trưởng Nguyễn Quốc Định và rồi Trần Văn Đỗ, từ ngày 12/7, chỉ được tham dự những phiên họp công khai, không được dự các buổi mật đàm quân sự hay chính trị Pháp-Việt Minh.

Những buổi họp bí mật của Ủy ban Quân sự [Commission Militaire] Pháp-Việt Minh bắt đầu ngày 2/6/1954 giữa Tạ Quang Bửu, Hà Văn Lâu cùng Tướng Delteil và Đại tá Marcel de Brébisson. Ngày 10/6, trong một cuộc họp mật, Bửu đột ngột gợi ư cho việc chia cắt Việt Nam. Đặt một bàn tay lên vùng Bắc Việt, Bửu nói: “Chúng tôi cần một thủ đô [Hà Nội] và một hải cảng [Hải Pḥng].”( 135)

135. Chauvel, 1972:149.

Đại diện Pháp ngạc nhiên, nhưng hân hoan khôn tả. Nguyên tắc chia đôi Việt Nam đă được Hà Nội đề xướng. Tướng Paul Ely, tân Tổng Ủy viên Đông Dương, kiêm Tổng Tư lệnh quân viễn chinh Pháp, không muốn mất Hà Nội hay Hải Pḥng. Pháp đề ra phương pháp ngưng bắn da beo (leopard spot), hay ngưng bắn tại chỗ. Các chiến lược gia Mỹ cho rằng Bắc Việt là trọng điểm của cánh cung bảo vệ toàn vùng Đông Nam Á nên không đồng ư. Cuối cùng, Pháp chấp nhận chia đôi Việt Nam, mỗi phe tập trung vào một khu vực rơ ràng. Về vấn đề Lào và Kampuchea, Pháp đ̣i hỏi Việt Minh phải rút quân khỏi hai nước này. Việt Minh, do áp lực của Trung Cộng, đồng ư; đổi lấy điều kiện không một quốc gia thứ ba nào được thiết lập căn cứ quân sự trên lănh thổ ba nước Đông Dương.

Vấn đề chính trị bắt đầu thảo luận từ ngày 29/5/1954. Tuy nhiên Chauvel và Phạm Văn Đồng không đạt được kết quả đáng kể tại các phiên họp công khai. Từ ngày Thứ Bảy 12/6, Đồng và Chauvel bắt đầu mật đàm. Vấn đề gay go nhất là vai tṛ của chính phủ QGVN. Đồng muốn Pháp trả hoàn toàn độc lập cho VNDCCH, bỏ rơi chế độ QGVN. Nhưng Pháp, với sự yểm trợ của Bri-tên và Mỹ, muốn cho QGVN một cơ hội. Đó là tổng tuyển cử để quyết định thể chế tương lai. Việt Minh muốn tổng tuyển cử trong ṿng 6 tháng, nhưng Pháp muốn kéo dài càng sớm càng tốt. [Cuối cùng, Molotov và Chu Ân Lai đồng ư sẽ tổng tuyển cử trong ṿng hai năm].

Hội nghị Geneva, tưởng cần lập lại, là cơ hội cho Bắc Kinh xuất hiện như một cường quốc sau 5 năm năm bị cô lập và phong tỏa. Chu Ân Lai muốn bằng mọi giá ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ vào Đông Dương, cửa ngơ chiến lược Đông Nam của Trung Cộng. (Hai cửa ngơ chiến lược khác là Đại Hàn và Đài Loan).

Ngày 18/5, một cộng sự viên của Chu Ân Lai nói với Pháp là Trung Hoa tới Geneva để t́m hoà b́nh, không phải để ủng hộ Việt Minh.( 136)

136. Jian, 1993:108.

Ngày 30/5, Chu Ân Lai điện cho Bắc Kinh và Hà Nội, thông báo nếu cần có thể biến Hà Nội, Hải Pḥng và quốc lộ số 5 nối liền hai thị xă này thành vùng phi quân sự. (137)

137. Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua (Hà Nội: Sự Thật, 1979), tr. 32.

Ngày 20/6/1954, Mao chỉ thị Cố vấn quân sự Trung Cộng ngăn Giáp mở rộng chiến tranh vào Trung và Nam Việt, hay tiến đánh châu thổ sông Hồng.( 138)

138. Jian 1993:107. Molotov cũng gửi điện văn cho Hồ, yêu cầu đừng mở rộng chiến tranh, đang có triển vọng ḥa b́nh; Giáp, Điện Biên Phủ (2001), tr. 409.

Tuy nhiên, thương thuyết bế tắc v́ hai vấn đề quan trọng: Vấn đề Kampuchea-Lào và ranh giới phân chia Việt Nam; và, vấn đề trung lập hóa Đông Dương. Thái độ của phe Cộng Sản bỗng cứng rắn hơn sau khi Molotov về Mat-scơ-va từ ngày 30/5 tới 2/6. Một trong những nguyên do có lẽ là việc Laniel quyết định trao trả độc lập cho chế độ Bảo Đại ngày 4/6/1954. Ngày 6/6, phe Cộng Sản đả kích chính phủ Laniel và Mỹ. Ngày 8/6, Molotov đả kích Ngoại trưởng Bidault đă tạo nên những trở ngại cho con đường tái lập ḥa b́nh. Hai ngày sau, 10/6, Molotov đề nghị Pháp bàn thảo vấn đề chính trị trực tiếp với Việt Minh.

Ngày 12/6, chính phủ Laniel bị bất tín nhiệm. Hai ngày sau, 14/6, t́nh h́nh căng thẳng đến độ các quan sát viên lo sợ rằng Hội nghị Geneva sẽ đổ vỡ. Tuy nhiên, phía sau hậu trường, những cuộc thương thuyết mật tạo được nhiều tiến bộ. Phe Cộng Sản phân chia trách nhiệm rơ ràng: Liên Sô phụ trách các vấn đề tổng quát, kiểm soát đ́nh chiến, và những nguyên tắc chính trị. Trung Cộng chịu trách nhiệm những vấn đề thực tế, biên giới, vùng tập trung.

Ngày 15/6, tại Geneva, Molotov, Lai và Đồng họp mật. Lai, với sự đồng ư của Molotov, ép Đồng phải chấp nhận những giải pháp riêng biệt cho Việt Nam, Lào và Kampuchea–tức triệt thoái quân Việt Minh khỏi Kampuchea và Lào. (139)

139. Jian, 1993:108.

Hôm sau, 16/6, Lai công khai phá vỡ sự bế tắc bằng cách chấp nhận quân ngoại quốc phải triệt thoái khỏi Kampuchea và Lào.

Ngày 17/6, Lai gặp Bidault, cho biết đồng ư có hai nước Việt Nam, công nhận chính phủ hiện hữu ở Lào và Kampuchea, và rút hết quân ngoại quốc khỏi hai vương quốc này.

Đêm 19/6, Molotov bay về Mat-scơ-va. Phần Eden và Smith cũng rời Geneva.

Ngày 21/6, UBQS không họp. Đại tá de Brebisson gặp Hà Văn Lâu để dàn xếp cho Chauvel gặp Phạm Văn Đồng. Hôm sau, 22/6, gặp Chauvel, Đồng nói:

Các ông cứ lần lữa, các ông cứ ngần ngại quyết định.... Những người Việt mà các ông hết ḷng yểm trợ–điều này các ông rơ hơn ai hết–sẽ bắn vào lưng người Pháp trước khi ngả qua phe chúng tôi.(140)

140. Nguyên văn: “Vous tergiversez, vous hésitez à prendre la décision.... Les vietnamiens que vous soutenez à bout de bras–vous le savez d'ailleurs–tireront dans le dos des Francais avant de passer chez nous;“ SHAT (Vinvennes), 1K xxx.

 

Đêm 22-23/6/1954, Delteil, de Brébisson lại họp mật cùng Bửu và Lâu.

Từ ngày Quốc Hội Pháp cửợ Mendès-France lập chính phủ mới, lời tuyên bố sẽ từ chức nếu không đạt được Hiệp ước trong ṿng 4 tuần lễ của Mendes-France khiến Mỹ lo ngại. Ngày 17/6, Dulles chỉ thị cho phái đoàn Mỹ ở Geneva là Mỹ không có ư định “bán” [sell] việc chia cắt đất nước với phe QGVN. Dulles cũng cho lệnh U. Alexis Johnson lưu ư phái đoàn Pháp [Chauvel] về điều kiện di tản quân Pháp và kiều dân, cùng giáo dân Ki-tô Việt.( 141)

141. The Pentagon Papers (Gravel), I:531 [Doc. 190].

Nhưng ngày 18/6, U. Alexis Johnson báo cáo về Oat-shinh-tân rằng theo Chauvel, đ́nh chiến kiểu “da beo” [leopard spot] không thực tiễn. Pháp sẽ đồng ư chia vào khoảng vĩ tuyến 19, phía Bắc Đồng Hới. Mật đàm với phái đoàn VM không mang lại kết quả v́ VM cứng rắn hơn.( 142)

142. Ibid., I:533.

Ngày 18/6, khi gặp Thứ trưởng Smith, Molotov cũng khuyên Mỹ nên chấp nhận chia đôi Việt Nam. Pháp không thể đuổi theo hai thỏ cùng một lúc. Sau khi chia đôi, sẽ t́m cách thống nhất bằng tuyển cử. Muốn giải quyết vấn đề Đông Dương, nên thực tế [realistic].( 143)

143. Ibid., I:535-536.

Trong buổi hội kiến giữa Mandès-France và Smith tại Quai d’Orsay ngày 20/6/1954, Mandès-France yêu cầu Mỹ can thiệp để Diệm, “a fanatic giống như Lư Thừa Văn,” t́m cách chống lại việc thương thuyết.( 144)

144. FRUS, 1952-1954, XIII:2:1726.

Ngày Thứ Tư 23/6, Lai gặp Mendès-France ở Berne, thủ đô Switzerland. Lai, theo Chauvel nói với Dillon, chấp nhận có hai nước Việt Nam. Giải pháp sẽ qua hai giai đoạn: Ngưng bắn càng sớm càng tốt, và ḥa b́nh có thể cần nhiều thời gian. Lai chấp thuận đề nghị của Pháp là giải quyết vấn đề quân sự trước, chính trị sau. Trước hết, ngưng bắn và tập trung tại những vùng lớn rộng. Lai sẵn sàng thảo luận vùng tập trung nếu Pháp muốn, nhưng Mendès-France muốn bàn ở Geneva. Vấn đề chính trị, sẽ do hai chính phủ Việt Nam thảo luận. Pháp có thể tiếp tay vào những cuộc thương thuyết này. Mendes-France nói chiến tranh đă kéo dài hơn 8 năm, cần thời gian cho hai bên nguội lại [cool off]. Lai im lặng, không đ̣i bầu cử sớm nữa. Mendès-France c̣n yêu cầu Lai can thiệp cho phe Việt Minh bớt cứng rắn hơn. Lai đồng ư. (145)

145. CĐ 5035, 24/6/1954, Dillon gửi BNG; The Pentagon Papers (Gravel), I:537-538. Chauvel trở lại Geneva tối ngày 24/6 và tiếp tục nói chuyện với Việt Minh hôm sau, 27/6; Ibid.]

Hôm sau, Thứ Năm, 24/6, Mendès-France họp mật với Charles Guy la Chambre, Parodi, Chauvel và Ely. Rồi cho lệnh phái đoàn Pháp đề nghị chia đôi VN ở vĩ tuyến 18.

Trước một sự việc đă rồi, ngày 24/6 Dulles cho phái đoàn Geneva biết vai tṛ của Mỹ sẽ rút c̣n “người quan sát.”( 146)

146. Ibid., I:538-539.

Hai ngày sau, Thứ Bảy, 26/6, Đại sứ Pháp Henri Bonnet trao cho Dulles một văn thư tóm lược về diễn tiến Hội nghị Geneva. Ngày 28/6, trả lời văn thư ngày 26/6 của Mendès-France–đặc biệt là yêu cầu Mỹ can thiệp để Diệm đừng phản ứng nông nổi về việc chia cắt đất nước(147)–Dulles nêu lên 7 điều kiện căn bản mà Mỹ và Bri-tên đă đồng ư trong cuộc họp thượng đỉnh Eisenhower-Churchill từ ngày 25 tới 29/6/1954 về việc ngưng bắn:

147. FRUS, 1952-1954, XIII:2:1757; Gravel I:539-540

1. Duy tŕ sự toàn vẹn lănh thổ và độc lập của hai nước Miên, Lào; bảo đảm việc triệt thoái quân đội VM khỏi hai quốc gia này.

      2. Duy tŕ ít nhất miền Nam VN, và nếu có thể một “túi” [enclave] ở miền Bắc. Giới tuyến không thể nằm xa hơn phía Nam Đồng Hới [tức vĩ độ 17.5]. (VM đang đ̣i vĩ tuyến 13; Pháp chỉ chịu cắt ngang vĩ tuyến 18, v́ cần đường thông thương qua Lào, tức QL-9).

3. Không áp đặt lên Lào, Kampuchea và phần c̣n lại của Việt Nam bất cứ một giới hạn nào làm giảm tiềm năng duy tŕ những chế độ không Cộng Sản vững vàng; đặc biệt là những giới hạn làm giảm quyền duy tŕ các lực lượng thích ứng để giữ an ninh trong nước, quyền nhập cảng vũ khí và sử dụng cố vấn nước ngoài.

4. Không có những điều khoản chính trị khiến vùng đất c̣n lại của Việt Nam có thể sẽ lọt vào tay Cộng Sản.

5. Không loại trừ viễn tượng thống nhất VN bằng phương thức hoà b́nh. (VM đ̣i trong ṿng 6 tháng; Pháp muốn 1 năm sau ngày rút quân)

6. Cung cấp những phương tiện di chuyển yên ổn và nhân đạo, dưới sự kiểm soát quốc tế, cho những người tự nguyện muốn rời vùng này qua vùng khác.

7. Cung cấp hệ thống kiểm soát quốc tế. (148)

148. FRUS, 1952-1954, XIII:2:1758.

Ngày 30/6, Đại sứ Dillon mới trao được công điện trên cho Mendès-France.

Thời gian này, Hội nghị Geneva tạm ngưng họp cho các Ngoại trưởng về nước tham khảo. T́nh h́nh chiến sự tại Đông Dương cũng cực kỳ bất lợi cho Pháp.

Ngày 24/6, tại miền Trung, trận An Khê nổ lớn. Chiến đoàn lưu động [GM] 100 của Pháp bị tiêu diệt.( 149)

149. Giáp, ĐBP, 2001:402.

 Tại miền Bắc, ngày 22/6, Pháp triệt thoái các tỉnh Hà Nam, Bùi Chu, Phát Diệm và Nam Định về hướng Hải Pḥng, giao cho QĐVN trách nhiệm bảo vệ lănh thổ. Ngày Thứ Năm, 24/6, Thủ hiến Nguyễn Hữu Trí–lúc đó đang vận động xin Mỹ viện trợ để bảo vệ Bắc Việt–mới báo cáo rằng Pháp triệt thoái miền Nam châu thổ. Hai ngày sau, Thứ Bảy, 26/6, Tướng Cogny gặp Trí, chính thức thông báo việc quân Pháp triệt thoái từ 4 ngày trước.

Cuộc triệt thoái này cũng khiến Thủ tướng được chỉ định Ngô Đ́nh Diệm như ngồi trên lửa bỏng. Hai tỉnh Bùi Chu, Phát Diệm là vùng đông giáo dân Ki-tô bậc nhất miền Bắc, và là một trong những thế tựa của Diệm khi đi xin viện trợ Mỹ từ năm 1950. Bởi thế, Diệm không ngớt yêu cầu Mỹ can thiệp. Nhưng những lời chỉ trích cay đắng của họ Ngô–như không quân Pháp oanh kích vào đoàn người di tản–chẳng thay đổi ǵ được t́nh thế.( 150)

150. FRUS, 1952-1954, XIII:1762-1763; Chính Đạo, Nhân vật chí, 1997:272.

Tại Geneva, ngày 30/6, Đại tá de Brébisson được Tướng Ely giải thích rằng kế hoạch rút Nam Bắc Việt đă được hoạch định từ ngày 15/5 và thuần có tính cách chiến lược, nhằm bảo vệ đạo quân viễn chinh Pháp. Đích thân Ely đă trao lệnh triệt thoái cho Navarre trong dịp qua Đông Dương. Trong khi đó, nhân dịp ḥa đàm ngưng họp, Chu Ân Lai chu du một số nước ở Á châu, như India và Burma, cổ vơ chính sách sống chung ḥa b́nh. Ngày Thứ Bảy, 3/7, Lai mời Hồ qua Liễu Châu (Nam Ninh) để thảo luận cho tới ngày 5/7. Vơ Nguyên Giáp được tháp tùng. Lai thuyết phục Hồ nên chấp nhận chia đôi Việt Nam ở khoảng vĩ tuyến 16; giải quyết vấn đề Kampuchea và Lào riêng biệt–quân Pathet Lào sẽ tập trung ở vùng Sầm Nuea và Phong Saly; Kampuchea có thể theo chế độ không Cộng Sản. Theo tài liệu Trung Cộng, Hồ đồng ư.( 151)

151. Jian 1993:109. Tài liệu CSVN ghi Lai và Hồ gặp nhau ở “biên giới Việt-Trung;” Sự kiện 1990:92; VKĐTT, 15:1954, 2001:167n. Theo Giáp, Lai đề nghị vĩ tuyến 17, nhưng Hồ không chấp thuận; Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:406-408.

Ngày Chủ Nhật 5/7, theo tư liệu Trung Cộng, Bộ chính trị Đảng Lao Động Việt Nam ra nghị quyết theo chiều hướng lời cố vấn của Lai.( 152)

152. Jian, 1993:109. Giáp không nhắc đến chi tiết này. Theo Giáp, Hội nghị Trung ương lần thứ 6 họp ngày 15/7/1954 mới biểu quyết việc chia đôi theo vĩ tuyến 17; Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:409-410.

Tại Geneva, ngày 8/7, đại diện quân sự Việt Minh đề nghị ranh giới ở phía Bắc Tuy Ḥa 40 cây số; và hưu chiến 90 ngày cho Pháp di tản châu thổ sông Hồng. Đại tá de Brébisson không thuận và cũng không hẹn ngày gặp lại.

Ngày 8/7 này, Chauvel ăn tối với Lư Khắc Nông [Li Konung] và Trương Văn Thiên [Zhang Wentian], Cựu Đại sứ ở Mat-scơ-va. Có cả Đại sứ Liên Sô. Chauvel than phiền về thái độ cứng rắn của Việt Minh. Đại diện TC cho biết Lai đă nói chuyện [very good meeting] với Hồ và có kết quả tốt cho Pháp.

Hai ngày sau, Thứ Bảy, 10/7, từ Bắc Kinh, Lai điện cho Việt Minh: “Phải có những điều kiện công bằng và hợp lư để chính phủ Pháp có thể nhận được, để đi đến hiệp định trong ṿng 10 ngày, điều kiện đưa ra nên giản đơn, rơ ràng để dễ đi đến hiệp thương, không nên làm phức tạp lôi thôi để tránh thảo luận mất th́ giờ, rườm rà, kéo dài đàm phán để cho Mỹ phá hoại.”( 153)

153. STVQHVNTQ, 1979:32.

Ngày 9/7, Chauvel cũng gặp Molotov. Chauvel yêu cầu cho làm việc với phái đoàn quân sự Liên Sô. Theo Chauvel, nếu chỉ nói chuyện với đại biểu Nga và TC, sẽ đạt được những điểm mà Mỹ và Bri-tên đề ra. Ngày Thứ Bảy, 10/7, Molotov gặp Mendès-France. Ngày 11/7, Mendès-France gặp Phạm Văn Đồng.

Ngày 11/7, Lai cũng trở lại Geneva. Hôm sau, 12/7, khi gặp Mendès-France tại Berne, Lai đồng ư vĩ tuyến 17. Nhưng buổi tối, Lai chưa thuyết phục được Đồng. Đồng chỉ bằng ḷng cắt đất từ vĩ tuyến 16. (Joyaux ghi ngày 13/7, tr. 287, 290). [Xem 20/7/1954]

Thời gian này, Pháp cũng không khỏi lo ngại về thái độ của Mỹ. Ngày 6/7, Đại sứ Dillon báo cáo về BNG Mỹ là các Ngoại trưởng sẽ trở lại ngày 12/7, và Pháp yêu cầu Dulles hoặc Smith trở lại Geneva. Dulles không đồng ư. (154)

154. The Pentagon Papers (Gravel), I:546, 548, 550-551 [thư ngày 10/7 gửi Mandès-France], 552-553 [phản ứng của Mendès-France ngày 11/7/1954]) Sau đó ngày 14/7, cho Smith trở lại Geneva; Ibid., I:557.

Cũng ngày 6/7 này, Mendès-France nói với Dillon là ngày hôm sau, 7/7, Mendès-France sẽ tuyên bố là nếu ngày 21/7 chưa đạt được ḥa ước, sẽ ra một dự luật gửi quân dịch [conscripts] qua Đông Dương. Mendès-France sẽ khiến dự luật trên được biểu quyết trước khi từ chức, và chuyến tàu chở quân dịch qua Đông Dương sẽ bắt đầu ngày 25/7/1954.( 155)

155. Ibid., I:545.

Dẫu vậy, ngày Chủ Nhật, 11/7, Dillon trao cho Pháp thư Dulles gửi Mendès-France, thông báo ḿnh hoặc Bedell Smith không thể trở lại Geneva, và U. Alexis Johnson vẫn tiếp tục làm quyền trưởng đoàn.

Hôm sau, 12/7, Molotov gặp Chu Ân Lai tại Geneva, rồi gặp Mendès-France tại Berne. Lai đồng ư chia cắt Việt Nam theo vĩ tuyến 17. Buổi tối 12/7, Lai gặp Đồng. Đồng bằng ḷng chia cắt, nhưng cương quyết chọn vĩ tuyến 16 (phía Nam Đà Nẵng). Trước đó Đồng và Bửu chỉ thuận nhường đến vĩ tuyến 13, tức phía Bắc Phú Yên.

Ngày 13/7, do Pháp yêu cầu, Dulles bay sang Paris gặp Mendès-France. Theo Mendès-France, cả Liên Sô, Trung Cộng và Việt Minh đều muốn ngưng chiến v́ sợ Mỹ can thiệp vào Đông Dương. Thủ tướng Pháp yêu cầu Dulles có mặt ở Paris; và tiết lộ Pháp chỉ thuận cắt đất tới vĩ tuyến 18. Bởi thế, ngày 14/7, Dulles đồng ư gửi Tướng Smith trở lại Geneva. Hôm sau, 15/7, Dulles báo cáo trước HĐ/ANQG rằng Mendès-France hứa sẽ cho Việt Nam độc lập nhiều hơn Laniel. Nếu Hội nghị Geneva thất bại, sẽ gửi hai Sư đoàn qua Đông Dương.( 156)

156. Ibid., I:558-559; SHAT (Vincennes), xxx. Từ ngày 2/7/1954, Ely đă viết thư cho Tổng Tham Mưu Trưởng Pháp, đề nghị nếu Geneva thất bại sẽ gửi qua Đông Dương sư đoàn 11 Bộ binh và các đơn vị Tổng trừ bị; Ibid.

Tại Việt Bắc, Ban CH/TƯƯ Đảng LĐVN triệu tập Hội nghị thứ 6 (mở rộng) từ ngày 15 tới 18/7/1954, để thảo luận về đ̣i hỏi của Lai. HCM báo cáo về “t́nh h́nh mới, nhiệm vụ mới.” Hồ chỉ trích bọn “tả khuynh” chống lại việc tạm thời chấp nhận chia cắt Việt Nam. “Tả khuynh” thấy thắng luôn, muốn đánh bừa, đánh đến cùng, chỉ thấy cây mà không thấy rừng, chỉ thấy Pháp mà không thấy Mỹ, thiên về tác chiến, xem khinh ngoại giao. . . Tả khuynh th́ sẽ bị cô lập, sẽ xa rời nhân dân ta và thế giới, và sẽ thất bại.” Trường Chinh báo cáo về “Hoàn thành nhiệỳm vụ mới và đẩy mạnh công tác trước mặt.” Chủ trương tranh thủ và củng cố hoà b́nh, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, và tiếp tục cải cách ruộng đất. Vơ Nguyên Giáp báo cáo về “Sự tiến triển của Hội nghị Genève.” Theo Giáp, đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù chính trực tiếp của nhân dân Đông Dương. Chủ trương “tranh thủ và củng cố hoà b́nh, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập.” Cuối cùng, Ban CH/TƯƯ ra nghị quyết chủ trương “tranh thủ và củng cố hoà b́nh, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập,” và tiếp tục cải cách ruộng đất. (157)

157. VKĐTT, 15:1954, 2001:170-171; Jian 1993:109.

(VKĐTT, 15:1954, 2001:173-227).

(VKĐTT, 15:1954, 2001:223-227; 50 năm, 1982:135-6). Giáp, Điện Biên Phủ, 2001: 409-410.

Phần tư thế kỷ sau, vào tháng 10/1979, Hà Nội lên án Mao Trạch Đông và đồng bọn đă phản bội VNDCCH, ngăn cản nhân dân ba nước Đông Dương đạt thắng lợi hoàn toàn; Sách Trắng, 1979:35-36; Trường Chinh, “Nhân dân Việt Nam cương quyết đánh bại mọi mưu mô xâm lược của chủ nghĩa bành trướng và chủ nghĩa bá quyền nước lớn;” Tạp Chí Cộng Sản (3/1982), trích in trong Chống chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc (Hà Nội: 1983), tr. 41 [33-55].

 

Thứ Bảy, 17/7, Chu Ân Lai tuyên bố ở Geneva rằng hạn định tổng tuyển cử sẽ do Pháp và VM bàn định trực tiếp. Tuy vậy, ngày Thứ Hai, 19/7, Vương Bính Nam nói với Đại tá Guillermarz tại Geneva là có thể Tổng tuyển cử vào năm 1956.

Về vấn đề Ủy ban Kiểm Soát Đ́nh chiến [ICC], ngày Chủ Nhật, 18/7, Chu Ân Lai nói với Eden là đồng ư cho India, Canada và Poland trong Ủy ban Kiểm soát đ́nh chiến.

Như thế chỉ c̣n lại vấn đề trung lập hóa Đông Dương và thái độ của Mỹ. Ngày 18/7, Hoàng Hoa, phát ngôn viên phái đoàn TC, tuyên bố với AP: “Vấn đề căn bản là không hiểu các nước Tây phương có đồng ư vấn đề trung lập hoá Đông Dương hay chăng.” Hoàng Hoa cũng hy vọng Mỹ sẽ tôn trọng những Hiệp ước sẽ được kư kết. Nhưng trưa Thứ Ba, 20/7, khi ăn cơm với Mendès-France, Lai bỏ điều kiện trung lập hoá Đông Dương.

Chiều đó, Mendès-France, Chu Ân Lai, Anthony Eden và Phạm Văn Đồng họp mật tại villa Le Bocage, tư dinh của Molotov để giải quyết những vấn đề tồn đọng. Molotov quyết định chọn vĩ tuyến 17 (VM đ̣i vĩ tuyến 16, Pháp đ̣i vĩ tuyến 18). Molotov cũng quyết định tổng tuyển cử trong ṿng 2 năm (VM đ̣i 6 tháng).

Thứ Tư, 21/7, Hiệp ước Geneva được kư kết. Căn bản là hiệp định quân sự kư giữa Tạ Quang Bửu và Delteil. Việt Nam chia làm 2 vùng tập trung; ranh giới là vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải hay Cửa Tùng). Một khu phi quân sự, rộng không quá 5 cây số dài theo hai bên bờ sông Bến Hải, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 14/8/1954.( 158)

158. Tạ Quang Bửu cũng đại diện Lào kư với Pháp hiệp ước ngưng bắn; và kư một hiệp ước ngưng bắn khác với Bộ trưởng Quốc Pḥng Miên, Neak Tieulong.

 Hai bên chính thức ngừng bắn ngày 27/7 ở Bắc, 1/8 ở Trung, Lào ngày 6/8, Kampuchea ngày 7/8 và Nam bộ ngày 11/8/1954.( 159)

159. Giáp, ĐBP, 2001:414.

Phía Quốc Gia Việt Nam, bị lăng quên, không khỏi bi phẫn. Ngày Thứ Bảy, 17/7/1954, Nguyễn Hữu Châu gửi cho Pháp một văn thư phản kháng việc không được thông báo ǵ về vấn đề chia cắt Việt Nam, và yêu cầu đặt Việt Nam dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc.( 160)

160. The Pentagon Papers (Gravel), I:560-561.

Trong phiên họp thu hẹp thứ 23 do Molotov làm chủ tọa ngày hôm sau, Chủ Nhật 18/7, Trần Văn Đỗ tuyên bố sẽ không tham dự vào cuộc thảo luận bản tuyên cáo chung, vi Việt Nam không có cơ hội được bày tỏ lập trường và quan điểm.( 161)

161. Ibid., I:563-565.

Phần Thứ trưởng Smith khẳng định Mỹ sẽ không phá hoại giải pháp chính trị bằng vơ lực. Mỹ không kư vào baản tuyên cáo chung, nhưng tôn trọng [respect] những điếu thỏa thuận.

Tại Sài G̣n, ngày 19/7, Diệm nói với Heath là sẽ không kư Hiệp định nếu không có một vùng lănh thổ tại miền Bắc. Sau đó, sửa lại thành một vùng lănh thổ dưới sự kiểm soát của quốc tế. Khi được hỏi về lời tuyên bố của Ngoại trưởng Đỗ tại Geneva là không chịu chia cắt VN và xin đặt VN dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc, cả Diệm lẫn XLTV Ngoại trưởng Nguyễn Dương Đôn tránh trả lời. Trong khi đó mặc dù coi ngưng bắn là một sự đầu hàng [capitulation], Cao Ủy Ely tuyên bố sẽ dùng mọi biện pháp để ngăn chặn những cuộc biểu t́nh chống Pháp. Và, sẽ cho lệnh bắt Diệm nếu cần.( 162)

162. FRUS, 1952-1954, XIII, 2:1855.

Cả Liên Sô lẫn Trung Cộng đều muốn chấp nhận sự hiện hữu trên thực tế hai nước Việt Nam, theo kiểu Đông-Tây Germany hay Nam-Bắc Triều Tiên. Chín năm kháng chiến, hàng trăm ngàn binh sĩ tử vong, hàng triệu thường dân bị sát hại, tài sản đất nước khánh kiệt, Hồ và Đảng LĐVN chỉ được một phần đất hẹp hơn vùng lănh thổ giải giới quân Nhật của Tưởng Giới Thạch năm 1945-1946, hay một ”nước Việt Nam tự do” mà Georges Thierry d’Argenlieu muốn dành cho Hồ năm 1946. Đổi lại, chỉ có lời hứa sẽ tổng tuyển cử trong ṿng hai năm–lời hứa mà siêu cường Mỹ chỉ “respect” [tôn trọng], nhưng không cam đoan sẽ tuân theo. Dẫu vậy, Hồ Chí Minh cũng đạt được những thắng lợi to lớn. Quyền kiểm soát miền Bắc vĩ tuyến 17 đă thu đoạt được bằng họng súng–hoặc, văn hoa hơn, bằng bạo lực cách mạng. Khác với t́nh cảnh cô lập của những năm 1945-1947, Hồ có cả một hậu phương vĩ đại là Trung Cộng, Nga Sô và khối Cominform, nguồn cung cấp quân và kinh viện. Không kém quan trọng, Hồ có một đạo quân chính qui trên 300,000 người được tôi luyện qua 8 năm chiến tranh. Và thêm một hiệp ước nh́n nhận, ít nhất trên lư thuyết–với sự chứng kiến của hầu hết cường quốc–sự chính thống của chế độ Hồ.

Sau ngày Hiệp định Geneva kư kết, Mỹ tuyên bố không bị ràng buộc bởi Hiệp ước nhưng chỉ “tôn trọng” nó. Tôn trọng, theo Dulles, có nghĩa sẽ không chống lại một giải pháp dựa trên tinh thần tuyên bố 7 điểm ngày 28/6/1954.( 163)

163. FRUS, 1952-1954, XIII:1757 [Từ ngày 7/7/1954, Dulles đă chỉ thị cho Đại sứ Mỹ ở Paris: “Respect” means “we would not oppose a settlement which conformed to seven points contained Deptel 4583 (dated June 28, 1954]; FRUS, 1952-1954, XIII:1757], 1791-1792 [It does not mean we would guarantee such settlement or that we would necessarily support it publicly. “Respect” would also mean that we would not seek directly or indirectly to upset settlement by force.” (Ibid., XIII:1791-1792) Hôm sau, trong công điện số 5 gửi Paris, sao gửi Sài G̣n, Dulles nhấn mạnh là phải có sự đồng ư của các Quốc Gia Liên Kết nữa. (Ibid., XIII:2:1792n5)

Thí nghiệm sơ khởi của Mỹ là tạo nên một chính phủ bản xứ mạnh, nhiệt t́nh chống Cộng, dưới sự che chở của đạo quân viễn chinh Pháp và Hiệp định Geneva (mà cả Mỹ và QGVN không kư kết hoặc nh́n nhận). Bảo Đại được tạm thời giữ làm Quốc trưởng, nhưng mọi quyền hành đều ủy nhiệm cho Thủ tướng Diệm. Bộ Ngoại Giao Mỹ hy vọng rằng Diệm sẽ có khả năng thành lập một chính phủ chống Cộng mà Mỹ mong muốn.( 164)

164. Có những dấu hiệu cho thấy thí nghiệm Ngô Đ́nh Diệm là do các viên chức Pháp thuộc cánh hữu (nhân viên chính phủ Laniel) đề xướng. Ngày 9/5/1955(?),Ngoại trưởng Dulles nói thẳng với Thủ tướng Pháp Edgar Faure rằng việc chọn Diệm làm Thủ tướng không do Mỹ. Ngày 8/5/1955, một phụ tá của Faure, đặc trách Việt Nam, nh́n nhận chính Pháp đă do Pháp chọn v́ nghĩ rằng Diệm là người có cơ hội thành công; FRUS, 1955-1957, I:378-380.

Nhờ sự trợ giúp của Liên Bang Mỹ và một số nước khác, hơn 800,000 dân miền Bắc bỏ quê hương vào Nam “t́m tự do.” Tháng 10/1955, sau khi đoạt lại quyền chỉ huy quân đội, Cảnh sát và đánh dẹp xong các sứ quân, Thủ tướng Diệm tổ chức “trưng cầu dân ư” truất phế Bảo Đại, rồi tuyên bố thành lập một chế độ Cộng Ḥa. Hiệp ước Geneva không những bị vi phạm, mà một số người liên quan đến Hiệp ước trên đều biến khỏi sân khấu quyền lực.

Kết Luận:

Từ thời điểm này nh́n lại, Điện Biên Phủ và Geneva là hai mặt của đồng tiền chiến tranh kháng Pháp. Chiến công Điện Biên Phủ khiến Hội nghị Geneva sớm được khai mạc và kết thúc; trong khi Hội nghị Geneva nâng tầm quan trọng chiến lược của Điện Biên vượt ngoài biên độ của nó.( 165)

165. Sau này, Hồ ví chiến dịch CCRĐ như một thứ Điện Biên Phủ chống địa chủ phong kiến. Năm 1972, giới lănh đạo gọi cuộc oanh tạc vào dịp Giáng Sinh 1972 như một thứ “Điện Biên Phủ trên không.”

Hiệp định Geneva kư vào lúc 1 giờ sáng ngày 21/7, nhưng kim đồng hồ tại pḥng họp được vặn ngược lại một giờ để Thủ tướng Mendès-France (21/6/1954-6/2/1955) giữ được lời hứa hoàn thành thương thuyết trong ṿng 4 tuần lễ, và trên thực tế hiệp ước này hoàn tất vào khoảng 8 giờ sáng ngày 21/7/1954 Việt Nam. Văn bản quan trọng nhất là hiệp ước đ́nh chiến, kư giữa Tạ Quang Bửu và Delteil: Việt Nam tạm chia làm hai vùng tập trung quân đội sau khi ngưng bắn để đi tới một giải pháp chính trị cho việc thống nhất đất nước qua tổng tuyển cử hai năm sau. Ranh giới tạm thời là vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải-Cửa Tùng). Một khu phi quân sự, rộng không quá 5 cây số dài theo hai bên bờ sông Bến Hải, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 14/8/1954. Phía Nam vĩ tuyến 17 dành cho Pháp và phe QGVN chống Cộng. Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến [UBQT/KSDC] gồm Poland, Canada và India. India là Chủ tịch. Những điểm kiểm soát cố định đặt tại Lào Kay, Lạng Sơn, Tiên Yên, Hải Pḥng, Vinh, Đồng Hới, Muong Sen, Tourane (Đà Nẵng), Qui Nhơn, Nha Trang, Ba Ng̣i, Sài G̣n, Vũng Tàu, Tân Châu. Ngoài ra c̣n những toán lưu động dài theo biên giới, vùng giới tuyến và các khu tập trung. Lào theo “các trung tâm tập kết tạm thời,” rồi rút về Phongsaly và Sam Nuea.( 166)

166. SHAT (Vincennes), 10H

Không được thảo luận hay kư vào ḥa ước quân sự giữa Pháp và VNDCCH, mà cũng bị gạt sang bên lề những cuộc mật đàm chính trị giữa Pháp với Trung Cộng và Liên Sô, phe QGVN chẳng có phản ứng nào khác hơn từ chối kư vào bản tuyên cáo chung ngày 21/7 và xin được ghi vào biên bản lời phản kháng.( 167)

167. Xem tuyên bố của Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ ngày18/7/1954 (phiên họp thứ 30 thu hẹp), và trong phiên họp thứ 31 khoáng đại, ngày 21/7/1954; tr. 376-377, 378-379; Ibid.

Nhưng sự đồng ư hay không đồng ư của QGVN không đáng kể [irrelevant]. Ngay Hồ Chí Minh, Chủ tịch VNDCCH, cũng không có quyền lựa chọn. Ngày 30/5/1954, Chu Ân Lai đă đề nghị Hồ chấp nhận giới tuyến 16, và, nếu cần, biến quốc lộ 5 từ Hà Nội xuống Hải Pḥng làm vùng phi quân sự. Chỉ sau khi đă bí mật qua Liễu Châu (Quảng Tây) gặp Chu Ân Lai, Hồ và Vơ Nguyên Giáp mới biết sơ lược về vĩ tuyến 17 trên bản đồ. Ngày 10/7, Chu Ân Lai c̣n thúc dục Hồ phải gấp rút kư ḥa ước trong ṿng 10 ngày.

Mục đích của Nga Sô khi giúp Pháp kư được hiệp ước ngưng bắn–với những điều kiện khá thuận lợi–không nằm tại Đông Dương mà ngay chính Âu Châu. Nga không muốn Pháp tán thành việc tái vơ trang Tây Germany, hay gia nhập Liên Minh Pḥng vệ Âu Châu [EDC].

Bắc Kinh th́ muốn “cố gắng phá vỡ sự cô lập của Mỹ; và tạo tiền lệ là giải quyết các vấn đề quốc tế qua việc thảo luận giữa các cường quốc.”( 168)

168. Chỉ thị BCT/Đảng CSTQ cho Chu Ân Lai vào tháng 4/1954; Zhai, China, 2000, tr. 52.

Sau 8 năm xương máu chống Pháp, Hồ phải chấp nhận giải pháp tạm chia đôi Việt Nam. Giấc mộng thống nhất đất nước phải ngưng lại cho quyền lợi chiến lược của Nga và Trung Cộng.( 169)

169. Zhai, China, 2000, tr. 49-64.

Đây là một trong những lư do khiến sau này Lê Duẩn-Lê Đức Thọ và Trường Chinh đă chống lại áp lực của Bắc Kinh, quyết định thương thuyết với Mỹ từ năm 1968 để t́m một giải pháp cho Mỹ rút quân. Năm 1972, Lê Duẩn c̣n mở chiến dịch Quảng Trị, đưa quân vượt biên giới tấn công miền Nam từ tháng 3 tới tháng 9/1972. Và, theo một phản ứng giây chuyền, ảnh hưởng của chiến dịch Điện Biên Phủ cùng Hiệp định Geneva và Paris (27/1/1973) c̣n dẫn đến cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba, từ 1978 tới 1989, tô đậm bằng “bài học cho Việt Nam” của Đặng Tiểu B́nh (17/2-20/3/1979), chiến lược bắt Việt Nam xuất huyết cho tới chết,(170) và rồi là Hiệp ước về biên giới trong hai năm 1999 và 2000.

170. Tháng 10/1979, Hà Nội lên án Mao Trạch Đông và đồng bọn đă phản bội VNDCCH, ngăn cản nhân dân ba nước Đông Dương đạt thắng lợi hoàn toàn; Sách Trắng, 1979:35-36; Trường Chinh, “Nhân dân Việt Nam cương quyết đánh bại mọi mưu mô xâm lược của chủ nghĩa bành trướng và chủ nghĩa bá quyền nước lớn;” Tạp Chí Cộng Sản (3/1982), trích in trong Chống chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc (Hà Nội: 1983), tr. 41 [33-55].

 

1. Lực lượng đôi bên:

Tổng số quân nhân Pháp:

Thoạt tiên: 10,814 quân nhân (280 SQ, 503 HSQ, 9,371 binh) [gồm 1412 Pháp, 2,969 Lê dương, 2,607 Bắc Phi, 2,151 chính qui và 1,428 phụ lực Việt (kể cả 2,575 sắc tộc Thái)].

Từ 13/3 tới 6/5/1954 tăng viện thêm 4,291 người. (Fall, Hell, 1968:Appendix A)

Thiết giáp:

Thuộc Trung đoàn 1 Kÿ Mă [1er RCC].

Gồm 2 Trung đội 1 & 3: 7 xe tại Bộ Tư lệnh.

Trung đội 3 tại căn cứ Isabelle.

Pháo:

6 pháo đội 105 ly (24 khẩu), 1 pháo đội 155 ly (4 khẩu) , 3 đại đội cối nặng (Nhảy Dù & Lê dương)

Claudine: 3 pháo đội 105 ly, 1 pháo đội 155 ly, 1 đại đội cối của Nhảy Dù.

Isabelle: 2 pháo đội 105 ly.

Dominique: 1 pháo đội 105 ly.

 

CĂN CỨ:

Béatrice: 3/13 DBLE [Bán liên đoàn Lê dương 3/13]

Claudine: 1/13 DBLE [Bán liên đoàn Lê dương 1/13]

Dominique: 3/3 RTA [Tiểu đoàn 3/3 khố đỏ Algériens] (Fall: 3/3 Algerian Rifles)

Gabrielle: 5/7 RTA (Algériens)

Eliane: 1/4 RTM (Maroccains)

Huguette: 1/2 REL [Tiểu đoàn 1/2 Lê dương]

Eliane: BT 2 [Tiểu đoàn 2 Thái]

Anne-Marie: BT 3[Tiểu đoàn 3 Thái]

Isabelle: 3/3 REL, 2/1 RTA.

Francoise & những tiền đồn khác: 11 đại đội của GMPT 1 [Liên đoàn lưu động phụ lực Thái số 1].

 Thứ Sáu, 27/11/1953: Báo cáo về LK V của Tổng Quân Ủy tŕnh bộ CT; VKĐTT, 14:1953, 2001:581-592.

       6/12/1953: Báo cáo về phương án tác chiến mùa Xuân 1954 của Tổng Quân Ủy tŕnh bộ CT; VKĐTT, 14:1953,  2001:593-598.

 

 Thứ Năm, 26/11/1953: Sài-G̣n: Phái đoàn Ủy ban Ngoại Giao Hạ Viện Mỹ đến thăm Đông Dương [cho tới ngày 1/12/1953]. Gồm Dân biểu Walter H. Judd, Minnesota, Marguerite Stitt Church, Illinois; Clement J. Zablocki, Wisconsin; và, E. Ross Adair, Indiana Thứ Hai, 30/11/1953: Heath dẫn phái đoàn Dân biểu Mỹ tới thăm Bảo Đại. Theo Heath, Bảo Đại không có vẻ ǵ lo lắng về bài phỏng vấn HCM trên tờ Expressen. Theo Bảo Đại đây là hậu quả tất nhiên của những lời tuyên bố của các viên chức Pháp như Laniel, Jacquet ít tuần qua. HCM đă trả đũa bằng lời đề nghị thương thuyết trống rỗng với mục đích tuyên truyền, và đặt Pháp xuống hố. Rồi cười cười, nói với Dân biểu Judd rằng nếu HCM đề nghị thương thuyết với ḿnh, Bảo Đại sẽ trả lời: “Tốt. Hăy hạ súng xuống và đầu hàng. Chúng tôi sẽ ân xá.” Bảo Đại nhắc lại chuyện xảy ra thời 1949. Buổi tối trước ngày kư Hiệp ước Elysée 8/3/1949, VM đă cử đại diện tới gặp chính phủ Pháp, nêu lên câu hỏi: “Tại sao lại nhượng bộ [nhiều] như thế! Chúng tôi sẽ kư một hiệp ước ngưng bắn khác với các ông theo những điều khoản của Hiệp uớc [sơ bộ 6/3/]1946.” Bảo Đại nghĩ rằng đề nghị của HCM là do VM sợ Bảo Đại và Pháp có thể đạt được những thoả thuận mới (FRUS, 1952-1954, XIII:892-3).

Thứ Ba, 1/12/1953: Bảo Đại nói với Heath: Bảo Đại rất bi quan v́ lời tuyên bố của Bộ trưởng Các Quốc Gia Liên Hiệp, Marc Jacquet, về vấn đề thương thuyết Pháp-Việt Minh. Tướng Hinh đă đọc được lời tuyên bố của Jacquet về đề nghị của Hồ, và Bảo Đại nghĩ rằng Pháp quả thực muốn thương thuyết. Bảo Đại cay đắng nêu lên câu hỏi chẳng hiểu phe nhóm nào đang có thực quyền tại Pháp. Sự thay đổi đường lối ngoại giao hiện tại là do ai? Ảnh hưởng của giới thương mại, chủ ngân hàng, hay một nhóm chính trị nào đó? Bảo Đại nói nếu biết được nhóm nào, ông ta có thể thương thuyết hợp tác với họ trên những căn bản thực tế. Về việc ngưng bắn, Bảo Đại tuyên bố thà từ chức hơn chấp nhận một cuộc ngưng bắn mà đất nước bị chia đôi; sau đó sẽ tổ chức một phong trào tái chiếm Việt Nam. Bảo Đại thêm rằng những lời bàn luận về ngưng bắn bắt đầu có ảnh hưởng trên các đơn vị viễn chinh Pháp–họ tự hỏi tại sao phải hy sinh thêm khi sắp có ngưng bắn. Về phía Việt Nam, đại đa số đều muốn “đồng minh” với Pháp trên căn bản độc lập và b́nh đẳng.

Heath an ủi Bảo Đại là mặc dù chưa nhận được chỉ thị chính thức của Washington, theo ông ta chính phủ Mỹ sẽ sử dụng tất cả ảnh hưởng của ḿnh để ngăn chặn việc mở cửa cho Cộng Sản xâm lăng Việt Nam. Cá nhân Heath nghĩ rằng không có lư do ǵ để ngưng bắn trong khi Pháp và Việt Nam có kế hoạch để chiến thắng. Tuy nhiên Bảo Đại cho rằng Mỹ khó có ảnh hưởng mạnh mẽ với Pháp v́ chính Mỹ cũng đă ngưng bắn ở Triều Tiên. (a)

a. FRUS, 1952-1954, XIII:892-893).

Thứ Năm, 3/12/1953: HĐ/ANQG Mỹ họp về đề nghị hoà đàm của Hồ Chí Minh. Giám đốc CIA, Allen Dulles, cho rằng nó tạo nên những ảnh hưởng đáng kể tại Pháp và Đông Dương. Dulles cũng đề cập đến vấn đề Hồ c̣n sống hay đă chết. Theo ông ta, Hồ có thể c̣n sống; nhưng chưa có bằng chứng xác thực nào (FRUS, 1952-1954, XIII:891).

4/12/1953: Navarre tiếp TNS Edward J. Thye của Minnesota. Theo Navarre, chẳng lo ngại ǵ về đề nghị thương thuyết của HCM v́ việc đó không thể xảy ra trong hiện tại (FRUS, 1952-1954, I:899).

24/4/1954: Bảo Đại gặp Dulles. Có mặt Đại sứ Heath [một nhân viên phái đoàn Mỹ trong Hội nghị Geneva, sẽ khai mạc ngày 26/4]. Dulles hỏi Bảo Đại rằng Việt Nam sẽ làm ǵ nếu Pháp quyết định ngưng bắn. Bảo Đại nói sẽ tiếp tục chiến đấu; nhưng cần được yểm trợ vũ khí. Theo Bảo Đại, Điện-biên-phủ có thể là trận đánh cuối cùng của Pháp, nhưng người Việt chưa đánh trận Điện-biên-phủ cuối cùng của họ (FRUS, 1952-1954, XIII:1384-5). [Xem thêm 28/6/1954].

 [71]

No.21. Extract from a Speech by M. Pham Van Dong, Head of Delegation of the Democratic People's Republic of Viet-Nam, Geneva, 10 May, 1954(1)

No person of good faith can deny the fact that almost a century has elapsed since the time when France seized the countries of Indo-China and established their colonial domination; that in the course of the Second World War the French authorities in Indo-China surrendered to the Japanese, that after the capitulation of the Japanese people, the people of Viet-Nam rose in rebellion, seized the power, and established the Democratic Republic of Viet-Nam.

But France signed treaties with this Democratic Republic of Viet-Nam, treaties which were subsequently violated by the colonisers who wanted to wage the war for the reconquest of our country, that the resistance of the peoples of Viet, Khmer and Lao is becoming more and more victorious; that for the last few years this war has been carried out due to the intervention of the American imperialists; and that at present the advocates of this war, in agreement with the American interventionists, are seeking by all means to prolong and extend this war.

 

  Geneva/Tổng tuyển cử:

29/6/1955: - Vũ Văn Mẫu cho Đại sứ Mỹ biết kế hoạch chống lại Tổng tuyển cử của Diệm. Sẽ công bố ngày 20/7/1955 hoặc trễ hơn. (FRUS, 1955-1957, I:470-471)[Xem 5/7/1955] Thứ Sáu, 15/7/1955:, 19G 26 [7G 26, 16/7/1955 Việt Nam]: Dulles điện cho Đại sứ Sài G̣n, yêu cầu Diệm đọc diễn văn về tổng tuyển cử trước ngày 18/7/1955. Thứ Bảy, 16/7/1955: Diệm tuyên bố trên đài phát thanh là không chấp nhận Tổng tuyển cử. Lư do thứ nhất là chính phủ Diệm không hề kư Hiệp ước Geneva nên “không bị ràng buộc bởi những điều khoản của Hiệp định.” “Ở miền Bắc không thể có tuyển cử tự do.” Ngoài ra, không có bằng chứng nào cho thấy Bắc Việt đặt quyền lợi quốc gia trên quyền lợi của Quốc Tế Cộng Sản. (Gravel, I:287; FRUS, 19551957, I:489-490) VKĐTT, 16:1955, 2002:457-462.

Thứ Bảy, 23/7/1955: Geneva: Molotov gặp Eden. Molotov không có vẻ ǵ nóng giận. Eden giải thích là Bri-tên cũng như Pháp khuyến khích Diệm trả lời đề nghị ngày 20[19]/7/1955 của Phạm Văn Đồng. (FRUS, 1955-1957, I:497-498) 3/8/1955: Dulles chỉ thị cho Đại sứ Mỹ khuyên Diệm nên trả lời thư ngày 20[19]/7/1955. (FRUS, 1955-1957, I:505)

9/8/1955: Chính phủ Diệm phát thanh lại lời tuyên bố của Diệm ngày 16/7/1955. Ngoại trưởng Mẫu nhờ Bri-tên và Pháp chuyển thư của Diệạm đến các nước liên hệ và đồng bào phía Bắc vĩ tuyến 17. (FRUS, 1955-1957, I:505n5)

10/8/1955: Hồ Chí Minh kêu gọi hiệp thương và hứa tự do tổng tuyển cử. * Sài-G̣n: Diệm lại bác bỏ việc hiệp thương với Hà-nội.

20/9/1955: Phạm Văn Đồng viết thư cho Nga và Bri-tên, than phiền việc tŕ trễ hiệp thương. (FRUS, 1955-1957, I:540-542) 21/9/1955: - Diệm lại tuyên bố không thể hiệp thương hay tổng tuyển cử.

5/10/1955: Giám đốc Sở Philippines và Đông Nam Á, Young, thư cho Đại sứ Reinhardt: Nên bắt đầu có những mắt nh́n xa hơn tại Việt Nam. Trên b́nh diện quốc tế, từ nay, không cần bận tâm đến việc tổng tuyển cử năm 1956 nữa. Vấn đề thống nhất c̣n xa. Phe CS không áp lực.

11/4/1956: London: Gromyko và Lord Reading họp sơ bộ về việc tái triệu tập Hội nghị Geneva. Hai bên đồng ư không thể triệp tập Hội nghị Geneva, tạm đ́nh hoăn bầu cử vô hạn định, và cởi bỏ cho Pháp trách nhiệm tổ chức bầu cử. UBQTKSĐC [ICC] được yêu cầu tiếp tục nhiệm vụ cho tới ngày tổng tuyển cử. Pháp cũng được yêu cầu làm trung gian. (Cameron, Vietnam Crisis, I:432-436; FRUS, 1955-1957, I:680-682) Ngày 10/5/1956, Sebald báo cáo cho Dulles tin này. Theo Sebald, đây là một chiến thắng ngoại giao cho Việt Nam Cộng Ḥa.

2/5/1956: Paris: Hội nghị tay đôi Pháp-Mỹ.

Christian Pineau nói với Dulles là Pháp chống lại việc triệu tập Hội nghị Geneva, v́ thật vô ích khi cả Mỹ lẫn VNCH sẽ vắng mặt.

Về quân sự, Pháp muốn duy tŕ căn cứ Seno ở Lào, nhưng cần giữ được xưởng Ba Son ở Sài G̣n để bảo tŕ các chiến hạm.

Pháp không có ư định bang giao với VNDCCH. (FRUS, 1955-1957, I:676-677)


    Chính Đạo





Giới Thiệu Sử Gia Chính Đạo


Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu
(ảnh của PBase.com)

                                               

Chính Đạo là một trong hai  bút danh của  Vũ Ngự Chiêu. Bút danh kia là Nguyên Vũ, rất nổi tiếng ở Miền Nam trước năm 1975.  Trước 1975, Vũ Ngự Chiêu phục vụ trong binh chủng Pháo Binh Dù, QLVNCH, và đă có hơn 20 tác phẩm xuất bản. Sau khi ra hải ngoại, ông vừa tiếp tục cầm bút vừa đeo đuổi việc học. Tốt nghiệp Tiến Sĩ Sử tại Đại Học Wisconsin-Madison năm 1984, sau khi cùng gia đ́nh di chuyển về Houston, ông là Giám Đốc nhà xuất bản Văn Hóa và tốt nghiệp Tiến Sĩ Luật tại Đại Học Houston năm 1999.  

    Những tác phẩm của Vũ Ngự Chiêu xuất hiện trước năm 1975 dưới bút danh Nguyên Vũ gồm có  Đời Pháo Thủ (bút kư), Những Cái Chết Vô Danh (tập truyện), Trở Về Từ Cơi Chết (truyện), Ṿng Tay Lửa (trường thiên), Thềm Địa Ngục (truyện), Đêm Hưu Chiến (truyện), Sau Bảy Năm Ở Lính (bút kư), Đêm Da Vàng (trường thiên), v.v.  Tại hải ngoại, Vũ Ngự Chiêu đă in thêm các tập Xuân buồn thảm: Cuộc Sụp Đổ của Nam Việt Nam (bút kư), Trận Chiến Chưa Tàn (truyện), Giặc Cờ Đỏ (trường thiên), cùng hai tâm bút Paris: Xuân 1996, và Ngàn Năm Soi Mặt.  

    Về nghiên cứu sử học, ông đă in ba tác phẩm bằng tiếng Anh dưới tên thực, và 10 biên khảo bằng Việt ngữ với bút danh Chính Đạo. Biên khảo duy nhất bằng Việt ngữ kư tên thực của ông là bộ Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, 1883-1945, gồm ba tập. Những tác phẩm kư tên Chính Đạo thường được viết cho độc giả không chuyên môn, dễ đọc hơn, không quá khô khan như các biên khảo đúng yêu sách bác học.  

   Ông vừa xuất bản tác phẩm mới nhất với tựa đề Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, 1945-1975, tập I, gồm 5 phần: Sơ lược tiểu sử Tổng thống Jean Baptiste Ngô Đ́nh Diệm (1897-1963); Từ Điện Biên Phủ tới Geneva; Cuộc truất phế Bảo Đại; Mùa Phật Đản đẫm máu (1963); và “Phiến Cộng” trong Dinh Gia Long.  

    Sau năm 1975 ở hải ngoại, có những ḍng thác ngụy tạo ngụy biện nhằm vặn méo sử kiện để chạy tội và biện minh cho sự vô minh của ḿnh, Vũ Ngự Chiêu đă dần dần xuất hiện như  một nhà sử học khai sáng và can trường. Giá trị tinh thần của người trí thức không chỉ là tôn trọng sự thật mà c̣n nói lên sự thật và chấp nhận hậu quả của quyết định can trường đó. Đó là một sự đổi đời tâm linh có ư nghĩa đă h́nh thành nơi Vũ Ngự Chiêu. Huyền thoại và huyễn mị lịch sử đă làm cho người Việt xa nhau, chỉ có sự thật mới làm cho người Việt gần lại với nhau, trong t́nh dân tộc, nghĩa đồng bào. Những tác phẩm mới của Vũ Ngự Chiêu là một đóng góp sáng giá và có ư nghĩa trong chiều hướng đó.   

Trích Từ : http://www.chuyenluan.net


Những biên khảo cuả Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu đă cho phép lưu trữ và phổ biến trên nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến như sau:

1- Trụ Đồng Mă Viện: Sự Đàn Hồi của Biên Giới Trung Hoa
2-
Nh́n Lại Mùa Xuân Khói Lửa 1789
3-
Đất Đai Việt Nam Bị Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa Xâm Chiếm
4- Liên hệ Việt Nam và Pháp
5- Vấn Đề Tài Liệu Nghiên Cứu Lịch Sử
6- Góp Phần Nghiên Cứu Về Trương Vĩnh Kư
8- Cuộc truất phế Bảo Đại
9- Hồ Chí Minh Nhà Ngoại Giao
10-
Phỏng Vần Sử Gia Về Hồ Chí Minh
11- Bài học Mậu Thân 1968
12- Mẫu Phỏng Vấn Bà Trần Thị Lệ Xuân
13- Ngô Đ́nh Diệm Là Ai ?
14- Chuyến Đi Cầu Viện Bí Mật của Hồ
15- Sự H́nh Thành Phong Trào Quốc Gia Mới
16- Mùa Phật Đản Đẫm Máu
17- Huỳnh Thúc Kháng  và  Báo Tiếng Dân
18- Khái Hưng Trần Khánh Giư
19- Phiến Cộng Trong Dinh Gia Long
20- Vơ Nguyên Giáp - Nh́n Lại Bản Lư Lịch Tự Khai
21- Nguyễn Ái Quốc: Người Việt Đầu Tiên Đến Mỹ ?
22- Phiá Bên Kia Cuộc Cách Mạng 1945: Đế Quốc Việt Nam ( 3-8/1945)
23-Từ Điện Biên Phủ Tới Geneva


Trân trọng giơí thiệu cùng bạn đọc






Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang : Từ Điện Biên Phủ Tới Geneva
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com

Email: thuky@vietnamvanhien.net


Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi lưu trữ và phổ biến những biên khảo, sáng tác và ư kiến của quư  học giả, nhân sỹ, thi-văn sỹ và độc giả nhằm hai mục đích: (1) Bảo tồn di sản văn hóa
 của Việt tộc. (2) Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiến
 hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời của Việt tộc.

Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt